[Funland] Lập di chúc?

nhatthang

Xe Cứu Trợ
Biển số
OF-89510
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
1,839
Động cơ
248,663 Mã lực
À, ra vậy, Cụ chốt ý em nói BA lập vi bằng và A làm chứng

Vâng cụ, nếu đúng như cụ nói thì A không thể làm chứng cho Vi bằng của BA từ chối

Chỗ này, em xin nêu thêm 1 số ý, để các cụ các mợ cùng rõ hơn, vì nội dung em nêu trên kia là vắn tắt 1 hướng để làm, đó là vi bằng (lúc trước, em không muốn nói sâu hơn, vì đó là kỹ thuật mà chúng em phải xử lý theo từng vụ việc cụ thể, nhưng Cụ đã hỏi kỹ, em cũng trao đổi rõ hơn)

Nếu về luật, sẽ không có 1 vi bằng nào lập trực tiếp về nội dung BA từ chối quyền nhận di sản tại thời điểm chưa mở thừa kế (nôm na là A chưa chết)

Do đó, VB sẽ phải lập theo hướng ghi nhận lại BA tuyên bố rằng BA và đại gia đình đã có 1 buổi họp gia đình có Biên bản (Biên bản này được lập khi họp GĐ có những người nằm trong hàng thừa kế theo luật và ko phụ thuộc di chúc)

VB chỉ ghi nhận lại việc BA tuyên bố có BBan họp đó, BBan họp đó được đính kèm VB. Do đó, VB không ràng buộc đến nội dung của BBan

Và khi BA tuyên bố, thì A là người làm chứng cho hành vi tuyên bố của BA

Thật ra những điều trên đây là 1 trong rất nhiều cách xử lý phù hợp quy định PL theo yêu cầu khách hàng. Về chi tiết hơn nữa thì đó là vấn đề nghiệp vụ rồi

Em chỉ là thằng trông xe ở chân Tòa nhà nơi có VPLSu tọa lạc trên tầng 18, nên khi hóng hớt có gì chưa rõ, kính Cụ tiền bối zaiwaz123 bỏ quá cho
Cụ kiên nhẫn thật đấy. Trên cơ sở chỉ là tranh luận/trao đổi trên không gian mạng, theo em cụ không cần thiết phải mất nhiều thời gian đến vậy.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,799
Động cơ
871,738 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Cụ kiên nhẫn thật đấy. Trên cơ sở chỉ là tranh luận/trao đổi trên không gian mạng, theo em cụ không cần thiết phải mất nhiều thời gian đến vậy.
Có gì đâu Cụ, em cũng cố gắng giải đáp ngọn ngành dứt điểm lần chót, để các Cụ Mợ cùng tham khảo thôi ạ

Em cảm ơn Cụ nhé :)
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,023
Động cơ
542,584 Mã lực
Em mô hình hóa như này để các cụ mợ dễ nhìn ợ

Nguyễn Văn A
A có tài sản là 150 tỷ
A có Bố A (BA), Mẹ A (MA), vợ (VA) và 2 con là A1 A2 đều đang còn sống. A1 21 tuổi, A2 16 tuổi

Khi A chết, nếu không phải trả nợ hay truy thu thuế, về cơ bản, 150 tỷ tài sản sẽ trở thành di sản

Trường hợp 1.
A không có di chúc

Hàng thừa kế thứ nhất theo quy định gồm: bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, vợ hợp pháp (không có vợ nuôi :D )

Tất cả những người này phải còn sống ở thời điểm A chết (nếu A1, A2 chết trước A, thì vẫn được hưởng phần di sản từ A nhưng sẽ chuyển xuống cho con của A1, A2 - thừa kế thế vị; ta sẽ bàn về món này sau)

Hàng thừa kế thứ nhất của A theo mô tả ở trên có 5 người, họ sẽ được phần bằng nhau, mỗi người sẽ nhận: 150 tỷ/ 5 = 30 tỷ

Trường hợp 2, A để lại di chúc toàn bộ tài sản 150 tỷ cho Vũ Thị L - một nữ nhân viên trẻ tuổi yêu nghề, đang làm thư ký cho A

Vậy L có được toàn bộ 150 tỷ không? Những người thân của A nêu trên có được xu nào không?

