[Funland] Người Pháp đã tạo ra chuẩn đo lường hệ mét như thế nào.

danleduc

Xe điện
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
4,638
Động cơ
247,327 Mã lực
"Đo lường là một trong những điều bình thường và tầm thường nhất, nhưng thật sự chính những gì mà chúng ta xem là hiển nhiên lại là những câu chuyện hấp dẫn nhất và có lịch sử gây tranh cãi,"

Nhìn chung, chúng ta không để ý đến đo lường bởi vì nó gần như là giống nhau ở bất cứ mọi nơi chúng ta đến. Ngày nay, hệ mét, vốn được tạo ra ở Pháp, là hệ đo lường chính thức của mọi quốc gia trên thế giới ngoài trừ ba nước: Mỹ, Liberia và Miến Điện.

Ngay cả thế, hệ mét vẫn được sử dụng cho những mục đích như giao thương toàn cầu.

Tuy nhiên, hãy hình dung một thế giới mà mỗi khi bạn đi đến một nơi bạn phải thực hiện chuyển đổi đo lường khác nhau giống như đối với tiền tệ. Đó là thực tế trước Cách mạng Pháp vào cuối thế kỷ 18 khi mà trọng lượng và đo lường khác nhau không chỉ từ nước này sang nước khác mà còn trong từng nước.
Chỉ riêng ở Pháp, trong thời Chế độ Cũ (Ancien Régime) người ta ước tính có đến ít nhất 250.000 đơn vị đo lường và trọng lượng khác nhau được lưu hành.
Cách mạng Pháp đã làm thay đổi tất cả.Trong những năm tháng đầy biến động từ năm 1789 cho đến 1799, các nhà cách mạng không chỉ muốn đảo lộn chính trị bằng cách tước đoạt quyền lực ra khỏi tay chế độ quân chủ và Giáo hội mà họ còn muốn thay đổi căn bản xã hội bằng cách đạp đổ những truyền thống và tập quán cũ.
Nhiệm vụ đưa ra một hệ thống đo lường mới được giao cho những nhà tư tưởng khoa học nổi bật của phong trào Ánh sáng. Các nhà khoa học này háo hức tạo ra một hệ thống đo lường mới đồng nhất dựa trên lý trí chứ không phải truyền thống hay chính quyền địa phương. Do đó, quyết định được đưa ra rằng hệ mét chỉ dựa hoàn toàn trên tự nhiên. Nó được tính là một phần mười triệu chiều dài của khoảng cách từ Bắc Cực đến xích đạo.
Đường kinh tuyến chạy từ Bắc Cực đến xích đạo được sử dụng để quyết định chiều dài của đơn vị đo lường mới là đường kinh tuyến Paris.
Đây là đường kinh tuyến mà hai nhà thiên văn học đã lên đường đi đo đạc từ Paris hồi năm 1792. Jean-Baptiste-Joseph Delambre đi về hướng bắc đến Dunkirk trong khi Pierre Méchain đi về hướng nam đến Barcelona.
Sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất thời đó và phương pháp đo tam giác toán học để đo đạc vòng kinh tuyến giữa hai điểm ngang với mặt nước biển này, sau đó loại suy ra khoảng cách giữa Bắc cực và đường xích đạo bằng cách mở rộng vòng kinh tuyến đó ra thành hình elip, hai nhà thiên văn đề ra mục tiêu sẽ tái ngộ ở Paris để xác định được một chuẩn mực đo lường mới phổ quát trong vòng một năm. Cuối cùng họ đã mất đến bảy năm.
Tuy nhiên, phải mất khoảng 100 năm trước khi gần như tất cả mọi người dân Pháp bắt đầu sử dụng hệ mét.

Cơ quan Trọng lượng và Đo lường Quốc tế (BIPM): Nằm ở khu ngoại ô yên tĩnh Sèvres của Paris, được thành lập với mục đích ban đầu là để giữ gìn các chuẩn mực đo lường quốc tế, BIPM thúc đẩy tính đồng nhất của bảy đơn vị đo lường quốc tế trong đó có mét và kí lô. Đây là nơi lưu giữ thanh mét mẹ chuẩn bằng platinum vốn được sử dụng để đo và nhân ra những bản sao một cách cẩn thận. Những bản sao này sau đó được gửi đi đến các thủ đô trên thế giới.
Vào những năm 1960, BIPM định nghĩa lại mét theo ánh sáng để giúp nó được chính xác hơn bao giờ hết. Giờ đây khi được xác định bằng những định luật vật lý phổ quát cuối cùng nó cũng trở thành đơn vị thật sự dựa trên tự nhiên.

