Siêu khủng V-22 Osprey vừa giải cứu phi công mỹ ở Libya

quangnt78

Xe tải
Biển số
OF-81754
Ngày cấp bằng
2/1/11
Số km
472
Động cơ
416,550 Mã lực
V-22 Osprey có giá khoảng 118 triệu usd đây là 1 Phi cơ vô cùng linh hoạt nhờ hệ thống hai cánh quạt có khả năng xoay 90 độ. Nó cất cánh và hạ cánh như trực thăng song thực hiện hành trình giống những phi cơ bình thường. V-22 được sử dụng lần đầu trong chiến tranh Iraq năm 2007 và bị cựu phó tổng thống Mỹ **** Cheney liên tiếp yêu cầu ngừng sử dụng. Dù vậy, nhờ ưu thế về tính đa năng, quân đội Mỹ vẫn triển khai một phi đội V-22 tới Afghanistan và bây h là Libya.









 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
Phê thật cụ nhỉ. Mà cái bọn mẽo, cái gì nó cúng có mới chuối.
 

xe365vn

Xe container
Biển số
OF-23687
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
9,408
Động cơ
583,930 Mã lực
Nơi ở
xe365vn
e chả thấy cụ kể chuyện cứu phi công thế nào :P
cái đấy mới là nội dung của cái tiêu đề thớt mà
 

jan13th

Xe hơi
Biển số
OF-79958
Ngày cấp bằng
12/12/10
Số km
138
Động cơ
417,520 Mã lực
Con này lần đầu em thấy là trong truyện 7 viên ngọc rồng. Tóm lại là nhìn đẹp + hoành quá! Sao anh Phó lại y/c cấm sử dụng nhề?
 

Evolution

Xe điện
Biển số
OF-6321
Ngày cấp bằng
24/6/07
Số km
3,228
Động cơ
574,880 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
Định Công
Em tưởng vào được hóng vụ giải cứu như nào ý chứ :))
 

stinger

Xe điện
Biển số
OF-569
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
3,391
Động cơ
612,633 Mã lực
Website
www.punbb-hosting.com
Nếu em ko nhầm thì em OSPREY này có xuất xứ từ Anh.
Cái bọn Anh này luôn đi đầu trong những trò trái khoáy (vd: như đi bên trái) máy bay phản lực thì làm như lên thẳng (AV8B Harrier), lên thẳng lại làm như phản lực
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Nếu em ko nhầm thì em OSPREY này có xuất xứ từ Anh.
Cái bọn Anh này luôn đi đầu trong những trò trái khoáy (vd: như đi bên trái) máy bay phản lực thì làm như lên thẳng (AV8B Harrier), lên thẳng lại làm như phản lực
Cái này thì e công nhận :))
 

heavyrain2408

Xe buýt
Biển số
OF-405
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
994
Động cơ
589,620 Mã lực
Nơi ở
The Rain City of America
Website
www.cse.wustl.edu
Nếu em ko nhầm thì em OSPREY này có xuất xứ từ Anh.
Cái bọn Anh này luôn đi đầu trong những trò trái khoáy (vd: như đi bên trái) máy bay phản lực thì làm như lên thẳng (AV8B Harrier), lên thẳng lại làm như phản lực
Con này xuất xứ Mẽo cụ ạ, do Bell Helicopter và Boeing hợp tác sản xuất từ 1981.

Nhảy dù xuống:


Bắn từ trên máy bay xuống:


Tiếp nhiên liệu để đi oánh nhau buổi tối:


Hạ cánh xuống tàu lưỡng cư USS New York:


Oánh nhau xong thì đi Florida nghỉ mát:


Nguồn hình: wikipedia
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Nếu em ko nhầm thì em OSPREY này có xuất xứ từ Anh.
Cái bọn Anh này luôn đi đầu trong những trò trái khoáy (vd: như đi bên trái) máy bay phản lực thì làm như lên thẳng (AV8B Harrier), lên thẳng lại làm như phản lực
hàng mỹ đấy cụ ơi
thằng mỹ làm mấy loại nghiêng cánh từ sau tthees chiến 2 nhiều lắm

 

taplai_2011

Xe máy
Biển số
OF-89041
Ngày cấp bằng
19/3/11
Số km
67
Động cơ
407,170 Mã lực
em cung vao hong, tuong co hinh anh vu giai cuu
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,681
Động cơ
471,077 Mã lực
Con này xuất xứ Mẽo cụ ạ, do Bell Helicopter và Boeing hợp tác sản xuất từ 1981.

