[Funland] Lo ngại khi bác sĩ “tráng men” ra trường

Trạng thái
Thớt đang đóng

Minhchinh99999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-324507
Ngày cấp bằng
22/6/14
Số km
2,035
Động cơ
304,060 Mã lực
Nơi ở
9 trần duy hưng
https://baotintuc.vn/giao-duc/lo-ngai-khi-bac-si-trang-men-ra-truong-20191101115901034.
Năm 2019, lứa sinh viên đầu tiên của ngành Y đa khoa (ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) bắt đầu đi thực hành tại các bệnh viện. Điều đáng tiếc là một nhóm sinh viên đã bị y tá, bác sĩ phản ánh là “không biết gì”. Điều này một lần nữa xới lại cuộc tranh luận từ cách đây 4 năm, khi ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành Y - ngành đặc thù liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người.
Lo lắng về thế hệ bác sĩ… không biết gì

Khối Y đa khoa của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ký kết để sinh viên đến thực hành ở Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Xanh - Pôn, Bệnh viện 198. Đối với ngành Răng Hàm Mặt thì trường ký kết với Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Bệnh viện Việt Nam - Cuba, Bệnh viện Đống Đa.


PGS TS Phạm Dương Châu giới thiệu phòng thực hành dành cho sinh viên khối ngành sức khoẻ, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: LV.
Một bác sĩ (xin giấu tên của Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) cho biết: Sinh viên Y đa khoa của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đi lâm sàng nhưng Xquang không biết đọc, điện tim cũng không. Khi bác sĩ hỏi về kiến thức lâm sàng thì sinh viên trả lời không biết.

“Bệnh nhân vào viện làm ECG, tôi hỏi đây là trục gì, có vấn đề gì đặc biệt không thì không một sinh viên nào trả lời được. Khi đọc Xquang, tràn dịch từ góc sườn hoành rõ ràng nhưng sinh viên cũng không biết. Đã là Y4 (năm học thứ tư) rồi mà đi lâm sàng là con số 0 tròn trĩnh, cận lâm sàng cũng không hiểu. Chẳng biết với tiến độ này thì khi ra trường các bạn sinh viên trường này sẽ làm gì”, vị bác sĩ lo lắng.

Bác sĩ này còn đánh giá các sinh viên về mặt ý thức: “Các bạn tự do mặc áo blouse đi ăn sáng (không đúng quy định - PV), tụ tập ở căng - tin từ 8 giờ - 10 giờ sáng bàn tán hoặc bấm điện thoại. Chỉ khi các khoa gọi, các bạn mới hớt hải chạy vào. Trong khi, chỗ dành cho những sinh viên đi lâm sàng là ở bệnh phòng, hỏi bệnh nhân, quan sát và học hỏi các tình huống xử lý tại bệnh viện”.

Tình trạng này cũng được một bác sĩ (xin giấu tên) ở Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội xác định: "Thời gian trực buổi sáng là 7 giờ nhưng 8 giờ 30 phút các em mới đến. Khi trực, có vài em chỉ ngồi gõ điện thoại và cười vang. Chưa kể, có em hút thuốc khói thuốc nghi ngút bay mùi đầy hành lang”.

“Các em không biết thì phải quan sát. Tiến độ làm việc của các bác sĩ rất nhanh, thường là không có thời gian giải thích cặn kẽ. Quan sát, lắng nghe, ghi chép, sẽ bổ ích với các em”, một bác sĩ khác tại bệnh viện này chia sẻ.

Khi được hỏi về thực trạng này, PGS. TS Phạm Dương Châu, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nêu quan điểm: “Những phản ánh trên chưa nói lên được điều gì. Điều tôi quan tâm là điểm thi lâm sàng của các em có đạt hay không. Sau 3 tháng đi thực hành, sinh viên sẽ thi hết môn lâm sàng, thi bình bệnh án, thi chẩn đoán bệnh, thi giải quyết bệnh… Không đủ điểm lâm sàng sẽ không lấy được bằng”.

“Tôi xin nhấn mạnh, người dạy trong trường là những GS, PGS từng công tác tại các vị trí chủ chốt tại các bệnh viện lớn và là giảng viên nhiều năm của ĐH Y Hà Nội, như GS. TS Nguyễn Thị Dụ, một chuyên gia nổi tiếng về Nội khoa, PGS. TS Đoàn Hữu Nghị, nguyên Giám đốc Bệnh viện E phụ trách ngoại khoa, cùng nhiều tên tuổi khác. Làm sao những người này cho các em đỗ được nếu không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng”, PGS. TS Phạm Dương Châu nói.