Tham khảo từ : BBC Travel.
 

danleduc

Xe điện
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
4,638
Động cơ
247,327 Mã lực
Bỏ qua sự xấu xa của chế Độ Thực dân Pháp, nước Pháp đem đến cho TG nhiều giá trị to lớn.
 

one

Xe điện
Biển số
OF-14032
Ngày cấp bằng
16/3/08
Số km
3,258
Động cơ
514,156 Mã lực
Các cụ thích chủ đề này có thể đọc cuốn “Những kẻ cầu toàn đã thay đổi thế giới như thế nào” của Simon Winchester. Sách viết rất dễ hiểu, em dân khối D vẫn đọc thun thút. Có 1 chương về hệ đo lường này và nhiều câu chuyện khác về các tiêu chuẩn đo lường kỹ thuật từ thời luyện kim đến nay.
 

Ối Giời Ơi

Xe tăng
Biển số
OF-312425
Ngày cấp bằng
19/3/14
Số km
1,671
Động cơ
356,678 Mã lực
Các cụ thích chủ đề này có thể đọc cuốn “Những kẻ cầu toàn đã thay đổi thế giới như thế nào” của Simon Winchester. Sách viết rất dễ hiểu, em dân khối D vẫn đọc thun thút. Có 1 chương về hệ đo lường này và nhiều câu chuyện khác về các tiêu chuẩn đo lường kỹ thuật từ thời luyện kim đến nay.
link ebook cho cụ nao can :
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,371
Động cơ
397,165 Mã lực
Hệ mét đã là gì, phải nói rộng ra là hệ S.I. Hệ thống tiêu chuẩn đo lường quốc tế.

Nước đóng băng ở 0 độ C, sôi ở 100 độ C. 1 m3 nước nặng 1 tấn. Một lít nước có thể tích bằng một khối hộp lập phương mỗi cạnh 10cm. Thật tài tình và dễ tính toán.

Trong khi dùng đơn vị của tụi Mỹ ta có: 1 ga lông nước nặng 8.34 pao. 1 ga lông nước là một khối hộp lập phương có thể tích 0.1337 cubic feet. Thật là ấm ớ, dở hơi.
 

dinhdung001

Xe tải
Biển số
OF-28602
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
257
Động cơ
423,053 Mã lực
Hệ mét đã là gì, phải nói rộng ra là hệ S.I. Hệ thống tiêu chuẩn đo lường quốc tế.

Nước đóng băng ở 0 độ C, sôi ở 100 độ C. 1 m3 nước nặng 1 tấn. Một lít nước có thể tích bằng một khối hộp lập phương mỗi cạnh 10cm. Thật tài tình và dễ tính toán.

Trong khi dùng đơn vị của tụi Mỹ ta có: 1 ga lông nước nặng 8.34 pao. 1 ga lông nước là một khối hộp lập phương có thể tích 0.1337 cubic feet. Thật là ấm ớ, dở hơi.
thấy bọn Mỹ nó cũng buồn cười. Đơn vị đo chính xác nhưng có n chữ số thập phân sau dấu ",". Không hiểu làm sao để chuyển đổi đơn vị chính xác được nhỉ.
 

ducati1

Xì hơi lốp
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
464
Động cơ
315,942 Mã lực
Hệ mét đã là gì, phải nói rộng ra là hệ S.I. Hệ thống tiêu chuẩn đo lường quốc tế.

Nước đóng băng ở 0 độ C, sôi ở 100 độ C. 1 m3 nước nặng 1 tấn. Một lít nước có thể tích bằng một khối hộp lập phương mỗi cạnh 10cm. Thật tài tình và dễ tính toán.

