[Funland] Quận Hoàn Kiếm sát nhập vào Quận nào vậy

chemvovan

Xe buýt
Biển số
OF-796116
Ngày cấp bằng
8/11/21
Số km
822
Động cơ
34,834 Mã lực
Tuổi
37
Bà Trà ko làm hoặc làm ko tới nơi tới chốn cũng bị sút phút mốt. Thế nên cái hệ thống nó đã chuyển động rồi thì cưỡng rất khó. Việc M&A này kiểu gì cũng có ý kiến ý cò đó là điều chắc chắn. Nhưng chủ trương đã ban hành ra là phải làm và trong quá trình soạn thảo họ cũng đã tính đến những ý kiến phản đối rồi. Địa phương nào ngành nào cũng tìm được cái đặc thù cái lịch sử ra để xin miễn thế thì cả chủ trương nó thành đầu voi đuôi chuột ngay.

Đến như Indo họ còn chuyển cả thủ đô và tranh thủ biến nó làm động lực tăng trưởng vì việc đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở thủ đô mới này. Thế nên sáp nhập các địa phương ko chỉ là sáp nhập cơ học thuận tiện mà phải tính tới việc việc sáp nhập này là chất xúc tác cho phát triển. Không chỉ ở cấp Quận, cấp Tỉnh cũng thế. Giờ quay sang hỏi các cụ là sau sáp nhập Quận Hoàn Kiếm, thì động lực tăng trưởng của Quận mới là gì và ở đâu? Với các này các cụ sẽ dự đoán đc đối tượng sáp nhập với quận này là quận nào thôi.
Đồng quan điểm với cụ, chỉ mấy ông tư duy kiểu sĩ phu Bắc Hà mới hay kiểu bảo Hoàn Kiếm đặc thù này, Hà Nội đặc thù nọ.
Sài Gòn nó cứ quận 1, quận 2, quận 3 ... các thứ, cần quái gì bày vẽ như HN đâu.
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,621
Động cơ
161,517 Mã lực
Chủ truong lớn thì có

Nhg những con số cụ tỉ thì coquan được giao chủ trì sẽ soạn ra

Riêng đoạn chỉ căn nhõn diện tich và số dân là thấy tu duy nông thôn rồi ạ

Đến thành phố còn đuọc xếp ra đô thị đặc biệt, loại 1 loại 2 loại 3

Thì tại sao quận của đô thị đặc biệt lại áp cùng tiẻu chí đô thị loại 3..4...hay thậm chí vừa được lên đô thị?

Khu Mânhttan ở New York có xẻp ngang tiêu chí với một thành phố nhỏ xíu ở bang Vermont hay Ohio ko?

Hà Nội, HCMC, CầnThơ. HẢI phòng, Đà Nẵng là 5 đô thị hạng đặc biệt, làm sao có thể áp cơ chế như 1 thành phố như Yên Bái hay Vị Thanh.

Logic này nếu đem công khai cho toàn dân, e là hơi băn khoăn

Có điều, ngta lại thông qua ở UBTV QH, một coquan dưới QH, coquan quyền lực tối cao. Chí ít cũng có tranhluận nghị trường.

Sáp nhập địa giới hành chính, ko chỉ là câu chuyện tinh gọn bộ máy của nhà nươc, hay tiết kiệm ngân sách

Trước kia, Hà Tây nhập HN, phải ra QH. Thì lẽ ra, viẹc nhập quận huyện chí ít phải ra HĐND câp tỉnh là coquan đại diện của dân tỉnh ấy.
Khác nhau mà, thành phố HN, HCM đơn vị trực thuộc là quận, huyện. Các thành phố miền núi như Yên Bái, Sơn La đơn vị trực thuộc phía dưới là phường, xã.
Nên quy định về diện tích, dân số cho quận là đã tính đến các thành phố lớn, không phải các thành phố nhỏ, miền núi như cụ nói.
 

