Xét cho cùng nghề nào chả thế
Lúc cầm tiền thưởng thì ai sướng hộ cho đâu nhỉ ?

Thế mới là bóng đá, không thì thôi khỏi xemEm xin chia sẻ với các cụ một bài rất hay em lấy trên mạng để các cụ chiêm nghiệm
"Nếu cho tôi được chọn lại cuộc đời, tôi sẽ không chọn bóng đá. Bóng đá là một nghề bạc bẽo. Khi mình thắng, người ta quên đi tất cả (những sai lầm). Khi mình thua, người ta nhớ tất cả"...
Phạm Huỳnh Tam Lang
---
NGƯỜI VIỆT NAM YÊU BÓNG ĐÁ
HAY CHỈ LÀ SAY MÁU ĂN THUA?
1.
Đừng nhìn cảnh cả một biển người hò reo quấn quốc kỳ hay phất cờ chạy xe như điên trên đường phố khi thắng một trận đấu là tình yêu bóng đá. Cũng đừng vội nhìn những lời ca ngợi lời chúc tục bốc đồng huấn luyện viên trưởng và các cầu thủ lên đến tận mây xanh nó xuất phát từ một tình yêu đích thực.
2.
Tình yêu bóng đá cũng giống như tình yêu ngoài đời, không thể biết một ai đó có thực sự yêu mình hay không khi bạn đang giàu hoặc đang trẻ đẹp. Chỉ khi nào một người đàn ông không còn tiền hay một người phụ nữ không còn nhan sắc quyến rũ như trước..., lúc đó họ mới biết mình có tình yêu đích thực hay không.
3.
20 năm trước, một trong những cộng đồng fan hâm mộ đông đúc, ồn ào và bị ghét nhiều nhất ở Việt Nam là fan MU. Không ai lạ gì những màn tự cao tự đại rồi chê bai châm biếm mỉa mai các đối thủ khi MU thắng hủy diệt. Và bây giờ cái cộng đồng từng tự cho rằng fan MU ấy ở đâu?
Ngay mùa giải đầu tiên sau khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu và MU với David Moye lâm vào khủng hoảng, đã không thiếu những comment đã xuất hiện đầy rẫy trên mạng xã hội và trên các trang báo thể thao kiểu như:
“Tui là fan ruột của MU mà bây giờ tôi không buồn coi MU đá nữa...”.
Thực chất những người đó không phải là fan của MU, họ chỉ là những “fan phong trào”, tóm lại là người say máu ăn thua. Họ làm fan của các đội bóng mạnh như MU lúc “vô đối” chỉ để tận hưởng khoái cảm đè bẹp kẻ yếu, cho nên khi đội bóng thua họ lập tức ngoảnh mặt quay đi. Bây giờ họ đã không còn là fan MU nữa mà từ mấy năm trước đã chạy sang làm fan của các đội bóng Barcelona, Mancity…, để tiếp tục sự hả hê khi chứng kiến đội bóng của họ đè bẹp kẻ khác.
Một fan bóng đá đích thực là những người trung thành với đội bóng của họ dù đội bóng có thua dài dài, có phải xuống hạng họ có buồn đau khổ thậm chí tuyệt vọng thì họ vẫn trung thành và ủng hộ đội bóng đó tới cùng. Sau 6 năm lênh đênh chìm nổi, những fan hâm mộ vẫn không ngừng theo dõi MU đang thua liểng xiểng còn sót lại bây giờ mới là fan MU đích thực.
4.
Mấy chục năm gần đây, đội tuyển Việt Nam cũng thường xuyên xuất hiện dạng fan phong trào như vậy trong giai đoạn hoàng kim, đặc biệt 2 năm nay khi ông Pack Hang Seo đem về nhiều chiến thắng thì số này bỗng từ đâu xuất hiện, đông như quân Nguyên. Họ tự cao tự đại, ngạo mạn tới mức khi Việt Nam mới thắng được vài đội kha khá để vào trận CK ở Thường Châu đã ngông cuồng tuyên bố:
“Cả châu Á dưới chân”.
Họ miệt thị Thái Lan và các đội khác là “Thái dúi”, là kẻ dưới cơ mạt hạng mà chẳng nhớ hay biết rằng, ông Pack cũng chỉ mới thắng được Thái Lan một lần trên cấp độ đội tuyển mà trận đó Thái không đủ quân mạnh nhất, trong khi lịch sử đối đầu Việt Nam mới chỉ thắng 4 còn thua tới 17 trận, mà toàn thua đậm.
Những cầu thủ hay người hâm mộ chân chính là những người “Thắng không kiêu bại không nản”, và luôn tôn trọng đối thủ của mình.
5.
Bởi vì không xuất phát từ tình yêu, mà vốn từ sự say máu ăn thua, nên chỉ cần kết quả không như ý là họ trở mặt như trở bàn tay ngay. Công Phượng từ lúc xuống phong độ do ngồi dự bị quá nhiều ở CLB lập tức bị chế giễu, miệt thị…, thậm chí thành cả một phong trào anti bởi những người từng tâng bốc trước đó.
