[VHGT] Sự lạc hậu trong đào tạo lái xe...

longlanh1510

Xe tải
Biển số
OF-56353
Ngày cấp bằng
2/2/10
Số km
215
Động cơ
449,589 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Nhà cháu thấy ở Thủ đô mà vẫn còn như này, chả nhẽ không bằng các tỉnh, thành khác hay sao!!!!
[-X[-X[-X[-X[-X^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^

Vẫn dạy lái bằng xe “U40”

TP - Được quy định không sử dụng xe cũ, xe không còn phù hợp như Uaz, Jeep… nhưng nhiều trung tâm đào tạo lái xe (TTĐTLX) tại Hà Nội vẫn sử dụng các dòng xe có tuổi đời ba bốn chục năm dạy cho học viên.

Được quy định không sử dụng Uaz nhưng thời gian qua TTĐTLX của ĐH PCCC vẫn dùng xe này dạy học viên. Ảnh: Anh Trọng.

Vừa học vừa đẩy xe

Nhiều ngày qua, trong vai người dân có nhu cầu học lái xe PV Tiền Phong đã đến một số TTĐTLX trên địa bàn Hà Nội để ghi nhận việc dạy lái xe ô tô ở đây. Theo quy định và từ năm 2008, Sở GTVT Hà Nội đã có yêu cầu tất cả các Trung tâm phải dùng các phương tiện phù hợp để giảng dạy cho học viên.

Với các dòng xe Uaz, Jeep do quá cũ và không còn phù hợp nên Sở GTVT Hà Nội đã yêu cầu các trung tâm loại bỏ, tuyệt đối không sử dụng để giảng dạy.

Vậy nhưng, những ngày qua, có mặt tại TTĐTLX của ĐH Phòng cháy chữa cháy (đường Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân), một trong những TTĐTLX lớn nhất của Hà Nội, PV ghi nhận, hầu hết học viên khi kết thúc chương trình học lý thuyết (Luật Giao thông đường bộ) đều phải học thực hành tay lái trên gần 10 chiếc xe Uaz.
Sau khi thuần thục các thao tác nguội, xe đỗ tại chỗ, từng nhóm học viên khoảng 4 người sẽ được một thầy kèm cặp với một xe Uaz để học số nóng (đi ra đường trường).

Đường trường ở đây thường là quãng đường từ ĐH PCCC đến một số bãi sát hạch lái xe nằm ở khu vực Xuân Mai.

“Trên dọc đường đi qua các tuyến đường như Đại lộ Thăng Long, đường Hồ Chí Minh, dưới sự giám sát của thầy, bốn học viên chúng tôi thay nhau lái, đến các bãi tập sự thay đổi này tiếp tục diễn ra, kể cả khi trên đường về”, anh Trịnh, một học viên vừa học xong chứng chỉ lái xe hạng B2 tại ĐH PCCC cho biết.

“Đa số các xe Uaz sản xuất từ những năm 70 của thế kỷ trước, quá cũ, nên có hôm chạy nhiều, xe nóng, chết máy dọc đường học viên lại phải xuống đẩy mới nổ”, anh Trịnh kể.

Đến các TTĐTLX có tiếng tại Hà Nội như Trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính (xã Minh Khai, Từ Liêm), ĐH Công nghệ Giao thông vận tải (đường Triều Khúc, Thanh Xuân)... tại đây xe Uaz đeo biển tập lái vẫn đỗ thành hàng ở sân đào tạo.

Riêng tại cổng trường Trung cấp nghề Giao thông Công chính, ngoài hơn 10 xe Uaz đỗ trong sân tập lái, vào các buổi sáng chiều, trước cổng trường nhiều xe Jeep đeo biển tập lái dịch vụ cũng xếp hàng đợi học viên thuê.

Học viên của nhiều TTĐTLX trên địa bàn Hà Nội cho biết, hầu hết các buổi thực hành đường trường họ đều được trung tâm bố trí học trên xe Uaz, trong khi thi lấy chứng chỉ lại toàn xe đời mới.

Nếu có nhu cầu học xe đời mới, học viên phải tự túc lên các sân sát hạch thuê 200.000 đến 250.000 đồng/ giờ để học.

Không ai cho dạy bằng xe Uaz cả

Lý giải vì sao đến nay trung tâm vẫn sử dụng xe Uaz để giảng dạy, giám đốc một số TTĐTLX tại Hà Nội cho rằng, đa số xe tập lái của họ đang dần được thay mới, có một số giờ do thiếu xe mới nên đưa Uaz vào dạy xen kẽ.

“Với Trung cấp nghề Giao thông Công chính do là trường công (thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội - PV) nên quá trình đổi mới xe phải có lộ trình, không thể nói là làm ngay được”, ông Hoàng Quốc Cường, Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội nói.
Còn ông Lê Quang Bốn, Giám đốc trung tâm Dạy nghề, đào tạo và sát hạch lái xe - ĐH PCCC cho rằng, phần lớn xe tập lái tại trung tâm đã được thay mới, số xe Uaz hiện chỉ còn mấy chiếc và chủ yếu để cho lực lượng công an học. Học viên ngoài ngành đến trung tâm đều được giảng dạy bằng xe đời mới.