Trong khi dùng đơn vị của tụi Mỹ ta có: 1 ga lông nước nặng 8.34 pao. 1 ga lông nước là một khối hộp lập phương có thể tích 0.1337 cubic feet. Thật là ấm ớ, dở hơi.
Chẳng có gì buồn cừoi cả. Mỹ chính là dân Anh di cư. Thằng Pháp ra đời hệ thống đo lường hệ mét với mục đích chính trị là so kè với thằng Anh. Vì vậy bọn Anh tất nhiên sao xài hệ Pháp được?? Sau Mỹ độc lập, muốn có cái gì khác Anh nhưng lại không muốn giống Pháp nên có nhiều khi cùng 1 tên gọi mà hệ Mỹ với hệ Anh cũng sai khác ít nhiều.
 

Mc Bia

Xe điện
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,161
Động cơ
26,844 Mã lực
Hồi xửa xưa cấp 2 thầy dạy địa lý dạy bọn em về mét mẫu để ở Pháp. Sau đấy trong bài kiểm tra 15 phút còn có câu hỏi mét mẫu để ở đâu ? :D. Nhoằng cái gần 4 chục niên.
 

BMW X11

Xe điện
Biển số
OF-833968
Ngày cấp bằng
17/5/23
Số km
2,254
Động cơ
140,310 Mã lực
Tuổi
22
thấy bọn Mỹ nó cũng buồn cười. Đơn vị đo chính xác nhưng có n chữ số thập phân sau dấu ",". Không hiểu làm sao để chuyển đổi đơn vị chính xác được nhỉ.
Dễ mà bác.
Ta dùng Micro feet, nano feet.
Hoặc tetra feet, giga feet, hay tương tự.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
3,733
Động cơ
479,115 Mã lực
"Đo lường là một trong những điều bình thường và tầm thường nhất, nhưng thật sự chính những gì mà chúng ta xem là hiển nhiên lại là những câu chuyện hấp dẫn nhất và có lịch sử gây tranh cãi,"

Nhìn chung, chúng ta không để ý đến đo lường bởi vì nó gần như là giống nhau ở bất cứ mọi nơi chúng ta đến. Ngày nay, hệ mét, vốn được tạo ra ở Pháp, là hệ đo lường chính thức của mọi quốc gia trên thế giới ngoài trừ ba nước: Mỹ, Liberia và Miến Điện.

Ngay cả thế, hệ mét vẫn được sử dụng cho những mục đích như giao thương toàn cầu.

Tuy nhiên, hãy hình dung một thế giới mà mỗi khi bạn đi đến một nơi bạn phải thực hiện chuyển đổi đo lường khác nhau giống như đối với tiền tệ. Đó là thực tế trước Cách mạng Pháp vào cuối thế kỷ 18 khi mà trọng lượng và đo lường khác nhau không chỉ từ nước này sang nước khác mà còn trong từng nước.
Chỉ riêng ở Pháp, trong thời Chế độ Cũ (Ancien Régime) người ta ước tính có đến ít nhất 250.000 đơn vị đo lường và trọng lượng khác nhau được lưu hành.
Cách mạng Pháp đã làm thay đổi tất cả.Trong những năm tháng đầy biến động từ năm 1789 cho đến 1799, các nhà cách mạng không chỉ muốn đảo lộn chính trị bằng cách tước đoạt quyền lực ra khỏi tay chế độ quân chủ và Giáo hội mà họ còn muốn thay đổi căn bản xã hội bằng cách đạp đổ những truyền thống và tập quán cũ.
Nhiệm vụ đưa ra một hệ thống đo lường mới được giao cho những nhà tư tưởng khoa học nổi bật của phong trào Ánh sáng. Các nhà khoa học này háo hức tạo ra một hệ thống đo lường mới đồng nhất dựa trên lý trí chứ không phải truyền thống hay chính quyền địa phương. Do đó, quyết định được đưa ra rằng hệ mét chỉ dựa hoàn toàn trên tự nhiên. Nó được tính là một phần mười triệu chiều dài của khoảng cách từ Bắc Cực đến xích đạo.
Đường kinh tuyến chạy từ Bắc Cực đến xích đạo được sử dụng để quyết định chiều dài của đơn vị đo lường mới là đường kinh tuyến Paris.
Đây là đường kinh tuyến mà hai nhà thiên văn học đã lên đường đi đo đạc từ Paris hồi năm 1792. Jean-Baptiste-Joseph Delambre đi về hướng bắc đến Dunkirk trong khi Pierre Méchain đi về hướng nam đến Barcelona.
Sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất thời đó và phương pháp đo tam giác toán học để đo đạc vòng kinh tuyến giữa hai điểm ngang với mặt nước biển này, sau đó loại suy ra khoảng cách giữa Bắc cực và đường xích đạo bằng cách mở rộng vòng kinh tuyến đó ra thành hình elip, hai nhà thiên văn đề ra mục tiêu sẽ tái ngộ ở Paris để xác định được một chuẩn mực đo lường mới phổ quát trong vòng một năm. Cuối cùng họ đã mất đến bảy năm.
Tuy nhiên, phải mất khoảng 100 năm trước khi gần như tất cả mọi người dân Pháp bắt đầu sử dụng hệ mét.

