[Funland] Hà Nội năm 1922 đẹp như châu Âu ấy các cụ nhỉ

Trạng thái
Thớt đang đóng

baolac

Xe buýt
Biển số
OF-761326
Ngày cấp bằng
28/2/21
Số km
681
Động cơ
50,051 Mã lực
Hoá ra nhà Hà Nội hiện tại toàn do Pháp xây à cụ?
Nếu nhìn từ góc độ biểu tượng vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội đi vào tâm thức người VN thì đúng là như thế.Ngay những trụ sở cq công quyền đẹp nhất, các công trình văn hóa đẹp nhất của HN thời nay cũng đều do Pháp xây cả!
 

stone_lamp

Xe điện
Biển số
OF-88752
Ngày cấp bằng
17/3/11
Số km
2,106
Động cơ
506,745 Mã lực
Nếu nhìn từ góc độ biểu tượng vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội đi vào tâm thức người VN thì đúng là như thế.Ngay những trụ sở cq công quyền đẹp nhất, các công trình văn hóa đẹp nhất của HN thời nay cũng đều do Pháp xây cả!
Em vang đỏ lại lão sò rùi 😄
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,131
Động cơ
170,215 Mã lực
Chỗ đỏ đỏ có vẻ không đúng lắm

Đường bộ nó vòng sáng bên trái (tính xuôi xuống phía nam) để tạo thành con đường là phố Vọng bây giờ: KHông phải nó phải vòng men theo làng. Mà là ngày trước đường sắt có ga Vọng, (và từ chỗ này còn có đoạn đường ngang vào phía đường Trường Chinh, đến chỗ bảo tàng không quân bây giờ) nên đường bộ nó phải vòng ra tránh ga. Sau bỏ ga Vọng nên đường bộ được nắn thằng, tuy nhiên đoạn vòng ra Vọng (phố Vọng bây giờ) vẫn được giữ nguyên.

Giờ ta đi trên trục QL 1, sẽ thấy nhiều đoạn đường bộ vòng tránh ga kiểu thế. Giả sử như giờ bỏ ga Văn Điển, bỏ ga Thường Tín mà làm lại đường thì những chỗ đó lại có cũng sẽ có đoạn thẳng đoạn vòng như chỗ Vọng bây giờ
Em mượn ảnh dưới của cụ Nhat nam 79 để trả lời cụ. Ảnh chụp khuntruj sở sân bay Bạch Mai và về hướng Ngã Tư Vọng. Khu nhà phía trên bên góc trái ảnh là bệnh viênh Bạch Mai. Dịch sang trái về phía giữa ảnh phía trên là nhà của vịn Thuý Y thời đó. Khu cây cối phần bên phải phía trên là làng Phương Liệt. Cụ có thể thấy đường Rue de Mandarins ngang bệnh viện Bạch Mai chạy vòng lên phía ngoài bìa làng Phương Liệt chứ không thẳng một đường như đường Giải Phóng bây giờ. Các bản đồ từ thời đó cũng cho thấy đuòng bộ và đuòng sắt thời đó chạy vòng bìa làng. Không có ga nào cả. Bản đồ của Mẽo thời sau 1954 mới có mấy nhánh đường sắt chạy vào đầu chỗ viện Thú Y như cái ga tàu, nhưng đấy là phía bên này đường Trường Chinh chứ không phải bên làng.

Không ảnh Hà Nội thập niên 1930
View attachment 6106525
 

langbatkyho

Xe tải
Biển số
OF-30886
Ngày cấp bằng
9/3/09
Số km
234
Động cơ
482,795 Mã lực
ngày xưa cái quy hoạch là để cho 1 số lượng người Pháp rất rất nhỏ, và 1 số lượng người Việt cũng rất nhỏ chưa tới 5% dân số.
95% dân số còn lại ko bao giờ được tính vào cái quy hoạch đó, cũng ko bao giờ được sờ đến hay được tận hưởng, sử dụng nó, đơn giản. Nếu có được tiếp cận thi cũng chỉ ở dạng kéo xe hay đổ bô hay con sen (đến phục vụ trogn đó còn chỉ số lượng vô cùng hữu hạn).
Thế nên bác tiếc làm gì, dù sao đi nữa cũng ko phải của mìh và cho mình, mà phàm cái gì đã ko phải của mình thì ko nên tham.
Bác nói chỉ có hay
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,950
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
48
Không có Pháp thì HN bây h toàn nhà hin hin như khu phố cổ thôi.
Cụ cứ nhìn các thành phố chúng ta xây sau này.
Thành phố Yên Bái, thành phố Phủ Lý, Ninh Bình.
Nếu không phải Pháp xây thì Hà Nội với SG nó sẽ được chúng ta xây giống như thế.
 

