- Biển số
- OF-693386
- Ngày cấp bằng
- 2/8/19
- Số km
- 88
- Động cơ
- 101,580 Mã lực
- Tuổi
- 26
Có vài giả thuyết nhưng theo em đây là giả thuyết đúng
Vụ án Ba Tàu Chìm.
Năm ấy, Tự Đức vừa lên nối ngôi Thiệu Trị chưa bao lâu, một nhóm người Hoa ở Hội An, ta thường gọi chung là người Minh Hương, gom góp nhau hàng trăm vị "lão bản" về thăm bà con tông tộc ở cố quốc. Họ sử dụng ba chiếc tàu đi biển loại lớn và gom góp quà cáp sản vật chất đầy để "vinh quy bái tổ". Vừa ra khỏi cửa biển, họ bị vây lại bởi hàng chục thuyền chiến của quan binh. Chỉ huy là một tôn thất nhà Nguyễn còn rất trẻ, sử không chép tên chỉ biết chức Chưởng Cơ và họ Tôn Thất. Theo thủ tục, ba chiếc tàu dừng lại cho quan binh khám xét như lệ thường. Bất ngờ, theo hiệu lệnh từ trước, đám quan binh nhất tề ra tay. Toàn bộ ba chiếc tàu đều bị giết sạch và của cải bị cướp, chuyển sang những chiến thuyền. Sau đó ba chiếc tàu bị đánh đắm, mọi dấu vết bị xóa sạch. Sự việc không ai hay biết kể cả gia đình, vợ con của các nạn nhân trên Ba-Tàu-Chìm. Thế rồi một ngày đẹp trời, có một tên đội mang đến cửa hàng nữ trang lớn tại Hội An bán chiếc nhẫn ngọc với giá vài chục lượng bạc. Chuyện không có gì đáng nói nếu như chiếc nhẫn ngọc bích này không phải là thứ bảo vật thời Tống, có một không hai và lại là vật bất ly thân của người chồng bà chủ tiệm ấy. Sự việc bắt đầu ầm ĩ, các gia đình của hàng trăm nạn nhân sinh nghi ngờ và kiện quan. Cộng vào đó những chiếc tàu buôn từ Trung Hoa ghé cảng liên tục mang đến những thông tin đáng ngờ: những vị "lão bản" ấy không thấy về quê! Tên đội hoảng sợ chạy về cấp báo. Vị công tử đang nắm binh quyền bèn ngầm cho lệnh đàn áp. Cả trăm tên lính được thả ra từ doanh trại giả say mượn rượu đánh đập gia đình các nạn nhân và còn ra tay phá hoại các cửa hàng ở Hội An của người Minh Hương. Vị quan trấn nhậm không biết cách nào giải quyết, vì viên trưởng cơ ấy là một công tử "con dòng cháu giống". Sự việc càng lúc càng nghiêm trọng và một bản mật tấu của viên quan sở tại được gửi về triều đình. Tất nhiên, phủ binh phủ huyện binh huyện, những lời lẽ trong tấu sớ cũng hết sức nương nhẹ cho vị công tử. Theo truyền thuyết, hôm ấy vua Tự Đức tự tay phê duyệt tấu sớ hàng trăm quyển, đã mệt mỏi ngủ thiếp đi trong thư phòng. Ông vua trẻ trong lúc mơ màng chợt thấy ngoài rèm có hàng trăm người kêu la than khóc. Giật mình tỉnh dậy, Tự Đức ngạc nhiên khi thấy một con thằn lằn nhả một giọt mực vào ngay chỗ ông vừa châu phê. Cầm lên xem lại, Tự Đức quyết định làm rõ hơn bản mật tấu có từ Hội An. Hôm sau khi thiết triều, ông cử ngay một khâm sai đại thần vào Hội An với nhiệm vụ làm rõ nội dung bản tấu sớ. Mọi việc nhanh chóng sáng tỏ khi viên khâm sai cho phép gia đình các nạn nhân đến gặp để dâng đơn tố cáo. Và từ lời khai của bọn binh lính, lộ ra một vụ án cướp của giết người với quy mô hết sức nghiêm trọng. Toàn bộ cấp chỉ huy đều bị xử trảm. Binh lính bị phát vãng vào Châu Đốc thượng đạo lúc ấy là nơi sơn cùng thủy tận. Còn vị công tử bị tước hết gia sản, chức tước, quyền hành, bị buộc đổi họ và sau đó mang ra chém ngang lưng. Câu chuyện nghe có vẻ huyền hoặc này, có lẽ do người đời sau thêu dệt thêm chớ thực ra khi vừa lên ngôi, Tự Đức đã muốn trừng trị bọn công tử con nhà quyền quý, mượn thế gia tộc làm càn nhưng chưa có dịp. Bản tấu sớ của viên quan trấn nhậm, vốn thông minh đã đoán ra ý chủ nhân. Nếu Tự Đức không muốn vậy thì có các vàng viên quan nọ cũng chẳng dám xen vào chuyện của vị công tử con nhà nòi đang nắm binh quyền trong tay. Sau nhiều năm, câu chuyện chỉ còn đọng lại trong phương ngữ của dân Đàng Trong hai Ba Tàu.
