[Funland] Mùa xuân Tiệp Khắc tháng 8-1968

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực


21-8-1968 – ngày này cách đây đúng 49 năm, đã xảy ra một sự kiện chấn động thế giới
4 giờ sáng hôm đó (tức 9 giờ sáng, giờ Việt Nam), hai chiếc An-12 bay vào lãnh thổ Tiệp Khắc hướng về Praha và xin hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Ruzyněvì “động cơ trục trặc”. An-12 là máy bay vận tải quân sự trọng tải 20 tấn, chở được 90 lính và vũ khí, xe chiến đấu (tương tự C-130 của Hoa Kỳ). Chiếc đầu tiên do đích thân Sư đoàn trưởng không quân vận tải cầm lái, chở trong khoang Sư đoàn trưởng Sư đoàn Dù 7 với 60 biệt kích, nhân viên kiểm soát không lưu.
Đúng 4 giờ sang, chiếc đầu tiên “hạ cánh khẩn cấp” xuống đường băng sân bay Ruzyně, Praha. Ba mươi giây sau, chiếc An-12 thứ hai , trong khoang chở 60 binh sĩ, cũng đáp xuống.
Hơn 120 binh sĩ toả ra đánh chiếm Phòng điều khiển không lưu và khống chế toàn bộ sân bay.
Hai phút sau khi đổ bộ, Sĩ quan không lưu Liên Xô đã chiếm được đài chỉ huy, và đảm nhận việc điều hành sân bay này. Theo đúng kế hoạch, vài phút sau, 6 chiếc máy bay An-12 cứ 30 giây một chiếc, nối tiếp hạ cánh xuống sân bay Ruzyně, đưa tổng số binh sĩ lên đến 480.
Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 9 phút, một thành công đáng nể.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Tin tức chiếm được sân bay Ruzyně được thông báo ngay cho lực lượng đổ bộ, gần 500 máy bay vận tải quân sự Liên Xô, thay vì lính dù nhảy từ máy bay, đã được tiếp đất an toàn ở 3 sân bay thủ đô Praha và hàng chục sân bay khác ở Tiệp Khắc
Tại riêng sân bay Ruzyně, cứ 30 giây một chiếc hạ xuống để lính dù đổ bộ. Lính dù được huấn luyện kỹ càng từ trước để trong vòng 3 phút có thể dỡ toàn bộ vũ khí, xe chở quân bọc thép BTR, xe tăng hạng nhẹ BMD… để máy bay rỗng cất cánh về Đức và Ba Lan, lấy chỗ trống cho những chiếc An-12 sau tiếp đất
Trong vòng 50 phút, 8.000 lính Sư đoàn Dù 7 và vũ khí đã đổ xuống 3 sân bay ở thủ đô Praha và toả ra đánh chiếm các Trụ sở quan trọng của Đ.ảng của chính phủ Tiệp Khắc.
Không đầy 1 giờ sau, biệt kích Liên Xô đã bắt giữ toàn bộ những nhân vật quan trọng của Tiệp Khắc từ Chủ tịch nước Svoboda, Bí thư thứ nhất Đ.CS Tiệp Khắc Dubček (mà Liên Xô coi là kẻ phải bắt đầu tiên), toàn bộ những nhân vật chóp bu Tiệp Khắc… chẳng sót một ai.
 