baolac

Xe buýt
Biển số
OF-761326
Ngày cấp bằng
28/2/21
Số km
681
Động cơ
50,051 Mã lực
Xưa nhà cửa là các công trình cố định nhiều, mặc dù nhỏ hơn bây giờ. Giờ nhà to, nhưng phông bạt, quảng cáo cũng nhiều nên trông luộm thuộm hơn.
So sánh công nghệ làm biển hiệu ở 2 thời điểm cách nhau 100 năm là khập khiễng, nhưng thử nhìn lại biển hiệu ở Hà Nội.. tư sản đầu TK20 cũng cho ta 1 cái nhìn thú vị.

h6-1.jpg


pho-trang-tien1.jpg


004-tre1bba5-se1bb9f-hc3a3ng-xe-hc6a1i-simca-phc3a1p-e1bb9f-hc3a0-ne1bb99i-1940.jpg


Screenshot_20-5.jpg


1-33.jpg





002-c491e1baa7u-phe1bb91-trc3a0ng-thi-1950-10_kwuq1.jpg
 

baolac

Xe buýt
Biển số
OF-761326
Ngày cấp bằng
28/2/21
Số km
681
Động cơ
50,051 Mã lực
Hãy xem sự "tiến hóa" về kiến trúc của 1 rạp hát ở Hà Nội (phố Tràng Tiền):

Thời Pháp:

fjjfbfebpfz.jpeg

ikj1365822737.jpg


Thời nay:
636500765473843481_rap_cong_nhan_1.png
 

Hoàng Linh 88

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-559244
Ngày cấp bằng
18/3/18
Số km
931
Động cơ
160,650 Mã lực
Màu cam là Cột Cờ Hà Nội. Dãy nhà bên trá đó là Viện Bảo tàng Quân Đội bây giờ. Sang trái nữa là đường Nguyễn Tri Phương.
Trước Cột Cờ, hường lên phía trên, cái đường xéo xéo đó là Điện Biên Phủ. Trên đó nữa, chỗ màu vàng là cái tượng đài ở giữa vườn hoa Canh Nông.
Khoảng 1/3 ảnh ở phía trên, ở giữa hơi sang trái xíu là ga Hàng Cỏ. Ngay bên trái đó là đường Lê Duẩn bây giờ, xưa là rue de Mandarins thì phải. Theo đường đó lên phía trên nữa là khu hồ, hồ Thiền Quang, Bảy Mẫu, Ba Mẫu. Xưa thì hồ Thiền Quang còn liền với hồ Bảy Mẫu. Bên hồ Ba Mẫu phía trên và vòng sang phải có vùng cây là khu làng Kim Liên. Tiếp theo đường đia lên nữa, vùng cây tiếp theo là làng Phương Liệt. Xưa tây mở đường theo đường sẵn có, đường rue de Mandarins tới khúc Phố Vọng phải vòng men làng, vòng ra phía Mơ nên thành Phố Vọng bây giờ. Đường sắt cũng phải nắn vòng theo như vậy. Sau rồi xứ ơ kìa làm đường Giải Phóng lấy thước kẻ một vạch cắt ngang làng thành cái khúc đường bây giờ.
Hà Nội thì em không tiếc cái qui hoach thời tây, vì nó chỉ là qui hoạch cho đám thực dân. Cái em tiếc là mất đi hệ thống sông ngòi ao đầm. Nếu mà còn thì có nền để tạo nên một thành phố rất đẹp.
em kết cụ này.
HN mà giữ nguyên được hệ thống sông ngồi thì thành thành phố đẹp nhất thế giới luôn ấy ạ. Quá tiếc vì xây cứ lấp hết dần.
 

baolac

Xe buýt
Biển số
OF-761326
Ngày cấp bằng
28/2/21
Số km
681
Động cơ
50,051 Mã lực
em kết cụ này.
HN mà giữ nguyên được hệ thống sông ngồi thì thành thành phố đẹp nhất thế giới luôn ấy ạ. Quá tiếc vì xây cứ lấp hết dần.
Hệ thống các hồ, đầm nữa. Quanh Hồ Tây chục năm nay đầy đầm hồ lớn nhỏ rất đẹp (như quanh khu Đặng Thai Mai, chỗ bể bơi Sao Mai trước đây là 1 ví dụ), bị ngấm ngầm lấp hết đi nhồi chung cư bê tông vào rồi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top