Trước câu hỏi, PV đã tận mắt chứng kiến và nhiều học viên cũng phản ánh: Học viên ngoài ngành công an khi học tại trung tâm vẫn phải học bằng xe Uaz là chính, ông Bốn nói, theo chương trình, học viên vẫn được học bằng xe Uaz, nhưng ai thích học thì học, không thì học bằng xe đời mới.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết: “Với các dòng xe cũ như Uaz dứt khoát phải loại bỏ khỏi chương trình đào tạo, Sở không cấp chứng chỉ cho các trung tâm giảng dạy học viên bằng các loại xe trên”.

Anh Trọng
Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/588761/Van-day-lai-bang-xe-%E2%80%9CU40%E2%80%9D-tpp.html
 

Hưng Híp

Xe tăng
Biển số
OF-121870
Ngày cấp bằng
24/11/11
Số km
1,627
Động cơ
396,336 Mã lực
Em thấy thế cũng bình thường thôi cụ :) phải để học viên biết thế nào là cảm giác tay lái nó nặng thế nào,chân côn chân ga nó như thế nào :D biết cách xe nó đi chứ chả nhẽ cứ phải dạy bằng xe hịn,tay lái trợ lực 100% lái mượt lái mà :) các cụ mới lái nhảy lên miết bên này miết bên kia thì nguy hiểm lắm ạ :D CÒn vấn đề xe cũ thì cũng không chấp nhận được. Giờ nên để học viên tập lái bằng tầm xe TOY zace vì em thấy xe này trợ lực không hẳn là tốt nhưng đánh lái cũng thấy có cảm giác tốt hơn là xe ngon hẳn :D Ý kiến em là thế ạ ;))
 

Khonghieu

Xe container
Biển số
OF-51386
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
6,329
Động cơ
516,450 Mã lực
Nơi ở
đằng sau lưng mọi người
Lạc hậu gì, trường nào chẳng thế.
Đang đói kém nên trả tiền cho lều báo nó dìm hàng nhau thôi.
 

lacetti80B

Xe hơi
Biển số
OF-152741
Ngày cấp bằng
14/8/12
Số km
105
Động cơ
356,140 Mã lực
Nơi ở
243 khuất duy tiến
tHẾ NÊN CÁC CỤ CHỊU KHÓ ĐI BỔ TÚC TAY LÁI NGOÀI.mÀ NÓI THẬT RA TRƯỜNG EM TOÀN XE ĐẸP, MỚI TOANH.hỌC SƯỚNG LUN!!!!!!
 

hamcuare!

Xe container
Biển số
OF-110263
Ngày cấp bằng
24/8/11
Số km
8,988
Động cơ
499,170 Mã lực
chỉ sợ cách dạy và học ẩu, ăn bớt thôi,
chứ cái xe lởm một tý chỉ khổ thầy và học viên đâu ảnh hưởng nhiều tới chất lượng đào tạo?
 

anhquoc0203

Xe hơi
Biển số
OF-136619
Ngày cấp bằng
31/3/12
Số km
142
Động cơ
370,120 Mã lực
Lạc hậu từ A-Z chứ không riêng gì cái xe
 

747

Xe tăng
Biển số
OF-35325
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
1,396
Động cơ
487,513 Mã lực
Nơi ở
Ở trển
cá nhân em nghĩ học xe cọc cạch tý ko sao. đôi khi nó lại giúp học viên có kn về máy móc, sửa chữa. còn kỹ năng sử dụng xe và quan sát thì xe nào cũng giống nhau cả thôi. chẳng hạn đi uaz hay x6 thì chả ai dậy học trò đùn lái, phóng bạt mạng, hay rẽ mà ko nhìn gương, ngoái cổ cả.
 

mightyman198x

Xe tải
Biển số
OF-75325
Ngày cấp bằng
13/10/10
Số km
392
Động cơ
426,110 Mã lực
Nơi ở
Trần Huy Liệu
Học xe cổ em thấy cũng ok đó chứ.