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,602
Động cơ
455,888 Mã lực
Đồng quan điểm với cụ, chỉ mấy ông tư duy kiểu sĩ phu Bắc Hà mới hay kiểu bảo Hoàn Kiếm đặc thù này, Hà Nội đặc thù nọ.
Sài Gòn nó cứ quận 1, quận 2, quận 3 ... các thứ, cần quái gì bày vẽ như HN đâu.
Thế thì Q1 Q3 cũng đứt hết

Quận 3 nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý: ... Quận có diện tích 4,92 km², dân số năm 2019 là 190.375 người,

Quận 1 nằm ở trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý: ... Quận có diện tích 7,72 km², dân số năm 2019 là 142.625 người,
 

vancy83

Xe tải
Biển số
OF-167238
Ngày cấp bằng
17/11/12
Số km
438
Động cơ
320,082 Mã lực
Tất cả các trường trong địa bàn sẽ nhận đc thôi :)
Nay thấy các cô giáo trường con em cũnv like vs share bài, dù chưa thấy zalo lớp đc thông báo gì :))
Nhưng nói thật với tư cách là 1 công dân sinh ra lớn lên ở 1 trong 4 quận đầu tiên của Hà Nội thì em ko đồng ý sáp nhập.
Mà cũng khẳng định là ko sáp nhập đc đâu, nói thế cho nhanh. Có thể sáp nhập phường rút bớt từ 18 xuống 12 phường chứ xoá bỏ quận HK là ko thể.
Em không thấy đủ lý do để sát nhập quận Hoàn Kiếm, làm sao mà phải nhập với quận khác, các cụ ở nơi khác thì phán như đúng rồi là không ảnh hưởng gì, rồi là vì mục tiêu phát triển.
 

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,602
Động cơ
455,888 Mã lực
Ý kiến chuyên gia đây ạ:


"Ở Hà Nội, Hoàn Kiếm là quận trung tâm, mang nhiều giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa và cả tâm linh. Vì thế, sáp nhập Hoàn Kiếm vào bất cứ quận nào, đều không phù hợp", theo KTS Trần Ngọc Chính.

Hoàn Kiếm không thể sáp nhập với Long Biên hay Gia Lâm vì còn cách nhau con sông Hồng, không thuận tiện về mặt địa lý.

Với các quận lõi lân cận như Ba Đình, Đống Đa hay Hai Bà Trưng, ông Chính lo ngại nếu sáp nhập quận Hoàn Kiếm vào sẽ gây xáo trộn rất lớn. Điển hình như việc sau sáp nhập đổi tên quận cũng sẽ làm mất đi bản sắc của những quận vốn dĩ mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của Hà Nội.

"Riêng tên Hoàn Kiếm mang đầy giá trị lịch sử mà không thể đánh mất. Nhắc đến Hà Nội không thể không nhắc đến Hoàn Kiếm, cũng như nhắc tới Việt Nam không thể không nhắc tới Hà Nội.

Còn ý kiến dân thì:

 

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,602
Động cơ
455,888 Mã lực
KTS Trần Ngọc Chính nhấn mạnh điều quan trọng nhất là trong Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030, có quy định rõ các huyện, xã thuộc diện không bắt buộc sáp nhập nếu có một trong các yếu tố đặc thù theo quy định.

Ví dụ, "đơn vị có địa giới đơn vị hành chính đã hình thành ổn định và từ năm 1945 đến nay chưa có thay đổi, điều chỉnh lần nào; hoặc đơn vị hành chính có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh hay có đặc điểm về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán riêng biệt mà nếu sắp xếp với đơn vị hành chính liền kề khác sẽ dẫn đến mất ổn định về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội".

Áp theo quy định này, quận Hoàn Kiếm có các yếu tố để "không bắt buộc phải sáp nhập".

Ông Nguyễn Hữu Thành, Phó vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), cũng cho biết quận Hoàn Kiếm hiện mới chỉ được đánh giá trên tiêu chí là quy mô dân số và diện tích tự nhiên. Ngoài ra, các bộ ngành liên quan sẽ còn phải xem xét những yếu tố đặc thù khác về điều kiện giao thông, vị trí địa lý, truyền thống dân tộc, lịch sử.
 
