[Thảo luận] Lỗi vượt trong trường hợp cấm vượt

quannhim84

Đi bộ
Biển số
OF-445656
Ngày cấp bằng
17/8/16
Số km
9
Động cơ
208,890 Mã lực
Tuổi
40
Các bác cho em hỏi những trường hợp nào là trường hợp cấm vượt.

Tình huống: Trường hợp đoạn đường 2 chiều có vạch kẻ liền, xe sau vượt lên xe trước và chém qua vạch liền. Vậy trường hợp này CSGT xử lý lỗi vượt trong trường hợp cấm vượt là đúng hay sai. Trường hợp này cãi là chỉ chém vạch thì có đúng luật không?

Như tình huống em đưa ra, nếu CSGT khép vào lỗi vượt trong trường hợp cấm vượt thì bị phạt 2 triệu-3 triệu và giữ GPLX 60 ngày. Nhưng nếu là lỗi sai làn đường chỉ bị phạt 8 trăm - 1,2 triệu.
Hôm trước bị CSGT bắt ở đoạn đường vừa ra khỏi TP Sơn La để về Hà Nội.
 

mai.thanh10

Xe container
Biển số
OF-69839
Ngày cấp bằng
4/8/10
Số km
5,394
Động cơ
481,510 Mã lực
Nơi ở
Bãi trông xe
Ko phạt đc lỗi cấm vượt khi:
- Ko có biển cấm vượt
- Ko vượt chỗ đường cong, khuất tầm nhìn, chỗ giao nhau, trên dốc,...
- Ko vượt phải,
Nếu đúng như những gì cụ mô tả thì phải cãi thật lực, chỉ là lỗi đi ko đúng phần đường.
Nếu cãi giỏi, lỗi của cụ chủ có khi chỉ là ko tuân thủ biển báo vạch kẻ đường.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,251 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Các bác cho em hỏi những trường hợp nào là trường hợp cấm vượt.

Tình huống: Trường hợp đoạn đường 2 chiều có vạch kẻ liền, xe sau vượt lên xe trước và chém qua vạch liền. Vậy trường hợp này CSGT xử lý lỗi vượt trong trường hợp cấm vượt là đúng hay sai. Trường hợp này cãi là chỉ chém vạch thì có đúng luật không?

Như tình huống em đưa ra, nếu CSGT khép vào lỗi vượt trong trường hợp cấm vượt thì bị phạt 2 triệu-3 triệu và giữ GPLX 60 ngày. Nhưng nếu là lỗi sai làn đường chỉ bị phạt 8 trăm - 1,2 triệu.
Hôm trước bị CSGT bắt ở đoạn đường vừa ra khỏi TP Sơn La để về Hà Nội.
Tùy vạch như thế nào cụ ạ ?

Đè vạch lấn làn, mượn làn khác để vượt xe tính chất và độ nguy hiểm khác hẳn đè vạch, lấn làn, mượn làn khác để đi cho thoải mái mà không vượt xe cụ nhé !
- Để đi có thể trở lại bên này vạch và đúng làn bất kì lúc nào
- Để vượt mà gặp xe ngược lại hay chướng ngại vật thì chỉ có cách phanh gấp, chèn ép xe đang bị vượt hoặc đấu đầu xe ngược chiều !
 
Chỉnh sửa cuối:

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
30,558
Động cơ
966,356 Mã lực
Chắc ko có biển cấm vượt nên cụ chủ mới hỏi. Nhưng đã kẻ vạch liền thì thường có lý do của nó, và e thấy phổ biến là kẻ chỗ đường cong. Cụ quay lại chỗ đó xem có biển đường cong ko. Nếu có biển thì xác định lỗi cấm vượt.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Các bác cho em hỏi những trường hợp nào là trường hợp cấm vượt.

Tình huống: Trường hợp đoạn đường 2 chiều có vạch kẻ liền, xe sau vượt lên xe trước và chém qua vạch liền. Vậy trường hợp này CSGT xử lý lỗi vượt trong trường hợp cấm vượt là đúng hay sai. Trường hợp này cãi là chỉ chém vạch thì có đúng luật không?

