[Funland] Nếu đặt đúng, nhiều trạm thu phí phải đặt giữa thành phố - Theo anh #

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,678
Động cơ
402,294 Mã lực
(VnMedia)
- Theo lý giải của Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng, một số trạm thu phí đặt không đúng khoảng cách 70km như quy định là do nếu đặt đúng quy định thì sẽ rơi vào giữa thành phố, thị xã hoặc khu dân cư....

Xung quanh việc dư luận "kêu" về việc Bộ Giao thông vận tải cho đặt quá nhiều trạm thu phí, trong đó nhiều trạm không đúng khoảng cách quy định. Với những khoản tiền trạm thu phí đã thu trong những năm qua trong điều kiện đặt sai vị trí như thế thì sẽ xử lý như thế nào?, chiều 27/5, Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết, chủ trương của ****, Nghị quyết Đại hội **** lần thứ XI, Nghị quyết 13 của Hội nghị Trung ương 4 là chúng ta phải đẩy nhanh việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong đó có việc xây dựng hệ thống giao thông tương đối đồng bộ theo hướng hiện đại nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Thực hiện nghị quyết của ****, Chính phủ đã chỉ đạo hết sức quyết liệt Bộ GTVT triển khai thực hiện đầu tư xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển nhanh kết cấu hạ tầng giao thông.

Chính việc có chủ trương của ****, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự giúp đỡ của các bộ, ngành liên quan, các địa phương, nên có thể đánh giá hạ tầng giao thông của nước ta trong 4 năm qua có sự thay đổi rõ rệt. Nhiều công trình hiện đại, nhiều bến cảng, sân bay, đường cao tốc, các tuyến quốc lộ, những cây cầu lớn, đẹp và hiện đại đã đi vào hoạt động.

Theo đánh giá 2 năm một lần của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, năm 2010 hạ tầng giao thông của chúng ta xếp thứ 113, năm 2012 chúng ta xếp thứ 90 và đến năm 2014 chúng ta xếp thứ 74, tăng 29 bậc của 2014 so với 2010.
Ảnh minh họa
Trạm thu phí Vĩnh Thanh sẽ ngừng hoạt động từ 4/2. Ảnh: Tùng Nguyễn
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, rõ ràng là với việc sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách nhà nước, vốn TPCP và vốn huy động xã hội hóa, chúng ta tạo nên sự thay đổi diện mạo bộ mặt giao thông. Chính vì vậy góp phần thực hiện tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu nền kinh tế, giảm chi phí vận tải, góp phần tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Tăng 29 bậc chỉ số rõ ràng góp phần rất mạnh mẽ vào tăng năng lực của nền kinh tế.

Tuy nhiên chúng ta cũng thấy để đẩy mạnh xã hội hóa phải có cơ chế chính sách cho nhà đầu tư thu hồi vốn. Và để triển khai đầu tư các dự án thì Bộ GTVT đã kết hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, các địa phương thực hiện việc đầu tư theo đúng các quy định của Nhà nước.

Việc đặt trạm thu phí thực hiện theo Thông tư 159 của Bộ Tài chính. Trong quy định này, trạm thu phí cách nhau 70km, nếu không đủ 70km thì trước khi lập trạm thu phí phải có sự thỏa thuận của Bộ Tài chính và UBND các địa phương. Lâu nay chúng ta hiểu nhầm là 70km mới là đúng, còn dưới 70km là sai. 70km cũng đúng, dưới 70km cũng đúng nhưng phải có sự thỏa thuận trước mới được đầu tư.

Việc thực hiện đặt các trạm thu phí là hoàn toàn đúng theo quy định. Tuy nhiên, vị trí một số trạm thu phí nhỏ hơn 70km vì có mấy lý do. Thứ nhất là đầu tư công trình tập trung, ví dụ năm 2008, quyết định đầu tư cầu Đồng Nai, rồi đầu tư cầu Cổ Chiên và vừa thông xe, đi rút ngắn được 70km từ Trà Vinh lên Bến Tre.

Làm một cây cầu cho nên không thể đảm bảo được 70km, vì vậy, cầu Cổ Chiên cách trạm thu phí cầu Rạch Miễu hơn 50km nhưng hoàn toàn theo đúng quy định chứ không phải sai và vị trí đặt trạm phải có sự thỏa thuận giữa địa phương với Bộ Tài chính thì Bộ GTVT mới ra quyết định đặt trạm.

Có một loại nữa là trạm thu phí cự li khoảng 70km nhưng nếu đặt đúng 70km thì lại vào giữa thành phố, giữa thị xã hoặc giữa khu dân cư nên theo đề nghị của địa phương, Bộ GTVT phải thỏa thuận với nhà đầu tư, với địa phương, với Bộ Tài chính để đặt sân siu một chút trong cự ly chung là 70km nhưng ở vị trí thuận lợi hơn cho người dân và vẫn hoàn toàn đúng theo quy định.