Theo Bộ luật Dân sự 2015 hiện hành, thì những người sau đây vẫn được di sản mà không phụ thuộc vào di chúc có cho họ hay không:
- Bố đẻ, mẹ đẻ
- Vợ/chồng hợp pháp
- Con đẻ dưới 18 tuổi hoặc mất khả năng lao động
Mỗi người sẽ được 2/3 1 xuất chia theo luật (gọi là kỷ phần bắt buộc)

Quay lại câu chuyện A để lại toàn bộ 150 tỷ cho thư ký yêu nghề

Ở đây, BA, MA, VA và A2 (dưới 18) là đối tượng được hưởng kỷ phần bắt buộc

Mỗi người sẽ được hưởng 2/3 của 1 xuất nếu chia theo luật (trường hợp 1), cụ thể là 2/3 x 30 tỷ = 20 tỷ

A1 đã trên 18 tuổi, khỏe mạnh, nên cháu rất tốt nhưng luật rất tiêc cháu không được xu nào

BA, MA, VA và A2, mỗi người 20 tỷ

Di sản của A còn lại là 150-80 = 70 tỷ

Em thư ký yêu nghề hưởng 70 tỷ


Đại loại là như vậy, các cụ mợ tham khảo ợ
Cái kỷ phần bắt buộc này vớ vẩn thật. Nó xổ toẹt ý chí của người lập di chúc.
 
Chỉnh sửa cuối:

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,799
Động cơ
871,738 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Cái kỷ phần bắt bược này vớ vẩn thật. Nó xổ toẹt ý chí của người lập di chúc.
Nó là truyền thống lập pháp từ cả ngàn năm nay rồi đấy Bro, Việt Nam ta cũng học tập theo thế giới văn minh thôi
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
2,908
Động cơ
438,215 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Nó là truyền thống lập pháp từ cả ngàn năm nay rồi đấy Bro, Việt Nam ta cũng học tập theo thế giới văn minh thôi
Ồ, bây giờ em mới biết cái "kỷ phần bắt buộc" này. Nó thật văn minh vì bảo vệ người yếu thế: cha/mẹ, vợ/chồng và trẻ em
 

Tony_Le

Xe container
Biển số
OF-710012
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
7,177
Động cơ
199,316 Mã lực
Cảm ơn các cụ. Em cũng nhớ là lão ấy nhưng k tìm thấy thông tin gì liên quan nên k chắc chắn. Nhưng em đã hỏi được thằng bạn là luật sư và nó nhận vụ của em rồi ạ.
Em cũng mới 45 tuổi thôi ạ.
Xin cảm ơn.
Mới 45 thì nói to trên đây thôi chứ đừng lộ ra ở nhà, các cháu nó nghe thấy thành nhớn chuyện.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,799
Động cơ
871,738 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Ồ, bây giờ em mới biết cái "kỷ phần bắt buộc" này. Nó thật văn minh vì bảo vệ người yếu thế: cha/mẹ, vợ/chồng và trẻ em
Vâng Cụ

Nhìn từ góc độ văn hóa phương Đông, dân tộc Việt ta, em thấy rất sâu sắc:

Kỷ phần với Cha Mẹ, đây là Hiếu, là trách nhiệm, tình cảm phụng dưỡng khi vào cảnh lá xanh rụng trước lá vàng

Kỷ phần với Vợ/chồng: đây là Nghĩa, một ngày mặn nồng nên nghĩa, là người ở lại chăm lo cho con cái

Kỷ phần với con chưa thành niên hoặc không có khả năng lao động: là trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng, cho con bớt tủi khổ đến khi trưởng thành hoặc đi nốt đoạn đời

Con đủ 18, khỏe mạnh: tự sinh nhai, không còn là trách nhiệm bắt buộc cho sự ỷ lại nữa

Rất nhân văn
 

Solitude

Xe hơi
Biển số
OF-314754
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
117
Động cơ
297,712 Mã lực
Nó là truyền thống lập pháp từ cả ngàn năm nay rồi đấy Bro, Việt Nam ta cũng học tập theo thế giới văn minh thôi
Cháu cảm ơn cụ đã chia sẻ thông tin.

Luật pháp công tâm và cũng vô tình.