Quan trọng là thầy dạy dỗ thế nào - có chịu dìu dắt học viên hay ko???
 

doilamegi

Xe buýt
Biển số
OF-51620
Ngày cấp bằng
26/11/09
Số km
506
Động cơ
459,377 Mã lực
Nơi ở
Nơi không có người đến
Thực tế ngoài đường làm j còn các xe đời đó để cho các cụ đi nữa đâu, chỉ còn trong trường dạy tập lái thui! :)) Vì các trường o chú trọng đến việc nâng cấp "dụng cụ dạy học" và khoán lại cho các thầy nên các xe tương đối "cổ" luôn dc ra dg mang chữ tập lái.
Chưa kể các thầy cũng chỉ quan tâm đến dạy lái thui chứ ko update lý thuyêt như Nghị định 33 và 34 nên các học viên ra trường luôn fải bổ túc tay lái và cập nhật lý thuyêt qua các lần xxx vịn! :D
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,412
Động cơ
486,368 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
Học để lấy cái bằng thôi (đó là tình trạng chung của giáo dục Việt Nam) Lạc hậu ngay từ tư duy rồi, phương tiện lạc hậu là đương nhiên
 

raklei

Xe điện
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
4,878
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
113
e học lái ở nc ngoài toàn đc thực hành trên xe mới kính cong, tất nhiên ko phải là xe hạng sang nhưng xe mới thì chắc chắn đảm bảo tính năng kỹ thuật, an toàn...
chả có đâu như vn nhét ông đek biết lái vào cái xe cổ lỗ, khó lái đã đành nhưng chả khác gì đặt người lái lẫn người dậy vào cửa tử.
cái tư duy ngày trước, cứ tập xe thì lôi xe cũ ra cho va chạm đỡ xót khi điều kiện kinh tế khó khăn ko nói; chứ giờ đâu đến nỗi nào mà phải coi tính mạng rẻ rách như thế.
 

mapmapx2

Xe hơi
Biển số
OF-30600
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
129
Động cơ
482,180 Mã lực
em nghĩ xe nào chẳng đc hả các cụ :( học khổ 1 tí sau này sẽ đi đc nhìu loại xe các cụ nhẩy :P
 

mapmapx2

Xe hơi
Biển số
OF-30600
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
129
Động cơ
482,180 Mã lực
ko khéo sắp tới mà dạy thêm mấy chục tiết = xe số tự động có khi lại đc chạy = camry ko chừng =))
 

volume

Xe tăng
Biển số
OF-135280
Ngày cấp bằng
20/3/12
Số km
1,191
Động cơ
381,135 Mã lực
Thi nhau hạ giá để thu hút học viên mà, học xong không dám lái. Y hệt cách đào tạo SV Việt Nam, học xong chưa làm được việc (Một số trường) :D
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,751
Động cơ
607,528 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Đúng là quá lạc hậu.
Cách đây hơn chục năm em học lái xe. Cả lớp có 03 xe gồm 03 xe tải nhẹ Kia K2700 và 01 xe U oát cho 4 nhóm học lái. Xe U oát thì do một thầy trẻ chưa có tiền và quan hệ phụ trách. Dĩ nhiên là chuyên môn của thầy là trèo thùng xe Kia K2700 đi chơi với học viên. Cái xe U oát đấy cho nó nằm chơi ở sân trường. Nó mà chạy thì là thảm họa của thầy và trò vì uống xăng như nước lã và hay hỏng.
Vậy mà bây giờ vẫn còn thấy U oát. Nản thật.
 

VHH148

Xe tăng
Biển số
OF-143550
Ngày cấp bằng
27/5/12
Số km
1,557
Động cơ
375,764 Mã lực
dạy kiểu VN mình em đảm bảo thời gian cầm lái là quá ít, chủ yếu học chay và dạy những cái đơn giản, sau khi thi xong em biết 1 cơ số người cầm = mà chẳng lái nổi xe vì ra đến đường là cứng hết cả người lại, đi 1 mình hầu hết ko dám đi :D
 

homepage

Xe tải
Biển số
OF-73813
Ngày cấp bằng
24/9/10
Số km
239
Động cơ
426,342 Mã lực
lần đầu em học lái xe là nhảy lên luôn con innova số sàn, có phanh phụ nhé, còn lý thuyết thì tự học thôi.
 

wersd

Xe hơi
Biển số
OF-143947
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
160
Động cơ
363,471 Mã lực
em học UAZ trong bài số nóng , số lạnh . Còn thực hành thì xe thùng như xe suzuki carry, còi xe hỏng nên thầy chế thêm cái dây đồng , mỗi lần còi là lại với tay cầm cho chạm vào 1 con ốc bắt chặt ở cạnh. Phanh, côn, ga thì đạp cứ kêu ken két :)
 

linhbap

Xe buýt
Biển số
OF-129655
Ngày cấp bằng
6/2/12
Số km
607
Động cơ
380,270 Mã lực
Ngày xưa đi học lái xe được học cách sửa chữa hư hỏng thông thường, bây giờ lái xe tít mù nhưng lại không biết mở nắp capo, thay lốp
 

linhbap

Xe buýt
Biển số
OF-129655
Ngày cấp bằng
6/2/12
Số km
607
Động cơ
380,270 Mã lực
Ngày xưa, đi học lái xe (xe tải) là được học sửa chữa hỏng thông thường,
Ngày nay, phóng xe tít mù nhưng không biết mở nắp Capo, thay lốp
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top