Chỉnh sửa cuối:

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
3,812
Động cơ
2,175 Mã lực
thay đổi để tiến bộ, sáp nhập để tinh giảm biên chế, xã hội tiến bộ
mấy ông suốt ngày ăn mày quá khứ rồi đòi giữ nguyên trạng
Lâu em mới thấy có hô khẩu hiệu.

Cụ cho em xin số liệu về việc mở rộng HN đợt vừa rồi từ 2008, trước đó có bao nhiêu cán bô, vị trí lãnh đạo bây giờ thì sao.
 

thằng nhà quê

Xe điện
Biển số
OF-383948
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
3,918
Động cơ
272,266 Mã lực
sáp nhập chứ k phải sát nhập
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,578
Động cơ
324,743 Mã lực
Tuổi
43
Lâu em mới thấy có hô khẩu hiệu.

Cụ cho em xin số liệu về việc mở rộng HN đợt vừa rồi từ 2008, trước đó có bao nhiêu cán bô, vị trí lãnh đạo bây giờ thì sao.
Chắc chắn là trước đây có 2 bí thư, 2 chủ tịch, và rất nhiều giám đốc sở cùng cấp. Giờ thì có 1 thôi. Còn đương nhiên là ngay sau sáp nhập vẫn cứ giữ những người đang đương nhiệm cho tới khi họ tới tuổi về hưu được. Cụ không thể sáp nhập xong sút người đi như kiểu tư nhân được. Nhưng sau đó thì vẫn theo quy hoạch số giám đốc sở, phó giám đốc sở theo đúng định biên của từng vị trí thôi. Rõ ràng là giảm bộ máy xuống rồi.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,239
Động cơ
14,648 Mã lực
Ý kiến chuyên gia đây ạ:


"Ở Hà Nội, Hoàn Kiếm là quận trung tâm, mang nhiều giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa và cả tâm linh. Vì thế, sáp nhập Hoàn Kiếm vào bất cứ quận nào, đều không phù hợp", theo KTS Trần Ngọc Chính.

Hoàn Kiếm không thể sáp nhập với Long Biên hay Gia Lâm vì còn cách nhau con sông Hồng, không thuận tiện về mặt địa lý.

Với các quận lõi lân cận như Ba Đình, Đống Đa hay Hai Bà Trưng, ông Chính lo ngại nếu sáp nhập quận Hoàn Kiếm vào sẽ gây xáo trộn rất lớn. Điển hình như việc sau sáp nhập đổi tên quận cũng sẽ làm mất đi bản sắc của những quận vốn dĩ mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của Hà Nội.

"Riêng tên Hoàn Kiếm mang đầy giá trị lịch sử mà không thể đánh mất. Nhắc đến Hà Nội không thể không nhắc đến Hoàn Kiếm, cũng như nhắc tới Việt Nam không thể không nhắc tới Hà Nội.

Còn ý kiến dân thì:

Hợp quận khác vào quận Hoàn Kiếm...Chứ theo em cái gì cũng cứ lấy lý do này lý do kia thì bao giờ mới làm được.
Quận Hoàn Kiếm mã giữ nguyên thì thành ra có tiền lệ rùi các địa phương khác cũng thế thì chết à.
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
18,679
Động cơ
428,375 Mã lực
Em nghĩ tên quận huyện nên ngắn gọn để giấy tờ thủ tục hành chính nó tiết kiệm đi và tiết kiệm thời gian điền thông tin. Cứ quận 1, 2,3.... đâm lại hay. Hoặc đã là Hà nội thì tất cả các quận huyện đổi tên thành Hà hết, kiểu Hà Hồ ( Quận Tây Hồ), Hà Đa (Quận Đống Đa), Hà Xuân (Quận Thanh Xuân), Hà Mai (quận Hoàng Mai), Hà Kiếm ( Quận Hoàn Kiếm), Hà Đình (Quận Ba Đình), Hà Hai ( Quận Hai Bà), Hà Biên ( Quận Long Biên), Hà Từ (Bắc Từ Liêm), Hà Liêm ( Nam Từ Liêm), Hà Anh ( Đông Anh), Hà Lâm ( Gia Lâm), Hà Đông, Hà Sơn....
 

cadan

Xe container
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
9,602
Động cơ
455,888 Mã lực
Bài của một KOL tên nick ô sin
Khá là toàn diện.

