[Funland] Kỷ nguyên chiến tranh du kích giá rẻ: Drone và tên lửa hành trình

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Kỷ nguyên của drone và tên lửa hành trình: Nhiều nước cần tính lại cách phòng thủ


Vụ việc Arab Saudi bị không kích bằng drone và tên lửa hành trình một mặt cho thấy hệ thống phòng không xa xỉ của nước này không hiệu quả, đồng thời cũng chỉ ra một vấn đề lớn hơn: Kỷ nguyên của chiến tranh drone đang là thách thức đối với nhiều chính phủ trên khắp thế giới.




Trong kỷ nguyên chiến tranh drone, các hệ thoogns phòng thủ của Arab Saudi trở thành vô năng (Ảnh: Getty)

Arab Saudi đã đối phó rất hiệu quả với vô số tên lửa đạn đạo tầm ngắn phóng từ Yemen. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Arab Saudi, ông Turki al Malki nói trong một cuộc họp báo mới đây rằng tính đến nay họ đã đánh chặn được hơn 230 tên lửa như vậy.

Thế nhưng các tên lửa đạn đạo – vốn phải bay ra khỏi bầu khí quyển sau đó vòng xuống – lại không phải là thách thức hiện tại.

Arab Saudi hiện sở hữu tới 6 tiểu đoàn được trang bị tổ hợp tên lửa phòng không Patriot do Mỹ sản xuất, được thiết kế để tiêu diệt các tên lửa đang nhắm tới họ. Jeremy Binnie – biên tập viên của chuyên trang quân sự Jane’s Defense – nói rằng, theo các hình ảnh vệ tinh gần đây, “Arab Saudi đã phải chuyển các hệ thống Patriot tới bảo vệ tỉnh miền Đông, trong đó có một tổ hợp hướng về phía Iran, tổ hợp còn lại hướng về phía Yemen”.

Mới đây, một tổ hợp Patriot khác được triển khai tới khu vực phía Đông Abqaiq, nhưng vẫn quay về hướng Yemen. Dù vậy thì mọi tên lửa hành trình tiếp cận từ phía Bắc cũng có thể xuất hiện trên radar của tổ họp này, dù chỉ là thoáng qua.

Theo ông Binnie, thách thức với Arab Saudi càng lớn hơn do “việc Iran phát triển các tên lửa hành trình có tầm bắn xa, có thể lợi dụng yếu điểm này. Các hệ thống phòng thủ của Arab Saudi vốn đã phải căng mình đối phó với mối đe dọa từ Yemen, nên giờ những vũ khí mới của Iran càng có nhiều lựa chọn tấn công hơn”.

Chiến thuật áp đảo bằng số lượng


Tổ hợp phòng không Patriot vốn chỉ hữu hiệu khi chống tên lửa đạn đạo bay tầm cao (Ảnh: National Interest)

Vào tháng 10/2017, Arab Saudi từng tuyên bố về kế hoạch mua hệ thống phòng không S-400 của Nga, vốn có tầm bắn xa hơn Patriot của mỹ. S-400 chủ yếu được thiết kế để đối phó với tên lửa đạn đạo, nhưng nó lại kết hợp được với một hệ thống nhỏ hơn cũng do Nga sản xuất là Pantsir S1 – được thiết kế chuyên để diệt tên lửa hành trình tầm ngắn và cả drone.

Pantsir là tổ họp bao gồm cả tên lửa và pháo phòng không. Dù vậy thì ông Binnie cho rằng “ngược lại vẫn những gì mà phía Nga nói, tổ hợp này tỏ ra không máy hiệu quả trên chiến trường Syria”.

Arab Saudi còn sở hữu một hệ thống khác – mua từ nước Đức – để đối phó với các đòn tấn công tầm ngắn có tên gọi Skyguard. Tơ hợp này bao gồm xe radar kết hợp với pháo phòng không, nhưng chúng chỉ hiệu quả nếu như được triển khai gần mục tiêu mà chúng muốn diệt. Theo ông Binnie, có ít nhất 1 tổ hợp Skyguard đã được triển khai tới Abqaiq.

Michael Duitsman – chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu chống phổ biến vũ khí James Martin, trụ sở tại California (Mỹ) – cho rằng hệ thống radar của Skyguard, nếu hoạt động, cũng sẽ tốn thời gian để phân biệt các vật thể tấn công. “Thời gian cảnh báo rất ít – các drone có thể xuất hiện trên màn hình radar của Skyguard trong khoảng dưới 2 phút trước tiếp cận mục tiêu, và đó chỉ là nếu nó xuất hiện trên màn hình radar” – ông Duitsman nói.