Câu chuyện ở trên là tục truyện, câu chuyện dưới đây có lẽ chính xác hơn.
Ngược dòng lịch sử, vụ án được đề cập diễn ra vào mùa hè năm 1851, khi vua Tự Đức đọc được tờ tấu do Bộ binh chuyển lên báo Chưởng vệ Phạm Xích, Lang Trung Tôn Thất Thiều tâu trình đã đánh đuổi ba tàu hải tặc ở vùng biển Quảng Nam - Quảng Ngãi.
Theo lời tâu trình, quan binh đã bắn chìm một tàu giặc, một tàu bị quan binh áp sát, giết được rất nhiều hải tặc, thu tàu giải về neo tại vụng Chiêm Dữ, tàu còn lại bỏ chạy về phía Đông, xin báo công để triều đình ban thưởng.
Vua Tự Đức xem xong tờ tâu liền sinh nghi vì đánh nhau với hải tặc mà lính không ai bị thương tích, còn phía bên kia thì chết sạch không một người bị bắt làm tù binh. Vụ việc nghiêm trọng nên vua Tự Đức nhấc bút châu phê: “Giao qua Bộ Binh điều tra cho rõ sự tình”.
Phúc trình từ Bộ binh cho rằng chiếc tàu thu được giống tàu đi buôn hơn là tàu giặc. Ngay lúc ấy, một phụ nữ đến nha môn xin cáo giác. Nguyên bà là Hoa kiều, làm nghề tiệm ăn ở phố Gia Hội, thấy chồng cũng là Hoa kiều về nước bặt tin đã lâu.
Theo lời bà kể, khi viên đội trưởng trong vệ Tuyển Phong tên Trần Hựu ăn uống ở quán bà nhưng không đủ tiền trả nên rút chiếc nhẫn cầm tạm. Bà chủ xem kỹ nhận ra chiếc nhẫn bảo vật của chồng liền vặn hỏi. Trần Hựu lúc đầu tìm cách chối, sau chịu theo bà đến nha môn trình việc.
Trần Hựu khai rằng ngày 17/6/1851, thuyền quan đậu ở cửa Thi Nại, được tin có ba chiếc thuyền lạ đậu ngoài hải phận đảo Thanh Dư. Chưởng vệ Phạm Xích và Thi lang Tôn Thất Thiều lập tức đuổi theo bắn và áp sát để bắt.
Mặc dù đã trình thẻ nhà buôn nhưng 108 người Hoa trên tàu bắt được đều bị chém chết rồi đem quăng xuống biển mất xác.
Toàn bộ hàng hóa trên chiếc tàu buôn của người Hoa được chuyển sang chiếc Bằng Đoàn của quan binh rồi chiếc thuyền buôn được sơn lại toàn màu đen để trông như tàu hải tặc và dẫn về vụng Chiêm Dữ.
Từ lời kêu oan của bà chủ quán ở phố Gia Hội, quan Thượng thư Bộ binh gọi thêm nhân chứng điều tra, làm tờ tâu rằng bọn Xích giết càn và mạo xưng công lại.
Vua Tự Đức thịnh nộ, phê giao Ty tam pháp xét xử. Thiều và Xích chủ mưu đều bị xử tội lăng trì. Dương Cù đồng lõa bị xử chém. Trần Hựu do khai báo thành khẩn khi chưa tra khảo nên được tha. Bản án dâng lên, vua Tự Đức châu phê chuẩn ngay, còn xuống chỉ truy thu tang vật trả lại thân nhân những người bị hại.
Hơn 3 thập niên sau, vào năm 1887, bang hội người đảo Hải Nam xin triều đình cho xây ở Huế miếu Chiêu Ứng Từ để thờ những người đã chết trong vụ án. Ban đầu miếu có quy mô nhỏ, đến năm 1908 được xây dựng lại như ngày nay.
