[Funland] Nhận diện vai trò của Bắc Kinh trong chiến tranh biên giới Tây Nam

NovRainInFall

Xe tăng
Biển số
OF-541165
Ngày cấp bằng
12/11/17
Số km
1,326
Động cơ
177,840 Mã lực
Bài trả lời phỏng vấn của Nhà báo Chanda là tác giả cuốn sách nổi tiếng “Brothers Enemy: The war after the war” (tạm dịch: Những kẻ thù anh em: Cuộc chiến tiếp sau cuộc chiến) xuất bản năm 1986.

* Khmer Đỏ là đối tác lý tưởng của Bắc Kinh

- Bốn mươi năm đã trôi qua kể từ khi cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ ba kết thúc, mà người Việt chúng tôi gọi là chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc. Đã có nhiều bài viết, bài phát biểu, phân tích từ nhiều phía liên quan đến cuộc chiến này và dường như đến giờ nó vẫn gây tranh cãi.

Là một trong những người được chứng kiến trực tiếp giai đoạn lịch sử này, theo ông thì vì sao chỉ ba năm sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, những người từng gọi nhau là đồng chí, anh em lại trở thành kẻ thù trong một cuộc chiến khốc liệt không kém?

Giáo sư Nayan Chanda: Cuộc xung đột Campuchia vô cùng phức tạp theo nghĩa rằng nó dính líu đến hầu hết các diễn viên quan trọng nhất trên sân khấu chính trị thế giới thời đó.

Nhưng trước tiên, nguyên nhân của cuộc chiến đã tiềm tàng từ lâu trong lịch sử. Đế chế Angkor từng trải dài trên bán đảo Đông Dương và từ thế kỷ 17 trở đi lãnh thổ của nó đã bị thu hẹp dần sau các cuộc xung đột quân sự với Việt Nam và Thái Lan. Ngay sau khi chiến tranh Đông Dương lần 2 kết thúc vào năm 1975, Khmer Đỏ cho rằng mình đã sẵn sàng để khôi phục đế chế Angkor hùng mạnh năm nào.

Trước sự phản đối của các thành viên truyền thống từng có quan hệ với Việt Nam, Pol Pot và tay chân đã tiến hành cuộc thanh trừng nội bộ, đồng thời triển khai hàng loạt các cuộc tấn công sát hại dân thường vào các làng mạc Việt Nam dọc biên giới từ sau năm 1975.

Vào ngày 31 tháng 12 năm 1977, chế độ Pol Pot đã công khai cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Lúc này, cuộc chiến đã trở thành khó tránh khỏi. Mặc dù vẫn là bí mật vào thời điểm đó, vào tháng 1 năm 1978, Việt Nam đã quyết định bắt đầu chuẩn bị cho việc loại bỏ chế độ Pol Pot.

Năm 1978, Việt Nam đã quyết định dỡ bỏ bức màn về cuộc chiến tranh biên giới với những người từng là đồng chí của mình, những người lúc bấy giờ đang cướp đi hàng trăm mạng sống của người Việt Nam.
Tôi vẫn còn nhớ mãi lần đầu tiên chứng kiến sự tàn ác của Khmer Đỏ. Trong một chuyến đi tới Sài Gòn tháng 3 năm 1978, tôi bị một cán bộ ngoại giao Việt Nam đi kèm đánh thức từ sớm. Tôi được đưa vội đến sân bay, nơi tôi cùng hai phóng viên nước ngoài khác được đưa lên một chiếc trực thăng Chinook đã rỉ sét với những ô cửa sổ trống hoác.

Theo lệnh của một nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam, chúng tôi đã bay đến Hà Tiên, một tỉnh ở cực nam Việt Nam (nay là tỉnh Kiên Giang – PV). Khi chúng tôi đi bộ đến làng, một mùi hôi thối nồng nặc cho chúng tôi biết những gì sẽ được chứng kiến. Đó vẫn là một cảnh tượng hãi hùng. Mười lăm đàn ông, phụ nữ và trẻ em, bị Khmer Đỏ đánh đập đến chết, nằm rải rác xung quanh ba túp lều tranh của họ.