PGS. TS Phạm Dương Châu trải lòng về việc học y khoa nhiều năm trước: “Sinh viên đi lâm sàng buổi sáng ở Bệnh viện Việt Đức, sang Bệnh viện Bạch Mai, chiều về Bệnh viện Xanh Pôn. Vất vả là thế nhưng sau 6 năm học, trình độ mới chỉ “i-tờ”. Trong 100 sinh viên đi lâm sàng thì giỏi được 1 hoặc 2 người. Đừng hỏi rằng các em có biết đọc phim, có biết đọc điện tâm đồ hay không. Thậm chí, có học trò của tôi tốt nghiệp mười mấy năm còn đọc phim sai”.

“Nếu sinh viên chưa biết, các bác sĩ tại bệnh viện các em thực tập nên gọi các em ra chỉ bảo”, PGS. TS Phạm Dương Châu chia sẻ.

Tuy nhiên, lãnh đạo một trường đại học đào tạo có tiếng về ngành y (xin giấu tên) lại khẳng định: Sinh viên Y3, Y4 đã nắm được các kiến thức cơ bản, biết đọc phim với những bệnh thông thường. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nên có bệnh viện thực hành trước thì mới mở ngành đào tạo. Nhưng họ lại làm ngược lại, đây là việc làm thiếu trách nhiệm. Chưa kể, nếu sinh viên đi thực tập ở những bệnh viện có chất lượng không tốt thì kết quả lại càng kém.

Phải có “cửa kiểm soát” chất lượng

Ngay từ khi ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành đào tạo Y đa khoa và Dược học năm 2015, đã có các ý kiến lo ngại về chất lượng đào tạo. Trước tiên là mức điểm đầu vào của ngành y đa khoa trường này dao động từ 18 - 23 điểm, chênh lệch đến 5 - 10 điểm đối với các trường đào tạo Y khoa khác.

"Chỉ cần đào tạo 1 sinh viên y khoa, bác sĩ liên quan đến sức khoẻ con người thì không thể nhân nhượng và nới lỏng được" GS TS Nguyễn Anh Trí chia sẻ
GS. TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nêu quan điểm: Những trường đào tạo về y khoa lâu năm có hệ thống bệnh viện trường, là nơi rất tốt cho các em thực hành. Đây là những bệnh viện lớn có đầy đủ các mặt bệnh, có các thầy giáo có kiến thức lâm sàng đầy kinh nghiệm.

“Rất cần có một kỳ thi quốc gia sát hạch, đòi hỏi tất cả bác sĩ ra trường thực hành lâm sàng đều phải đạt trình độ lý thuyết, am hiểu kỹ năng, có trình độ lâm sàng nhất định mới được “động” vào người bệnh. Hiện nay, Việt Nam còn đang quá dễ dãi so với nhiều nước. Đơn cử như Hoa Kỳ, những bác sĩ của bang này chưa chắc đã được điều trị cho bệnh nhân ở bang khác nếu như chưa có chứng chỉ hành nghề của bang đó”, GS TS Nguyễn Quang Tuấn nói.

Đồng tình với ý kiến này, thầy thuốc nhân dân, GS. TS Nguyễn Anh Trí cho rằng: Thực hành trong y khoa là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, hoạt động trực với bác sĩ là rất quan trọng. Nếu sinh viên được thực tập, thực hành ở cơ sở có điều kiện không đủ, đặc biệt là không có thầy giỏi thì khó đảm bảo.

“Khi nghe trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ đào tạo bác sĩ đa khoa với các cơ sở thực tập tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện Đống Đa…, tôi lo lắng vô cùng. Kinh nghiệm cho thấy, những sinh viên chăm thực hành, được phụ làm việc với thầy thì giỏi rất nhanh còn những sinh viên ít “động” vào bệnh nhân thì chất lượng kém. Mong Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT có kế hoạch để siết chặt công tác đào tạo bác sĩ đa khoa vì việc này rất quan trọng”, GS. TS Nguyễn Anh Trí nói.

