[Công nghệ] 9 Chú ý cho các cụ chăm sóc xe tại nhà.

Khánh Xẩm

Đi bộ
Biển số
OF-479667
Ngày cấp bằng
28/12/16
Số km
5
Động cơ
195,550 Mã lực
Tuổi
31
Nơi ở
Hà Nội
1. Kiểm tra mực nước làm mát hàng tuần:

Nhiều xe hiện nay có các bình chứa trong suốt có đánh dấu các mực LOW/HIGH để dể dàng quan sát. Nên kiểm tra và châm nước làm mát khi thấy mực nước làm mát giảm dưới hoặc nằm ngang vạch LOW (thấp). Lưu ý: KHÔNG được tháo nắp khi máy đang nóng, nên châm nước làm mát đang được dùng cho xe KHÔNG nên châm loại nước làm mát khác với loại nước làm mát đang sử dụng trên xe. Có thể châm nước TINH KHIẾT vì hầu hết chất lỏng bốc hơi chủ yếu là nước.

2. Kiểm tra các dây cua-roa và các đường ống dẫn hàng tháng:
Nên thay thế các dây cua-roa khi thấy chúng có dấu hiệu đã bị mòn, bị chai hoặc sờn. Hãy tăng chúng lên khi thấy nó chùng xuống khoảng 1,5cm khi bị nhấn xuống, tuy nhiên có các loại xe có cơ cấu tăng dây cua-roa tự động thì không cần phải điều chỉnh. Nên kiểm tra các đoạn đường ống dẫn thường xuyên, nếu nhận thấy chúng bị phù, quá chai cứng nứt gãy hay quá mềm thì nên thay thế. Hãy kiểm tra khoang động cơ xem có dấu hiệu của chuột vào hay không vì chúng thường cắn phá dây điện hay các đường ống dẫn.

3. Hệ thống phanh ô tô:
Không nổ máy, đạp chân phanh nếu chân phanh cứng thì hệ thống trợ lực phanh còn hoạt động. Nếu không nổ máy mà đạp chân phanh thấy hẫng thì bộ trợ lực chân không đã có vấn đề và cần khắc phục. Kiểm tra đèn báo ABS nếu đèn ABS nhấp nháy hoặc sáng liên tục thì người sử dụng nên đưa đến xưởng đủ tiêu chuẩn để kiểm tra. Nếu má phanh mòn quá nhiều sẽ giảm hiệu năng phanh và làm nóng cả đĩa phanh. Hãy kiểm tra đĩa phanh, nếu nhận thấy đĩa phanh hao mòn không đồng đều thì nên rà láng đĩa phanh.

4. Kiểm tra lọc gió hàng tháng:


Với lọc gió giấy tẩm dầu thông thường sử dụng một lần (stock paper filter), việc kiểm tra và thay thế lọc gió rất dể dàng vì nó nằm trong hộp hình chữ nhật đầu đường ống hút gió bên dưới nắp ca-pô. Nên thay thế lọc gió bị bẩn bằng lọc mới vì dùng lọc gió bẩn làm giảm lưu lượng không khí đi vào động cơ gây sai lệch tỉ lệ hoà khí làm giảm công suất máy, thậm chí có còn gây hao tốn nhiên liệu.
Với lọc gió dạng vải tầm dầu (drop-in filter) như K&N, khi kiểm tra nếu bẩn thì nên vệ sinh và châm dầu để tái sử dụng. Hãng lọc gió K&N có bán bộ kits gồm chai xịt và dầu châm dành riêng cho loại lọc gió này. Lưu ý: KHÔNG châm dầu quá nhiều vì khí nạp đi qua có thể mang theo cả dầu của lọc làm bẩn cảm biến lưu lượng không khí nạp (MAF).


5. Kiểm tra nước rửa kính và gạt nước:

Luôn luôn kiểm tra và châm gần đầy bình chứa nước rửa kính để sử dụng. Nên dùng miếng giẻ ướt để lau 2 ''lá lúa'' để đảm bảo nó sạch và không có dính đất cát. Nếu thấy gạt không sạch hoặc gây tiếng kêu cót két khi vận hành thì đã đến lúc thay thế. Không nên đợi đến khi phần cao su lưỡi gạt bị mòn hoặc gãy rồi mới thay.
6. Kiểm tra bình ắc quy:
Hãy đảm bảo các dây cáp phải được bắt chặt và không bị ăn mòn. Nếu dùng bình ắc quy có lỗ châm nước, chỉ châm thêm nước uống TINH KHIẾT. Hãy hết sức cẩn thận khi làm việc với bình ắc quy. Lưu ý, trong quá trình kiểm tra ắc quy nên cẩn trọng, hãy đeo kính và mang găng tay bảo vệ.

7. Đèn
Hãy chắc chắn rằng tất cả hệ thống đèn nội thất và ngoại thất (đèn phanh, đèn pha, đèn chiếu sáng ban ngày, đèn xi-nhan và đèn báo nguy hiểm...) đều hoạt động tốt. Các bác có thể mở từng loại đèn và nhờ một người đứng bên ngoài để kiểm tra.