Cơ quan Trọng lượng và Đo lường Quốc tế (BIPM): Nằm ở khu ngoại ô yên tĩnh Sèvres của Paris, được thành lập với mục đích ban đầu là để giữ gìn các chuẩn mực đo lường quốc tế, BIPM thúc đẩy tính đồng nhất của bảy đơn vị đo lường quốc tế trong đó có mét và kí lô. Đây là nơi lưu giữ thanh mét mẹ chuẩn bằng platinum vốn được sử dụng để đo và nhân ra những bản sao một cách cẩn thận. Những bản sao này sau đó được gửi đi đến các thủ đô trên thế giới.
Vào những năm 1960, BIPM định nghĩa lại mét theo ánh sáng để giúp nó được chính xác hơn bao giờ hết. Giờ đây khi được xác định bằng những định luật vật lý phổ quát cuối cùng nó cũng trở thành đơn vị thật sự dựa trên tự nhiên.

Tham khảo từ : BBC Travel.
E sang UK hình như nó tính mile chứ ko dùng km cụ ạ :)
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,462
Động cơ
883,459 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
"Đo lường là một trong những điều bình thường và tầm thường nhất, nhưng thật sự chính những gì mà chúng ta xem là hiển nhiên lại là những câu chuyện hấp dẫn nhất và có lịch sử gây tranh cãi,"

Nhìn chung, chúng ta không để ý đến đo lường bởi vì nó gần như là giống nhau ở bất cứ mọi nơi chúng ta đến. Ngày nay, hệ mét, vốn được tạo ra ở Pháp, là hệ đo lường chính thức của mọi quốc gia trên thế giới ngoài trừ ba nước: Mỹ, Liberia và Miến Điện.

Ngay cả thế, hệ mét vẫn được sử dụng cho những mục đích như giao thương toàn cầu.

Tuy nhiên, hãy hình dung một thế giới mà mỗi khi bạn đi đến một nơi bạn phải thực hiện chuyển đổi đo lường khác nhau giống như đối với tiền tệ. Đó là thực tế trước Cách mạng Pháp vào cuối thế kỷ 18 khi mà trọng lượng và đo lường khác nhau không chỉ từ nước này sang nước khác mà còn trong từng nước.
Chỉ riêng ở Pháp, trong thời Chế độ Cũ (Ancien Régime) người ta ước tính có đến ít nhất 250.000 đơn vị đo lường và trọng lượng khác nhau được lưu hành.
Cách mạng Pháp đã làm thay đổi tất cả.Trong những năm tháng đầy biến động từ năm 1789 cho đến 1799, các nhà cách mạng không chỉ muốn đảo lộn chính trị bằng cách tước đoạt quyền lực ra khỏi tay chế độ quân chủ và Giáo hội mà họ còn muốn thay đổi căn bản xã hội bằng cách đạp đổ những truyền thống và tập quán cũ.
Nhiệm vụ đưa ra một hệ thống đo lường mới được giao cho những nhà tư tưởng khoa học nổi bật của phong trào Ánh sáng. Các nhà khoa học này háo hức tạo ra một hệ thống đo lường mới đồng nhất dựa trên lý trí chứ không phải truyền thống hay chính quyền địa phương. Do đó, quyết định được đưa ra rằng hệ mét chỉ dựa hoàn toàn trên tự nhiên. Nó được tính là một phần mười triệu chiều dài của khoảng cách từ Bắc Cực đến xích đạo.
Đường kinh tuyến chạy từ Bắc Cực đến xích đạo được sử dụng để quyết định chiều dài của đơn vị đo lường mới là đường kinh tuyến Paris.
Đây là đường kinh tuyến mà hai nhà thiên văn học đã lên đường đi đo đạc từ Paris hồi năm 1792. Jean-Baptiste-Joseph Delambre đi về hướng bắc đến Dunkirk trong khi Pierre Méchain đi về hướng nam đến Barcelona.
Sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất thời đó và phương pháp đo tam giác toán học để đo đạc vòng kinh tuyến giữa hai điểm ngang với mặt nước biển này, sau đó loại suy ra khoảng cách giữa Bắc cực và đường xích đạo bằng cách mở rộng vòng kinh tuyến đó ra thành hình elip, hai nhà thiên văn đề ra mục tiêu sẽ tái ngộ ở Paris để xác định được một chuẩn mực đo lường mới phổ quát trong vòng một năm. Cuối cùng họ đã mất đến bảy năm.
Tuy nhiên, phải mất khoảng 100 năm trước khi gần như tất cả mọi người dân Pháp bắt đầu sử dụng hệ mét.