GS. TS Nguyễn Anh Trí đề nghị Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT phải xem lại đội ngũ giáo viên cơ hữu thực sự làm việc tại cơ sở đào tạo. Trên thế giới, nhiều nước vẫn đào tạo bác sĩ đa khoa ở các cơ sở tư nhân nhưng những cơ sở đó thường đáp ứng các điều kiện: Có bệnh viện riêng, bệnh viện đó phải rất lớn, có tên tuổi, được ghi danh, có nhiều giáo sư giỏi giảng dạy, có nhiều bệnh nhân, nhiều điều kiện để thực hành… Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thiếu những điều kiện này.

Nhìn ở khía cạnh khác, GS. TS Nguyễn Anh Trí cũng cho rằng, bệnh viện tiếp nhận sinh viên thực tập phải có ý kiến với trường.

Qua khảo sát, Bộ GD&ĐT khẳng định, việc tuyển sinh của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đáp ứng theo quy định. Còn ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, một trong những đề xuất sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh là người muốn hành nghề khám chữa bệnh phải trải qua kỳ thi quốc gia lấy chứng chỉ hành nghề, nhằm nâng cao kỹ năng thực hành y khoa cho người hành nghề gắn với đổi mới đào tạo, trong đó có đào tạo bác sĩ chuyên khoa sâu. Luật khám chữa bệnh sửa đổi sẽ đề xuất thi quốc gia đối với người tốt nghiệp các trường học, yêu cầu phải trải qua kỳ thi quốc gia mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Việc cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh là biện pháp bắt buộc để kiểm soát chất lượng hành nghề phù hợp với kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã được đào tạo.

Tuy nhiên, trong khi chờ hợp thức hoá kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ thì thế hệ bác sĩ từ những trường mới mở y đa khoa đã ra trường. Thực tế này rất cần sự vào cuộc hơn nữa của các bộ, ngành, đặc biệt sự ý thức từ chính nơi đào tạo thì mới có được lứa bác sĩ đáp ứng được yêu cầu của việc khám chữa bệnh cho người dân.

GS. Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội:
Kỳ thi sát hạch của bệnh viện

Với bệnh viện thì rất đơn giản để lọc năng lực bác sĩ. Chúng tôi không quan tâm nhiều lắm đến bằng cấp, ai muốn làm việc tại bệnh viện thì phải trải qua kỳ thi tuyển sát hạch tại bệnh viện. Tất cả các em sẽ được lọc qua bộ lọc câu hỏi của bệnh viện và những bác sĩ được nhận vào làm việc ký hợp đồng là giám đốc phải chịu trách nhiệm về chất lượng chuyên môn, thái độ, kỹ năng của họ… Do vậy, họ phải đưa ra những tiêu chuẩn nhất định để các sinh viên mới được chấp nhận vào làm việc. Còn nếu bệnh viện nào “nới lỏng” quy trình lựa tuyển đầu vào thì chính bệnh viện đó cũng phải chịu hậu quả, nhất là trong giai đoạn các bệnh viện đang hướng tới tự chủ về thu chi. Trước thực trạng mở rộng đào tạo y khoa, rất cần thiết phải đẩy nhanh việc tổ chức kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ. Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ quốc gia cần lộ trình và sự quyết tâm, đầu tư không chỉ tâm huyết mà cả tài chính.
PGS. TS Phạm Dương Châu, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ:
Tiến tới 2025 - 2030, nhà trường có bệnh viện thực hành

Chúng tôi đang tiếp tục xây dựng phòng khám đa khoa, Bệnh viện Đa khoa của ĐH kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ban Giám hiệu đồng ý phương án là từ năm 2025 - 2030 phải có. Phòng khám Đa khoa của trường trong 2 năm nữa thực hiện xong. Chúng tôi cũng hướng tới đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế là chuyên khoa I, chuyên khoa II hay theo Bộ GD&ĐT là thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng yêu cầu là phải có một khoá bác sĩ ra trường thì mới được mở. Sắp tới, trường cũng mở một trung tâm đào tạo liên tục để đào tạo chính bác sĩ, sinh viên của trường theo hình thức thực hành nhiều hơn.
Vân Nguyên/Báo Tin tức
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,505
Động cơ
128,719 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Nguy hiểm thật nếu đúng như báo chí phản ánh. Thôi em về start up dịch vụ tang lễ, nhẽ giàu to.
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,875
Động cơ
482,264 Mã lực
Khách quan mà nói thì các trường như ĐHYHN cũng ko cần thiết phải tuyển đầu vào quá cao như vậy. Nên mở rộng cách đào tạo, để cho các em học lực khá là có thê theo đuổi chuyên nghành này
Trường YHN giờ tiến đến đào tạo nội trú gần hết sau khi tốt nghiệp 6 năm. Chính chất lượng bác sỹ nội trú bây giờ cũng trở nên khá bình thường rôi, lạm phát thừa sau đại học.
 