Theo cháu hiểu, cháu có ví dụ này (cháu ví dụ vô thưởng vô phạt) một gia đình có 2 anh em. Mẹ đã mất (cháu ví dụ vậy để chia cho dễ), cha già trên 80, có lương hưu và có nhà riêng, cuộc sống ổn định. Người anh cũng có nhà riêng từ cha mẹ cho, do được nuông chiều nên lười biếng, cờ bạc bóng bánh nợ nần triền miên, cha mẹ không bao giờ quan tâm chăm sóc. Người em là con gái, thoát ly gia đình sớm, không được cho tài sản từ cha mẹ vì là con gái trong một gia đình còn có tư tưởng lạc hậu con gái lấy chồng xong là xong. Người con gái đã chịu nhiều vất vả hy sinh và có chút thành quả. Khi mẹ còn sống thì thường xuyên thăm hỏi chăm sóc thuốc men cho cha mẹ. Covid tới, người em gái không may mất trước khi kịp lập di chúc. Tạm cho người em gái này không chồng hoặc đã ly hôn. Người em có 1 con gái. Ví dụ giá trị tài sản là ngôi nhà có giá 10 tỷ.

Theo luật thì người cha tức ông ngoại (hàng thừa kế thứ nhất) hưởng 50% = 5 tỷ, con gái (cũng hàng thừa kế thứ nhất) hưởng 50% = 5 tỷ. Vấn đề ở chỗ nếu muốn chia tài sản thì phải bán nhà cháu gái đang ở để chia cho ông ngoại. Ông không cần tiền nhưng con trai ông tức bác của cháu gái kia thích tiền. Ông năm nay 80, có thể ra đi bất cứ lúc nào. Vậy nếu ông mất, thì tài sản ông được thụ hưởng từ con gái (5 tỷ) sẽ chuyển sang cho con trai (hàng thừa kế thứ nhất của ông). Cháu gái không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên nhận được zero đồng.

Trong trường hợp này, việc pháp luật bắt buộc phải chia kỷ phần cho ông khi mẹ cháu mất là không công bằng cho cháu gái.

Cháu muốn hỏi trong những trường hợp như thế này (rất nhiều), có cách nào để đảm bảo tài sản của mình sẽ được chuyển giao cho con mình trọn vẹn không ạ? Ví dụ như ông, vì áp lực từ con trai mà không chịu ký giấy từ chối tài sản chẳng hạn.

Như ở một số nước, cụ thể là ở Úc (cháu tạm gọi là thuộc thế giới “văng minh”), thì một người khi mất đi mà không để lại di chúc thì tài sản được chia đều cho các con và vợ/chồng. Vợ/chồng hưởng 50%, các con 50%. Nếu vợ/chồng đã mất thì chia đều cho các con. Các con và vợ/chồng đều đã mất thì chia đều cho những người thừa kế theo luật của những người đã mất (cháu, hoặc cháu/chắt).

Link đây ạ: https://www.tag.nsw.gov.au/deceased-estates/find-will/dying-without-will#:~:text=Current spouse and children from,previous relationship.

Giờ cháu thấy cụ bảo luật thừa kế VN “học tập theo thế giới văn minh” nên cháu có chút lăn tăn ạ. Có lẽ luật thừa kế có nhiều góc khuất mà cháu chưa hiểu hết được. Cháu hỏi mong cụ chỉ giáo thêm chứ không có ý gì khác.

Cháu cảm ơn cụ.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,799
Động cơ
871,738 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Cháu cảm ơn cụ đã chia sẻ thông tin.

Luật pháp công tâm và cũng vô tình.

Theo cháu hiểu, cháu có ví dụ này (cháu ví dụ vô thưởng vô phạt) một gia đình có 2 anh em. Mẹ đã mất (cháu ví dụ vậy để chia cho dễ), cha già trên 80, có lương hưu và có nhà riêng, cuộc sống ổn định. Người anh cũng có nhà riêng từ cha mẹ cho, do được nuông chiều nên lười biếng, cờ bạc bóng bánh nợ nần triền miên, cha mẹ không bao giờ quan tâm chăm sóc. Người em là con gái, thoát ly gia đình sớm, không được cho tài sản từ cha mẹ vì là con gái trong một gia đình còn có tư tưởng lạc hậu con gái lấy chồng xong là xong. Người con gái đã chịu nhiều vất vả hy sinh và có chút thành quả. Khi mẹ còn sống thì thường xuyên thăm hỏi chăm sóc thuốc men cho cha mẹ. Covid tới, người em gái không may mất trước khi kịp lập di chúc. Tạm cho người em gái này không chồng hoặc đã ly hôn. Người em có 1 con gái. Ví dụ giá trị tài sản là ngôi nhà có giá 10 tỷ.

