Hỏi về xy lanh chính trong hệ thống phanh thủy lực.

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
Em có sơ đồ dẫn động phanh thủy lực trợ lực chân ko như dưới:

- Ở cái xy lanh chính có 2 đường dầu ra. 1 đường ra 2 bánh xe cầu trước, 1 đường ra 2 bánh cầu sau.
- Em muốn hỏi là, nếu ta đổi chỗ 2 đường dầu này cho nhau thì có được ko?(Tức là đường dẫn dầu ra 2 bánh sau thành đường dẫn dầu ra 2 bánh trước, và đường dẫn dầu ra 2 bánh trước thành đường dẫn dầu ra 2 bánh sau) và vì sao ạ?
Cảm ơn các bác!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có vẻ như câu hỏi của cụ là một câu trong đề kiểm tra.
Theo em là hoàn toàn được, bởi vì dầu thủy lực không chịu nén, bởi vậy sự thay đổi khoảng cách tới cụm bánh trước so với bánh sau không có ý nghĩa gì. Trục phanh là trục đơn, lực phanh tổng chính bằng tổng các lực phanh thành phần (của bánh trước và bánh sau), bởi vậy thay đổi đường dầu không làm sao hết.
 

Infiniti2012

Xe hơi
Biển số
OF-109544
Ngày cấp bằng
18/8/11
Số km
176
Động cơ
393,060 Mã lực
tất nhiên là có thể được .
khéo khi cụ nối ống tiô sang xe thèng bên cạnh lúc cụ phanh thì xe nó cũng được phanh luôn áy chứ :D
chủ yếu là cụ đung đổ nhầm dầu hay để khí lọt vào xilanh là được
 

Infiniti2012

Xe hơi
Biển số
OF-109544
Ngày cấp bằng
18/8/11
Số km
176
Động cơ
393,060 Mã lực
ah cụ thử dùng 1 ống tio cho 4 bánh xem sao .cái này e chưa thử
 
Chỉnh sửa cuối:

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
Có vẻ như câu hỏi của cụ là một câu trong đề kiểm tra.
Theo em là hoàn toàn được, bởi vì dầu thủy lực không chịu nén, bởi vậy sự thay đổi khoảng cách tới cụm bánh trước so với bánh sau không có ý nghĩa gì. Trục phanh là trục đơn, lực phanh tổng chính bằng tổng các lực phanh thành phần (của bánh trước và bánh sau), bởi vậy thay đổi đường dầu không làm sao hết.
Thưa cụ là em đang làm đồ án tốt nghiệp, khi em mang cái bản vẽ của em lên để thầy kiểm tra thì thầy có hỏi em câu đó. Em cũng trả lời là đổi chỗ 2 đường dầu đó cho nhau đc vì áp lực ở 2 khoang xy lanh đó là như nhau. Nhưng thầy bảo là: Cho cậu về học lại với khóa sau. Về tìm hiểu lại rồi hôm sau lên trả lời tôi.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thưa cụ là em đang làm đồ án tốt nghiệp, khi em mang cái bản vẽ của em lên để thầy kiểm tra thì thầy có hỏi em câu đó. Em cũng trả lời là đổi chỗ 2 đường dầu đó cho nhau đc vì áp lực ở 2 khoang xy lanh đó là như nhau. Nhưng thầy bảo là: Cho cậu về học lại với khóa sau. Về tìm hiểu lại rồi hôm sau lên trả lời tôi.
Vậy thì em cũng trượt theo cụ rồi :)).
Nói thật, để trả lời câu hỏi: được hay không được thì em nghĩ chẳng có gì mà không được.
Nhưng kỹ thuật nhiều khi cũng ngóc ngách lắm. Chẳng hạn cụ phải đưa vào một thực tế: phanh trước cần lực phanh lớn hơn phanh sau, vậy có thể đường dầu của phanh trước có thể phải thiết kế to hơn (tuy-o)... khi đó câu hỏi không chỉ hàm ý Y or N nữa mà nó tinh tế hơn.
 