Như tình huống em đưa ra, nếu CSGT khép vào lỗi vượt trong trường hợp cấm vượt thì bị phạt 2 triệu-3 triệu và giữ GPLX 60 ngày. Nhưng nếu là lỗi sai làn đường chỉ bị phạt 8 trăm - 1,2 triệu.
Hôm trước bị CSGT bắt ở đoạn đường vừa ra khỏi TP Sơn La để về Hà Nội.
XXX phạt cụ lỗi đấy là còn nhẹ đấy :))
Đúng ra cụ phải bị hai lỗi:
1. Sai làn. Chỉ cần cụ thò sang làn bến trái chưa vượt đã bị lỗi này rồi
2. Vượt trong trường hợp cấm vượt. Cái vạch liền đó là báo hiệu "vị trí có tầm nhìn hạn chế"
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,251 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Chắc ko có biển cấm vượt nên cụ chủ mới hỏi. Nhưng đã kẻ vạch liền thì thường có lý do của nó, và e thấy phổ biến là kẻ chỗ đường cong. Cụ quay lại chỗ đó xem có biển đường cong ko. Nếu có biển thì xác định lỗi cấm vượt.
Không cần biển mà có vạch liền vàng ở tim đường cũng là cấm vượt rồi cụ ạ !

Vạch này thuộc nhóm vạch cấm vượt xe
- Với đường chỉ có hai làn xe chạy ngược chiều hoặc mỗi bên có một làn dành cho xe có động cơ và một làn dành cho xe không có động cơ, hoặc đường hai chiều có ba làn xe nhưng tầm nhìn bị hạn chế, thì tại các đoạn đường cong, các đoạn đường nguy hiểm không cho phép vượt xe, đều phải kẻ đường trung tâm nối liền không đứt khúc, vạch trung tâm màu vàng, chiều rộng vạch 15cm.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Không cần biển mà có vạch liền vàng ở tim đường cũng là cấm vượt rồi cụ ạ !