Còn vấn đề quy hoạch trạm thu phí, cùng với việc đẩy nhanh xã hội hóa, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT khẩn trương xây dựng quy hoạch các trạm thu phí trên cả nước. Việc xã hội là giải pháp thực hiện lâu dài, nằm trong chiến lược phát triển tổng thể giao thông vận tải, cũng như trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Vì vậy cần có quy hoạch tổng thể các trạm thu phí trên toàn quốc. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTV đã giao cho Viện Chiến lược GTVT triển khai xây dựng quy hoạch này và hiện nay về cơ bản quy hoạch đã xong, đang lấy ý kiến các cơ quan của Bộ cũng như đánh giá tác động của quy hoạch này.

Sau khi hoàn chỉnh đầy đủ, lấy ý kiến của các địa phương, các bộ, ngành, chúng tôi sẽ trình Chính phủ phê duyệt và thực hiện. Nhưng cũng xin nói rõ thế này, Thông tư 159 quy định đặt trạm thu phí không căn cứ vào quy hoạch vì quy hoạch đặt trạm thu phí là chỉ đạo mới đây của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, tháng 6/2014. Đây là phần bổ sung, hoàn toàn tách bạch với quy định đặt trạm thu phí. Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chúng tôi đang tích cực triển khai.

"Tôi khẳng định tất cả những trạm thu phí đang được đặt hiện nay là phù hợp đúng với quy định của Thông tư 159", Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Vạn Xuân.


Anh vua biển có ý kiến đây các cụ.

Yêu cầu đảm bảo khoảng cách trạm thu phí
Cập nhật lúc: 10h05" | 29/05/2015
(VnMedia) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu, với các dự án BOT dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới, việc bố trí trạm thu phí phải bảo đảm khoảng cách giữa các trạm theo quy định.

>> Nếu đặt đúng, nhiều trạm thu phí phải đặt giữa thành phố
>> Lập trạm thu phí dày đặc vẫn tuân thủ đúng quy định
>> Dọc cao tốc Nội Bài- Lào Cai sẽ có 10 trạm thu phí

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương lập quy hoạch tổng thể các trạm thu phí BOT trên các tuyến quốc lộ trên phạm vi toàn quốc, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, làm căn cứ triển khai đặt các trạm thu phí các dự án BOT trong thời gian tới.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát tổng thể các dự án BOT đã hoàn thành, đang triển khai và dự kiến sẽ triển khai trong thời gian tới; đánh giá tình hình thực hiện đối với từng trạm thu phí đang triển khai (về mức thu phí, khoảng cách giữa các trạm, kể cả các trạm không trên cùng một tuyến đường); những bất cập, vướng mắc nảy sinh và đề xuất hướng giải quyết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/7/2015. Riêng đối với các dự án BOT dự kiến sẽ triển khai thì việc bố trí trạm thu phí phải bảo đảm khoảng cách giữa các trạm theo quy định.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính đánh giá tình hình thực hiện việc thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện (nộp Quỹ bảo trì đường bộ) với việc thu phí qua trạm BOT, làm cơ sở hoàn thiện đồng bộ chính sách thu phí sử dụng đường bộ.

Ảnh minh họa
Chủ phương tiện nộp "thuế đường" khi qua các trạm thu phí Ảnh: Vạn Xuân
Theo số liệu thống kê của Bộ Giao thông vận tải, hiện nay, trên các tuyến quốc lộ có 96 trạm thu phí đang và sẽ hoạt động khi các dự án BOT hoàn thành và đưa vào sử dụng (đã ký hợp đồng BOT). Trong đó, có 45 trạm thu phí đang thu phí hoàn vốn cho các dự án BOT; 51 trạm chưa thu, đã thống nhất ký hợp đồng BOT và sẽ thu phí cho các dự án BOT sau khi hoàn thành (khoảng từ nay đến năm 2018).

Trong số 96 trạm, có 83 trạm do Bộ Giao thông vận tải ký hợp đồng với các nhà đầu tư BOT, 13 trạm do UBND các tỉnh ký hợp đồng với các nhà đầu tư BOT.

Hiện việc thu phí sử dụng đường bộ được thực hiện theo 2 phương thức: Thu theo đầu phương tiện do đơn vị Đăng kiểm thực hiện và thu trực tiếp tại các trạm BOT do các nhà đầu tư BOT thực hiện.

Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng, việc đặt các trạm thu phí hiện nay là hoàn toàn đúng theo quy định. Tuy nhiên, vị trí một số trạm thu phí nhỏ hơn 70km vì có mấy lý do. Thứ nhất là đầu tư công trình tập trung, ví dụ năm 2008, quyết định đầu tư cầu Đồng Nai, rồi đầu tư cầu Cổ Chiên và vừa thông xe, đi rút ngắn được 70km từ Trà Vinh lên Bến Tre.

Làm một cây cầu cho nên không thể đảm bảo được 70km, vì vậy, cầu Cổ Chiên cách trạm thu phí cầu Rạch Miễu hơn 50km nhưng hoàn toàn theo đúng quy định chứ không phải sai và vị trí đặt trạm phải có sự thỏa thuận giữa địa phương với Bộ Tài chính thì Bộ GTVT mới ra quyết định đặt trạm.