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên

Đúng là ko đổi đc 2 đường dầu cho nhau đc ạ. Theo hình trên thì 2 bánh xe cầu trước sẽ nhận lực phanh trước, 2 bánh xe cầu sau sẽ nhận đc lực phanh sau. Vậy nếu xảy ra hiện tượng bó cứng thì 2 bánh xe cầu sau sẽ xuất hiện lực trượt ngang, và lực ngang này sẽ ngược chiều với lực ly tâm sinh ra ở trọng tâm xe=> 2 lực này ít nhiều triệt tiêu nhau=> trường hợp này sẽ ổn định hơn, hạn chế việc xe bị trượt khi phanh bó cứng.
Còn nếu 2 bánh sau mà bị bó cứng trước (tức là khi ta đổi 2 đường ống dẫn dầu này cho nhau). Lúc này lực ngang sinh ra sẽ cùng chiều với lực ly tâm sinh ra ở trọng tâm xe => trường hợp này xe sẽ mất tính dẫn hướng và rất nguy hiểm.
Chính vì vậy, bánh xe cầu trước phải được phanh trước, nên ko thể đổi chỗ 2 đường dẫn dầu cho nhau đc.
 
Chỉnh sửa cuối:

ngoongocjhair

Xe đạp
Biển số
OF-131086
Ngày cấp bằng
16/2/12
Số km
42
Động cơ
373,510 Mã lực
Iem thực sự vẫn còn ngô nghê quá
Iem cần thêm time để hiểu
 

freebirdleader

Xe đạp
Biển số
OF-116872
Ngày cấp bằng
15/10/11
Số km
11
Động cơ
385,710 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
bác eleuleu nói rất đúng nhưng em xin bổ sung thêm là việc phanh bánh trước rồi mới phanh bánh sau còn có thêm tác dụng tăng hiệu quả phanh vì quán tính xe khi phanh sẽ có xu hướng dồn xe về phía trước, ép bánh trước xuống đường => tăng lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lúc mới nhìn cái sơ đồ, em nhìn cái trục piston là 1 trục, vậy áp suất dầu nó phải như nhau trong cả 2 ống trước và sau. Không hiểu sao lại có độ trễ giữa 2 trục.
 

trungson.vnn

Xe buýt
Biển số
OF-43058
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
542
Động cơ
470,051 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Website
loidich.com
Lúc mới nhìn cái sơ đồ, em nhìn cái trục piston là 1 trục, vậy áp suất dầu nó phải như nhau trong cả 2 ống trước và sau. Không hiểu sao lại có độ trễ giữa 2 trục.
Piston số 2 sẽ luôn có độ trễ so với piston số 1 trong hành trình phanh. Khi nhả phanh thì ngược lại.
 
Chỉnh sửa cuối:

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

Infiniti2012

Xe hơi
Biển số
OF-109544
Ngày cấp bằng
18/8/11
Số km
176
Động cơ
393,060 Mã lực

Đúng là ko đổi đc 2 đường dầu cho nhau đc ạ. Theo hình trên thì 2 bánh xe cầu trước sẽ nhận lực phanh trước, 2 bánh xe cầu sau sẽ nhận đc lực phanh sau. Vậy nếu xảy ra hiện tượng bó cứng thì 2 bánh xe cầu sau sẽ xuất hiện lực trượt ngang, và lực ngang này sẽ ngược chiều với lực ly tâm sinh ra ở trọng tâm xe=> 2 lực này ít nhiều triệt tiêu nhau=> trường hợp này sẽ ổn định hơn, hạn chế việc xe bị trượt khi phanh bó cứng.
Còn nếu 2 bánh sau mà bị bó cứng trước (tức là khi ta đổi 2 đường ống dẫn dầu này cho nhau). Lúc này lực ngang sinh ra sẽ cùng chiều với lực ly tâm sinh ra ở trọng tâm xe => trường hợp này xe sẽ mất tính dẫn hướng và rất nguy hiểm.
Chính vì vậy, bánh xe cầu trước phải được phanh trước, nên ko thể đổi chỗ 2 đường dẫn dầu cho nhau đc.
bác này nhầm hàng nhé!
cái sơ đồ bác chủ thớt vẽ cũng sai.
đường dầu đầu tiên phải đi vào 2 bánh sau.đường dầu thứ 2 mới đi vào 2 bánh trước( bác thử đi xe máy bóp phanh trước cứng lại rồi mới bóp phanh sau xem thế nào.chả mất lái ròi lên viện luôn ấy chứ)
lai nói về vấn đè này:
Xilanh chính (tổng phanh) [07/06/2010]