“Tôi không có đủ dữ liệu để bình luận về cảnh báo của Chủ tịch Trần Sĩ Thanh trước khả năng sáp nhập quận Hoàn Kiếm. Các tiêu chí do hành chánh quan liêu đặt ra thì cũng có thể dùng hành chánh mà điều chỉnh nó. Một quận tốt không phải vì nó to hay nhỏ mà vì ở chỗ, người dân trong quận đó cả đời không cần biết đến chính quyền nhưng hễ cứ có việc cần là chính quyền có mặt liền.

Nếu xây dựng chính quyền đô thị mà chỉ quan tâm đến quy mô hoặc phẩm hàm của người đứng đầu [đô thị loại I, loại II hay cái gọi là “thành phố trong thành phố” kiểu Thủ Đức city] thay vì tìm kiếm một mô hình phục vụ dân tốt hơn thì không bao giờ lựa chọn đúng.

Tại sao, “tinh giản biên chế” từng được đưa ra từ đầu thập niên 1990s đã chưa bao giờ thành công. Thập niên 1990s là thập niên bắt đầu bung ra, nhu cầu hành chính tăng thì không thể giảm biên chế được.

Chúng ta đi từ mô hình nhà nước làm tất cả sang mô hình “nhiều thành phần” được phép làm. Trước thập niên 1990s, chỉ ai được nhà nước cho đi lại [cả trong nước và ra nước ngoài] mới được đi lại, tới chỗ ai cũng có thể ra nước ngoài nếu có tiền. Chỉ riêng bộ máy cấp hộ chiếu đã cần tăng lên gấp trăm lần trước đó.

Nhà nước sinh ra để đảm trách phần lớn dịch vụ công. Có những dịch vụ cung cấp do nhu cầu của dân. Có dịch vụ đưa ra do nhu cầu quản lý. Tôi không bình luận về mô hình chính trị mà biên chế hưởng ngân sách không chỉ có những người ở trong bộ máy nhà nước.

Muốn tinh giảm biên chế thì phải thiết kế một bộ máy nhà nước tối ưu để phục vụ dân; những thủ tục được đặt ra để phục vụ nhu cầu quản lý [như các giấy phép con, các loại lý lịch, giấy xác nhận…] nên bãi bỏ, cắt giảm hoặc [sau khi số hóa] các cơ quan nhà nước tự chia sẻ lấy.

Nếu vì phục dân thì nhà nước chỉ cần đưa ra các tiêu chí: Môi trường, nước sạch, bệnh viện, trường học, đồn cảnh sát, PCCC và trạm cứu thương. Ví dụ, các cơ sở này phải được bố trí sao cho, khi dân gọi 113, mấy phút sau PCCC hoặc cứu thương có mặt.

Chỉ riêng đưa ra và thực hiện đúng nguyên tắc, trường công chỉ được nhận học sinh ở khu vực khác sau khi đã nhận hết học sinh trên địa bàn [không phải phân bố theo quận, phường mà theo sự thuận tiện của giao thông] phụ huynh đã không phải xuôi ngược đưa đón con, mỗi ngày đã giảm được hàng triệu lượt tham gia giao thông không cần thiết.

Nếu xây dựng chính quyền theo tiêu chí này thì chính quyền thủ đô [với các quận đã đô thị hóa xong] không còn cần có cấp phường hoặc cấp quận nữa.

Khi chuẩn bị ý kiến phản đối việc nhập Hà Tây vào Hà Nội, nhóm giúp việc của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt, dẫn dắt bởi KTS Nguyễn Trọng Huấn, đã xem xét rất nhiều mô hình đô thị trên thế giới. Nước Mỹ không cần mở rộng Washington D.C. mà D.C. không những vẫn hoàn thành vai trò Thủ đô mà còn đảm đương rất tốt hạt nhân đô thị của cả vùng. Vấn đề là tổ chức kết nối hạ tầng tốt không chỉ cho thủ đô mà còn cho cả Virginia và Maryland nữa [tương tự Boston trở thành hạt nhân cho đại đô thị vùng Massachusettes].