Cơ quan Trọng lượng và Đo lường Quốc tế (BIPM): Nằm ở khu ngoại ô yên tĩnh Sèvres của Paris, được thành lập với mục đích ban đầu là để giữ gìn các chuẩn mực đo lường quốc tế, BIPM thúc đẩy tính đồng nhất của bảy đơn vị đo lường quốc tế trong đó có mét và kí lô. Đây là nơi lưu giữ thanh mét mẹ chuẩn bằng platinum vốn được sử dụng để đo và nhân ra những bản sao một cách cẩn thận. Những bản sao này sau đó được gửi đi đến các thủ đô trên thế giới.
Vào những năm 1960, BIPM định nghĩa lại mét theo ánh sáng để giúp nó được chính xác hơn bao giờ hết. Giờ đây khi được xác định bằng những định luật vật lý phổ quát cuối cùng nó cũng trở thành đơn vị thật sự dựa trên tự nhiên.

Tham khảo từ : BBC Travel.
Cụ cho em hỏi chút, lúc đo chiều dài đường kinh tuyến Paris, các nhà khoa học dùng đơn vị gì ạ?
 

danleduc

Xe điện
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
4,638
Động cơ
247,327 Mã lực
Cụ cho em hỏi chút, lúc đo chiều dài đường kinh tuyến Paris, các nhà khoa học dùng đơn vị gì ạ?
Kỳ công trong bảy năm
Nhiệm vụ đưa ra một hệ thống đo lường mới được giao cho những nhà tư tưởng khoa học nổi bật của phong trào Ánh sáng.
Các nhà khoa học này háo hức tạo ra một hệ thống đo lường mới đồng nhất dựa trên lý trí chứ không phải truyền thống hay chính quyền địa phương.
Do đó, quyết định được đưa ra rằng hệ mét chỉ dựa hoàn toàn trên tự nhiên. Nó được tính là một phần mười triệu chiều dài của khoảng cách từ Bắc Cực đến xích đạo.
Đường kinh tuyến chạy từ Bắc Cực đến xích đạo được sử dụng để quyết định chiều dài của đơn vị đo lường mới là đường kinh tuyến Paris.
Đường này cắt ngang trung tâm của tòa nhà Đài Quan sát Thiên văn Paris ở quận 14 và được đánh dấu bằng một dải đồng đè lên nền cẩm thạch trắng của Phòng Kinh tuyến có trần cao hay còn được gọi là phòng Cassini.
Mặc dù Đài Quan sát Thiên văn Paris hiện tại không mở cửa cho công chúng, chúng ta có thể lần theo đường kinh tuyến trong thành phố bằng cách nhìn xung quanh xem có thấy những chiếc dĩa đồng nhỏ trên mặt đất có khắc chữ ARAGO, do nghệ sỹ Hà Lan Jan Dibbets đặt vào vào năm 1994 để tưởng nhớ nhà thiên văn Pháp François Arago, hay không.
Đây là đường kinh tuyến mà hai nhà thiên văn học đã lên đường đi đo đạc từ Paris hồi năm 1792.
Jean-Baptiste-Joseph Delambre đi về hướng bắc đến Dunkirk trong khi Pierre Méchain đi về hướng nam đến Barcelona.
Sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất thời đó và phương pháp đo tam giác toán học để đo đạc vòng kinh tuyến giữa hai điểm ngang với mặt nước biển này, sau đó loại suy ra khoảng cách giữa Bắc cực và đường xích đạo bằng cách mở rộng vòng kinh tuyến đó ra thành hình elip, hai nhà thiên văn đề ra mục tiêu sẽ tái ngộ ở Paris để xác định được một chuẩn mực đo lường mới phổ quát trong vòng một năm.
Cuối cùng họ đã mất đến bảy năm.