Theo luật thì người cha tức ông ngoại (hàng thừa kế thứ nhất) hưởng 50% = 5 tỷ, con gái (cũng hàng thừa kế thứ nhất) hưởng 50% = 5 tỷ. Vấn đề ở chỗ nếu muốn chia tài sản thì phải bán nhà cháu gái đang ở để chia cho ông ngoại. Ông không cần tiền nhưng con trai ông tức bác của cháu gái kia thích tiền. Ông năm nay 80, có thể ra đi bất cứ lúc nào. Vậy nếu ông mất, thì tài sản ông được thụ hưởng từ con gái (5 tỷ) sẽ chuyển sang cho con trai (hàng thừa kế thứ nhất của ông). Cháu gái không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên nhận được zero đồng.

Trong trường hợp này, việc pháp luật bắt buộc phải chia kỷ phần cho ông khi mẹ cháu mất là không công bằng cho cháu gái.

Cháu muốn hỏi trong những trường hợp như thế này (rất nhiều), có cách nào để đảm bảo tài sản của mình sẽ được chuyển giao cho con mình trọn vẹn không ạ? Ví dụ như ông, vì áp lực từ con trai mà không chịu ký giấy từ chối tài sản chẳng hạn.

Như ở một số nước, cụ thể là ở Úc (cháu tạm gọi là thuộc thế giới “văng minh”), thì một người khi mất đi mà không để lại di chúc thì tài sản được chia đều cho các con và vợ/chồng. Vợ/chồng hưởng 50%, các con 50%. Nếu vợ/chồng đã mất thì chia đều cho các con. Các con và vợ/chồng đều đã mất thì chia đều cho những người thừa kế theo luật của những người đã mất (cháu, hoặc cháu/chắt).

Link đây ạ: https://www.tag.nsw.gov.au/deceased-estates/find-will/dying-without-will#:~:text=Current spouse and children from,previous relationship.

Giờ cháu thấy cụ bảo luật thừa kế VN “học tập theo thế giới văn minh” nên cháu có chút lăn tăn ạ. Có lẽ luật thừa kế có nhiều góc khuất mà cháu chưa hiểu hết được. Cháu hỏi mong cụ chỉ giáo thêm chứ không có ý gì khác.

Cháu cảm ơn cụ.
Cụ tham khảo thêm các ca kỷ phần bắt buộc của nhiều nước khác: Pháp, Đức... cụ sẽ thấy mỗi nước quy định có thể khác nhau, nhưng đều có quy định về cái kỷ phần bắt buộc này
Úc, thuộc khối Anh Mỹ - luật Anglosaxon có những góc độ khác với luật Châu Âu lục địa (Continental)
Luật Dân sự VN hiện nay tiếp thu quan điểm từ luật khối XHCN trong lịch sử và luật châu Âu lục địa, cụ thể là Pháp. Cái này em cũng chỉ biết về nguyên tắc khi lập pháp do các Thầy truyền thụ lại vậy, em ko sâu.

Quay lại trường hợp ở trên của cô con gái mà cụ nói

- Nếu cô ấy khi đang khỏe mạnh đã quan tâm đến vấn đề tài sản cho con mình
- Nếu cô ấy đến gặp luật sư tư vấn từ sớm, khi đang khỏe mạnh
Thì bky 1 luật sư cơ bản nào, cũng sẽ tư vấn cho cô ấy 2 bước:

- Bước 1. Làm hợp đồng cho tặng toàn bộ ngôi nhà cho con cô ấy
- Bước 2. Làm hợp đồng ủy quyền định đoạt từ con cô ấy ủy quyền lại cho cô ấy

Xong rồi, nhẹ hẫng, Cụ nhỉ

Đó chính là văn minh

Đừng để ốm mới gặp bác sỹ, không để tranh chấp pháp lý mới gọi luật sư

:D :D :D
 

Minhbt2001

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-780287
Ngày cấp bằng
12/6/21
Số km
377
Động cơ
84,374 Mã lực
Tuổi
41
Ở mình thì lập di chúc này vẫn còn đang chưa ổn vì em thấy mọi người sợ lập di chúc xong là dễ đi. Do đó hầu như không ai đang khỏe mạnh lại lập di chúc; kể cả ốm yếu cũng thế nốt. Nhưng không lập di chúc thì nó tạo ra cơ số hệ lụy cho con cháu; mà chủ yếu cho lĩnh vực tranh chấp tài sản.
Đúng rồi.