Xilanh chính bố trí trong hệ thống phanh có tác dụng chuyển đổi lực tác động từ bàn đạp phanh thành áp suất thủy lực.



Áp suất này truyền đến các xilanh con ở các bánh xe, tác động điều khiển guốc phanh hoặc tấm má phanh ép sát vào trống hoặc đĩa phanh để hãm các bánh xe lại.

1. Xilanh chính loại piston kép:
Kiểu này, ngày nay dùng rộng rãi trên các loại xe ôtô đời mới, nó đảm bảo an toàn cho người điều khiển nếu như xảy ra hư hỏng ở một mạch dầu nào đó.
Trong xilanh chính có 2 piston và 2 cupben đặt nối tiếp nhau. Mỗi piston có một bình dầu riêng và cửa vào, cửa bù.

a) Cấu tạo:
Cấu tạo xilanh chính loại piston kép được mô phỏng bởi hình phía dưới:

Hình 1: Cấu tạo xilanh chính loại piston kép.
Hoạt động:
- Khi không đạp phanh: Cupben của piston số 1 và số 2 nằm giữa cửa vào và cửa bù làm cho xilanh và bình dầu thông nhau. Bulông hãm bố trí trong xilanh chính để chống lại lực lò xo số 2, ngăn không cho piston số 2 chuyển động sang phải.

Hình 2: Hoạt động khi không đạp phanh.
- Khi đạp phanh: Piston số 1 dịch chuyển sang trái, cupben của nó bịt kín cửa bù, không cho dầu từ bình vào cửa bù. Piston bị đẩy tiếp, nó làm tăng áp suất dầu trong xilanh. Áp suất này tác dụng lên các xilanh bánh sau. Đồng thời, áp suất tạo ra sẽ đẩy piston số 2 dịch chuyển sang trái, áp suất dầu tạo ra tác dụng lên xilanh bánh trước.

em khong biêt úp ảnh#-o
nếu 2 bánh trước mà bi phanh cứng trước 2 bánh sau thì dẫn tới trường hợp mất lái các cụ ạ.
nhưng như những dòng xe đời mới bi giờ có ABS rồi. nên ta có thể đổi được cho nhau vì ABS se tự điều chỉnh lực phanh giữa các bánh xe
 

Infiniti2012

Xe hơi
Biển số
OF-109544
Ngày cấp bằng
18/8/11
Số km
176
Động cơ
393,060 Mã lực
bác eleuleu nói rất đúng nhưng em xin bổ sung thêm là việc phanh bánh trước rồi mới phanh bánh sau còn có thêm tác dụng tăng hiệu quả phanh vì quán tính xe khi phanh sẽ có xu hướng dồn xe về phía trước, ép bánh trước xuống đường => tăng lực ma sát giữa bánh xe với mặt đường.
cho e hỏi bác có bao giờ đi xe máy mà dám phanh bánh trước trước không hả bác. e dự là không
nếu bánh trước bi cứng lai không quay.lưc quán tính sẽ đẩy xe.về trước .và hậu quả là mất lái.lên viện nhẹ thì xước xát năng thì thăng thiên bác ạ
Ô Tô cũng thế thui
 

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
bác này nhầm hàng nhé!
cái sơ đồ bác chủ thớt vẽ cũng sai.
đường dầu đầu tiên phải đi vào 2 bánh sau.đường dầu thứ 2 mới đi vào 2 bánh trước( bác thử đi xe máy bóp phanh trước cứng lại rồi mới bóp phanh sau xem thế nào.chả mất lái ròi lên viện luôn ấy chứ)
lai nói về vấn đè này:
Xilanh chính (tổng phanh) [07/06/2010]

Xilanh chính bố trí trong hệ thống phanh có tác dụng chuyển đổi lực tác động từ bàn đạp phanh thành áp suất thủy lực.