Vụ án Ba Tàu Chìm.
Năm ấy, Tự Đức vừa lên nối ngôi Thiệu Trị chưa bao lâu, một nhóm người Hoa ở Hội An, ta thường gọi chung là người Minh Hương, gom góp nhau hàng trăm vị "lão bản" về thăm bà con tông tộc ở cố quốc. Họ sử dụng ba chiếc tàu đi biển loại lớn và gom góp quà cáp sản vật chất đầy để "vinh quy bái tổ". Vừa ra khỏi cửa biển, họ bị vây lại bởi hàng chục thuyền chiến của quan binh. Chỉ huy là một tôn thất nhà Nguyễn còn rất trẻ, sử không chép tên chỉ biết chức Chưởng Cơ và họ Tôn Thất. Theo thủ tục, ba chiếc tàu dừng lại cho quan binh khám xét như lệ thường. Bất ngờ, theo hiệu lệnh từ trước, đám quan binh nhất tề ra tay. Toàn bộ ba chiếc tàu đều bị giết sạch và của cải bị cướp, chuyển sang những chiến thuyền. Sau đó ba chiếc tàu bị đánh đắm, mọi dấu vết bị xóa sạch. Sự việc không ai hay biết kể cả gia đình, vợ con của các nạn nhân trên Ba-Tàu-Chìm. Thế rồi một ngày đẹp trời, có một tên đội mang đến cửa hàng nữ trang lớn tại Hội An bán chiếc nhẫn ngọc với giá vài chục lượng bạc. Chuyện không có gì đáng nói nếu như chiếc nhẫn ngọc bích này không phải là thứ bảo vật thời Tống, có một không hai và lại là vật bất ly thân của người chồng bà chủ tiệm ấy. Sự việc bắt đầu ầm ĩ, các gia đình của hàng trăm nạn nhân sinh nghi ngờ và kiện quan. Cộng vào đó những chiếc tàu buôn từ Trung Hoa ghé cảng liên tục mang đến những thông tin đáng ngờ: những vị "lão bản" ấy không thấy về quê! Tên đội hoảng sợ chạy về cấp báo. Vị công tử đang nắm binh quyền bèn ngầm cho lệnh đàn áp. Cả trăm tên lính được thả ra từ doanh trại giả say mượn rượu đánh đập gia đình các nạn nhân và còn ra tay phá hoại các cửa hàng ở Hội An của người Minh Hương. Vị quan trấn nhậm không biết cách nào giải quyết, vì viên trưởng cơ ấy là một công tử "con dòng cháu giống". Sự việc càng lúc càng nghiêm trọng và một bản mật tấu của viên quan sở tại được gửi về triều đình. Tất nhiên, phủ binh phủ huyện binh huyện, những lời lẽ trong tấu sớ cũng hết sức nương nhẹ cho vị công tử. Theo truyền thuyết, hôm ấy vua Tự Đức tự tay phê duyệt tấu sớ hàng trăm quyển, đã mệt mỏi ngủ thiếp đi trong thư phòng. Ông vua trẻ trong lúc mơ màng chợt thấy ngoài rèm có hàng trăm người kêu la than khóc. Giật mình tỉnh dậy, Tự Đức ngạc nhiên khi thấy một con thằn lằn nhả một giọt mực vào ngay chỗ ông vừa châu phê. Cầm lên xem lại, Tự Đức quyết định làm rõ hơn bản mật tấu có từ Hội An. Hôm sau khi thiết triều, ông cử ngay một khâm sai đại thần vào Hội An với nhiệm vụ làm rõ nội dung bản tấu sớ. Mọi việc nhanh chóng sáng tỏ khi viên khâm sai cho phép gia đình các nạn nhân đến gặp để dâng đơn tố cáo. Và từ lời khai của bọn binh lính, lộ ra một vụ án cướp của giết người với quy mô hết sức nghiêm trọng. Toàn bộ cấp chỉ huy đều bị xử trảm. Binh lính bị phát vãng vào Châu Đốc thượng đạo lúc ấy là nơi sơn cùng thủy tận. Còn vị công tử bị tước hết gia sản, chức tước, quyền hành, bị buộc đổi họ và sau đó mang ra chém ngang lưng. Câu chuyện nghe có vẻ huyền hoặc này, có lẽ do người đời sau thêu dệt thêm chớ thực ra khi vừa lên ngôi, Tự Đức đã muốn trừng trị bọn công tử con nhà quyền quý, mượn thế gia tộc làm càn nhưng chưa có dịp. Bản tấu sớ của viên quan trấn nhậm, vốn thông minh đã đoán ra ý chủ nhân. Nếu Tự Đức không muốn vậy thì có các vàng viên quan nọ cũng chẳng dám xen vào chuyện của vị công tử con nhà nòi đang nắm binh quyền trong tay. Sau nhiều năm, câu chuyện chỉ còn đọng lại trong phương ngữ của dân Đàng Trong hai Ba Tàu.