Lời giải thích cho cuộc thảm sát nằm trên những bức tường đất của một túp lều, nơi ai đó đã vẽ nguệch ngoạc bằng than củi dòng chữ Khmer: “Đây là đất của chúng tao!”.
Nói cách khác, cuộc xung đột Việt Nam - Campuchia bắt nguồn từ những mâu thuẫn lãnh thổ từ xa xưa trong lịch sử, được thổi bùng lên bởi tham vọng ngạo mạn của chế độ Pol Pot.

- Trong cuốn sách “Brothers Enemy”, ông đã nêu rõ vai trò của Trung Quốc trong cuộc chiến này. Điều gì đã khiến Bắc Kinh, từ vai trò một đồng minh trụ cột của Hà Nội trong cuộc chiến tranh Việt Nam trước đó, chuyển sang vị thế đối địch?
Giáo sư Nayan Chanda: Chúng ta phải thấy rõ một thực tế là Bắc Kinh, ngay cả khi là một trong những đồng minh thân cận nhất của Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng là vì xuất phát từ lợi ích của chính họ. Họ muốn giữ cho biên giới phía Nam của mình luôn an toàn và miền Bắc Việt Nam đối với Trung Quốc có tác dụng như một “vùng đệm an ninh”.

Bởi vậy, họ viện trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến chống Mỹ nhưng không bao giờ muốn Việt Nam trở nên mạnh hơn. Bắc Kinh từng khuyên Hà Nội kiên trì đường lối chiến tranh du kích, kéo dài cuộc chiến thay vì nỗ lực nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

Việc Việt Nam thống nhất đất nước tháng 4 năm 1975 đã đảo lộn những toan tính của Trung Quốc. Sau khi giải phóng miền Nam, Hà Nội đã có sức mạnh vượt trội, sẵn sàng nắm lấy vai trò tiên phong ở khu vực này. Trung Quốc luôn lo sợ về sự mất cân bằng trong cán cân quyền lực ở Đông Nam Á và khả năng Liên Xô thay thế khoảng trống quyền lực Mỹ để lại, thể hiện thông qua sự trỗi dậy của Việt Nam, một đồng minh thân cận của Liên Xô.

Vì vậy, để làm suy yếu Việt Nam, Campuchia của Khmer Đỏ trở thành một đối tác lý tưởng của Bắc Kinh. Kể từ năm 1975, Trung Quốc bắt đầu viện trợ ồ ạt, không giới hạn cho chính quyền Pol Pot tại Campuchia, bao gồm tiền bạc, vũ khí. Trong khi đó, họ cắt hoàn toàn viện trợ đối với Việt Nam, đúng thời điểm Hà Nội đang ở giữa thời kỳ kế hoạch 5 năm lần thứ hai.

Việc Trung Quốc cắt viện trợ, cùng với sự thay đổi quyền lực tại Bắc Kinh (Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối), đã buộc Việt Nam phải xích lại gần hơn với Liên Xô, thể hiện qua Hiệp ước đồng minh Việt - Xô.
Và khi không ép được Hà Nội làm theo mong muốn của mình thì Bắc Kinh đã chính thức xem Việt Nam là kẻ thù. Năm 1978, khi Đặng Tiểu Bình trở thành lãnh đạo tuyệt đối tại Bắc Kinh thì một quyết định cứng rắn đã được đưa ra – tấn công Việt Nam.

* Hà Nội đã chủ động chuẩn bị
- Việc Bắc Kinh hậu thuẫn cho chế độ diệt chủng Khmer Đỏ thì ai cũng đã thấy. Nhưng còn vai trò của Mỹ, người vừa rút lui khỏi Đông Dương thì sao?

Giáo sư Nayan Chanda: Ban đầu, Mỹ không hề muốn dính líu gì đến cuộc xung đột giữa Việt Nam và Campuchia bởi vì sau khi rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ chỉ muốn quên đi thất bại nhục nhã này. Năm 1977, khi Jimmy Carter lên làm Tổng thống, chính quyền Mỹ bắt đầu cân nhắc việc bình thường hóa quan hệ với Hà Nội, nhằm hàn gắn những vết thương chiến tranh.
Ban đầu, ông Carter muốn bình thường hóa quan hệ với cả Bắc Kinh và Hà Nội.
Tuy nhiên, khi cuộc xung đột giữa Việt Nam và Campuchia leo thang và người Trung Quốc bắt đầu can dự sâu hơn, họ đã thuyết phục được Washington rằng Việt Nam đang hành động đại diện cho lợi ích của Liên Xô, kẻ thù lớn nhất của Mỹ thời đó. Lập luận của Trung Quốc là nếu Mỹ và Trung Quốc không liên minh để ngăn chặn Việt Nam thì Liên Xô sẽ xác lập bá quyền của mình ở Đông Nam Á.