dalink

Xe điện
Biển số
OF-555588
Ngày cấp bằng
26/2/18
Số km
4,411
Động cơ
202,683 Mã lực
Nơi ở
noland
Thế các cụ nghĩ ĐH Y Vinh, Thái Nguyên... thì hơn chắc? Thằng em họ em (con cô ruột) đi học dạng cử tuyển, 10 năm mới ra trường, vừa dốt vừa kém về mặt nhân cách. Vẫn là bác sĩ đấy :)
 

ngaycu

Xe buýt
Biển số
OF-596453
Ngày cấp bằng
28/10/18
Số km
626
Động cơ
134,939 Mã lực
Ông ấy bảo người dạy giỏi, vâng, nhưng đầu óc hạn chế thì có dạy giời, chả thế mà cùng trường cùng lớp học như nhau nhưng có thằng 9,5 có đứa 5,9. Xin can các ông ạ!
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
3,103
Động cơ
198,742 Mã lực
Cuối cùng bác tuyên bố đào tạo tất lên thạc sỹ tiến sỹ éo cần thằng nào. Hết chê chưa?
 

Trục

Xe ngựa
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
26,154
Động cơ
792,971 Mã lực
Theo trào lưu, em sẽ về mở bv gia súc - gia cầm, có lẽ tuyển các em này về thì làm một mớ tướng.
Gà, Chó có chết đền tiền là xong, các em không phải lo lắng gì nữa.
Nguy hiểm thật nếu đúng như báo chí phản ánh. Thôi em về start up dịch vụ tang lễ, nhẽ giàu to.
 

Rong Ruổi

Xe container
Biển số
OF-406230
Ngày cấp bằng
22/2/16
Số km
7,056
Động cơ
1,120,046 Mã lực
Nguy hiểm nhề. Giao tính mạng cho bọn Y 3 môn 12 điểm này thì nhọc rồi :P
 

Zai nắng

Xe điện
Biển số
OF-700704
Ngày cấp bằng
18/9/19
Số km
2,586
Động cơ
121,719 Mã lực
Thôi e giao số phận cho cõi chời đất thôi :D
 

Núi đen

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-703474
Ngày cấp bằng
9/10/19
Số km
376
Động cơ
97,734 Mã lực
Tuổi
37
Lo gì, đã có đoảng và nn lo cả rồi, học xong ra trường ko làm bs, y tá thì làm lang băm
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,300
Động cơ
204,553 Mã lực
Giá ngồi Cont bây giờ thế nào?
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,875
Động cơ
482,264 Mã lực
Cuối cùng bác tuyên bố đào tạo tất lên thạc sỹ tiến sỹ éo cần thằng nào. Hết chê chưa?
cụ phét lác vừa thôi, tiến sỹ y bây giờ khó xực phết đấy.
Giỏi dốt chưa biết, nhưng làm nghiên cứu sinh giờ cũng khoai
 
Biển số
OF-3979
Ngày cấp bằng
23/3/07
Số km
534
Động cơ
1,216,463 Mã lực
https://baotintuc.vn/giao-duc/lo-ngai-khi-bac-si-trang-men-ra-truong-20191101115901034.
Năm 2019, lứa sinh viên đầu tiên của ngành Y đa khoa (ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) bắt đầu đi thực hành tại các bệnh viện. Điều đáng tiếc là một nhóm sinh viên đã bị y tá, bác sĩ phản ánh là “không biết gì”. Điều này một lần nữa xới lại cuộc tranh luận từ cách đây 4 năm, khi ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành Y - ngành đặc thù liên quan trực tiếp tới sức khỏe con người.
Lo lắng về thế hệ bác sĩ… không biết gì

Khối Y đa khoa của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ký kết để sinh viên đến thực hành ở Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Xanh - Pôn, Bệnh viện 198. Đối với ngành Răng Hàm Mặt thì trường ký kết với Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, Bệnh viện Việt Nam - Cuba, Bệnh viện Đống Đa.