Vấn đề ở đây là, các hệ thống phòng thủ ở Abqaiq chỉ được thiết kế để ngăn chặn đòn tấn công bằng máy bay có người lái – ông Duitsman cho hay, thêm rằng: “Khoảng cách mà phần lớn các hệ thống radar có thể phát hiện ra drone cỡ nhỏ hay tên lửa hành trình nhỏ hơn nhiều so với khoảng cách chúng có thể phát hiện ra một chiếc máy bay có người lái”.

Theo ông Justin Bronk – chuyên gia phân tích thuộc Viện Thống nhất các Lực lượng Hoàng gia ở London (Anh) – tổ hợp Skyguard “có tầm bắn rất giới hạn, bởi vậy cũng hạn chế khu vực mà mỗi tổ hợp có thể bảo vệ. Chúng dễ dàng bị áp đảo khi phải đối diện với nhiều mối đe dọa cùng lúc, đặc biệt là khi các mối đe dọa xuất hiện từ nhiều hướng khác nhau”.

Đây cũng là một viễn cảnh kinh hoàng đối với Arab Saudi nói riêng và nhiều nước khác nói chung: Hàng loạt các vật thể tấn công đến từ nhiều hướng khác nhau – một số trong đó còn có khả năng chặn sóng hay làm nhiễu hệ thống radar, trong khi số còn lại áp đảo các hệ thống phòng không. Trong khi đó, đòn tấn công này có chi phí khá rẻ.

Ông Bronk cho hay “chi phí thực hiện đòn tấn công kiểu như vậy khá rẻ so với bên tấn công, có nghĩa là Arab Saudi sẽ phải chi hơn rất nhiều so với địch thủ để bảo vệ chính họ trước các khả năng tấn công bổ sung. Bởi vậy, gần như không có cách nào để vương quốc này có thể bảo vệ toàn diện trước các đòn tấn công như vậy”.

Hậu quả là, ít nhất một số cơ sở dầu khí đóng vai trò quan trọng đối với nguồn cung dầu thế giới dễ chịu tổn thất.

Drone và thách thức lớn


Tổ hợp phòng không Skyguard của Đức dễ dàng bị đòn tấn công phối hợp áp đảo (Ảnh: Getty)

Kỷ nguyên của chiến tranh bằng drone dường như đã mở ra chiếc hộp Pandora chứa đầy những mối đe dọa, và đến nay vẫn chưa có cách ứng phó hiệu quả. Drone có giá khá rẻ, trong khi có thể mang theo lượng chất nổ khá lớn; chúng có tầm bắn xa và độ chính xác cao.

Ngày nay, drone ngày càng được các tổ chức phiến quân và khủng bố sử dụng nhiều hơn. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng từng sử dụng hàng chục drone nhằm tiêu diệt các xe thiết giáp của quân đội Iraq trong trận chiến ở Mosul năm 2016. Vào hồi tháng 1/2018, Moscow tuyên bố rằng các nhóm phiến quân Syria đã triển khai 13 drone tấn công các căn cứ không quân Nga trên lãnh thổ Syria – mỗi drone mang khoảng 10 trái bom cỡ nhỏ chứa nửa kg chất nổ. Nga lúc đó nói rằng họ đã vận dụng các biện pháp điện tử cùng hệ thống Pantsir để chặn đứng đòn tấn công này.

Quân đội Mỹ đã triển khai nhiều tên lửa đất-đối-không Stinger cùng lực lượng mặt đất để đối phó với mối đe dọa từ drone. Trong những năm gần đây, họ cũng thực hiện một cuộc tập trận có tên “Black Dart” (Phi tiêu đen) có nội dung chuyên về đối phó với drone thù địch, sử dụng từ vũ khí laser cho tới pháo và biện pháp điện tử.

Ông Binnie dự đoán rằng cú sốc từ vụ tấn công hồi cuối tuần trước rồi sẽ khiến cho Arab Saudi – vốn đã là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới – phải mua thêm vũ khí. “Trước đây từng tập trung vào phòng thủ tên lửa đạn đạo, giờ Arab Saudi và nhiều nước khác phải tìm cách tự vệ trước tên lửa hành trình” – vị chuyên gia nhận định.

“Kích thước lãnh thổ của vương quốc này, cách mà họ bố trí các cơ sở hạ tầng chủ chốt, và khả năng các tên lửa hành trình tầm xa né tránh được hệ thống phòng thủ của họ đã tạo nên một thách thức nghiêm trọng” – ông Binnie nói thêm.

