Mùa dịch những chuyện tưởng như bình thường thì lại trở nên rất bất thường.
Vừa qua, có một bài báo đăng có nội dung đại loại:
"Sài Gòn giãn cách xã hội, người dân vẫn đổ ra đường tấp nập".
Sẽ có nhiều người vào nói rằng thiếu ý thức, hay xem thường covid. ...
Nhưng hãy nhìn một góc độ khác, từ một người kinh doanh hay một người giao nhận, hay một người mưu sinh trên những nẻo đường.
Còn nhớ những đợt dịch đầu tiên, số lượng người nhiễm khá ít, TPHCM đã thực hiện giãn cách xã hội và đúng vậy cả thành phố im lìm, người ra đường thưa thớt. Còn bây giờ thì người ta ra đường đầy ra đó, đó có phải thiếu ý thức??
Ở đợt dịch đầu tiên, người ta tuân thủ ngay chỉ thị vì họ nhận biết được mức độ nguy hiểm của con virus này và quan trọng hơn sau bao nhiêu lâu đi làm họ vẫn còn tiền trong tài khoản để xoay sở, tiêu xài nên dễ dàng chấp nhận ở nhà, ngừng kinh doanh, ngừng ra đường kiếm tiền để chống dịch. Nhưng sau một năm căng mình để chống dịch thì giờ thì sao?? Tiền trong tài khoản đã hết, nhà thì vẫn phải đóng tiền, miệng mình, miệng vợ con thì ko thể nhíp lại được. vậy thì phải sao, biết rằng ngoài đó là nguy cơ nhiễm, biết rằng ngoài đó là nguy cơ mắc bệnh nhưng còn lựa chọn nào khác không ngoài chạy ra đường để đi bán hàng, để kinh doanh, để giao nhận hàng hóa. Đó là nghề của họ, là nguồn sống. Nếu ở nhà nữa thì người ta đang chết chậm.
Đừng nghĩ rằng nghề đó nguy hiểm, nguy cơ cao thì đổi sang nghề khác?? Mỗi ngành nghề nó đều có mối liên quan với nhau.
ví dụ: kế toán thì ngồi văn phòng thì có thể ko ra đường chống dịch được, nhưng kinh doanh thị trường không ra đường thì ko bán được hàng, giao hàng ko ra đường thì hàng hóa sẽ đứng, mà hàng hóa đứng hết, doanh nghiệp đình trệ thì kế toán còn có việc để làm không? Mỗi người mỗi việc, hãy đứng vào hoàn cảnh người ta mà suy xét.
Những người còn đi ra đường, thay vì lên án họ, chỉ trích họ, hãy động viên họ, nhắc họ bảo vệ mình thật cẩn thận, nhắc họ thường xuyên kiểm tra sức khỏe.
Vừa qua, có một bài báo đăng có nội dung đại loại:
"Sài Gòn giãn cách xã hội, người dân vẫn đổ ra đường tấp nập".
Sẽ có nhiều người vào nói rằng thiếu ý thức, hay xem thường covid. ...
Nhưng hãy nhìn một góc độ khác, từ một người kinh doanh hay một người giao nhận, hay một người mưu sinh trên những nẻo đường.
Còn nhớ những đợt dịch đầu tiên, số lượng người nhiễm khá ít, TPHCM đã thực hiện giãn cách xã hội và đúng vậy cả thành phố im lìm, người ra đường thưa thớt. Còn bây giờ thì người ta ra đường đầy ra đó, đó có phải thiếu ý thức??
Ở đợt dịch đầu tiên, người ta tuân thủ ngay chỉ thị vì họ nhận biết được mức độ nguy hiểm của con virus này và quan trọng hơn sau bao nhiêu lâu đi làm họ vẫn còn tiền trong tài khoản để xoay sở, tiêu xài nên dễ dàng chấp nhận ở nhà, ngừng kinh doanh, ngừng ra đường kiếm tiền để chống dịch. Nhưng sau một năm căng mình để chống dịch thì giờ thì sao?? Tiền trong tài khoản đã hết, nhà thì vẫn phải đóng tiền, miệng mình, miệng vợ con thì ko thể nhíp lại được. vậy thì phải sao, biết rằng ngoài đó là nguy cơ nhiễm, biết rằng ngoài đó là nguy cơ mắc bệnh nhưng còn lựa chọn nào khác không ngoài chạy ra đường để đi bán hàng, để kinh doanh, để giao nhận hàng hóa. Đó là nghề của họ, là nguồn sống. Nếu ở nhà nữa thì người ta đang chết chậm.
Đừng nghĩ rằng nghề đó nguy hiểm, nguy cơ cao thì đổi sang nghề khác?? Mỗi ngành nghề nó đều có mối liên quan với nhau.
ví dụ: kế toán thì ngồi văn phòng thì có thể ko ra đường chống dịch được, nhưng kinh doanh thị trường không ra đường thì ko bán được hàng, giao hàng ko ra đường thì hàng hóa sẽ đứng, mà hàng hóa đứng hết, doanh nghiệp đình trệ thì kế toán còn có việc để làm không? Mỗi người mỗi việc, hãy đứng vào hoàn cảnh người ta mà suy xét.
Những người còn đi ra đường, thay vì lên án họ, chỉ trích họ, hãy động viên họ, nhắc họ bảo vệ mình thật cẩn thận, nhắc họ thường xuyên kiểm tra sức khỏe.