Có một loại nữa là trạm thu phí cự li khoảng 70km nhưng nếu đặt đúng 70km thì lại vào giữa thành phố, giữa thị xã hoặc giữa khu dân cư nên theo đề nghị của địa phương, Bộ GTVT phải thỏa thuận với nhà đầu tư, với địa phương, với Bộ Tài chính để đặt sân siu một chút trong cự ly chung là 70km nhưng ở vị trí thuận lợi hơn cho người dân và vẫn hoàn toàn đúng theo quy định....
Vạn Xuân
Em tiếp bài của báo Tuổi trẻ
Ngày 28-5, qua email của Tuổi Trẻ, ông Trần Đình Bá đã có những phản hồi liên quan việc Bộ GTVT đề nghị thẩm tra học vị của ông
TTO - Ngày 28-5, qua email của Tuổi Trẻ, ông Trần Đình Bá đã có những phản hồi liên quan việc Bộ GTVT đề nghị thẩm tra học vị của ông.

Thư mời của Bộ GTVT gửi ông Trần Đình Bá - hình ảnh do ông Trần Đình Bá cung cấp

Trong email này, ông Trần Đình Bá cung cấp một giấy mời họp, ký ngày 7-2-2012 của Văn phòng Bộ GTVT mời tiến sĩ Trần Đình Bá dự họp (xem hình trên).

Tuổi Trẻ đã gửi đến ông Trần Đình Bá câu hỏi: Việc Bộ GTVT đề nghị xác minh học vị Tiến sỹ của ông, ông có ý kiến như thế nào?

Ông Trần Đình Bá trả lời qua email: Cái này Bộ GTVT tự trả lời mới đúng! Bộ GTVT đã kêu gọi hiến kế, và tôi đã hiến kế cho Bộ GTVT bằng tư duy tiến sỹ và luận án tiến sỹ. Công trình khoa học đặc biệt này được tặng giải thưởng quốc gia về hiến kế thì còn thắc mắc gì nữa?

Theo ông Bá, Luận án TS “Giải pháp mở rộng để hiện đại hóa đường sắt quốc gia khổ 1.435mm" được Thủ tướng đọc và quan tâm chỉ đạo (xem hình dưới).

Hình ảnh do ông Trần Đình Bá cung cấp

Nói về luận án này, trong email gửi Tuổi Trẻ, ông Trần Đình Bá viết: Bằng kiến thức thực tế và nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Riga và Đại học Hàng không Riga (Liên Xô cũ), tôi đã nghiên cứu thành công “Luận án Tiến sỹ giải pháp mở rộng để hiện đại Đường sắt quốc gia tốc độ cao 150-200 km/giờ“ nhằm khai thông trục giao thông quốc gia, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông.

Luận án Tiến sỹ đặc biệt của tôi đã được gửi đến Thủ tướng xem xét. Thủ tướng đã giao cho Văn phòng Chính phủ có công văn số 1575/VPCP ngày 6-3-2011 chỉ đạo Bộ GTVT nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng.

"Tôi tự hào về Luận án TS này được Thủ tướng đọc và quan tâm chỉ đạo, Bộ Chính trị , ban bí thư cũng đã đồng thuận về sáng kiến Tổng lực mở rộng đường sắt và tôi yêu cầu các Giáo sư tiến sĩ Bộ GTVT phải cầu thị tiếp thu và thực hiện", ông Bá viết.

Cũng theo ông Bá, sự việc phát hiện Phối cảnh sân bay Long Thành giống như sân bay Chec Kap Lok đăng trên các báo từ 12-3-2013 đến nay mà Cục HKVN không phát hiện ra - hoặc phát hiện mà vẫn cứ để ỡm ờ dư luận.

"Tôi đã phát hiện ra sai sót này, lẽ ra phải cảm ơn tôi mới đúng?", ông Bá viết.

ĐÔNG HÀ
 
Chỉnh sửa cuối:

Hai Toan

Xe container
Biển số
OF-354101
Ngày cấp bằng
9/2/15
Số km
7,169
Động cơ
323,239 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
dạo này nắng nóng nên các cụ ít ra ngoài nhể.em kệ cm chú nó,kêu cũng chẳng làm sao đcj
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,242
Động cơ
566,260 Mã lực
Thực ra dư luận kêu chưa chuẩn, mà chắc là do báo chí bị định hướng kêu thôi.
Đúng ra phải kêu:
- Tại sao ngân sách nhà nước là tiền của dân nộp vào không chịu bỏ ra để làm đường mà lại BOT rồi bắt nhân dân tiếp tục è cổ ra đóng tiền?
- Tại sao các con đường quốc lộ của dân từ hàng trăm năm nay, bỗng dưng bị mất trắng, tự nhiên dân lại phải nộp tiền mỗi khi sử dụng?
- Tại sao chi phí xây dựng đường BOT quá lớn, để dân phải chịu mức phí khủng 1.500đ/km?
- Tại sao thu phí sử dụng đường hàng năm rồi mà đi đến đâu cũng phải nộp thêm tiền? Phí sử dụng đường nộp hàng năm để đi những con đường nào?
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,678
Động cơ
402,294 Mã lực
Thực ra dư luận kêu chưa chuẩn, mà chắc là do báo chí bị định hướng kêu thôi.
Đúng ra phải kêu:
- Tại sao ngân sách nhà nước là tiền của dân nộp vào không chịu bỏ ra để làm đường mà lại BOT rồi bắt nhân dân tiếp tục è cổ ra đóng tiền?
- Tại sao các con đường quốc lộ của dân từ hàng trăm năm nay, bỗng dưng bị mất trắng, tự nhiên dân lại phải nộp tiền mỗi khi sử dụng?
- Tại sao chi phí xây dựng đường BOT quá lớn, để dân phải chịu mức phí khủng 1.500đ/km?
- Tại sao thu phí sử dụng đường hàng năm rồi mà đi đến đâu cũng phải nộp thêm tiền? Phí sử dụng đường nộp hàng năm để đi những con đường nào?
Có cụ nào làm báo hỏi anh # những câu hỏi này đi. Em thích những câu hỏi này
 