Nếu đi từ cách tiếp cận này thì ngay cả khi phát triển đô thị 2 bên sông hồng, chẳng cần phải nhập Long Biên với Hoàn Kiếm. Vấn đề là khi Long Biên xuất hiện một khu dân cư, thì Hà Nội phải tiên liệu thêm mấy cái cầu qua sông Hồng cho nhu cầu qua lại. Tương tự, không cần phải sáp nhập Nghi Xuân với Cửa Lò, nhưng ngay từ bây giờ lãnh đạo hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh đã phải trù liệu cho một thành phố hai bên cửa sông Lam với nhiều nhu cầu kết nối.

Cũng từng có mô hình sáp nhập như Buda - Pest nhưng điều làm nên giá trị của Budapest [Hungaria] không phải là một quyết định hành chánh.

Hà Tây, cho dù mất địa giới trên bản đồ vừa đúng 15 năm, căn cước văn hóa Xứ Đoài không bao giờ có thể xóa. Đừng ngồi ở những nơi mà khi nhìn xuống chỉ thấy quận, huyện ở khía cạnh [cấp] hành chánh mà không nhìn thấy ở đó các địa danh. Trong rất nhiều tên làng, tên xóm, tên sông… có hàm lượng lịch sử, văn hóa của nghìn năm tụ lại.

PS1: Ngay sau khi bài này được public, một cựu bộ trưởng từng phục vụ trong nội các của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải gọi điện thoại trao đổi thêm rất dài và nhiều vấn đề liên quan đến cải cách. Xin tóm tắt ở đây 4 ý chính ông nói có liên quan đến bài viết:

1 - Khi tách tỉnh Bình Trị Thiên, ông cùng cả cả Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười và Phó chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt vào kiểm tra ở Quảng Bình, chứng kiến cán bộ Quảng Bình không có đủ nhà và giường, phải rải chiếu ngủ dưới nền nhưng uống rượu liên hoan mừng vui như Tết. Ông kết luận, tách - nhập là nhu cầu của quan chứ không phải nhu cầu của dân.

2 - Chuyện tách nhập các đơn vị hành chính chưa bao giờ thành công về mặt giảm biên. Vấn đề biên chế “nằm ở chỗ khác”.

3 - Chúng ta ra các quyết định hành chính tách nhập nhiều những chưa bao giờ quan tâm đến tâm lý của người dân; có những tên làng, tên xóm là niềm tự hào nghìn năm của những cư dân ở đấy, nhưng ta sẵn sàng thay thế nó bằng một tờ A4.

4 – Đừng nói “vì phục vụ dân” trừu tượng quá. Trong một lần lãnh đạo chính phủ ta thăm pháp, chúng tôi hỏi vì sao nước Pháp nhỏ mà có tới 50 tỉnh. Họ trả lời rất đơn giản, ngày xưa lập tỉnh thì việc đầu tiên mà chính quyền phải tính là làm sao tỉnh lị đặt ở đâu để người dân có thể đi bộ lên tỉnh rồi trở về nhà trong ngày.

PS2: Xin mời đọc trích đoạn bài viết của nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt công bố trên báo Tuổi Trẻ sáng 5-8-2008, ngày Quốc hội khóa XII nhóm họp trong đó có nội dung bàn việc mở rộng thủ đô Hà Nội.

VÕ VĂN KIỆT: “KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐƯA THỦ ĐÔ LÀM NƠI THÍ NGHIỆM”

“…Theo tôi, Thăng Long - Hà Nội với nghìn năm lịch sử phong phú, hào hùng, với văn hóa được tích lũy nhiều đời, không phải thủ đô nào trên thế giới cũng có được. Hà Nội không nhất thiết phải lựa chọn mô hình đầu tàu kinh tế, việc mà nhiều địa phương có nhiều thuận lợi và có khả năng làm tốt hơn Hà Nội nhiều.