Như Tiến sỹ Alder đã tả chi tiết trong cuốn sách của ông, đo lường vòm kinh tuyến này vào một thời điểm có biến động chính trị và xã hội lớn lao là một kỳ công.
Hai nhà thiên văn học thường xuyên đối mặt với sự nghi ngờ và thù địch; họ được lòng và mất lòng các chính quyền và thậm chí còn bị thương khi làm việc vốn đòi hỏi họ phải leo lên đến những điển cao như chóp nhà thờ.

Ép người dân sử dụng
Điện Pantheon, vốn do Vua Louis XV cho xây để làm nhà thờ, đã trở thành trạm đo đạc trung tâm ở Paris mà từ mái vòm ở đây Delambre đã đo khoảng cách tam giác tất cả các điểm trong thành phố.
Ngày nay, nó trở thành lăng mộ của vinh những anh hùng của nền cộng hòa, như Voltaire, René Descartes và Victor Hugo. Nhưng vào thời của Delambre, nó từng là một lăng mộ khác - một viện lưu trữ tất cả các đơn vị khối lượng và đo lường mà các thành thị trên khắp nước Pháp gửi đến trước khi một hệ thống mới ra đời.
Tuy nhiên bất chấp mọi trình độ kỹ thuật và công sức được vận dụng để xác định đơn vị đo lường mới, không ai muốn dùng nó cả.
Mọi người rất miễn cưỡng từ bỏ hệ thống đo lường cũ bởi vì chúng gắn kết chặt chẽ với những nghi thức, phong tục và kinh tế địa phương.
Chẳng hạn như ell, đơn vị đo vải, nhìn chung được tính bằng chiều rộng của khung cửi ở mỗi địa phương, trong khi đất trồng trọt thì được tính bằng ngày với ý nghĩa diện tích đất mà một nông dân có thể cày cấy được trong bao nhiêu ngày đó.
Chính quyền Paris đã trở nên bực tức trước thái độ không từ bỏ các đơn vị đo lường cũ của người dân đến nỗi họ phái thanh tra cảnh sát đến các khu chợ để thực thi hệ thống mới.
Cuối cùng, vào năm 1812, Hoàng đế Napoleon đã từ bỏ hệ mét. Mặc dù nó vẫn được dạy trong các trường học, nhìn chung ông để người dân tự do sử dụng bất cứ đơn vị đo lường nào họ muốn cho đến khi hệ mét được tái lập vào năm 1840.
Theo lời Tiến sỹ Alder, thì "mất khoảng 100 năm trước khi gần như tất cả mọi người dân Pháp bắt đầu sử dụng nó."
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,340
Động cơ
75,775 Mã lực
Hệ đo lường của Anh và của Mỹ em chả thích lắm vì nó không theo kiểu hơn nhau là bội số của 10 ví dụ như: inch. foot, dặm, hải lý, ...
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,462
Động cơ
883,459 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Kỳ công trong bảy năm
Nhiệm vụ đưa ra một hệ thống đo lường mới được giao cho những nhà tư tưởng khoa học nổi bật của phong trào Ánh sáng.
Các nhà khoa học này háo hức tạo ra một hệ thống đo lường mới đồng nhất dựa trên lý trí chứ không phải truyền thống hay chính quyền địa phương.
Do đó, quyết định được đưa ra rằng hệ mét chỉ dựa hoàn toàn trên tự nhiên. Nó được tính là một phần mười triệu chiều dài của khoảng cách từ Bắc Cực đến xích đạo.
Đường kinh tuyến chạy từ Bắc Cực đến xích đạo được sử dụng để quyết định chiều dài của đơn vị đo lường mới là đường kinh tuyến Paris.
Đường này cắt ngang trung tâm của tòa nhà Đài Quan sát Thiên văn Paris ở quận 14 và được đánh dấu bằng một dải đồng đè lên nền cẩm thạch trắng của Phòng Kinh tuyến có trần cao hay còn được gọi là phòng Cassini.
Mặc dù Đài Quan sát Thiên văn Paris hiện tại không mở cửa cho công chúng, chúng ta có thể lần theo đường kinh tuyến trong thành phố bằng cách nhìn xung quanh xem có thấy những chiếc dĩa đồng nhỏ trên mặt đất có khắc chữ ARAGO, do nghệ sỹ Hà Lan Jan Dibbets đặt vào vào năm 1994 để tưởng nhớ nhà thiên văn Pháp François Arago, hay không.
Đây là đường kinh tuyến mà hai nhà thiên văn học đã lên đường đi đo đạc từ Paris hồi năm 1792.
Jean-Baptiste-Joseph Delambre đi về hướng bắc đến Dunkirk trong khi Pierre Méchain đi về hướng nam đến Barcelona.
Sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất thời đó và phương pháp đo tam giác toán học để đo đạc vòng kinh tuyến giữa hai điểm ngang với mặt nước biển này, sau đó loại suy ra khoảng cách giữa Bắc cực và đường xích đạo bằng cách mở rộng vòng kinh tuyến đó ra thành hình elip, hai nhà thiên văn đề ra mục tiêu sẽ tái ngộ ở Paris để xác định được một chuẩn mực đo lường mới phổ quát trong vòng một năm.
Cuối cùng họ đã mất đến bảy năm.