8. Lốp
Kiểm tra toàn bộ bề mặt lốp xem có các vết cắt hoặc bị phù hay không. Nên đảo lốp ở 10.000 km đầu tiên và mỗi 15.000 km tiếp theo. Nên thay lốp nếu đã mòn, đã bị chai trong. KHÔNG nên cố sử dụng khi thấy lốp đã mòn. Nên bơm lốp xe đúng theo áp suất của lốp và nên trang bị đồng hồ đo áp suất và máy bơm mini cho xe.

9. Gầm xe
Nên kiểm tra dưới gầm xe xem có cái kẹp hoặc giá đỡ nào bị lỏng hoặc gãy không, gầm xe có vướng rác (cỏ hay bọc ni-lông...) hay không, nếu gầm xe quá bẩn thì nên đi rửa vệ sinh. Hãy khắc phục khi thấy các bộ phận bị hỏng hoặc rỉ sét. Bên cạnh đó, hãy xem phuộc nhún có chỗ nào bị rò rỉ dầu hay không để khắc phục.
 

january5th

Đi bộ
Biển số
OF-579350
Ngày cấp bằng
16/7/18
Số km
5
Động cơ
139,050 Mã lực
Tuổi
33
Cụ có mẹo nào chăm sóc vỏ xe không? Chứ cẩn thận mà lại bị xước e xót quá
 

liontb

Xe máy
Biển số
OF-391833
Ngày cấp bằng
12/11/15
Số km
50
Động cơ
237,100 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Cái này cứ mang ra hiệu các cụ ý có nghề xem cho là chuẩn nhất, tự phán không cẩn thận lại thành lợn què :)
 

LamNg221

Xe máy
Biển số
OF-589275
Ngày cấp bằng
9/9/18
Số km
92
Động cơ
134,330 Mã lực
Tuổi
53
Bài viết quá hữu ích cụ ơi [emoji1417]


Sent from my iPhone using Tapatalk
 

thangtd

Xe tải
Biển số
OF-201752
Ngày cấp bằng
12/7/13
Số km
484
Động cơ
326,879 Mã lực
1. Kiểm tra mực nước làm mát hàng tuần:

Nhiều xe hiện nay có các bình chứa trong suốt có đánh dấu các mực LOW/HIGH để dể dàng quan sát. Nên kiểm tra và châm nước làm mát khi thấy mực nước làm mát giảm dưới hoặc nằm ngang vạch LOW (thấp). Lưu ý: KHÔNG được tháo nắp khi máy đang nóng, nên châm nước làm mát đang được dùng cho xe KHÔNG nên châm loại nước làm mát khác với loại nước làm mát đang sử dụng trên xe. Có thể châm nước TINH KHIẾT vì hầu hết chất lỏng bốc hơi chủ yếu là nước.

2. Kiểm tra các dây cua-roa và các đường ống dẫn hàng tháng:
Nên thay thế các dây cua-roa khi thấy chúng có dấu hiệu đã bị mòn, bị chai hoặc sờn. Hãy tăng chúng lên khi thấy nó chùng xuống khoảng 1,5cm khi bị nhấn xuống, tuy nhiên có các loại xe có cơ cấu tăng dây cua-roa tự động thì không cần phải điều chỉnh. Nên kiểm tra các đoạn đường ống dẫn thường xuyên, nếu nhận thấy chúng bị phù, quá chai cứng nứt gãy hay quá mềm thì nên thay thế. Hãy kiểm tra khoang động cơ xem có dấu hiệu của chuột vào hay không vì chúng thường cắn phá dây điện hay các đường ống dẫn.

3. Hệ thống phanh ô tô:
Không nổ máy, đạp chân phanh nếu chân phanh cứng thì hệ thống trợ lực phanh còn hoạt động. Nếu không nổ máy mà đạp chân phanh thấy hẫng thì bộ trợ lực chân không đã có vấn đề và cần khắc phục. Kiểm tra đèn báo ABS nếu đèn ABS nhấp nháy hoặc sáng liên tục thì người sử dụng nên đưa đến xưởng đủ tiêu chuẩn để kiểm tra. Nếu má phanh mòn quá nhiều sẽ giảm hiệu năng phanh và làm nóng cả đĩa phanh. Hãy kiểm tra đĩa phanh, nếu nhận thấy đĩa phanh hao mòn không đồng đều thì nên rà láng đĩa phanh.