Trang điểm Tử thi

Xe container
Người OF
Biển số
OF-527155
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
8,567
Động cơ
667,154 Mã lực
Vụ này bọn Tiệp nó phản thùng XHCN hả cụ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Riêng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Dzur và Tổng Tham mưu trưởng quân đội Tiệp Khắc bị quản thúc lúc 19 giờ ngày 20-8 (trước khi Liên Xô khởi sự 4 giờ). Họ bị quản thúc ngay tại phòng làm việc bởi Tướng Yamtsikov, Tham tán quân sự Liên Xô tại Tiệp Khắc và nhân viên an ninh Liên Xô. Từ Moscow, Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô Grechko nói thẳng với Bộ trưởng quốc phòng Tiệp Khắc: Quân đội khối Warswa sẽ tiến vào Tiệp Khắc, yêu cầu Dzuz không được ra bất cứ mệnh lệnh nào với quân đội.
Trong vòng 25 giờ, quân đội khối Warsawa (chủ yếu là Liên Xô) đã triển khai 200.000 binh sĩ, 7.000 xe tăng trên toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc. Nếu tính cả những đơn vị hậu cần, tiếp tế, đảm bảo kỹ thuật, Liên Xô và khối Warsawa đã huy động tổng cộng 500.000 người
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Vụ can thiệp vào Tiệp Khắc được Liên Xô giấu kín, coi như nhạy cảm, tài liệu thư từ, hồi ký… của binh sĩ bị kiểm duyệt chặt và huỷ bỏ. Nhiều người dân Xô viết đến nay vẫn còn mơ hồ không hiểu chuyện này có thật hay không?
Binh sĩ Liên Xô tham gia vụ Khủng hoảng Cuba (1962), Afghanistan (1979)…. được cấp bằng khen, giấy chứng nhận… còn những binh sĩ tham gia vụ can thiệp vào Tiệp Khắc không hề được công nhận chính thức (nghĩa là mất quyền lợi)
Ngay tại Tiệp Khắc, không một ai dám công khai bình luận, đả động về sự kiện này.
Josef Koudelka, người Tiệp, trước đó chỉ coi việc chụp ảnh là một thú vui trong thời gian rảnh rỗi, chưa bao giờ ông nghe tới thuật ngữ Photojournalism hay được nhìn thấy những tạp chí như Life hay Paris March.
Trong suốt tuần lễ, ông đã sử dụng chiếc máy ảnh Exakta của mình, cùng với những cuộn phim treo ở trên vai, được cắt ra từ hộp phim nhựa lớn dành cho quay phim mà ông đã mua rẻ từ một người bạn. “Tôi thường xuyên phải chạy về nhà để thay phim, tôi luôn nghĩ là mình đã bỏ lỡ mất điều gì đó quan trọng. Có một lần, điều đấy đã cứu sống tôi. Trong lúc tôi đang thay phim tôi nghe thấy một tiếng nổ lớn và rất nhiều người đã chết trước đài phát thanh”.
Josef Koudelka đã chụp những bức ảnh để đời với sự hiểm nguy khi quân lính khối Warsawa đuổi theo ông, ông đã phải núp vào giữa những người biểu tình để trốn. ‘Bây giờ khi tôi xem lại những bức ảnh, tôi không thể tin là tôi đã chụp chúng. Magnum cũng đã không thể tin đấy là công việc của một nhiếp ảnh gia duy nhất. Tôi đã ở khắp mọi nơi bởi vì tất cả mọi nơi khi tôi nhìn vào trong bảy ngày đó đều có sẵn một bức ảnh đang đợi tôi. Tôi thậm chí không có cả thời gian để suy nghĩ về sự nguy hiểm’.
 

bitcoinvn

Xe hơi
Biển số
OF-348010
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
181
Động cơ
183,572 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Quá choáng với anh cả Đỏ . Quá tinh nhuệ. Cảm ơn cụ Nhao5 nhiều, nhiều lắm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Những bức ảnh của Koudelka đã ghi lại sự phẫn nộ, cơn giận dữ khổng lồ, sự bất lực của những người dân. Những bức ảnh sau sự kiện Mùa xuân 1968 đã được lén chuyển ra khỏi Tiệp Khắc tới Magnum và nhanh chóng phơi bày cho thế giới thấy "sự thật" về 7 ngày mùa xuân năm 1968.
Một năm sau, mùa xuân năm 1969, khi Koudelka đang viếng thăm London cùng một nhóm diễn viên nhà hát Tiệp Khắc, ông kinh ngạc khi nhìn thấy bức ảnh của mình trên tờ bìa Sunday Times, kỷ niệm 1 năm sự kiện mùa xuân năm 1968. Bức ảnh được chú thích chụp bởi một người vô danh. Ông đã lo lắng đến số phận của mình và gia đình nếu bị phát hiện là tác giả của những bức ảnh đó. Chính vì vậy ông đã viết thư cho Magnum để xin được tị nạn.
Ngày nay, Tổng thống Ptin đã xin lỗi nhân dân Tiệp Khắc vì sự kiện 1968, vấn đề này không còn “nhạy cảm” như trước đây.
Tuy nhiên không hẳn nhiều người Việt Nam hiểu rõ nguyên do và diễn biến sự kiện này, nhất là những góc khuất ít sách báo đề cập
Em cám ơn những hồi ký của tướng lĩnh Nga tham gia vụ can thiệp được dịch đăng ở Website quansuvietnam, tuy nhiên em cũng phải đối chiếu với bản gốc tiếng Nga để chuẩn hơn
400 hình về sự kiện Tiệp Khắc 1968 (trong đó có hình Koudelka chụp) em để cuối thớt. Cụ nào cần xem hình thì đợi cuối thớt. Em cố gắng post nhanh, vì bận bịu quá, bỏ bê công việc gấu giao, bả đang la lối om xòm ngoài sân đấy
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,634
Động cơ
473,010 Mã lực
EM vào hóng, công nhận triên khai quân số lượng nhớn như thế mà với thời gian quá ngắn, kinh thật :|
 