Như Tiến sỹ Alder đã tả chi tiết trong cuốn sách của ông, đo lường vòm kinh tuyến này vào một thời điểm có biến động chính trị và xã hội lớn lao là một kỳ công.
Hai nhà thiên văn học thường xuyên đối mặt với sự nghi ngờ và thù địch; họ được lòng và mất lòng các chính quyền và thậm chí còn bị thương khi làm việc vốn đòi hỏi họ phải leo lên đến những điển cao như chóp nhà thờ.

Ép người dân sử dụng
Điện Pantheon, vốn do Vua Louis XV cho xây để làm nhà thờ, đã trở thành trạm đo đạc trung tâm ở Paris mà từ mái vòm ở đây Delambre đã đo khoảng cách tam giác tất cả các điểm trong thành phố.
Ngày nay, nó trở thành lăng mộ của vinh những anh hùng của nền cộng hòa, như Voltaire, René Descartes và Victor Hugo. Nhưng vào thời của Delambre, nó từng là một lăng mộ khác - một viện lưu trữ tất cả các đơn vị khối lượng và đo lường mà các thành thị trên khắp nước Pháp gửi đến trước khi một hệ thống mới ra đời.
Tuy nhiên bất chấp mọi trình độ kỹ thuật và công sức được vận dụng để xác định đơn vị đo lường mới, không ai muốn dùng nó cả.
Mọi người rất miễn cưỡng từ bỏ hệ thống đo lường cũ bởi vì chúng gắn kết chặt chẽ với những nghi thức, phong tục và kinh tế địa phương.
Chẳng hạn như ell, đơn vị đo vải, nhìn chung được tính bằng chiều rộng của khung cửi ở mỗi địa phương, trong khi đất trồng trọt thì được tính bằng ngày với ý nghĩa diện tích đất mà một nông dân có thể cày cấy được trong bao nhiêu ngày đó.
Chính quyền Paris đã trở nên bực tức trước thái độ không từ bỏ các đơn vị đo lường cũ của người dân đến nỗi họ phái thanh tra cảnh sát đến các khu chợ để thực thi hệ thống mới.
Cuối cùng, vào năm 1812, Hoàng đế Napoleon đã từ bỏ hệ mét. Mặc dù nó vẫn được dạy trong các trường học, nhìn chung ông để người dân tự do sử dụng bất cứ đơn vị đo lường nào họ muốn cho đến khi hệ mét được tái lập vào năm 1840.
Theo lời Tiến sỹ Alder, thì "mất khoảng 100 năm trước khi gần như tất cả mọi người dân Pháp bắt đầu sử dụng nó."
Em có đọc kỹ phần bôi đậm của Cụ rồi, em hiểu là các nhà khoa học dùng các công cụ tiên tiến, phép loại suy gì đó để xác định được Khoảng cách giữa Bắc cực và đường xích đạo
Rồi sau đó chia cái khoảng cách này ra 10 triệu lần thì có 1 mét chuẩn

Vấn đề em chưa hiểu ở đây là, lúc xác định Khoảng cách giữa Bắc cực và đường xích đạo, thì cái khoảng cách này được xác định bằng đơn vị (số đo) nào?