4. Kiểm tra lọc gió hàng tháng:


Với lọc gió giấy tẩm dầu thông thường sử dụng một lần (stock paper filter), việc kiểm tra và thay thế lọc gió rất dể dàng vì nó nằm trong hộp hình chữ nhật đầu đường ống hút gió bên dưới nắp ca-pô. Nên thay thế lọc gió bị bẩn bằng lọc mới vì dùng lọc gió bẩn làm giảm lưu lượng không khí đi vào động cơ gây sai lệch tỉ lệ hoà khí làm giảm công suất máy, thậm chí có còn gây hao tốn nhiên liệu.
Với lọc gió dạng vải tầm dầu (drop-in filter) như K&N, khi kiểm tra nếu bẩn thì nên vệ sinh và châm dầu để tái sử dụng. Hãng lọc gió K&N có bán bộ kits gồm chai xịt và dầu châm dành riêng cho loại lọc gió này. Lưu ý: KHÔNG châm dầu quá nhiều vì khí nạp đi qua có thể mang theo cả dầu của lọc làm bẩn cảm biến lưu lượng không khí nạp (MAF).


5. Kiểm tra nước rửa kính và gạt nước:

Luôn luôn kiểm tra và châm gần đầy bình chứa nước rửa kính để sử dụng. Nên dùng miếng giẻ ướt để lau 2 ''lá lúa'' để đảm bảo nó sạch và không có dính đất cát. Nếu thấy gạt không sạch hoặc gây tiếng kêu cót két khi vận hành thì đã đến lúc thay thế. Không nên đợi đến khi phần cao su lưỡi gạt bị mòn hoặc gãy rồi mới thay.
6. Kiểm tra bình ắc quy:
Hãy đảm bảo các dây cáp phải được bắt chặt và không bị ăn mòn. Nếu dùng bình ắc quy có lỗ châm nước, chỉ châm thêm nước uống TINH KHIẾT. Hãy hết sức cẩn thận khi làm việc với bình ắc quy. Lưu ý, trong quá trình kiểm tra ắc quy nên cẩn trọng, hãy đeo kính và mang găng tay bảo vệ.

7. Đèn
Hãy chắc chắn rằng tất cả hệ thống đèn nội thất và ngoại thất (đèn phanh, đèn pha, đèn chiếu sáng ban ngày, đèn xi-nhan và đèn báo nguy hiểm...) đều hoạt động tốt. Các bác có thể mở từng loại đèn và nhờ một người đứng bên ngoài để kiểm tra.

8. Lốp
Kiểm tra toàn bộ bề mặt lốp xem có các vết cắt hoặc bị phù hay không. Nên đảo lốp ở 10.000 km đầu tiên và mỗi 15.000 km tiếp theo. Nên thay lốp nếu đã mòn, đã bị chai trong. KHÔNG nên cố sử dụng khi thấy lốp đã mòn. Nên bơm lốp xe đúng theo áp suất của lốp và nên trang bị đồng hồ đo áp suất và máy bơm mini cho xe.

9. Gầm xe
Nên kiểm tra dưới gầm xe xem có cái kẹp hoặc giá đỡ nào bị lỏng hoặc gãy không, gầm xe có vướng rác (cỏ hay bọc ni-lông...) hay không, nếu gầm xe quá bẩn thì nên đi rửa vệ sinh. Hãy khắc phục khi thấy các bộ phận bị hỏng hoặc rỉ sét. Bên cạnh đó, hãy xem phuộc nhún có chỗ nào bị rò rỉ dầu hay không để khắc phục.
E chấm cái.
 

Jake

Xe đạp
Biển số
OF-72857
Ngày cấp bằng
14/9/10
Số km
18
Động cơ
425,280 Mã lực
Thank cụ
 

3dhitech

Xe máy
Biển số
OF-477125
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
72
Động cơ
197,730 Mã lực
Tuổi
35
cám ơn đã chia sẻ
 

FUTURE1

Xe hơi
Biển số
OF-41577
Ngày cấp bằng
26/7/09
Số km
144
Động cơ
468,248 Mã lực
Đúng nhưng thực ra cái số 2&9 là không làm được tại nhà vì phải nâng xe lên
 

lazy_nino

Xe hơi
Biển số
OF-179277
Ngày cấp bằng
30/1/13
Số km
153
Động cơ
339,840 Mã lực
Bài viết rất bổ ích, thanks cụ
 

peugeot

Xe tải
Biển số
OF-593275
Ngày cấp bằng
4/10/18
Số km
382
Động cơ
134,931 Mã lực
Bài viết rõ ràng, hình ảnh rõ nét. Thanks cụ
 

duyvinh0403

Đi bộ
Biển số
OF-590121
Ngày cấp bằng
14/9/18
Số km
1
Động cơ
133,010 Mã lực
Tuổi
32
Nơi ở
TP.Hồ Chí Minh
Website
nhadepdatvang.com
Bài viết rất cần thiết cho những người mới tập tành đi xe như mình. Cám ơn bác đã chia sẻ tận tình. Thanks bác.
 

Alex Chán Đời

Xe đạp
Biển số
OF-397302
Ngày cấp bằng
18/12/15
Số km
23
Động cơ
233,330 Mã lực
Tuổi
36
Thanks cụ, có hướng dẫn rửa khoang động cơ ko cụ
 

ckvnvtbd

Xe buýt
Biển số
OF-69684
Ngày cấp bằng
2/8/10
Số km
971
Động cơ
438,388 Mã lực
Cảm ơn cụ đã chia sẻ. Rất hữu ích ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top