Những điều cần chú ý khi di chuyển trên đường núi

numbencore89hd

Xe đạp
Biển số
OF-294290
Ngày cấp bằng
30/9/13
Số km
29
Động cơ
314,290 Mã lực
Là một trong những địa hình khá phức tạp và nguy hiểm, đường núi thường rất quanh co và ở phía bên dưới lại là vực, chỉ cần lơ là một chút là có thể xảy ra tai nạn ngay lập tức. Tuy nhiên thì do tình hình công việc bắt buộc nên bạn vẫn phải di chuyển trên những loại địa hình như vậy. Vậy khi di chuyển trên địa hình đường núi bạn phải chú ý điều điều gì?

Những điều cần chú ý khi di chuyển trên đường núi

1. Kiểm tra các thiết bị trước khi xuất phát

Chuẩn bị để thành công là một trong những câu nói nổi tiếng trong kinh doanh và cũng là trong lái xe, việc chuẩn bị tốt sẽ khiến bạn cảm giác an tâm hơn và nó cũng giúp bạn giảm thiểu những thứ không mong muốn xảy ra. Các bạn cần đảm bảo và kiểm tra một số thiết bị sau: Đảm bảo dầu phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ, lần thay gần nhất trong thời gian khuyến cáo an toàn. Dầu phanh, theo thời gian mất độ ẩm và lẫn tạp chất gây ô nhiễm làm giảm độ sôi. Khi sử dụng phanh thường xuyên khiến dầu sôi, mất tác dụng phanh. Ngoài ra cần kiểm tra bề mặt, áp suất lốp ô tô và luôn chú ý có lốp dự phòng.

2. Luôn nhớ nhường đường cho xe khác

Không giống như khi di chuyển trên đường quốc lộ và đường phằng đối với các lái xe trên đường núi đặc biệt với những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt, cần nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt. Độ dốc của đường núi hạn chế sức mạnh động cơ, vì thế thời gian để vượt cũng như trở lại làn sẽ lâu hơn so với đường bằng.

3. Nếu phải đi vào những khu vực đường đèo dốc không rải nhựa

Đây là điều kiện địa hình không hề lý tưởng, vì thế nếu phải chạy xe vào loại đường này, cần nắm vững 3 nguyên tắc. Thứ nhất, theo dõi tình hình thời tiết ở nơi sắp đến, nếu mưa gió lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt đường. Thứ hai, đường không rải nhựa có độ bám kém, vì thế cần đi chậm và cua rộng hơn đường rải nhựa. Thứ ba, luôn báo cho người khác biết nơi sẽ đến để có giúp đỡ nếu xảy ra bất trắc hoặc muốn quay lại.

4. Trong điều kiện thời tiết xấu như sương mù, mưa gió, tuyết

Lúc này cần đi chậm, quan sát nhiều hơn, bật đèn sương mù và luôn nhớ bám vạch kẻ đường. Thời tiết xấu dẫn tới mất độ bám đường và có thể dẫn tới sạt lở, vì thế luôn cảnh giác, có thể dừng lại nếu cảm thấy nguy hiểm.

5. Nghỉ giữa chặng thường xuyên

Đi đường đèo núi cần tập trung cao độ và thân xe chuyển hướng nhiều nên dễ dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi. Người lái và hành khách trên xe nên thường xuyên dừng lại nghỉ ngơi để giữ tỉnh táo để tiếp tục chặng đường.

6. Luôn mang theo nước uống và nhớ uống cả ngày

Trên những đèo dốc cao, độ ẩm thấp có thể dẫn tới tình trạng say độ cao, mệt mỏi. Vì thế, luôn cung cấp cho cơ thể đủ nước để giữ tỉnh táo. Bên cạnh đó, xe cũng cần tỉnh táo bằng cách đổ đầy bình nhiên liệu, vì mật độ xuất hiện trạm nhiên liệu dọc đường là rất ít.

7. Cảnh giác với những đoạn trơn trượt:

Sương mù dày đặc cũng là một trong những nguyên nhân gây đường ướt. Tuy nhiên, sự chủ quan của các lái xe sẽ tăng lên khi đường ướt mà tầm nhìn tốt và không có sương mù, có thể là sau những cơn mưa, hay nước trên núi chảy xuống. Việc di chuyển với tốc độ cao qua những đoạn đường ướt hoặc ngập nước (đặc biệt là tại những khúc cua) có thể sẽ làm xe bị văng và mất lái.
 

RX450h

Xe hơi
Biển số
OF-196103
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
102
Động cơ
327,420 Mã lực
Nơi ở
Hồ Tam Mẫu
Cụ chủ toàn copy đọc hoa cả mắt
 

Hoangaj

Đi bộ
Biển số
OF-359412
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
4
Động cơ
260,240 Mã lực
Em thì cũng không có nhiều kinh nghiệm đi đường núi, đèo, sương mù lắm. Nhưng đi cùng các bác tài già thấy các bác ấy nói nên đi chậm thường là số 2, kể cả đoạn vắng cũng không nên đạp ga mà bò từ từ. Gặp các khúc cua thì nên bấm còi báo hiệu. Sương mù thì cũng bò từ từ, đi theo vạch trắng kẻ giữa làn và nhớ bám làn bên phải mà đi
 

senhong

Xe tăng
Biển số
OF-181022
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,454
Động cơ
350,826 Mã lực
Em thì cũng không có nhiều kinh nghiệm đi đường núi, đèo, sương mù lắm. Nhưng đi cùng các bác tài già thấy các bác ấy nói nên đi chậm thường là số 2, kể cả đoạn vắng cũng không nên đạp ga mà bò từ từ. Gặp các khúc cua thì nên bấm còi báo hiệu. Sương mù thì cũng bò từ từ, đi theo vạch trắng kẻ giữa làn và nhớ bám làn bên phải mà đi
Cái này đúng đới, nhưng ko phải cứ phải đi số 2( đấy là bài của các cụ xe tải)
 

traitimthep

Xe tải
Biển số
OF-355157
Ngày cấp bằng
24/2/15
Số km
256
Động cơ
265,414 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Em thì thấy thích chạy đường đèo núi nhất, tập trung được cao độ, đỡ buồn ngủ hơn đường cao tốc :P
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top