Cụ thông não hộ em nhát
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,026
Động cơ
298,308 Mã lực
Rất thú vị cả từ việc làm sao có đc 1 mét đến việc áp dụng cho nhân dân sử dụng.
 

Thắng Formosa

Xe tăng
Biển số
OF-693751
Ngày cấp bằng
6/8/19
Số km
1,810
Động cơ
-85,998 Mã lực
Nơi ở
Hà Tĩnh
Chữ viết mà chúng ta dùng bây giờ cũng nhờ Pháp sáng tạo ra đấy.
 

vdtours

Xe lăn
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
10,132
Động cơ
484,555 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,290
Động cơ
83,847 Mã lực
Mọi người ít để ý, chứ Pháp là nước có ảnh hưởng nhiều mặt đến TG từ trước tới nay đấy.

Nhân dịp sắp diễn ra Olympic Paris 2024, chúng ta hãy nhìn lại Lịch sử ra đời, phát triển của Đại hội Thể thao Olympic.

Đại hội Thể thao Olympic hay Thế vận hội là cuộc tranh tài trong nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa bình của toàn nhân loại.

Theo truyền thuyết, thế vận hội Olympic cổ đại do Thần Heracles, con trai của Thần Zeus sáng lập. Thế vận hội Olympic đầu tiên được tổ chức vào năm 776 trước Công Nguyên. Ở thế vận hội Olympic này, vận động viên chạy đua Coroebus đã giành chiến thắng tại sân vận động Olympic với đoạn đường khoảng 192 mét và trở thành nhà vô địch Olympic đầu tiên trong lịch sử.
Thế vận hội Olympic cổ đại phát triển và duy trì bốn năm một lần trong gần 1.200 năm. Vào năm 393 sau Công Nguyên, Hoàng đế La Mã Theodosius I, một tín đồ đạo Cơ Đốc đã huỷ bỏ Thế vận hội do những ảnh hưởng ngoại giáo của chúng.

***
Khoảng 1.500 năm sau, Bá Tước người Pháp Pierre de Coubertin, khởi xướng phục hồi lại Thế vận hội sau khi nhận ra rằng chính thể dục, nhiều môn thể thao đặc trưng hơn sẽ khiến con người mạnh khoẻ, cường tráng.
Vào năm 1890, ông đã tổ chức và sáng lập Hội Liên hiệp Thể thao Pháp (Union des Sociétés Francaises de Sports Athlétiques (USFSA)). Hai năm sau, Coubertin lần đầu tiên đưa ra ý tưởng phục hồi lại Thế vận hội Olympic.
Hai năm sau, Coubertin đã tổ chức một cuộc họp với 79 đại biểu đại diện cho 9 quốc gia tuyên bố sự phục hồi của Thế vận hội Olympic. Các đại biểu tại cuộc họp đã bỏ phiếu nhất trí kế hoạch phục hồi Olympic và quyết định thành lập một uỷ ban quốc tế để tổ chức Olympic. Uỷ ban này trở thành Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC - Comité International Olympique), và Demetrious Vikelas, đại biểu Hy Lạp được bầu làm chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban Olympic. Aten được chọn là nơi tổ chức Thế vận hội Olympic đầu tiên, và việc lên kế hoạch bắt đầu.
 

ducati1

Xì hơi lốp
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
464
Động cơ
315,942 Mã lực
Hệ đo lường của Anh và của Mỹ em chả thích lắm vì nó không theo kiểu hơn nhau là bội số của 10 ví dụ như: inch. foot, dặm, hải lý, ...
Các đơn vị cổ của các nền văn minh đều vậy mà cụ! Nó lấy các vật chuẩn trong tự nhiên làm thước đo. Inch là chiều dài 1 đốt tay, foot là chiều dài 1 bàn chân...
Tuy nhiên nói về thống nhất đơn vị đo lường thì anh Doanh Chính bên Tàu đã có chính sách cách đây hơn 2000 năm rồi.
" Xa đồng quỹ, thư đồng văn"
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top