Vạch này thuộc nhóm vạch cấm vượt xe
- Với đường chỉ có hai làn xe chạy ngược chiều hoặc mỗi bên có một làn dành cho xe có động cơ và một làn dành cho xe không có động cơ, hoặc đường hai chiều có ba làn xe nhưng tầm nhìn bị hạn chế, thì tại các đoạn đường cong, các đoạn đường nguy hiểm không cho phép vượt xe, đều phải kẻ đường trung tâm nối liền không đứt khúc, vạch trung tâm màu vàng, chiều rộng vạch 15cm.
Phải nói chính xác là "không cho phép xe vượt sang bên kia vạch để vượt xe hoặc chạy đè lên vạch". Còn vượt mà không lấn sang làn ngược chiều thì không sai.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,251 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
XXX phạt cụ lỗi đấy là còn nhẹ đấy :))
Đúng ra cụ phải bị hai lỗi:
1. Sai làn. Chỉ cần cụ thò sang làn bến trái chưa vượt đã bị lỗi này rồi
2. Vượt trong trường hợp cấm vượt. Cái vạch liền đó là báo hiệu "vị trí có tầm nhìn hạn chế"
Kiểu đánh chết người thì bị xử 2 tội là "Cố ý gây thương tích" + "Giết người" hả cụ ;))
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,251 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Cụ nghiên cứu hai tội trên rồi hãy chém
Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích
Thứ nhất: Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
- Công cụ, phương tiện sử dụng
Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.
- Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe.
Trên thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của ai đó thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện nếu là công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.
- Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công
Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.
- Hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.
Thứ hai: Chủ thể của tội phạm
Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Thứ ba: khách thể của tội phạm
Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.
Thứ tư: Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Các yếu tố cấu thành tội giết người
1. Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau đây:
a) Có hành vi làm chết người khác: Được thể hiện qua hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống.
Tuy nhiên cần phân biệt:
- Nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát chứ không cấu thành tội này.
- Nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người khác thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
- Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức sau:
+ Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm,dùng súng bắn, dùng cây đánh … nhằm giết người khác.
+ Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm ( phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác … nhằm giết người khác. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường hợp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp
- Có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí khác, cụ thể là:
+ Không sử dụng vũ khĩ hoặc hung khí: Trường hợp này người phạm tội chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân vào điều kiện không thể sống được như đấm, đá, bóp cổ… hoặc dùng các thủ đoạn khác như đẩy xuống sông …
+ Có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết người khác. Trường hợp này người phạm tội có sử dụng các công cụ phạm tội như: Súng, lựu đạn, bom, mìn, dao, búa, gậy gộc, … hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, điện …
- Hành vi giết người được thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực, cụ thể là:
+ Dùng vũ lực: Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội ) tác động lên thân thể nạn nhân.
Việc dùng vũ lực có thể được thể hiện bằng các hình thức sau:
Thực hiện trực tiếp như dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ, …
Thực hiện gián tiếp thông qua phương tiện vật chất (có công cụ, phương tiện phạm tội) như: Dùng dao để đâm, chém, dùng súng bắn, …
+ Không dùng vũ lực: Nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào…
b) Về hậu quả: Các hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả trực tiếp là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác). Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
Tuy nhiên một số truờng hợp việc dùng vũ lực không gây ra hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chết mà chỉ có tác dụng đẩy nạn nhân vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và tử vong (như xổ nạn nhân xuống sông và bỏ mặc cho đến chết hoặc đạp nạn nhân ra ngoài đường đang có nhiều xe oto chạy dẫn đến bị xe cán chết …) theo chúng tôi vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu chứng minh được người thực hiện hành vi đó có mục đích giết người. Đây có thể xem là hậu qua gián tiếp.
2. Khách thể
Hành vi nêu trên đã xâm phạm đến tính mạng của người khác (quyền được bảo vệ về tính mạng)
Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người (đang sống). Ghi chú: Thai nhi không được xem là một con người đang sống cho đến khi được sinh ra và còn sống. Cho nên việc "giết" một bào thai không được xem là hành vi giết người mà chỉ được xem là hành vi cố ý gây thương tích hoặc là tình tiết tăng nặng trong trường hợp giết người là phụ nữ mà biết là ngươi đó đang mang thai.
3. Mặt chủ quan
Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (được thể hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).
Lưu ý:
Mặc dù giết người không phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc nhưng trong một số trường hợp vẫn được xem xét như một dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan để làm căn cứ phân biệt với một số trường hợp sau:
- Gây thương tích dẫn đến giết người. Trong trường hợp này người phạm tội không có mục đích giết người.
- Nạn nhân bị tấn công bằng các hoá chất có độc tính mạnh (như axit, thuốc chuột) hoặc bằng các hung khí nguy hiểm (như dao nhọn, lưỡi lê, …) vào các vị trí hiểm yếu trên cơ thể nhưng chỉ bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ (không chết) hoặc không bị thương tích, trường hợp này cần xác định mục đích tấn công là gì , nếu có mục đích nhằm giết người khác thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nhưng thuộc trường hợp phạm tôi chưa đạt. Tuy nhiên nếu không có mục đích giết người thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tôi cố ý gây thương tích (nếu có).
- Nạn nhân bị vướng bẫy điện dẫn đến tử vong. Trường hợp này cần phân biệt là: nếu dùng bẫy điện với mục đích để chống trộm (tức đối tượng bị tác động được nhắm tới là con người) thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người; nếu dùng bẫy điện với mục đích là để diệt chuột (tức là đối tượng bị tác động nhắm tới không phải là con người thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.
4. Chủ thể
Chủ thể này bất kỳ là người nào có năng lực trách nhiệm hình sự
Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
5. Một số vấn đề cần lưu ý
Trên thực tế, tội giết người có những biểu hiện gần giống với tội phạm khác có yếu tố dùng vũ lực gây thương tích hoặc gây chết người. do đó, cần có sự phân biệt.
- Phân biệt giữa tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt (hậu quả chết người chưa xảy ra nằm ngoài ý muốn của người phạm tội) với tội cố ý gây thương tích cho người khác nhưng dẫn đến hậu quả chết người. Hai trường hợp phạm tội này có điểm giống nhau là cùng gây thương tích cho người khác.
Điểm khác nhau cơ bản là trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác là người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn của họ
- Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 có phân biệt trường hợp người phạm tội nhận thực được hành vi của mình có khả năng làm chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người.
- Phân biệt giữa tội giết người đã hoàn thành (hậu quả chết người đã xảy ra) với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại của người khác dẫn đến chết người
Hai trường hợp trên có điểm giống nhau là cùng gây ra hậu quả chết người. Điểm khác nhau giữa chúng là đối với hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, người phạm tội chỉ mong muốn hậu quả thương tích xảy ra chứ không mong muốn làm chết người và cũng không có ý thức bỏ mặc hậu quả chết người xảy ra.
Còn đối với tội giết người, người phạm tội biết rõ hành vi của mình là tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật và hậu quả chết người xảy ra. Điểm khác nhau về ý thức chủ quan nêu trên được xác định qua các tình tiết biểu hiện ra bên ngoài như phương pháp, phương tiện thực hiện tội phạm, vị trí tác động, trình độ nhận thức, tính cách, mối quan hệ giữa người phạm tội với người bị hại…
Thực tiễn, phải định tội giết người nếu trong khi hành động, người phạm tội có những hành động cố ý, và hành động có khả năng làm chết người như dùng vật nhọn, sắc, cứng, chém hoặc đâm, đánh mạnh vào những chỗ hiểm yếu trên cơ thể nạn nhân như đầu, ngực, bụng, … hoặc cố ý đánh cho nạn nhân thương tích nặng để rồi sau đó bệnh chết.
- Hành vi phá thai không gọi là giết người. Nếu giết phụ nữ biết là có thai thì không phải là giết nhiều người mà là tình tiết định khung tăng nặng.
- Người bị giết trước khi đó phải là con người tự nhiên, sinh học, còn sống. Nếu “giết” một người đã chết hoặc người máy thì hành vi đó không phải là hành vi phạm tội giết người, vì tội giết người là tội xâm phạm đến tính mạng của con người. Tuy nhiên, nếu tưởng nhầm xác chết là người đang còn sống (người phạm tội sai lầm về đối tượng mà có hành vi phạm tội giết người thì vẫn coi là phạm tội. trong trường hợp nạn nhân dù sắp chết mà có hành vi giết họ thì cũng coi là phạm tội giết người)
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích

Các yếu tố cấu thành tội giết người
Đây là hai tội được xác định cho một hành vi đó là "đánh người". Kết tội này thì thôi tội kia.
Còn lỗi sai làn và vượt là hai lỗi cho hai hành vi khác nhau. Không phải cứ sai làn là sẽ vượt hay vượt thì sai làn.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,251 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Đây là hai tội được xác định cho một hành vi đó là "đánh người". Kết tội này thì thôi tội kia.
Còn lỗi sai làn và vượt là hai lỗi cho hai hành vi khác nhau. Không phải cứ sai làn là sẽ vượt hay vượt thì sai làn.
Bậy !
Tội "cố ý gây thương tích" (đánh người) dẫn đến hậu quả chết người khác tội "giết người" nhé !

Chủ thớt nói :
Tình huống: Trường hợp đoạn đường 2 chiều có vạch kẻ liền, xe sau vượt lên xe trước và chém qua vạch liền.
Cụ nói :
Đúng ra cụ phải bị hai lỗi:
1. Sai làn. Chỉ cần cụ thò sang làn bến trái chưa vượt đã bị lỗi này rồi
2. Vượt trong trường hợp cấm vượt. Cái vạch liền đó là báo hiệu "vị trí có tầm nhìn hạn chế
"
Như vậy chả phải vừa bị phạt vì vượt xe nơi cấm vượt lại bị phạt thêm lấn làn để vượt xe ;))
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Bậy !
Tội "cố ý gây thương tích" (đánh người) dẫn đến hậu quả chết người khác tội "giết người" nhé !

Chủ thớt nói :
Tình huống: Trường hợp đoạn đường 2 chiều có vạch kẻ liền, xe sau vượt lên xe trước và chém qua vạch liền.
Cụ nói :
Đúng ra cụ phải bị hai lỗi:
1. Sai làn. Chỉ cần cụ thò sang làn bến trái chưa vượt đã bị lỗi này rồi
2. Vượt trong trường hợp cấm vượt. Cái vạch liền đó là báo hiệu "vị trí có tầm nhìn hạn chế
"
Như vậy chả phải vừa bị phạt vì vượt xe nơi cấm vượt lại bị phạt thêm lấn làn để vượt xe ;))
xe sau vượt lên xe trướcchém qua vạch liền
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,251 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
xe sau vượt lên xe trướcchém qua vạch liền
Để hỏi chủ thớt "xe sau vượt lên xe trước chém qua vạch liền" là xe sau vượt xong rồi sau đó tiếp tục mắc lỗi chém vạch liền hay chém vạch liền để vượt xe nhé :))

quannhim84 vào xác nhận đê !
 
Chỉnh sửa cuối:

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
6,033
Động cơ
412,956 Mã lực
Các bác cho em hỏi những trường hợp nào là trường hợp cấm vượt.

Tình huống: Trường hợp đoạn đường 2 chiều có vạch kẻ liền, xe sau vượt lên xe trước và chém qua vạch liền. Vậy trường hợp này CSGT xử lý lỗi vượt trong trường hợp cấm vượt là đúng hay sai. Trường hợp này cãi là chỉ chém vạch thì có đúng luật không?