Bắn từ trên máy bay xuống:


Nguồn hình: wikipedia
Con này nếu nhập về VN thì thể nào cũng có độ thêm quả bao tải gai bọc dưới ống lò xo kia để mang về đổi tí cay các cụ nhể
 

stradi

Xe hơi
Biển số
OF-60907
Ngày cấp bằng
4/4/10
Số km
120
Động cơ
442,508 Mã lực
Nơi ở
Đà Nẵng
e chả thấy cụ kể chuyện cứu phi công thế nào :P
cái đấy mới là nội dung của cái tiêu đề thớt mà
hehe, cụ chủ thớt có nói là cuộc giải cứu thế nào đâu bác. Thớt này là " Siêu khủng V22... " mà, có phải là " cuộc giải cứu xxx..." đâu.
Ý của bác ấy chỉ là giới thiệu con V22 này thôi, còn cuộc giải cứu thế nào, chắc còn lâu nữa chúng ta mới biết, em dự thế. :))
 

turbin_engine

Xe tăng
Biển số
OF-64778
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
1,226
Động cơ
448,175 Mã lực
Nơi ở
Chợ.
Chi tiết vụ giải cứu đây các cụ này:

http://dantri.com.vn/c36/s36-466817/cuoc-giai-cuu-than-toc-phi-cong-my-gap-nan-tai-libya.htm


Cuộc giải cứu "thần tốc" phi công Mỹ gặp nạn tại Libya
(Dân trí) - Mỹ đã triển khai 2 chiếc máy bay tối tân từ một tàu tấn công lưỡng cư ngoài khơi Libya để giải cứu phi công trên chiếc chiến đấu cơ bị rơi tại Libya vào đêm ngày 21/3. Sứ mệnh mang tên TRAP kéo dài 90 phút và “tiêu tốn” mất gần 500kg bom.
>> Chiến đấu cơ Mỹ tan xác khi bị rơi ở Libya
Xác chiếc F-15 rơi tại Libya.
Khi chiếc máy bay chiến đấu F-15 Engle của Mỹ bị rơi xuống miền đông Libya vào khoảng 11h33 tối ngày 21/3, hai phi công đã bật dù được ra ngoài và chỉ bị thương nhẹ.

Không lâu sau đó, vào 1h33 sáng ngày thứ ba (giờ địa phương), hai chiếc máy bay “lai” MV-22 Osprey, máy bay vận tải và có khả năng cất, hạ cánh theo chiều thẳng đứng như trực thăng, đã được triển khai từ tàu tấn công lưỡng cư USS Kearsarge ở ngoài khơi Libya. Cho đến 3h sáng cùng ngày, một trong hai chiếc máy bay đã mang được một phi công trở về boong tàu an toàn.

Như vậy, sứ mệnh giải cứu của lính thủy đánh bộ Mỹ kéo dài 90 phút, tính từ lúc chiếc Osprey cất cánh đến lúc hạ cánh xuống boong tàu USS Kearsarge.

Trong thời gian diễn ra cuộc giải cứu, máy bay quân đội Mỹ đã thả hai quả bom nặng 227kg xuống khu vực xung quanh viên phi công.

Theo một quan chức cấp cao của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ, nếu trong khi đợi được cứu, viên phi công thấy “một lực lượng – dù là kẻ thù hay không, tiếp cận gần mình”, anh ta sẽ gọi lực lượng Mỹ bắn yểm trợ để ngăn người đang tiếp cận anh ta.

Quan chức này cho biết thêm không rõ liệu có dân thường Libya nào bị thương hay không khi lực lượng Mỹ thả bom. Tuy nhiên, theo tờ Telegrhap của Anh, 6 thường dân Libya đã bị thương trong cuộc giải cứu này.