PGS TS Phạm Dương Châu giới thiệu phòng thực hành dành cho sinh viên khối ngành sức khoẻ, ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ảnh: LV.
Một bác sĩ (xin giấu tên của Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội) cho biết: Sinh viên Y đa khoa của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đi lâm sàng nhưng Xquang không biết đọc, điện tim cũng không. Khi bác sĩ hỏi về kiến thức lâm sàng thì sinh viên trả lời không biết.

“Bệnh nhân vào viện làm ECG, tôi hỏi đây là trục gì, có vấn đề gì đặc biệt không thì không một sinh viên nào trả lời được. Khi đọc Xquang, tràn dịch từ góc sườn hoành rõ ràng nhưng sinh viên cũng không biết. Đã là Y4 (năm học thứ tư) rồi mà đi lâm sàng là con số 0 tròn trĩnh, cận lâm sàng cũng không hiểu. Chẳng biết với tiến độ này thì khi ra trường các bạn sinh viên trường này sẽ làm gì”, vị bác sĩ lo lắng.

Bác sĩ này còn đánh giá các sinh viên về mặt ý thức: “Các bạn tự do mặc áo blouse đi ăn sáng (không đúng quy định - PV), tụ tập ở căng - tin từ 8 giờ - 10 giờ sáng bàn tán hoặc bấm điện thoại. Chỉ khi các khoa gọi, các bạn mới hớt hải chạy vào. Trong khi, chỗ dành cho những sinh viên đi lâm sàng là ở bệnh phòng, hỏi bệnh nhân, quan sát và học hỏi các tình huống xử lý tại bệnh viện”.

Tình trạng này cũng được một bác sĩ (xin giấu tên) ở Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Hà Nội xác định: "Thời gian trực buổi sáng là 7 giờ nhưng 8 giờ 30 phút các em mới đến. Khi trực, có vài em chỉ ngồi gõ điện thoại và cười vang. Chưa kể, có em hút thuốc khói thuốc nghi ngút bay mùi đầy hành lang”.

“Các em không biết thì phải quan sát. Tiến độ làm việc của các bác sĩ rất nhanh, thường là không có thời gian giải thích cặn kẽ. Quan sát, lắng nghe, ghi chép, sẽ bổ ích với các em”, một bác sĩ khác tại bệnh viện này chia sẻ.

Khi được hỏi về thực trạng này, PGS. TS Phạm Dương Châu, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nêu quan điểm: “Những phản ánh trên chưa nói lên được điều gì. Điều tôi quan tâm là điểm thi lâm sàng của các em có đạt hay không. Sau 3 tháng đi thực hành, sinh viên sẽ thi hết môn lâm sàng, thi bình bệnh án, thi chẩn đoán bệnh, thi giải quyết bệnh… Không đủ điểm lâm sàng sẽ không lấy được bằng”.

“Tôi xin nhấn mạnh, người dạy trong trường là những GS, PGS từng công tác tại các vị trí chủ chốt tại các bệnh viện lớn và là giảng viên nhiều năm của ĐH Y Hà Nội, như GS. TS Nguyễn Thị Dụ, một chuyên gia nổi tiếng về Nội khoa, PGS. TS Đoàn Hữu Nghị, nguyên Giám đốc Bệnh viện E phụ trách ngoại khoa, cùng nhiều tên tuổi khác. Làm sao những người này cho các em đỗ được nếu không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng”, PGS. TS Phạm Dương Châu nói.

PGS. TS Phạm Dương Châu trải lòng về việc học y khoa nhiều năm trước: “Sinh viên đi lâm sàng buổi sáng ở Bệnh viện Việt Đức, sang Bệnh viện Bạch Mai, chiều về Bệnh viện Xanh Pôn. Vất vả là thế nhưng sau 6 năm học, trình độ mới chỉ “i-tờ”. Trong 100 sinh viên đi lâm sàng thì giỏi được 1 hoặc 2 người. Đừng hỏi rằng các em có biết đọc phim, có biết đọc điện tâm đồ hay không. Thậm chí, có học trò của tôi tốt nghiệp mười mấy năm còn đọc phim sai”.

“Nếu sinh viên chưa biết, các bác sĩ tại bệnh viện các em thực tập nên gọi các em ra chỉ bảo”, PGS. TS Phạm Dương Châu chia sẻ.