Reddington

Xe hơi
Biển số
OF-368241
Ngày cấp bằng
27/5/15
Số km
128
Động cơ
254,650 Mã lực
Thực ra dư luận kêu chưa chuẩn, mà chắc là do báo chí bị định hướng kêu thôi.
Đúng ra phải kêu:
- Tại sao ngân sách nhà nước là tiền của dân nộp vào không chịu bỏ ra để làm đường mà lại BOT rồi bắt nhân dân tiếp tục è cổ ra đóng tiền?
- Tại sao các con đường quốc lộ của dân từ hàng trăm năm nay, bỗng dưng bị mất trắng, tự nhiên dân lại phải nộp tiền mỗi khi sử dụng?
- Tại sao chi phí xây dựng đường BOT quá lớn, để dân phải chịu mức phí khủng 1.500đ/km?
- Tại sao thu phí sử dụng đường hàng năm rồi mà đi đến đâu cũng phải nộp thêm tiền? Phí sử dụng đường nộp hàng năm để đi những con đường nào?
Để em thử trả lời thay anh # nhé:

Câu 1: nhu cầu đầu tư hạ tầng hiện nay rất lớn, ngân sách nhà nước không thể đáp ứng. như vậy để phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì chúng ta phải đẩy mạnh huy động xã hội hóa = BOT

Câu 2: bên cạnh quốc lộ còn có tỉnh lộ, huyện lộ, hương lộ. dân đi thoải mái miễn phí.

Câu 3: do đặc thù địa chất, địa hình, địa phủ ... chúng tôi đã có so sánh, tính toán. Theo 1 báo cáo của ngân hàng thế giới thì mức giá rải thảm nhựa trên các loại đường cao tốc và quốc lộ tại VN hiện tương đương với nhiều quốc gia khác có mức phát triển tương đương.

Câu 4: vấn đề này tôi trả lời nhiều lần rồi. phí đường bộ dùng để duy tu các con đường không BOT. nếu muốn bỏ thu phí đường bộ thì chỉ còn cách BOT 100% các loại đường, trong đó có con đường quanh Bờ Hồ. Tôi cho rằng như vậy là không được, ảnh hưởng tới mỹ quan của thủ đô nên cần tiếp tục duy trì thu phí đường bộ như hiện nay.

Còn câu hỏi nào nữa k???
 

xich lo 29

Xe buýt
Biển số
OF-344524
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
520
Động cơ
275,200 Mã lực
Thực ra dư luận kêu chưa chuẩn, mà chắc là do báo chí bị định hướng kêu thôi.
Đúng ra phải kêu:
- Tại sao ngân sách nhà nước là tiền của dân nộp vào không chịu bỏ ra để làm đường mà lại BOT rồi bắt nhân dân tiếp tục è cổ ra đóng tiền?
- Tại sao các con đường quốc lộ của dân từ hàng trăm năm nay, bỗng dưng bị mất trắng, tự nhiên dân lại phải nộp tiền mỗi khi sử dụng?
- Tại sao chi phí xây dựng đường BOT quá lớn, để dân phải chịu mức phí khủng 1.500đ/km?
- Tại sao thu phí sử dụng đường hàng năm rồi mà đi đến đâu cũng phải nộp thêm tiền? Phí sử dụng đường nộp hàng năm để đi những con đường nào?
Anh # thừa biết những cái này cụ ợ .bởi vì anh ý quá hiểu nếu co thu ,thu nữa thì cũng không bao giờ có mùa xuân bên của sổ đâu ạ .phải chấp nhận vì cháu và các cụ đang sống ở thiên đường
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
37,023
Động cơ
1,839,560 Mã lực
giờ mới nảy sinh 1 vấn nạn mới là tráng men mặt đường rồi thu phí giá khủng hạn khủng, thấy bạn bè em bên bộ GT nói chuyện bẩu các nhà đầu tư xôm vụ này lắm
trong khi đcm cả cái nền móng, GPMB phía dưới là tuyền tiền dân đóng thuế trả nợ vẫn chưa xong, lại nộp thêm tiền thuê bao tháng, giờ qua đó đc xé vé lẻ hô hố
 

phot_ang_le

Xe hơi
Biển số
OF-47690
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
151
Động cơ
461,258 Mã lực
Để em thử trả lời thay anh # nhé:

Câu 1: nhu cầu đầu tư hạ tầng hiện nay rất lớn, ngân sách nhà nước không thể đáp ứng. như vậy để phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì chúng ta phải đẩy mạnh huy động xã hội hóa = BOT

Câu 2: bên cạnh quốc lộ còn có tỉnh lộ, huyện lộ, hương lộ. dân đi thoải mái miễn phí.