Ngoài hai chiếc Osprey, 2 chiếc máy bay tấn công mặt đất AV-8B Harrier cũng hỗ trợ cho sứ mệnh giải cứu các phi công. Các máy bay này được trang bị đạn thông thường, trong đó có bom GBU-12, mỗi quả nặng hơn 200kg. Vai trò của các máy bay này là không để lực lượng bên ngoài nào làm ảnh hưởng đến cuộc giải cứu.

Tuy nhiên, quan chức trên cũng cho biết không máy bay nào trong hai máy bay AV-8B Harrier phải khai hỏa.

Trong khi đó, binh sỹ còn lại trên chiếc máy bay bị rơi, là người điều khiển vũ khí, đã được người dân Libya cứu, đô đốc Samuel Locklear III, chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ ở châu Âu và châu Phi cho hay. “Anh ta được đối xử tôn trọng và đã được trao trả cho quân đội Mỹ”.

Mỹ hiện đang bảo vệ vùng cấm bay trên khu vực lực lượng nổi dậy Libya kiểm soát, cho nên theo quan điểm của Mỹ và đồng minh, lực lượng này được xem là những “người tốt”. Theo một người dân làng bị thương, thì người dân làng đã mở “tiệc” thết đãi một viên phi công khi quân đội Mỹ thả bom.

Diễn biến theo thời gian:

Chiếc chiến đấu cơ F-15 của Mỹ đã bị rơi xuống Ghot Sultan, Đông Nam Benghazi, thành trì của phe nổi dậy vào khoảng 11h33 tối ngày 21/3.

Vào 0h50 sáng 22/3, hai chiếc AV-8B Harriers được triển khai từ USS Kearsarge để hỗ trợ phi công bị rơi. 5 phút sau, lãnh đạo quân sự Mỹ phê chuẩn sứ mệnh giải cứu được Lực lượng lính thủy đánh bộ gọi là Sứ mệnh giải cứu chiến thuật máy bay và nhân sự, gọi tắt là TRAP. Những cuộc giải cứu kiểu này thường được triển khai khi đã biết chính xác nơi phi công bị rơi.

Tới 1h20 sáng, 2 máy bay Harriers đã ở trên đầu phi công và một chiếc F-16 gần đó đã liên lạc được với anh.

Tới 1h30, lính thủy đánh bộ Mỹ sẵn sàng triển khai 2 trực thăng CH-53E Super Stallion, một trong những loại “hạng nặng” của quân đội Mỹ, với khoảng 46 lính thủy.

Vào 1h51, hai trực thăng CH-53E được triển khai.

Trong khi đó 2 chiếc MV-22 Ospreys đã được triển khai từ USS Kearsarge vào 1h33 sáng.

Đây cũng là lúc hai chiếc Harriers thả 2 quả bom nặng 227kg, theo đúng lịch trình Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đưa ra.

Đến 2h38 sáng, một trong hai chiếc Ospreys đã tiếp đất, đón viên phi công bị rơi.

Và vào 3h sáng, chiếc máy bay chở theo viên phi công hạ cánh xuống bom tàu USS Kearsarge.

Lần gần đây nhất một sứ mệnh TRAP được tiến hành công khai là vào năm 1995, nhằm cứu đại úy Scott O’Grady của Không lực Mỹ ở Bosnia. Và sứ mệnh cũng được phát động từ chính boong tàu USS Kearsarge.

Theo một quan chức quân đội Mỹ, mặc dù đó là cuộc giải cứu “công khai” gần nhất, nhưng trong vòng 18-24 tháng qua, đã có ít nhất 2 cuộc giải cứu TRAP tương tự.

Phan Anh
Tổng hợp
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,350
Động cơ
641,300 Mã lực
Trông người mà ngẫm đến ta, nếu mà là ta thì phải tính chi phí cho việc giải cứu thế nào đã, mà giá dầu đang cao thế này thì có lẽ... thôi nhể!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top