Luận điệu này đã giành được sự ủng hộ của giới tinh hoa chính trị ở Washington, mà nổi bật là Brzezinski, cố vấn an ninh của Tổng thống, một người Mỹ gốc Ba Lan. Với lập trường chống Liên Xô, Brzezinski, ngay từ đầu năm 1978, đã xem xung đột Việt Nam - Campuchia là một "cuộc chiến ủy nhiệm giữa Trung Quốc và Liên Xô."
Mỹ và Trung Quốc chính thức phục hồi quan hệ ngoại giao vào ngày đầu tiên của năm 1979. Một tuần sau, quân đội Việt Nam tiến vào thủ đô Phnom Penh. Khả năng bình thường hóa quan hệ với Mỹ nay được đặt ra với điều kiện Hà Nội rút toàn bộ quân đội ra khỏi Campuchia.

Ngày 29/1/1979, trong cuộc gặp với Tổng thống Carter tại Nhà Trắng, ông Đặng Tiểu Bình đã tiết lộ quyết định đánh Việt Nam, “cho họ một bài học hạn chế phù hợp” để đáp trả sự “bành trướng” của Liên Xô. Đặng yêu cầu Mỹ “ủng hộ tinh thần” trên trường quốc tế.
Mặc dù yêu cầu Trung Quốc kiềm chế, nhưng sau khi chiến tranh nổ ra, Mỹ hầu như không có động thái nào phản đối Bắc Kinh. Ngược lại, Washington đã liên minh với Bắc Kinh và vận động các nước khác phong tỏa, cấm vận Việt Nam trong suốt hơn mười năm sau đó.

- Như vậy, Bắc Kinh không chỉ có vai trò hậu thuẫn cho chế độ Polpot chống Việt Nam những năm 1978-1979 mà họ còn dẫn đầu cuộc chiến ngoại giao trường kỳ cô lập Việt Nam suốt mười năm sau?

Giáo sư Nayan Chanda: Đúng vậy. Tất cả những gì diễn ra ở Đông Dương suốt hơn một thập niên sau đó và bây giờ ở Biển Đông cho thấy sự thành công của cái gọi là chiến lược “giành chiến thắng mà không cần phải thực sự chiến đấu”. Nó cũng cho thấy quyết tâm và sự kiên trì đến mức tàn nhẫn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Ngay từ tháng 11 năm 1978, Trung Quốc đã chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài chống Việt Nam khi Hà Nội tiến vào Campuchia. Tôi đã xuất bản một bài báo tóm tắt kế hoạch này trên tờ Kinh tế Viễn Đông tháng 12 năm 1978.
Như bài báo đưa tin, trong chuyến thăm Campuchia tháng 11 năm đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Vương Đông Hưng đã khuyên Pol Pot từ bỏ Phnom Penh, rút lui vào rừng để tiến hành chiến tranh du kích.

Vương lập luận rằng bằng cách từ bỏ thủ đô khi đối mặt với Việt Nam và lực lượng nổi dậy, người Campuchia sẽ không chỉ làm nổi bật “ý đồ xâm lược” của Hà Nội đối với các nước láng giềng Đông Nam Á đang hết sức lo lắng, mà cuối cùng còn giúp đánh bại người Việt Nam bằng cách làm cho Việt Nam sa lầy vào một cuộc chiến tranh du kích quá sức tốn kém.

Những gì xảy ra sau đó theo đúng kịch bản mà Trung Quốc đã dự liệu. Việc Việt Nam bị Khmer Đỏ cầm chân ở Campuchia lâu dài đã cho Bắc Kinh lý do để bêu xấu Hà Nội.
Cuộc chơi lâu dài của Trung Quốc là phớt lờ nạn diệt chủng vốn có lẽ đã cướp đi hơn 1 triệu sinh mạng; viện trợ tiền bạc và trang bị vũ khí cho đội quân du kích chống Việt Nam, giữ ghế tại Liên Hợp Quốc cho một chế độ Khmer Đỏ hỗn loạn trong vai trò một chính phủ hợp pháp; vận động dư luận quốc tế chống Việt Nam.
Trong hơn chục năm đối đầu với Việt Nam trên chiến trường thông qua những tay súng ủy nhiệm và trong các diễn đàn ngoại giao quốc tế, Trung Quốc đã kiên trì theo đuổi chính sách mà họ đã đặt ra trong các cuộc họp bí mật ở Bắc Kinh và Thái Lan.