Câu 3: do đặc thù địa chất, địa hình, địa phủ ... chúng tôi đã có so sánh, tính toán. Theo 1 báo cáo của ngân hàng thế giới thì mức giá rải thảm nhựa trên các loại đường cao tốc và quốc lộ tại VN hiện tương đương với nhiều quốc gia khác có mức phát triển tương đương.

Câu 4: vấn đề này tôi trả lời nhiều lần rồi. phí đường bộ dùng để duy tu các con đường không BOT. nếu muốn bỏ thu phí đường bộ thì chỉ còn cách BOT 100% các loại đường, trong đó có con đường quanh Bờ Hồ. Tôi cho rằng như vậy là không được, ảnh hưởng tới mỹ quan của thủ đô nên cần tiếp tục duy trì thu phí đường bộ như hiện nay.

Còn câu hỏi nào nữa k???
Ôi vãi, cụ trả lời như anh # luôn.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
6,242
Động cơ
566,260 Mã lực
Để em thử trả lời thay anh # nhé:

Câu 1: nhu cầu đầu tư hạ tầng hiện nay rất lớn, ngân sách nhà nước không thể đáp ứng. như vậy để phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì chúng ta phải đẩy mạnh huy động xã hội hóa = BOT

Câu 2: bên cạnh quốc lộ còn có tỉnh lộ, huyện lộ, hương lộ. dân đi thoải mái miễn phí.

Câu 3: do đặc thù địa chất, địa hình, địa phủ ... chúng tôi đã có so sánh, tính toán. Theo 1 báo cáo của ngân hàng thế giới thì mức giá rải thảm nhựa trên các loại đường cao tốc và quốc lộ tại VN hiện tương đương với nhiều quốc gia khác có mức phát triển tương đương.

Câu 4: vấn đề này tôi trả lời nhiều lần rồi. phí đường bộ dùng để duy tu các con đường không BOT. nếu muốn bỏ thu phí đường bộ thì chỉ còn cách BOT 100% các loại đường, trong đó có con đường quanh Bờ Hồ. Tôi cho rằng như vậy là không được, ảnh hưởng tới mỹ quan của thủ đô nên cần tiếp tục duy trì thu phí đường bộ như hiện nay.

Còn câu hỏi nào nữa k???
Nếu anh # trả lời thế, tôi sẽ chất vẫn tiếp (Mặc dù thực tế anh # chẳng thèm trả lời, và tôi cũng chẳng có cơ hội chất vấn):
1. Nhu cầu đầu tư hạ tầng rất lớn, đúng. Thế nhưng tại sao Việt Nam là một nước có tỷ lệ thu thuế, phí thuộc loại cao trong khu vực, lại còn có nguồn lợi từ dầu khí mà ngân sách nhà nước lại không thể đáp ứng? Phải chẳng NSNN đã bị các anh Shin, Line làm cho trống rỗng? Theo tôi được biết, các nước thường chỉ làm BOT với những công trình yêu cầu chất lượng cao và tác động đến tỷ lệ dân số ít (ví dụ đường cao tốc, đường ra sân bay, sân bay...) còn VN thì lại làm BOT gần như tất cả các con đường quốc lộ, tác động đến đa số người dân. Hơn nữa, BOT sẽ làm tăng mức chi trả của người dân ngoài những khoản thuế, phí đã phải nộp, sẽ tác động đến nền kinh tế. BT giải thích ra sao về việc này?
2. Tỉnh lộ, huyện lộ... làm bằng tiền của dân (cũng như các con đường quốc lộ trước đây) dân sử dụng không phải trả phí là chuyện hiển nhiên, thu phí mới là chuyện lạ. BT dùng từ "miễn phí" nghe có vẻ lạ tai, giống như không phải trả tiền thuê nhà khi sống trong chính ngôi nhà của mình vậy.
3. Mong BT cho con số cụ thể, dân chúng tôi chán nghe cái từ "tương đương" lắm rồi
4. Có vẻ BT không nắm được luật thì phải. Phí sử dụng đường là tiền trả cho dịch vụ mà người dân sử dụng. Tiền phí thu được phải nộp vào ngân sách, sau đó sử dụng thế nào do Chính phủ đề xuất và Quốc hội quyết định, chứ không có chuyện phí sử dụng đường bộ để duy tu đường không BOT, rồi thuế nhập khẩu để xây dựng đường cấp tỉnh, thuế tiêu thụ đặc biệt để xây dựng đường cấp huyện... đâu BT ạ. Phí không phân loại theo mục đích sử dụng mà phân loại theo loại dịch vụ mà nó cung cấp BT nhé. Mà có lẽ BT cũng không biết đến luật NSNN thì phải. Luật đã quy định NSNN dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, mà theo như BT nói, đường giao thông (thuộc loại cơ sở hạ tầng quan trọng) chỉ hoàn toàn trông chờ vào nguồn tiền ngoài ngân sách sao?
 