ducletrung

Xe container
Biển số
OF-165336
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
5,894
Động cơ
406,001 Mã lực
Nguyên nhân gì mà Xô-Viết xâm lược Tiệp Khắc vậy bác?
 

030507

Xe hơi
Biển số
OF-519398
Ngày cấp bằng
3/7/17
Số km
198
Động cơ
178,780 Mã lực
Tuổi
48
Em hỏi ngu tí là tháng 8 sao lại là mùa xuân hả cụ Ngao5
 

Chichchoeht

Xe tăng
Biển số
OF-164803
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
1,014
Động cơ
357,190 Mã lực
Cụ ngao dạo này làm lắm thớt mùa xuân thế???? Liệu mùa xuân đến sẽ ntn chứ???rất khổ cho thế hệ hiện tại nhưng tốt cho TƯƠNG LAI.
 

Chichchoeht

Xe tăng
Biển số
OF-164803
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
1,014
Động cơ
357,190 Mã lực
Chia sẻ với cụ về việc nhà việc nước ;));));)) chúc cụ khoẻ để có sức viết nhiều điều cho ofer tường tận lịch sử VN và TG.

Những bức ảnh của Koudelka đã ghi lại sự phẫn nộ, cơn giận dữ khổng lồ, sự bất lực của những người dân. Những bức ảnh sau sự kiện Mùa xuân 1968 đã được lén chuyển ra khỏi Tiệp Khắc tới Magnum và nhanh chóng phơi bày cho thế giới thấy "sự thật" về 7 ngày mùa xuân năm 1968.
Một năm sau, mùa xuân năm 1969, khi Koudelka đang viếng thăm London cùng một nhóm diễn viên nhà hát Tiệp Khắc, ông kinh ngạc khi nhìn thấy bức ảnh của mình trên tờ bìa Sunday Times, kỷ niệm 1 năm sự kiện mùa xuân năm 1968. Bức ảnh được chú thích chụp bởi một người vô danh. Ông đã lo lắng đến số phận của mình và gia đình nếu bị phát hiện là tác giả của những bức ảnh đó. Chính vì vậy ông đã viết thư cho Magnum để xin được tị nạn.
Ngày nay, Tổng thống Ptin đã xin lỗi nhân dân Tiệp Khắc vì sự kiện 1968, vấn đề này không còn “nhạy cảm” như trước đây.
Tuy nhiên không hẳn nhiều người Việt Nam hiểu rõ nguyên do và diễn biến sự kiện này, nhất là những góc khuất ít sách báo đề cập
Em cám ơn những hồi ký của tướng lĩnh Nga tham gia vụ can thiệp được dịch đăng ở Website quansuvietnam, tuy nhiên em cũng phải đối chiếu với bản gốc tiếng Nga để chuẩn hơn
400 hình về sự kiện Tiệp Khắc 1968 (trong đó có hình Koudelka chụp) em để cuối thớt. Cụ nào cần xem hình thì đợi cuối thớt. Em cố gắng post nhanh, vì bận bịu quá, bỏ bê công việc gấu giao, bả đang la lối om xòm ngoài sân đấy
 