Nên em ủng hộ lập di chúc khi còn minh mẫn.
 

Minhbt2001

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-780287
Ngày cấp bằng
12/6/21
Số km
377
Động cơ
84,374 Mã lực
Tuổi
41
.....

Theo luật thì người cha tức ông ngoại (hàng thừa kế thứ nhất) hưởng 50% = 5 tỷ, con gái (cũng hàng thừa kế thứ nhất) hưởng 50% = 5 tỷ. Vấn đề ở chỗ nếu muốn chia tài sản thì phải bán nhà cháu gái đang ở để chia cho ông ngoại. Ông không cần tiền nhưng con trai ông tức bác của cháu gái kia thích tiền. Ông năm nay 80, có thể ra đi bất cứ lúc nào. Vậy nếu ông mất, thì tài sản ông được thụ hưởng từ con gái (5 tỷ) sẽ chuyển sang cho con trai (hàng thừa kế thứ nhất của ông). Cháu gái không thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên nhận được zero đồng.

Trong trường hợp này, việc pháp luật bắt buộc phải chia kỷ phần cho ông khi mẹ cháu mất là không công bằng cho cháu gái.

Cháu muốn hỏi trong những trường hợp như thế này (rất nhiều), có cách nào để đảm bảo tài sản của mình sẽ được chuyển giao cho con mình trọn vẹn không ạ? Ví dụ như ông, vì áp lực từ con trai mà không chịu ký giấy từ chối tài sản chẳng hạn.
Cụ thiếu 1 chỗ: thừa kế thế vị.

Là con gái của ông bà (tức mẹ bé) đã mất trước khi ông mất. Do đó, phần của ông vẫn phải chia đều ra làm 2 cho con trai và con gái, mỗi người 1/2. Do con gái đã mất nên phần của con gái chia tiếp cho người thừa kế duy nhất (cùng hàng) là cháu gái. Do đó, cháu gái vẫn được 1/2 của ông.

Túm lại sau khi ông mất:
- Cháu gái: 3/4 căn nhà.
- con trai: 1/4 căn nhà.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,152
Động cơ
797,439 Mã lực
Cụ cho em hỏi, em có thể làm di chúc có điều kiện được không ạ? Kiểu như yêu cầu người thừa kế làm việc A thì mới được hưởng tài sản em để lại, nếu không làm thì em đi cho, kiểu như vậy.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,799
Động cơ
871,738 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Cụ thiếu 1 chỗ: thừa kế thế vị.

Là con gái của ông bà (tức mẹ bé) đã mất trước khi ông mất. Do đó, phần của ông vẫn phải chia đều ra làm 2 cho con trai và con gái, mỗi người 1/2. Do con gái đã mất nên phần của con gái chia tiếp cho người thừa kế duy nhất (cùng hàng) là cháu gái. Do đó, cháu gái vẫn được 1/2 của ông.

Túm lại sau khi ông mất:
- Cháu gái: 3/4 căn nhà.
- con trai: 1/4 căn nhà.
Cụ chuẩn

Đúng rồi.

Nên em ủng hộ lập di chúc khi còn minh mẫn.
Em xong di chúc của iêm roài

:D
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,799
Động cơ
871,738 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Cụ cho em hỏi, em có thể làm di chúc có điều kiện được không ạ? Kiểu như yêu cầu người thừa kế làm việc A thì mới được hưởng tài sản em để lại, nếu không làm thì em đi cho, kiểu như vậy.
Luật VN hiện nay, cụ thể là BLDS 2015 không có điều luật nào trực tiếp quy định về di chúc/thừa kế có điều kiện

Áp dụng về tương tự thì có quy định về Tặng cho có điều kiện, vì Thừa kế di sản bản chất vẫn là Tặng cho đơn phương đặc thù (hiệu lực khi bên cho chết), thì vẫn có thể xây dựng di chúc có điều kiện và các điều kiện này áp dụng tương tự đối với điều kiện của tặng cho tại Điều 462 BLDS 2015, cụ thể:

Tặng cho tài sản có điều kiện
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tất nhiên, khi áp dụng cho thừa kế di sản thì sẽ có những điều chỉnh phù hợp

Trên thực tế, các điều kiện để nhận di sản/tài sản sẽ có nhiều loại:
- Tất yếu sẽ đạt được (lứa tuổi, ví dụ: khi Nguyễn Văn A đủ 20 tuổi sẽ nhận di sản của tôi ...)
- Cần phải thực hiện và cơ bản là có thể thực hiện được: khi Nguyễn Văn A thi đỗ Đại học sẽ nhận di sản của tôi
- Cần phải làm và có thể lựa chọn: khi Nguyễn Văn A nhận trách nhiệm Giám đốc Cty BBB thì sẽ nhận di sản của tôi
......