S320

Xe container
Biển số
OF-40504
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
6,033
Động cơ
510,506 Mã lực
Cãi CỐI :)):)):))


Càng ngày càng chán. Ko hiểu còn cái gì n ó chưa nghĩ ra để thu?????
 

S320

Xe container
Biển số
OF-40504
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
6,033
Động cơ
510,506 Mã lực
Kề thừa đây rồi:)) phát ngôn viên của ....
Để em thử trả lời thay anh # nhé:

Câu 1: nhu cầu đầu tư hạ tầng hiện nay rất lớn, ngân sách nhà nước không thể đáp ứng. như vậy để phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì chúng ta phải đẩy mạnh huy động xã hội hóa = BOT

Câu 2: bên cạnh quốc lộ còn có tỉnh lộ, huyện lộ, hương lộ. dân đi thoải mái miễn phí.

Câu 3: do đặc thù địa chất, địa hình, địa phủ ... chúng tôi đã có so sánh, tính toán. Theo 1 báo cáo của ngân hàng thế giới thì mức giá rải thảm nhựa trên các loại đường cao tốc và quốc lộ tại VN hiện tương đương với nhiều quốc gia khác có mức phát triển tương đương.

Câu 4: vấn đề này tôi trả lời nhiều lần rồi. phí đường bộ dùng để duy tu các con đường không BOT. nếu muốn bỏ thu phí đường bộ thì chỉ còn cách BOT 100% các loại đường, trong đó có con đường quanh Bờ Hồ. Tôi cho rằng như vậy là không được, ảnh hưởng tới mỹ quan của thủ đô nên cần tiếp tục duy trì thu phí đường bộ như hiện nay.

Còn câu hỏi nào nữa k???
 

phot_ang_le

Xe hơi
Biển số
OF-47690
Ngày cấp bằng
30/9/09
Số km
151
Động cơ
461,258 Mã lực
Chuẩn thì cho em xin chén rượu?
Nếu anh # trả lời thế, tôi sẽ chất vẫn tiếp (Mặc dù thực tế anh # chẳng thèm trả lời, và tôi cũng chẳng có cơ hội chất vấn):
1. Nhu cầu đầu tư hạ tầng rất lớn, đúng. Thế nhưng tại sao Việt Nam là một nước có tỷ lệ thu thuế, phí thuộc loại cao trong khu vực, lại còn có nguồn lợi từ dầu khí mà ngân sách nhà nước lại không thể đáp ứng? Phải chẳng NSNN đã bị các anh Shin, Line làm cho trống rỗng? Theo tôi được biết, các nước thường chỉ làm BOT với những công trình yêu cầu chất lượng cao và tác động đến tỷ lệ dân số ít (ví dụ đường cao tốc, đường ra sân bay, sân bay...) còn VN thì lại làm BOT gần như tất cả các con đường quốc lộ, tác động đến đa số người dân. Hơn nữa, BOT sẽ làm tăng mức chi trả của người dân ngoài những khoản thuế, phí đã phải nộp, sẽ tác động đến nền kinh tế. BT giải thích ra sao về việc này?
2. Tỉnh lộ, huyện lộ... làm bằng tiền của dân (cũng như các con đường quốc lộ trước đây) dân sử dụng không phải trả phí là chuyện hiển nhiên, thu phí mới là chuyện lạ. BT dùng từ "miễn phí" nghe có vẻ lạ tai, giống như không phải trả tiền thuê nhà khi sống trong chính ngôi nhà của mình vậy.
3. Mong BT cho con số cụ thể, dân chúng tôi chán nghe cái từ "tương đương" lắm rồi
4. Có vẻ BT không nắm được luật thì phải. Phí sử dụng đường là tiền trả cho dịch vụ mà người dân sử dụng. Tiền phí thu được phải nộp vào ngân sách, sau đó sử dụng thế nào do Chính phủ đề xuất và Quốc hội quyết định, chứ không có chuyện phí sử dụng đường bộ để duy tu đường không BOT, rồi thuế nhập khẩu để xây dựng đường cấp tỉnh, thuế tiêu thụ đặc biệt để xây dựng đường cấp huyện... đâu BT ạ. Phí không phân loại theo mục đích sử dụng mà phân loại theo loại dịch vụ mà nó cung cấp BT nhé. Mà có lẽ BT cũng không biết đến luật NSNN thì phải. Luật đã quy định NSNN dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, mà theo như BT nói, đường giao thông (thuộc loại cơ sở hạ tầng quan trọng) chỉ hoàn toàn trông chờ vào nguồn tiền ngoài ngân sách sao?
EM định vodka cụ nhưng dưới có cụ này chất vấn tiếp cụ # hay nữa nên em vodka cụ này.
Cụ muốn em vodka thì cụ tiếp tục trả lời chất vấn nhé:P
 