Áp suất này truyền đến các xilanh con ở các bánh xe, tác động điều khiển guốc phanh hoặc tấm má phanh ép sát vào trống hoặc đĩa phanh để hãm các bánh xe lại.

1. Xilanh chính loại piston kép:
Kiểu này, ngày nay dùng rộng rãi trên các loại xe ôtô đời mới, nó đảm bảo an toàn cho người điều khiển nếu như xảy ra hư hỏng ở một mạch dầu nào đó.
Trong xilanh chính có 2 piston và 2 cupben đặt nối tiếp nhau. Mỗi piston có một bình dầu riêng và cửa vào, cửa bù.

a) Cấu tạo:
Cấu tạo xilanh chính loại piston kép được mô phỏng bởi hình phía dưới:

Hình 1: Cấu tạo xilanh chính loại piston kép.
Hoạt động:
- Khi không đạp phanh: Cupben của piston số 1 và số 2 nằm giữa cửa vào và cửa bù làm cho xilanh và bình dầu thông nhau. Bulông hãm bố trí trong xilanh chính để chống lại lực lò xo số 2, ngăn không cho piston số 2 chuyển động sang phải.

Hình 2: Hoạt động khi không đạp phanh.
- Khi đạp phanh: Piston số 1 dịch chuyển sang trái, cupben của nó bịt kín cửa bù, không cho dầu từ bình vào cửa bù. Piston bị đẩy tiếp, nó làm tăng áp suất dầu trong xilanh. Áp suất này tác dụng lên các xilanh bánh sau. Đồng thời, áp suất tạo ra sẽ đẩy piston số 2 dịch chuyển sang trái, áp suất dầu tạo ra tác dụng lên xilanh bánh trước.

em khong biêt úp ảnh#-o
nếu 2 bánh trước mà bi phanh cứng trước 2 bánh sau thì dẫn tới trường hợp mất lái các cụ ạ.
nhưng như những dòng xe đời mới bi giờ có ABS rồi. nên ta có thể đổi được cho nhau vì ABS se tự điều chỉnh lực phanh giữa các bánh xe
Cụ ko có hình nên cũng ko biết nói như thế nào ạ. Còn cái hình của em ko sai đâu ạ. Còn 1 vấn đề nữa là cụ hiểu sai ý em rồi ạ.
-Thứ nhất là cụ xem cái hình của em có liên quan đến abs ko ạ, em đang hỏi trong khuôn khổ cái hình của em thôi ạ.
-Thứ 2, ABS là hệ thống chống bó cứng phanh chứ ko phải điều hòa lực phanh ạ. Điều hòa lực phanh là EBD cơ cụ ạ.
-Thứ 3 là nếu mà bị bó cứng phanh ( bó cứng với 2 bánh trước hoặc 2 bánh sau ) thì đều bị mất lái ạ. Chứ ko phải mất lái chỉ xảy ra khi 2 bánh trước bị bó cứng như cụ hiểu đâu ạ.
-Thứ 4 là xe 2 bánh khác nhiều so với xe 4 bánh lắm cụ ạ.
-Thứ 5, ý của em là: Lực phanh tác dụng lên 2 bánh trước rồi mới đến bánh sau.
 
Chỉnh sửa cuối:

eleuleu

Xe máy
Biển số
OF-92847
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
55
Động cơ
403,450 Mã lực
Nơi ở
Thái Nguyên
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ mang tài liệu của các thầy ra thì ai còn cự được. Em chỉ thắc mắc, tại sao khi bị khóa cứng, bánh sau lại có lực ngang mà bánh trước không có.
Còn bánh sau dễ bị khóa cứng hơn thì em biết, chính thế có nhiều xe làm ABS chỉ ở bánh sau thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top