Mặt khác, mô hình đô thị cực lớn với động lực công nghiệp là một mô hình đô thị đã cũ, nhiều sai lầm mà phương Tây đang phải từ bỏ. Chính những thành phố có hàm lượng văn hóa cao, có đời sống đô thị giàu tính nhân văn, có thiên nhiên trong lành, có nhịp sống hợp lý, làm giàu bằng kinh tế tri thức mới là mô hình mà các nước đi trước chúng ta đang tìm kiếm.

Thủ đô Thăng Long - Hà Nội có đủ những yếu tố đủ để xây dựng cho mình một thành phố như thế. Thay vì chọn một mô hình đô thị khổng lồ với vô vàn vấn nạn, từ tắc nghẽn giao thông đến ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, thị trường đất đai rối loạn cản trở phát triển kinh tế như nhiều đô thị lớn trên thế giới đang gặp, Hà Nội nên chọn cho mình mô hình một thành phố lịch sử, văn hóa, đầu tàu về khoa học - kỹ thuật tiên tiến, có quy mô vừa phải, hợp lý, có môi trường đô thị trong lành, văn minh, công bằng, dân chủ, đủ năng lực khai thác, ứng dụng những thành tựu khoa học tiên tiến của thời đại trong xây dựng, quản lý vận hành, ngõ hầu tạo dựng một môi trường sống lý tưởng…”
 

appleno1

Xe hơi
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-821390
Ngày cấp bằng
23/10/22
Số km
100
Động cơ
592 Mã lực
Tuổi
25
Nơi ở
Hà Nội
Website
appleno1.vn
thay đổi kiểu này bay khối ghế rồi lại mua ghế =)))) thanh lọc đội hình thôi
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,557
Động cơ
257,970 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
Đã ko làm thì thôi, làm thì nên làm cho tới luôn. Nhập 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống đa thành 1 quận, gọi là Quận Trung tâm hoặc Quận Thăng Long, Trong quận mới có khoảng 8-12 phường, lấy lại tên trong lịch sử và 1 số tên mang tính biểu tượng kiểu như: Đồng Xuân, Hoàn Kiếm, Văn Miếu, Kim Liên, Đống Mác, Quỳnh Lôi, Ba Đình, Trúc Bạch, Giảng Võ....
Chả để lzi, khóa sau lại xé lại như cũ ý mà :))
Đến sáp nhập Hà Toi bao lâu nay rồi tên phố vẫn tinh trùng lỗn lận đầy ra kia :))
 

Koka2015

Xe tăng
Biển số
OF-554751
Ngày cấp bằng
21/2/18
Số km
1,621
Động cơ
161,517 Mã lực
Chắc sáp nhập vào Long Biên để rãn dân phố cổ ra cho nó tiện vì vẫn cùng quận:))
Giãn dân là chính sách của thành phố, quận này chuyển sang quận khác được, ko cần phải cùng quận.
 

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
3,812
Động cơ
2,175 Mã lực
Chắc chắn là trước đây có 2 bí thư, 2 chủ tịch, và rất nhiều giám đốc sở cùng cấp. Giờ thì có 1 thôi. Còn đương nhiên là ngay sau sáp nhập vẫn cứ giữ những người đang đương nhiệm cho tới khi họ tới tuổi về hưu được. Cụ không thể sáp nhập xong sút người đi như kiểu tư nhân được. Nhưng sau đó thì vẫn theo quy hoạch số giám đốc sở, phó giám đốc sở theo đúng định biên của từng vị trí thôi. Rõ ràng là giảm bộ máy xuống rồi.
Cụ cãi hộ em phát, ý 2 trong bài viết dưới

PS1: Ngay sau khi bài này được public, một cựu bộ trưởng từng phục vụ trong nội các của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Thủ tướng Phan Văn Khải gọi điện thoại trao đổi thêm rất dài và nhiều vấn đề liên quan đến cải cách. Xin tóm tắt ở đây 4 ý chính ông nói có liên quan đến bài viết:

1 - Khi tách tỉnh Bình Trị Thiên, ông cùng cả cả Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười và Phó chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt vào kiểm tra ở Quảng Bình, chứng kiến cán bộ Quảng Bình không có đủ nhà và giường, phải rải chiếu ngủ dưới nền nhưng uống rượu liên hoan mừng vui như Tết. Ông kết luận, tách - nhập là nhu cầu của quan chứ không phải nhu cầu của dân.