Anh Tuấn Lê

Xe tải
Biển số
OF-196360
Ngày cấp bằng
30/5/13
Số km
271
Động cơ
328,030 Mã lực
Các cụ thông cảm, lương BT có 15 củ môt tháng, làm xói đầu, xói tóc ra, mấy cháu dạng chân, thót cái bằng cả năm lương.
Tâm tư lắm chứ, nhân viên thu phí đứng chồn chân, ngồi chai *** nóng bức. Quan thì đầu tắt mặt tối... thua hết.
Lập thêm trạm sao cho tháng cũng phải bằng mấy em kia thót cái chứ ai lại cả năm mới bằng thì kém quá.
 

Reddington

Xe hơi
Biển số
OF-368241
Ngày cấp bằng
27/5/15
Số km
128
Động cơ
254,650 Mã lực
Nếu anh # trả lời thế, tôi sẽ chất vẫn tiếp (Mặc dù thực tế anh # chẳng thèm trả lời, và tôi cũng chẳng có cơ hội chất vấn):
1. Nhu cầu đầu tư hạ tầng rất lớn, đúng. Thế nhưng tại sao Việt Nam là một nước có tỷ lệ thu thuế, phí thuộc loại cao trong khu vực, lại còn có nguồn lợi từ dầu khí mà ngân sách nhà nước lại không thể đáp ứng? Phải chẳng NSNN đã bị các anh Shin, Line làm cho trống rỗng? Theo tôi được biết, các nước thường chỉ làm BOT với những công trình yêu cầu chất lượng cao và tác động đến tỷ lệ dân số ít (ví dụ đường cao tốc, đường ra sân bay, sân bay...) còn VN thì lại làm BOT gần như tất cả các con đường quốc lộ, tác động đến đa số người dân. Hơn nữa, BOT sẽ làm tăng mức chi trả của người dân ngoài những khoản thuế, phí đã phải nộp, sẽ tác động đến nền kinh tế. BT giải thích ra sao về việc này?
2. Tỉnh lộ, huyện lộ... làm bằng tiền của dân (cũng như các con đường quốc lộ trước đây) dân sử dụng không phải trả phí là chuyện hiển nhiên, thu phí mới là chuyện lạ. BT dùng từ "miễn phí" nghe có vẻ lạ tai, giống như không phải trả tiền thuê nhà khi sống trong chính ngôi nhà của mình vậy.
3. Mong BT cho con số cụ thể, dân chúng tôi chán nghe cái từ "tương đương" lắm rồi
4. Có vẻ BT không nắm được luật thì phải. Phí sử dụng đường là tiền trả cho dịch vụ mà người dân sử dụng. Tiền phí thu được phải nộp vào ngân sách, sau đó sử dụng thế nào do Chính phủ đề xuất và Quốc hội quyết định, chứ không có chuyện phí sử dụng đường bộ để duy tu đường không BOT, rồi thuế nhập khẩu để xây dựng đường cấp tỉnh, thuế tiêu thụ đặc biệt để xây dựng đường cấp huyện... đâu BT ạ. Phí không phân loại theo mục đích sử dụng mà phân loại theo loại dịch vụ mà nó cung cấp BT nhé. Mà có lẽ BT cũng không biết đến luật NSNN thì phải. Luật đã quy định NSNN dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, mà theo như BT nói, đường giao thông (thuộc loại cơ sở hạ tầng quan trọng) chỉ hoàn toàn trông chờ vào nguồn tiền ngoài ngân sách sao?
Em lại làm cascade nhé:

Câu 1: cảm ơn nhà báo. nhà báo có nói VN có tỷ lệ thu thuế, phí thuộc loại cao nhất trong khu vực, xin nhà báo cho số liệu để tiện so sánh. cũng (lại) theo báo cáo của ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế, tỷ lệ thất thu thuế (tax gap) ở VN vào khoảng trên 30%. các nước châu Âu chẳng hạn mức thuế, phí còn cao hơn VN nhiều.

Câu 2: báo cáo nhà báo là khi xây ngôi nhà chung này dân chỉ góp có 1 viên gạch thôi, còn thì ông bạn hàng xóm, ông bạn xa xa góp phần nhiều hơn; vì vậy chúng ta có nghĩa vụ trả nợ các khoản vay để xây nhà đó. có cái xí xổm được miễn phí là khá lắm rồi.

Câu 3: cái này nhà báo hỏi WB nhé.

Câu 4: xã hội hóa phát triển hạ tầng là một chủ trương lớn của Đ.ảng, đã được cụ thể hóa bằng các nghị quyết của BCT, BBT, nghị định của CP, thông tư, v.v... đây là một việc làm cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày một nâng cao của việc phát triển kinh tế. là tư lệnh ngành giao thông, tôi có trách nhiệm phải thực thi nhiệm vụ đã được Đ.ảng và nhà nước giao phó.