Những điều kiện rõ ràng không thực hiện được kiểu: khi Nguyễn Văn A mua được Cầu Nhật Tân thì sẽ nhận di sản của tôi - sẽ bị vô hiệu

Nói chung, case này cần nghiên cứu xử lý theo hồ sơ cụ thể Cụ ạ
 

Mrphamvn

Xe tăng
Biển số
OF-140194
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
1,332
Động cơ
373,221 Mã lực
kỷ phần thừa kế bắt buộc - cái này phức tạp phết nhỉ

nếu bố mẹ có 2 con c1, c2 , nếu để di chúc dành hết tài sản cho c1 thì c1 cũng ko thừa kế được hết ạ ? C2 sẽ nhận phần “kỷ phần thừa kế bắt buộc” là 2/6 tài sản
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,799
Động cơ
871,738 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
kỷ phần thừa kế bắt buộc - cái này phức tạp phết nhỉ

nếu bố mẹ có 2 con c1, c2 , nếu để di chúc dành hết tài sản cho c1 thì c1 cũng ko thừa kế được hết ạ ? C2 sẽ nhận phần “kỷ phần thừa kế bắt buộc” là 2/6 tài sản
Sai Cụ nhé

Con (C2) chỉ được 2/3 1 suất theo luật NẾU VÀO THỜI ĐIỂM ĐÓ (MỞ THỪA KẾ) C2 CHƯA ĐỦ 18 TUỔI HOẶC MẤT KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG

Nếu C2 đủ 18, năng lực hành vi hoàn toàn bình thường, khả năng lao động hoàn toàn bình thường thì sẽ không được 1 xu nếu không được Di chúc cho nhận tài sản
 

Solitude

Xe hơi
Biển số
OF-314754
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
117
Động cơ
297,712 Mã lực
Cụ tham khảo thêm các ca kỷ phần bắt buộc của nhiều nước khác: Pháp, Đức... cụ sẽ thấy mỗi nước quy định có thể khác nhau, nhưng đều có quy định về cái kỷ phần bắt buộc này
Úc, thuộc khối Anh Mỹ - luật Anglosaxon có những góc độ khác với luật Châu Âu lục địa (Continental)
Luật Dân sự VN hiện nay tiếp thu quan điểm từ luật khối XHCN trong lịch sử và luật châu Âu lục địa, cụ thể là Pháp. Cái này em cũng chỉ biết về nguyên tắc khi lập pháp do các Thầy truyền thụ lại vậy, em ko sâu.

Quay lại trường hợp ở trên của cô con gái mà cụ nói

- Nếu cô ấy khi đang khỏe mạnh đã quan tâm đến vấn đề tài sản cho con mình
- Nếu cô ấy đến gặp luật sư tư vấn từ sớm, khi đang khỏe mạnh
Thì bky 1 luật sư cơ bản nào, cũng sẽ tư vấn cho cô ấy 2 bước:

- Bước 1. Làm hợp đồng cho tặng toàn bộ ngôi nhà cho con cô ấy
- Bước 2. Làm hợp đồng ủy quyền định đoạt từ con cô ấy ủy quyền lại cho cô ấy

Xong rồi, nhẹ hẫng, Cụ nhỉ

Đó chính là văn minh

Đừng để ốm mới gặp bác sỹ, không để tranh chấp pháp lý mới gọi luật sư

:D :D :D
Cháu cảm ơn cụ.

Đúng là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Phàm việc gì có tính toán cân nhắc chuẩn bị trước đều tốt cụ nhỉ.
 

Solitude

Xe hơi
Biển số
OF-314754
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
117
Động cơ
297,712 Mã lực
Cụ thiếu 1 chỗ: thừa kế thế vị.