Như tình huống em đưa ra, nếu CSGT khép vào lỗi vượt trong trường hợp cấm vượt thì bị phạt 2 triệu-3 triệu và giữ GPLX 60 ngày. Nhưng nếu là lỗi sai làn đường chỉ bị phạt 8 trăm - 1,2 triệu.
Hôm trước bị CSGT bắt ở đoạn đường vừa ra khỏi TP Sơn La để về Hà Nội.
Còn tùy vào vạch kẻ liền đấy là màu vàng hay màu trắng, màu vàng là cấm vượt xe & đè vạch, màu trắng là cấm đè vạch.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
Để hỏi chủ thớt "xe sau vượt lên xe trước chém qua vạch liền" là xe sau vượt xong rồi sau đó tiếp tục mắc lỗi chém vạch liền hay chém vạch liền để vượt xe nhé :))

quannhim84 vào xác nhận đê !
Sao không hỏi ngược lại. chém vạch liền xong rồi hay chém vạch liền để vượt xe.
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
30,558
Động cơ
966,356 Mã lực
Không cần biển mà có vạch liền vàng ở tim đường cũng là cấm vượt rồi cụ ạ !

Vạch này thuộc nhóm vạch cấm vượt xe
- Với đường chỉ có hai làn xe chạy ngược chiều hoặc mỗi bên có một làn dành cho xe có động cơ và một làn dành cho xe không có động cơ, hoặc đường hai chiều có ba làn xe nhưng tầm nhìn bị hạn chế, thì tại các đoạn đường cong, các đoạn đường nguy hiểm không cho phép vượt xe, đều phải kẻ đường trung tâm nối liền không đứt khúc, vạch trung tâm màu vàng, chiều rộng vạch 15cm.
ah vâng, món vàng liền 15cm này thì đúng là ko cần biển. Nhưng thực tế ngoài đường, hầu như e chỉ thấy vạch liền trắng kẻ chỗ đoạn cong, nên e mới tư véo vậy ợ.
 

redTop

Xe điện
Biển số
OF-431489
Ngày cấp bằng
21/6/16
Số km
2,219
Động cơ
236,590 Mã lực
ah vâng, món vàng liền 15cm này thì đúng là ko cần biển. Nhưng thực tế ngoài đường, hầu như e chỉ thấy vạch liền trắng kẻ chỗ đoạn cong, nên e mới tư véo vậy ợ.
Thế mới là luật VN. Hai vạch có mục đích sử dụng như nhau chỉ khác nơi sử dụng thế mà ý nghĩa lại mô tả khác nhau.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,081
Động cơ
368,449 Mã lực
Thôi thôi, toàn đàn ông đàn ang mà hay tự ái lắm. Bác chủ nên có thêm thông tin đã
A/ XXX cần có bằng chứng không chối cãi là xe sau có thực hiện vươt xe trước - thì lỗi này to có thế bao gồm.
- Vượt nơi cấm vượt nếu có vạch vàng, đường cong, có biển cấm vươt
- Đi sai làn đường, phần đường xe chạy
B/ XXX không có bằng chứng cứng để khẳng định lỗi vượt thì chỉ áp đc lỗi không tuân thủ vạch, nôm na là chèn vạch.

Vậy bác chủ cần làm rõ
- Xe sau có vượt xe trc ko (clip họac ảnh nhá), Trường hợp này chỉ cần ảnh chụp xe sau nhoi qua vạch là xác định sự vượt đc. Còn các trường hợp vượt khác thì chỉ có clip mới xác định đc ai vượt ai
- Thêm thông tin về màu vạch liền?
- Đoạn đường này có cong - tầm nhìn bị hạn chế không?, có biển cấm vượt không?
 

lehuuvy123

Xe máy
Biển số
OF-354480
Ngày cấp bằng
12/2/15
Số km
68
Động cơ
264,580 Mã lực
Ko phạt đc lỗi cấm vượt khi:
- Ko có biển cấm vượt
- Ko vượt chỗ đường cong, khuất tầm nhìn, chỗ giao nhau, trên dốc,...
- Ko vượt phải,
Nếu đúng như những gì cụ mô tả thì phải cãi thật lực, chỉ là lỗi đi ko đúng phần đường.
Nếu cãi giỏi, lỗi của cụ chủ có khi chỉ là ko tuân thủ biển báo vạch kẻ đường.
cụ nói chuẩn luôn
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top