Năm 1989, quân đội Việt Nam đã được rút khỏi Campuchia dưới áp lực ngoại giao mạnh mẽ, bao gồm cả từ Liên Xô, nước mà Trung Quốc vừa đạt được một sự hòa hoãn ngoại giao. Tháng 9 năm 1990, các nhà lãnh đạo Việt Nam bí mật bay tới Thành Đô, Trung Quốc để đạt được một thỏa thuận, mở đường cho việc hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1991.

Giờ đây, sau bốn mươi năm, Bắc Kinh đã xác lập ảnh hưởng gần rất lớn đối với Campuchia. Campuchia đã trở thành nước nhận các khoản vay và viện trợ lớn nhất (hơn 10 tỷ USD) của Trung Quốc ở Đông Nam Á và là một trong những điểm đến quan trọng nhất của đầu tư từ Trung Quốc.
Sự phụ thuộc của đất nước này vào Trung Quốc được nhấn mạnh bởi thực tế là 62% nợ của Campuchia hiện tại là nợ Trung Quốc. Thủ tướng Campuchia Hun Sen, người từng gọi Trung Quốc khi họ ủng hộ chế độ Khmer Đỏ, là “gốc rễ của mọi thứ xấu xa”, giờ đây lại trở thành đồng minh trung thành của Trung Quốc.

- Ông có nghĩ rằng người Việt Nam chúng tôi khi đó đã có phần ngây thơ về Trung Quốc, một đồng minh từng giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh không?

GS Nayan Chanda: Tôi không cho rằng Việt Nam ngây thơ trước ý đồ của Trung Quốc. Nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam khi đó đều tin vào các nguyên tắc, giá trị của chủ nghĩa xã hội và họ hy vọng rằng Trung Quốc, trong tư cách một nước xã hội chủ nghĩa anh em, sẽ hành xử một cách tử tế.
Và vì thế, Hà Nội cảm thấy khá là thất vọng khi Trung Quốc ứng xử giống một quốc gia bá quyền thay vì là một nước cùng theo chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc gặp ở Thành Đô năm 1990, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đề nghị tái lập quan hệ xã hội chủ nghĩa anh em nhưng Trung Quốc đã từ chối.
Tôi cho rằng giờ đây thì có lẽ không mấy ai còn mơ hồ về Trung Quốc nữa. Những gì đã xảy ra là minh chứng rõ ràng cho sự thật mà Lord Palmerston từng nêu: "Một quốc gia không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn, mà chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn".
 

dvhung243

Xe điện
Biển số
OF-12117
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,478
Động cơ
780,942 Mã lực
Nơi ở
Ba đình - Hà nội
Bài viết hay , đề nghị các bác vào còm , tránh trôi thớt
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
8,546
Động cơ
502,692 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Em đọc hết rồi, nhưng chưa thấy có gì mới hơn so với sách giáo khoa viết.
 

BMW FOREVER

Xe tăng
Biển số
OF-45935
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
1,000
Động cơ
469,730 Mã lực
Nơi ở
Từ Liêm - Hà Nội - Việt Nam
Có một sự thật hiển nhiên là Khựa luôn sợ một nước Việt Nam mạnh mẽ, phát triển và hiện đại theo mô hình các nước phương Tây.
Và dù người ta ít dám thừa nhận thì ngay cả khi Khựa mạnh hơn, hoặc Việt Nam ta yếu hơn, trong sâu thẳm tiềm thức, Khựa vẫn luôn sợ Việt Nam. Đó là điều thực sự tự hào.
 

0000quan

Xe buýt
Biển số
OF-56745
Ngày cấp bằng
8/2/10
Số km
588
Động cơ
447,260 Mã lực
Rồi Cam sẽ phải trả giá lớn khi nhận những gì tài trợ từ Tàu khựa. Nợ nần, tham nhũng, sâu mọt từ bên trong..
 