2 - Chuyện tách nhập các đơn vị hành chính chưa bao giờ thành công về mặt giảm biên. Vấn đề biên chế “nằm ở chỗ khác”.
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,557
Động cơ
257,970 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
Đồng quan điểm với cụ, chỉ mấy ông tư duy kiểu sĩ phu Bắc Hà mới hay kiểu bảo Hoàn Kiếm đặc thù này, Hà Nội đặc thù nọ.
Sài Gòn nó cứ quận 1, quận 2, quận 3 ... các thứ, cần quái gì bày vẽ như HN đâu.
E ko hiểu rõ ý cụ.
Nhưng rõ ràng, HN nghìn năm văn hiến là có thực. SG mới 300 năm tuổi cũng ko sai. So 1000 với 300 tự cụ nhận định nó có đặc thù hay không :)
Q1 Q2 Q3 SG thì sao? Ý cụ là cũng sáp nhập đc lại thành Q123 ý hả :)
Còn về sĩ phu Bắc Hà, e biết có ông sĩ phu gộc tư duy vẫn chói lói lắm, cụ chê thì kệ cụ, e ko dám chế, sợ lắm hehe
 

Huongchimai

Xe buýt
Biển số
OF-527556
Ngày cấp bằng
18/8/17
Số km
510
Động cơ
177,569 Mã lực
Tuổi
39
Theo em là thành Phường Hoàn Kiếm Quận Long Biên là đẹp. HK bjo còn gì đâu 36 phố phường thì lụp sụp buôn bán thì ế ẩm mấy người lên bờ hồ đi ăn đâu giáo dục thua cầu giấy. Nên đập đi làm lại cho về Long Biên là đẹp.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,578
Động cơ
324,743 Mã lực
Tuổi
43
Cụ cãi hộ em phát, ý 2 trong bài viết dưới
oh 1 cụ cựu bộ trưởng thời ông ĐỖ MƯỜI còn làm thủ tướng (chưa lên TBT) thì phải nói là rất già rồi. Media đang cố ý tìm kiếm lobby và phải gặng hỏi các cụ rất già đó. Cái khác ko nói, câu chuyện về nhân sự thì rõ là rất khó có thể nhận định của cụ ấy đúng sai thế nào vì cụ đã về hưu quá lâu rồi, thông tin làm sao chính xác được so với những người đương nhiệm. Cùng lắm các cụ ấy chỉ được nghe lại các thông tin định hướng và muốn cụ ấy nói ra theo ý muốn của nhóm lobby này. Tôi sẽ không đi tranh luận về cái này. Tôi chỉ chắc chắn khi nhập 2 Tỉnh vào nhau với bộ máy 2 tỉnh nhập làm 1 thì sẽ cắt giảm cơ số các ghế. Dĩ nhiên là nhiều người sẽ lo lắng cho cái ghế của mình rồi. Xem ra sẽ là cuộc đấu tranh trong bóng tối của nhiều vị muốn giữ ghế hoặc nhắm ghế rồi. Thế nên lôi hết truyền thông với KOL vào cuộc. Thế nên cứ để xem cuối cùng sẽ như thế nào.

Trích thêm tí thông tin: Nhiệm kỳ thủ tướng của cụ Đỗ Mười là từ năm 88-91. Tôi tin rằng thời đó rất nhiều cụ ở đây chưa sinh ra. Một số bộ trưởng hiện nay thì thời đó mới chỉ học cấp 2. Chắc các lãnh đạo bây giờ muốn nhắn các cụ ấy là các cụ để bọn cháu làm việc. Mặc dù kính lão luôn là tôn chỉ của văn hóa nhưng trong công việc cứ cảm tưởng các cụ về hưu rồi cứ suốt ngày chĩa mũi vào bảo lãnh đạo đương nhiệm phải làm thế này, phải làm thế kia.v.v. thì ai mà chịu được.

Nhiệm kỳ22 tháng 6 năm 19889 tháng 8 năm 1991
3 năm, 48 ngày
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top