Thật là một sự trớ trêu trong chiến tranh hiện đại ngày nay khi mà những thứ “bay tầm thấp, chậm chạp và nhỏ” lại thường gây ra mối đe dọa lớn hơn cả những vũ khí tối tân. Arab Saudi chính là nước đầu tiên học được sự trớ trêu đó theo cách đau đớn nhất.
https://viettimes.vn/ky-nguyen-cua-drone-va-ten-lua-hanh-trinh-nhieu-nuoc-can-tinh-lai-cach-phong-thu-367401.html
 

anhdung1

Xe điện
Biển số
OF-605412
Ngày cấp bằng
27/12/18
Số km
2,072
Động cơ
146,039 Mã lực
Chiến lược tấn công bằng drone, tên lửa của Iran gieo rắc nỗi khiếp sợ ở Trung Đông

Huyền Chi

Một chiếc drone UAV-X của Houthi được bắt gặp ở Hodeida, Yemen (Ảnh: Washington Post)

Arab Saudi - Tổng thống Iran Hassan Rouhani tuyên bố hôm đầu tuần, gọi đòn tấn công này là "đáp trả tương xứng" và "phòng vệ hợp pháp".

Bộ Ngoại giao Arab Saudi thì nói trong một tuyên bố rằng các cuộc điều tra sơ bộ "cho thấy các vũ khí được sự dụng trong vụ tấn công là vũ khí của Iran". Tuyên bố này còn nói chính quyền Arab Saudi vẫn đang điều tra để xác nhận rõ vị trí khai hỏa của đòn tấn công.

Theo các chuyên gia về vũ khí của Mỹ, Iran vẫn duy trì các chương trình chế tạo drone và tên lửa tối tân như một phần trong chiến lược phòng thủ quốc gia, và đã chuyển giao một số vũ khí và công nghệ cho các lực lượng đồng minh trong khu vực Trung Đông - trong đó có nhóm Houthi ở Yemen. Tên lửa và drone của Iran cho phép họ ngăn chặn các đòn tấn công của địch thủ đồng thời hậu thuẫn các lực lượng ủy thác - những bên có thể tổ chức tấn công thay cho Iran - theo giới phân tích.

"Nếu nhìn vào chương trình phát triển drone của Iran, có thể thấy rằng họ áp dụng cùng chiến lược cho chương trình tên lửa: Nó cho phép Iran hoạt động từ khoảng cách xa, giữ cho lãnh thổ của mình an toàn và tấn công các mục tiêu từ tầm xa" - Behnam Ben Talebu, chuyên gia phân tích thuộc Tổ chức Quốc phòng Dân chủ, nói.

"Drone, tên lửa và rocket đều nằm trong chiến lược an ninh của Iran, và cũng có chi phí sản xuất thấp" - vị chuyên gia nói thêm.

Theo Viện Brookings, Iran đã trở thành một "nước xuất khẩu tên lửa, dây chuyền sản xuất tên lửa và công nghệ tên lửa lớn", trong đó bao gồm một loại tên lửa hành trình tầm xa tấn công mặt đất mà giới chuyên gia cho rằng có khả năng được sử dụng trong vụ tấn công vừa qua.

Mức độ tinh vi của đòn tấn công trên - nhằm vào các cơ sở dầu khí quan trọng và khiến sản lượng dầu của công ty Aramco giảm tới một nửa - đã cho thấy một sự chuyển biến rõ rệt trong cách thức tổ chức các đòn tấn công mà Houthi từng nhận trách nhiệm, hay của các lực lượng ủy thác của Iran ở Syria.

Iran và Arab Saudi là kình địch trong khu vực, và giới lãnh đạo Riyadh còn là tiếng nói ủng hộ quan trọng đối với chiến lược "sức ép cực đại" mà Mỹ áp dụng với Tehran. Mỹ hiện áp đặt các lệnh trừng phạt hà khắc đối với Iran để gây sức ép cho nước này trở lại bàn đàm phán hạt nhân, ngừng ủng hộ các băng nhóm ủy thác trong khu vực.

"Nếu các tên lửa hành trình được xác nhận là phóng đi từ lãnh thổ Iran, nó sẽ đánh dấu một mức độ căng thẳng mới và cho thấy rằng Iran không ngại đòn trả đũa" từ cả Arab Saudi và Mỹ - ông Talebu nói - "Nhưng Iran không muốn phóng tên lửa từ lãnh thổ của họ".

Chính quyền Trump tin rằng nhóm Houthi ở Yemen có tham gia vào vụ tấn công. Có khoảng 17-19 điểm bị không kích tại các cơ sở dầu khí của Arab Saudi ở Abqaiq và Khurais - cách biên giới với Yemen chỉ 500 dặm.