Câu chuyện ở trên là tục truyện, câu chuyện dưới đây có lẽ chính xác hơn.
Ngược dòng lịch sử, vụ án được đề cập diễn ra vào mùa hè năm 1851, khi vua Tự Đức đọc được tờ tấu do Bộ binh chuyển lên báo Chưởng vệ Phạm Xích, Lang Trung Tôn Thất Thiều tâu trình đã đánh đuổi ba tàu hải tặc ở vùng biển Quảng Nam - Quảng Ngãi.
Theo lời tâu trình, quan binh đã bắn chìm một tàu giặc, một tàu bị quan binh áp sát, giết được rất nhiều hải tặc, thu tàu giải về neo tại vụng Chiêm Dữ, tàu còn lại bỏ chạy về phía Đông, xin báo công để triều đình ban thưởng.
Vua Tự Đức xem xong tờ tâu liền sinh nghi vì đánh nhau với hải tặc mà lính không ai bị thương tích, còn phía bên kia thì chết sạch không một người bị bắt làm tù binh. Vụ việc nghiêm trọng nên vua Tự Đức nhấc bút châu phê: “Giao qua Bộ Binh điều tra cho rõ sự tình”.
Phúc trình từ Bộ binh cho rằng chiếc tàu thu được giống tàu đi buôn hơn là tàu giặc. Ngay lúc ấy, một phụ nữ đến nha môn xin cáo giác. Nguyên bà là Hoa kiều, làm nghề tiệm ăn ở phố Gia Hội, thấy chồng cũng là Hoa kiều về nước bặt tin đã lâu.
Theo lời bà kể, khi viên đội trưởng trong vệ Tuyển Phong tên Trần Hựu ăn uống ở quán bà nhưng không đủ tiền trả nên rút chiếc nhẫn cầm tạm. Bà chủ xem kỹ nhận ra chiếc nhẫn bảo vật của chồng liền vặn hỏi. Trần Hựu lúc đầu tìm cách chối, sau chịu theo bà đến nha môn trình việc.
Trần Hựu khai rằng ngày 17/6/1851, thuyền quan đậu ở cửa Thi Nại, được tin có ba chiếc thuyền lạ đậu ngoài hải phận đảo Thanh Dư. Chưởng vệ Phạm Xích và Thi lang Tôn Thất Thiều lập tức đuổi theo bắn và áp sát để bắt.
Mặc dù đã trình thẻ nhà buôn nhưng 108 người Hoa trên tàu bắt được đều bị chém chết rồi đem quăng xuống biển mất xác.
Toàn bộ hàng hóa trên chiếc tàu buôn của người Hoa được chuyển sang chiếc Bằng Đoàn của quan binh rồi chiếc thuyền buôn được sơn lại toàn màu đen để trông như tàu hải tặc và dẫn về vụng Chiêm Dữ.
Từ lời kêu oan của bà chủ quán ở phố Gia Hội, quan Thượng thư Bộ binh gọi thêm nhân chứng điều tra, làm tờ tâu rằng bọn Xích giết càn và mạo xưng công lại.
Vua Tự Đức thịnh nộ, phê giao Ty tam pháp xét xử. Thiều và Xích chủ mưu đều bị xử tội lăng trì. Dương Cù đồng lõa bị xử chém. Trần Hựu do khai báo thành khẩn khi chưa tra khảo nên được tha. Bản án dâng lên, vua Tự Đức châu phê chuẩn ngay, còn xuống chỉ truy thu tang vật trả lại thân nhân những người bị hại.
Hơn 3 thập niên sau, vào năm 1887, bang hội người đảo Hải Nam xin triều đình cho xây ở Huế miếu Chiêu Ứng Từ để thờ những người đã chết trong vụ án. Ban đầu miếu có quy mô nhỏ, đến năm 1908 được xây dựng lại như ngày nay.