Mời nhà báo tiếp tục
 

Reddington

Xe hơi
Biển số
OF-368241
Ngày cấp bằng
27/5/15
Số km
128
Động cơ
254,650 Mã lực
EM định vodka cụ nhưng dưới có cụ này chất vấn tiếp cụ # hay nữa nên em vodka cụ này.
Cụ muốn em vodka thì cụ tiếp tục trả lời chất vấn nhé:P
Cụ không vốt em thì em lấy đâu ra sức mà trả lời.

mệt quá. anh # có cả đội ngũ PR đi theo, chuyên chuẩn bị các bài trả lời kiểu này. em thì ăn cắp thời gian cơ quan lên đây chém gió, cụ phải cho e tí động lực chứ.
 

Reddington

Xe hơi
Biển số
OF-368241
Ngày cấp bằng
27/5/15
Số km
128
Động cơ
254,650 Mã lực
Các cụ thông cảm, lương BT có 15 củ môt tháng, làm xói đầu, xói tóc ra, mấy cháu dạng chân, thót cái bằng cả năm lương.
Tâm tư lắm chứ, nhân viên thu phí đứng chồn chân, ngồi chai *** nóng bức. Quan thì đầu tắt mặt tối... thua hết.
Lập thêm trạm sao cho tháng cũng phải bằng mấy em kia thót cái chứ ai lại cả năm mới bằng thì kém quá.
Lương thì 15 củ VND nhưng thu nhập thì 15 củ $$$.
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,261
Động cơ
1,057,905 Mã lực
không hiểu anh học hành ở đâu ra mà hiểu sai bét thế? không ai bảo anh phải đặt các trạm thu phí cách nhau đúng 70km. TT 159 nêu rõ, trạm thu phí BOT đặt tại con đường BOT và các trạm này không được cách nhau dưới 70km. đường thủ đo có BOT éo đâu mà đòi đặt trạm? không đặt cách nhau 70km thì 80km, có sao đâu?

BTC quy định 70km là để đảm bảo cân bằng lợi ích nhà đầu tư và người dân. giờ đặt trạm BOT bố láo, sai phạm lại còn đổ cho BTC.

bản chất của vấn đề là cơ chế xin cho. thu phí của thằng dân nhưng lại đi xin phép của thằng khác, vậy tội gì không xin, không cho nhiều vào cho sướng. dự án BOT cũng chả thấy đấu thầu mà toàn xin- cho, đã xin- cho thì giá còn cao nhất thế giới, trạm thu phí còn phải tăng nữa.
 

S320

Xe container
Biển số
OF-40504
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
6,033
Động cơ
510,506 Mã lực
Đề nghị bộ trưởng rổm trả lời câu hỏi của cử CHI này:))
không hiểu anh học hành ở đâu ra mà hiểu sai bét thế? không ai bảo anh phải đặt các trạm thu phí cách nhau đúng 70km. TT 159 nêu rõ, trạm thu phí BOT đặt tại con đường BOT và các trạm này không được cách nhau dưới 70km. đường thủ đo có BOT éo đâu mà đòi đặt trạm? không đặt cách nhau 70km thì 80km, có sao đâu?

BTC quy định 70km là để đảm bảo cân bằng lợi ích nhà đầu tư và người dân. giờ đặt trạm BOT bố láo, sai phạm lại còn đổ cho BTC.

bản chất của vấn đề là cơ chế xin cho. thu phí của thằng dân nhưng lại đi xin phép của thằng khác, vậy tội gì không xin, không cho nhiều vào cho sướng. dự án BOT cũng chả thấy đấu thầu mà toàn xin- cho, đã xin- cho thì giá còn cao nhất thế giới, trạm thu phí còn phải tăng nữa.
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,678
Động cơ
402,294 Mã lực
không hiểu anh học hành ở đâu ra mà hiểu sai bét thế? không ai bảo anh phải đặt các trạm thu phí cách nhau đúng 70km. TT 159 nêu rõ, trạm thu phí BOT đặt tại con đường BOT và các trạm này không được cách nhau dưới 70km. đường thủ đo có BOT éo đâu mà đòi đặt trạm? không đặt cách nhau 70km thì 80km, có sao đâu?

BTC quy định 70km là để đảm bảo cân bằng lợi ích nhà đầu tư và người dân. giờ đặt trạm BOT bố láo, sai phạm lại còn đổ cho BTC.

bản chất của vấn đề là cơ chế xin cho. thu phí của thằng dân nhưng lại đi xin phép của thằng khác, vậy tội gì không xin, không cho nhiều vào cho sướng. dự án BOT cũng chả thấy đấu thầu mà toàn xin- cho, đã xin- cho thì giá còn cao nhất thế giới, trạm thu phí còn phải tăng nữa.
Đúng như cụ nói. mấy cái chỗ em bôi đỏ là ý em nói cụ # này cà rốt. Đâu phải cứ đo đường đủ 70km mới được đặt trạm
Tư lệnh nghành mà chả hiểu luật còn chém như anh Quảng nữa là anh Q
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top