Tuy nhiên, lãnh đạo một trường đại học đào tạo có tiếng về ngành y (xin giấu tên) lại khẳng định: Sinh viên Y3, Y4 đã nắm được các kiến thức cơ bản, biết đọc phim với những bệnh thông thường. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nên có bệnh viện thực hành trước thì mới mở ngành đào tạo. Nhưng họ lại làm ngược lại, đây là việc làm thiếu trách nhiệm. Chưa kể, nếu sinh viên đi thực tập ở những bệnh viện có chất lượng không tốt thì kết quả lại càng kém.

Phải có “cửa kiểm soát” chất lượng

Ngay từ khi ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành đào tạo Y đa khoa và Dược học năm 2015, đã có các ý kiến lo ngại về chất lượng đào tạo. Trước tiên là mức điểm đầu vào của ngành y đa khoa trường này dao động từ 18 - 23 điểm, chênh lệch đến 5 - 10 điểm đối với các trường đào tạo Y khoa khác.

"Chỉ cần đào tạo 1 sinh viên y khoa, bác sĩ liên quan đến sức khoẻ con người thì không thể nhân nhượng và nới lỏng được" GS TS Nguyễn Anh Trí chia sẻ
GS. TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nêu quan điểm: Những trường đào tạo về y khoa lâu năm có hệ thống bệnh viện trường, là nơi rất tốt cho các em thực hành. Đây là những bệnh viện lớn có đầy đủ các mặt bệnh, có các thầy giáo có kiến thức lâm sàng đầy kinh nghiệm.

“Rất cần có một kỳ thi quốc gia sát hạch, đòi hỏi tất cả bác sĩ ra trường thực hành lâm sàng đều phải đạt trình độ lý thuyết, am hiểu kỹ năng, có trình độ lâm sàng nhất định mới được “động” vào người bệnh. Hiện nay, Việt Nam còn đang quá dễ dãi so với nhiều nước. Đơn cử như Hoa Kỳ, những bác sĩ của bang này chưa chắc đã được điều trị cho bệnh nhân ở bang khác nếu như chưa có chứng chỉ hành nghề của bang đó”, GS TS Nguyễn Quang Tuấn nói.

Đồng tình với ý kiến này, thầy thuốc nhân dân, GS. TS Nguyễn Anh Trí cho rằng: Thực hành trong y khoa là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, hoạt động trực với bác sĩ là rất quan trọng. Nếu sinh viên được thực tập, thực hành ở cơ sở có điều kiện không đủ, đặc biệt là không có thầy giỏi thì khó đảm bảo.

“Khi nghe trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ đào tạo bác sĩ đa khoa với các cơ sở thực tập tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đức Giang, Bệnh viện Đống Đa…, tôi lo lắng vô cùng. Kinh nghiệm cho thấy, những sinh viên chăm thực hành, được phụ làm việc với thầy thì giỏi rất nhanh còn những sinh viên ít “động” vào bệnh nhân thì chất lượng kém. Mong Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT có kế hoạch để siết chặt công tác đào tạo bác sĩ đa khoa vì việc này rất quan trọng”, GS. TS Nguyễn Anh Trí nói.

GS. TS Nguyễn Anh Trí đề nghị Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT phải xem lại đội ngũ giáo viên cơ hữu thực sự làm việc tại cơ sở đào tạo. Trên thế giới, nhiều nước vẫn đào tạo bác sĩ đa khoa ở các cơ sở tư nhân nhưng những cơ sở đó thường đáp ứng các điều kiện: Có bệnh viện riêng, bệnh viện đó phải rất lớn, có tên tuổi, được ghi danh, có nhiều giáo sư giỏi giảng dạy, có nhiều bệnh nhân, nhiều điều kiện để thực hành… Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thiếu những điều kiện này.

Nhìn ở khía cạnh khác, GS. TS Nguyễn Anh Trí cũng cho rằng, bệnh viện tiếp nhận sinh viên thực tập phải có ý kiến với trường.