bojfmxojfm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-481470
Ngày cấp bằng
1/1/17
Số km
2,142
Động cơ
216,520 Mã lực
Tuổi
106
Nơi ở
Số 2 phố Lò Gạch, Làng Vũ Đại
Mùa xuân Praha 1968 bị chặn đứng với lực lượng phản ứng nhanh của khối Varsawa chứng minh hai điều:
+ Đỉnh cao của chiến tranh lạnh và sức mạnh phản ứng của khối Varsawa khiến NATO không bao giờ có thể hi vọng một cuộc chiến tranh dễ dàng.
+ Nội bộ các Đảng CS Đông Âu chia rẽ từ những năm 60 dẫn đến sụp đổ hàng loạt những năm 90.
 

XPQ

Xe lăn
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
14,404
Động cơ
561,362 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Thời Liên Sô còn hùng vĩ, quan hệ giữa Liên sô với các nước cùng phe không phải quan hệ đồng minh mà là quan hệ chư hầu với bá chủ. Bởi thế mặc định các chủ trương chính sách của mỗi đàn em đều phải bá cáo và được Liên Sô thông qua mới được.

1956 ở Hung thì vụ việc thuần tuý chính trị nhưng 1968 ở Tiệp thì ban lãnh đạo Tiệp muốn cải tổ kinh tế và văn hoá tư tưởng cởi mở hơn. Việc này không được Liên Sô chấp thuận nên bem.
Các nước như Nam Tư thì ngả theo phương tây để ly khai khỏi Liên Sô. Ru ma ni và đặc biệt là An ba ni thì dựa vào Trung Cuốc để ly khai Liên Sô.
Đây chỉ các cuộc can thiệp chứ không phải xâm lược, và hai sự kiện tại Hung và Tiệp đã gần như làm tan vỡ niềm tin và sự ủng hộ của cánh tả châu Âu đối với thành trì của chủ ngãi xĩa hụi.‎
Nguyên nhân gì mà Xô-Viết xâm lược Tiệp Khắc vậy bác?
 

DuongHL

Xe container
Biển số
OF-304300
Ngày cấp bằng
8/1/14
Số km
7,216
Động cơ
382,765 Mã lực
Dù nhìn dưới lăng kính nào thì cũng không giống như chúng ta được nghe tuyên truyền, nhỉ? :D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Em sẽ trình bày theo thứ tự sau
1. Vì sao Liên Xô ghét Bí thư thứ nhất Đ.CS Tiệp Khắc Dubcek?
2. Liên Xô từ mềm mỏng đến doạ nạt Dubcek ra sao?
3. Dubček, rút kinh nghiệm vụ bạo động đẫm máu ở Hungary năm 1956, mềm mỏng tránh va chạm với Liên Xô
4. Liên Xô đã chuẩn bị cuộc can thiệp này từ hơn bốn tháng trước đó. Sử dụng các căn cứ Liên Xô ở Đức, Ba Lan, 3 nước Baltic và Ukraina
Kế hoạch can thiệp Tiệp Khắc được chuẩn y hôm 11-4-1968 với mật danh "Vltava-666"
Đến giờ G (giờ khởi sự) sẽ phát theo code "Vltava-666"
Cuộc can thiệp này mang tên “Chiến dịch Dunai”. "Dunai" là tên tiếng Nga gọi con sông Danube
5. Liên Xô (và khối Warsawa) cảnh cáo Tiệp Khắc bằng cuộc tập trận quy mô tại Bratislava (Slovakia) tháng 7-1968, một tháng trước khi can thiệp
6. Quân đội Liên Xô không rút về sau khi tập trận
7. ngày 3-8-1968, hai tuần trước khi đưa quân can thiệp, đích thân tất cả những nhà lãnh đạo cao cấp Liên Xô, khối Warsawa tới Tiệp Khắc để nói lời cuối cùng với Dubček
8. Từ 12-8-1968, quân đội Liên Xô báo động chuẩn bị đổ quân vào Tiệp Khắc. Mang tiếng là khối Warsawa đổ quân, nhưng các thủ lĩnh đàn em Đức, Ba Lan, Hungary, Bulgary được báo tin sau cùng. Riêng Rumania và Albania, Liên Xô coi là kẻ phản thùng vì hai nước này chống đối
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top