T91

Xe container
Biển số
OF-136341
Ngày cấp bằng
29/3/12
Số km
7,044
Động cơ
445,592 Mã lực
Nơi ở
MU.OFC
Khựa luôn sợ Việt Nam mình phát triển, ngoại giao thành công.
Thằng khựa chỉ muốn mình như Triều Tiên
 

Ranfer

Xe buýt
Biển số
OF-26068
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
690
Động cơ
492,332 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Lo cho "Đặc khu" ; "Thành phố" Phú quốc!
 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,734
Động cơ
563,246 Mã lực
Ý đồ của Trung quốc ra sao ? các cụ tìm đọc các hồi ký của Tổng bí thư Lê Duẩn sẽ thấy rất rõ.
 

XPQ

Xe lăn
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
14,408
Động cơ
561,497 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Rồi Cam sẽ phải trả giá lớn khi nhận những gì tài trợ từ Tàu khựa. Nợ nần, tham nhũng, sâu mọt từ bên trong..

Trường hợp của Cam thì có thể dự là người Tàu đã bỏ con săn sắt bắt con bọ gậy. Ngay khỉ đủ lớn, nó sẽ thành con muỗi bay vo ve thoát khỏi sự kiềm tỏa của kẻ khác.

Anh Sen của Cam là một lãnh tụ giỏi. Người Tàu mặc dù rất giỏi nhưng bị cách nghĩ cũ kỹ làm cho dại dột.
 

samoclan

Xe điện
Biển số
OF-580034
Ngày cấp bằng
19/7/18
Số km
3,671
Động cơ
63,560 Mã lực
Và bây giờ Hun đanh quay lại cắn...
 

toanbui

Xe tăng
Biển số
OF-307864
Ngày cấp bằng
15/2/14
Số km
1,053
Động cơ
310,633 Mã lực
Anh Sen mà ra đi thì sự tình sẽ ra sao? Con anh có còn đủ sức ngăn dân K hừng hực căm thù ko?
 

tamhoa1997

Xe tải
Biển số
OF-183300
Ngày cấp bằng
4/3/13
Số km
336
Động cơ
337,987 Mã lực
Website
demdieuhoa.net
Tôi không cho rằng Việt Nam ngây thơ trước ý đồ của Trung Quốc. Nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam khi đó đều tin vào các nguyên tắc, giá trị của chủ nghĩa xã hội và họ hy vọng rằng Trung Quốc, trong tư cách một nước xã hội chủ nghĩa anh em, sẽ hành xử một cách tử tế.
Khối người không thích nhìn nhận vấn đề này đâu..
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
8,546
Động cơ
502,692 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Có một sự thật hiển nhiên là Khựa luôn sợ một nước Việt Nam mạnh mẽ, phát triển và hiện đại theo mô hình các nước phương Tây.
Và dù người ta ít dám thừa nhận thì ngay cả khi Khựa mạnh hơn, hoặc Việt Nam ta yếu hơn, trong sâu thẳm tiềm thức, Khựa vẫn luôn sợ Việt Nam. Đó là điều thực sự tự hào.
Trong tiềm thức lãnh đạo tàu thôi cụ.
Còn dân thì họ không quan tâm đâu.
 
Biển số
OF-745584
Ngày cấp bằng
7/10/20
Số km
18
Động cơ
57,690 Mã lực
Tuổi
34
không có nước nào là trung thành với nước nào, chỉ có lợi ích quốc gia
 

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,242
Động cơ
92,708 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
VN phải xây dựng quân đội mạnh, hiện đại, phải đủ sức bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Em nghe đâu bác Tổng cũng đã chỉ đạo thế rồi.
Vì không biết thế nào nếu mai mốt Hun Sen không còn lãnh đạo Cam nữa mà người khác thuộc đảng khác lên được nắm quyền thì sao. Phú quốc VN thì ngay sát Cam....
 

Ga Leo Cay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580492
Ngày cấp bằng
21/7/18
Số km
1,227
Động cơ
151,474 Mã lực
VNCH mà không làm mất mấy đảo gần Phú Quốc thì giờ Cam nó vẫn phải ngoan như cún. Đúng đội quân ăn hại.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ghebango123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744333
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
630
Động cơ
65,329 Mã lực
Tuổi
34
Em vẫn ko hiểu nổi dân tộc Campuchia. Nó cứ sao sao ấy nhỉ ?giống như loài thú tự tìm cách hủy hoại bản thân. Năm 79 mà nó đòi đánh VN thì khùng thật.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top