Các hệ thống phòng thủ của Arab Saudi rõ ràng đã thất bại khi không thể phát hiện ra các tên lửa hành trình hay drone đang kéo đến hàng loạt ở khu vực biên giới, từ đó thấy rõ vương quốc này dễ tổn thương đến thế nào trong một chiến trận không cân xứng.

"Tôi thật bất ngờ khi họ hoàn toàn bất lực trước một đòn công kích như vậy" - Một nhà thầu quốc phòng giấu tên làm việc với Lầu Năm Góc về lĩnh vực phòng thủ drone, nói - "Đáng lẽ ra họ phải phát hiện ra đòn tấn công này".


Iran được cho là đang theo đuổi chiến lược phát triển tên lửa mới đầy hiệu quả (Ảnh: Newsweek)

Theo một ủy ban chuyên gia của LHQ về Yemen, các chiến binh Houthi trong quá khứ từng sử dụng các loại drone "tự sát" hay "kamikaze", một số mẫu trong đó rất giống với các mẫu của Iran. Houthi "được tiếp cận với các thiết bị quan trọng, như động cơ, hệ thống dẫn đường của nước ngoài, vốn cần thiết để lắp ráp và triển khai" các drone - ủy ban trên nêu rõ.

Một đòn tấn công hỗn hợp sử dụng cả drone và tên lửa hành trình trên lý thuyết "có thể làm rối loạn và áp đảo các hệ thống phòng thủ", tạo nên lợi thế chiến lược cho bên tấn công - Justin Bronk, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Thống nhất Quân chủng Hoàng gia Anh, nhận định.

Theo Markus Mueller - chuyên gia phân tích quốc phòng và an ninh thuộc tổ chức German Fraunhofer - các hệ thống radar thường đủ khả năng để phát hiện các drone đang bay các dải đất rộng, đặc biệt là ở các thành phố ngoại vi hay khu vực núi non. Vấn đề chỉ là khả năng phản ứng nhanh khi phát hiện tín hiệu và lập tức bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Tuy nhiên, giới phân tích lại chỉ ra tầm bay của các tên lửa hành trình trong vụ tấn công vừa qua, nói rằng rất khó để phát hiện ra các tên lửa bay ở tầm thấp. Tên lửa có thể được định hướng một cách chính xác, cho phép bên tấn công thực hiện những đòn hủy diệt mục tiêu.

Iran được cho là đã nâng cấp mẫu tên lửa hành trình tấn công mặt đất từ thời Liên Xô - mẫu Kh-55 - và cũng sử dụng công nghệ tên lửa chống hạm của Trung Quốc để tăng khả năng quân sự của họ cũng như các lực lượng ủy thác - theo giới phân tích. Trong cuộc chiến ở Lebanon năm 2006, nhóm Hezbollah do Iran hậu thuẫn đã tấn công một chiến hạm của Israel bằng thứ vũ khí mà giới chuyên gia cho là tên lửa chống hạm C-802 của Trung Quốc - mà Iran cung cấp cho nhóm này.

Trong bản Đánh giá Mối đe dọa Toàn cầu 2018, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ nói rằng phiến quân Houthi từng lên kế hoạch tấn công bằng tên lửa hành trình nhằm vào một lò phản ứng hạt nhân chưa hoàn thiện ở Abu Dhabi (UAE).

Các loại tên lửa như vậy "khó phát hiện và phòng thủ hơn là drone" - bà Rawan Shaif, một chuyên viên điều tra làm việc tại Bellicat, chuyên trang về thông tin tình báo mở, cho hay - "Chúng có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác khó tin nếu người điểu khiển chúng có đủ kỹ năng".

"Đó là một đòn tấn công chính xác cao" - bà Shaif nói về vụ tấn công nhằm vào cơ sở dầu khí Arab Saudi.

Henry Rome - chuyên gia phân tích thuộc tổ chức Eurasia Group có trụ sở tại New York, Mỹ - nói rằng nếu Iran đứng đằng sau vụ tấn công này, chiến lược của họ sẽ là "nâng vị thế trên bàn đàm phán trong tương lai với Washington".

"Iran muốn ép chính quyền Trump phải hãm lại các đòn trừng phạt" - ông rome nói - "Vụ tấn công nhằm vào cơ sở dầu khí vừa qua như một bước đi đẩy cao mức giới hạn. Nhưng còn quá sớm để nói giới hạn đã bị phá vỡ hay chưa".

https://viettimes.vn/chien-luoc-tan-cong-bang-drone-ten-lua-cua-iran-gieo-rac-noi-khiep-so-o-trung-dong-367259.html
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top