Qua khảo sát, Bộ GD&ĐT khẳng định, việc tuyển sinh của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đáp ứng theo quy định. Còn ông Nguyễn Huy Quang, ********* Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, một trong những đề xuất sửa đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh là người muốn hành nghề khám chữa bệnh phải trải qua kỳ thi quốc gia lấy chứng chỉ hành nghề, nhằm nâng cao kỹ năng thực hành y khoa cho người hành nghề gắn với đổi mới đào tạo, trong đó có đào tạo bác sĩ chuyên khoa sâu. Luật khám chữa bệnh sửa đổi sẽ đề xuất thi quốc gia đối với người tốt nghiệp các trường học, yêu cầu phải trải qua kỳ thi quốc gia mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Việc cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh là biện pháp bắt buộc để kiểm soát chất lượng hành nghề phù hợp với kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã được đào tạo.

Tuy nhiên, trong khi chờ hợp thức hoá kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ thì thế hệ bác sĩ từ những trường mới mở y đa khoa đã ra trường. Thực tế này rất cần sự vào cuộc hơn nữa của các bộ, ngành, đặc biệt sự ý thức từ chính nơi đào tạo thì mới có được lứa bác sĩ đáp ứng được yêu cầu của việc khám chữa bệnh cho người dân.

GS. Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội:
Kỳ thi sát hạch của bệnh viện
Với bệnh viện thì rất đơn giản để lọc năng lực bác sĩ. Chúng tôi không quan tâm nhiều lắm đến bằng cấp, ai muốn làm việc tại bệnh viện thì phải trải qua kỳ thi tuyển sát hạch tại bệnh viện. Tất cả các em sẽ được lọc qua bộ lọc câu hỏi của bệnh viện và những bác sĩ được nhận vào làm việc ký hợp đồng là giám đốc phải chịu trách nhiệm về chất lượng chuyên môn, thái độ, kỹ năng của họ… Do vậy, họ phải đưa ra những tiêu chuẩn nhất định để các sinh viên mới được chấp nhận vào làm việc. Còn nếu bệnh viện nào “nới lỏng” quy trình lựa tuyển đầu vào thì chính bệnh viện đó cũng phải chịu hậu quả, nhất là trong giai đoạn các bệnh viện đang hướng tới tự chủ về thu chi. Trước thực trạng mở rộng đào tạo y khoa, rất cần thiết phải đẩy nhanh việc tổ chức kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ. Tuy nhiên, việc cấp chứng chỉ quốc gia cần lộ trình và sự quyết tâm, đầu tư không chỉ tâm huyết mà cả tài chính.
PGS. TS Phạm Dương Châu, Phó Hiệu trưởng ĐH Kinh doanh và Công nghệ:
Tiến tới 2025 - 2030, nhà trường có bệnh viện thực hành
Chúng tôi đang tiếp tục xây dựng phòng khám đa khoa, Bệnh viện Đa khoa của ĐH kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Ban Giám hiệu đồng ý phương án là từ năm 2025 - 2030 phải có. Phòng khám Đa khoa của trường trong 2 năm nữa thực hiện xong. Chúng tôi cũng hướng tới đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế là chuyên khoa I, chuyên khoa II hay theo Bộ GD&ĐT là thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng yêu cầu là phải có một khoá bác sĩ ra trường thì mới được mở. Sắp tới, trường cũng mở một trung tâm đào tạo liên tục để đào tạo chính bác sĩ, sinh viên của trường theo hình thức thực hành nhiều hơn.
Vân Nguyên/Báo Tin tức
Bác vi phạm quy định của diễn đàn nhiều lần, BĐH đã xoá thớt vẫn cố tình lập lại, các thớt bác lập ra chỉ copy/ paste các đường link cho có, rất cẩu thả và vô hình chung bác tạo ra 1 thứ "rác" cho diễn đàn.

"2/ Các lý do khác :

- Bài viết đăng sai chuyên mục
- Bài viết không dấu
- Bài viết sử dụng nguyên icon
- Bài viết có tiêu đề sử dụng chữ in hoa
- Bài viết liên tục sử dụng chữ in hoa
- Bài viết chèn link quảng cáo cho các trang thương mại
- Bài viết lạm dụng copy & paste thông tin từ các trang tin khác (loại này rất nhiều)
- Bài viết có nội dung trùng lặp với các thớt đã mở trước đó - rất nhiều thớt bị xóa bởi lý do này dù không vi phạm gì về nội dung.
- Bài viết được cho là không phù hợp với văn hóa của OF"

BĐH mời bác tạm nghỉ 07 ngày để đọc Nội quy của diễn đàn cho kỹ, tránh tái phạm, và cũng để các bác khác tránh vi phạm các lỗi như của bác.
Trân trọng !
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top