Là con gái của ông bà (tức mẹ bé) đã mất trước khi ông mất. Do đó, phần của ông vẫn phải chia đều ra làm 2 cho con trai và con gái, mỗi người 1/2. Do con gái đã mất nên phần của con gái chia tiếp cho người thừa kế duy nhất (cùng hàng) là cháu gái. Do đó, cháu gái vẫn được 1/2 của ông.

Túm lại sau khi ông mất:
- Cháu gái: 3/4 căn nhà.
- con trai: 1/4 căn nhà.
Cảm ơn cụ đã chỉ ra phần này.

Cháu xin chỉnh lại cụ thể là:

Trường hợp 1: ông vẫn giữ số tiền được hưởng 5 tỷ sau khi con gái chết, thì sau khi ông mất đi:

- Cháu gái: 3/4 căn nhà của mẹ cháu để lại cho cháu. Nhà kiểu gì cũng sẽ phải bán để chia thừa kế cho ông ngoại, hay ông bác.
- Con trai: 1/4 căn nhà không phải của mình, không mất tý công sức nào. Tự nhiên có sao quả tạ 2.5 tỷ rơi lên đầu.


Trường hợp 2: sau khi ông được hưởng 5 tỷ sau khi con gái ông chết, ông đưa số tiền này cho con trai ông trả nợ bóng bánh, thì:

- Cháu gái: 1/2 căn nhà của mẹ cháu để lại cho cháu. Nhà cũng vẫn phải bán để chia thừa kế.
- Con trai: trọn 5 tỷ tiêu xài.

Nếu luật là thế thì phải chịu, nhưng cụ DurexXL đã bày cho giải pháp như trên rồi ạ. Nên cháu nghĩ chúng ta sẽ cân nhắc.

Cháu cảm ơn các cụ.
Thông tin rất hữu ích.
 

Nhạc

Xe container
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
9,322
Động cơ
554,922 Mã lực
Bố mẹ là hàng thừa kế mà kể cả cụ lập di chúc không chia cho bố mẹ thì các cụ ấy vẫn nhận được 1/3 phần theo hàng thừa kế, nên kiểu gì thì cũng dính dáng đến em dâu trong giả sử của cụ.
Lấy đâu ra dính dáng em dâu đâu ạ. Chỉ có con chưa thành niên và mất khả năng lđ là có thừa kế ko phụ thuộc di chúc. Còn nếu các cụ lập di chúc rồi thì sau ko sợ dính dáng ông bà và anh em ruột. Cũng ko sợ vụ béo chóa
 

Minhbt2001

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-780287
Ngày cấp bằng
12/6/21
Số km
377
Động cơ
84,374 Mã lực
Tuổi
41
Cảm ơn cụ đã chỉ ra phần này.

Cháu xin chỉnh lại cụ thể là:

Trường hợp 1: ông vẫn giữ số tiền được hưởng 5 tỷ sau khi con gái chết, thì sau khi ông mất đi:

- Cháu gái: 3/4 căn nhà của mẹ cháu để lại cho cháu. Nhà kiểu gì cũng sẽ phải bán để chia thừa kế cho ông ngoại, hay ông bác.
- Con trai: 1/4 căn nhà không phải của mình, không mất tý công sức nào. Tự nhiên có sao quả tạ 2.5 tỷ rơi lên đầu.


Trường hợp 2: sau khi ông được hưởng 5 tỷ sau khi con gái ông chết, ông đưa số tiền này cho con trai ông trả nợ bóng bánh, thì:

- Cháu gái: 1/2 căn nhà của mẹ cháu để lại cho cháu. Nhà cũng vẫn phải bán để chia thừa kế.
- Con trai: trọn 5 tỷ tiêu xài.

Nếu luật là thế thì phải chịu, nhưng cụ DurexXL đã bày cho giải pháp như trên rồi ạ. Nên cháu nghĩ chúng ta sẽ cân nhắc.

Cháu cảm ơn các cụ.
Thông tin rất hữu ích.
Thưa cụ!

Sao cụ không nghĩ là ông ngoại có bỏ công sức nào không mà được 1/2 căn nhà!

Luật đưa ra thường sẽ có tính nhân văn và/hoặc răn đe. Và sẽ áp dụng cho hầu hếy các trường hợp trong cuộc sống. Và luật cũng được xây dựng bới những con người trong cuộc sống.

Nếu hầu hết được thông qua nghĩa là nó hợp lý tại thời điểm đó, áp đến hiện tại và áp cho đa số trường hợp. Đó là công bằng chứ không phải cào bằng ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top