Gần nhất là Bùi Tiến Dũng, người hùng Thường Châu năm nào bỗng nhiên thành tội đồ chỉ vì lóng ngóng thua một quả mà nguyên nhân cũng vì ngồi dự bị quá lâu, lập tức bị sỉ vả, nhục mạ, bị trút mọi ngôn từ tệ hại nhất lên đầu, dù cuối cùng đội Việt Nam thắng, chứ thua thì… không hình dung nổi sự trở mặt của những “người hâm mộ” (!).
6.
Khi lần đầu chứng kiến sự cuồng nhiệt của người Việt với mình, ông Pack tự vấn là liệu tình cảm này kéo dài được bao lâu?
Ai chứ ông Pack lạ gì vì chính ông đã nếm trải.
Từ người hùng của đội Hàn Quốc ở WC 2002 được hâm mộ như điên cuồng, ông chứng kiến sự lạnh nhạt, rồi bài xích và miệt thị cũng điên cuồng không kém khi sau đó, đội Olympic Hàn Quốc ông dẫn dắt có kết quả không tốt. Hàn Quốc và Việt Nam khác nhau nhiều, nhưng hẳn có nét giống nhau vì có quá nhiều người cay cú ăn thua nhưng ngộ nhận hay mạo nhận là người hâm mộ bóng đá. Chính vì vậy mà sau trận hòa Thái Lan, ông nói thẳng trên báo chí là người Việt Nam yêu bóng đá, nhưng chỉ là bóng đá chiến thắng.
Ông thừa hiểu, hòa và thua thì… liệu hồn đấy!
Ở Đông Nam Á, ông Pack vẫn chưa thua, nhưng nếu ông thua vài trận thôi, thì có thể chính những người ngày hôm nay đang thần tượng, cuồng ông và tâng bốc ông nhiều nhất, sẽ lại là những người đầu tiên “chôn sống” ông ngay lập tức khi ông thua.
Tình yêu không thể lâu bền nếu không có sự bao dung và tha thứ. Không có cái đó, những lỗi lầm dù nhỏ, cũng có thể dẫn đến tan vỡ nhanh chóng .
Không đội bóng nào thành công mãi, cũng không có HLV nào là phù thủy mãi được. Mọi thứ đều có chu kỳ và mong sao cái chu kỳ lần này ở đội Việt Nam kéo thật dài, bởi thua thì chẳng vui rồi, và buồn hơn khi cái mặt nạ yêu bóng đá rơi xuống và xuất hiện tình cảnh vắt chanh bỏ vỏ, ăn cháo đái bát, qua sông đạp xuồng… như từng thấy.
7.
Một trong những tượng đài của bóng đá Việt Nam cả về tài lẫn đức, có thể kể đến ông Phạm Huỳnh Tam Lang. Mình có trò chuyện với ông vài lần khi ông làm HLV phó cho ông Rield ở tuyển. Thời gian quá lâu nên có nhiều chuyện ông nói đã quên, nhưng có một câu của ông mình còn nhớ đến từng chữ, xin chép ra ở đây nguyên văn:
"Nếu cho tôi được chọn lại cuộc đời, tôi sẽ không chọn bóng đá. Bóng đá là một nghề bạc bẽo. Khi mình thắng, người ta quên đi tất cả (những sai lầm). Khi mình thua, người ta nhớ tất cả"...
Đã từng ở đỉnh cao nghề nghiệp, cuộc đời trải qua vinh nhiều hơn nhục, nhưng ông Tam Lang đã quá chán nản với cái thói cay cú ăn thua của quá nhiều “người hâm mộ” ở xứ này.
Phạm Trường Giang
---
Sưu tầm trên mạng
Tiki Taka thiếu Messi vẫn có Xavi Iniesta . Bộ đôi này hay đến mức cả tỷ anti fans của Messi suốt những năm tháng tủi nhục đó toàn gào lên Messi ăn bám Xavi IniestaBác không hiểu ý tôi.
Lối chơi của ARS và BAR (thời Tiki Taka) rất hay, nhưng nếu không có Bergkamp và Messi thì cũng khó làm nên chuyện. Cái mấu chốt nó ở đó. Mà 2 cầu thủ này vượt trội hơn các cầu thủ khác chỗ nào mà kiếm rất khó: Tư duy.
Nôm nay bác thay não cho 2 ông thần này đi, thì sẽ khác lắm.
Sân hàng chiếu còn khốc liệt hơn, nguy hiểm hơn, bạc bẽo hơn, chết chóc hơn.Thể thao mà không ăn thua thì thi đấu sân hàng chiếu cho xong.
Bản thân Messi cũng là người thay thế Rô vẩuHơi mâu thuẫn nhỉ. Vậy nếu thiếu 1 đồng chí X thì cứ kiếm 1 người có kỹ thuật y chang đồng chí X thay vô là ổn.
Sau Bergkamp thì Arsenal từng trông đợi vào Ozil. Rất nhiều bài báo hồi đó đã từng hô anh chàng mắt trố với sứ mệnh giải cứu. Không khác gì những ngày đầu Di Maria đặt chân đến Nhà hát những ảo tưởngTiki Taka thiếu Messi vẫn có Xavi Iniesta . Bộ đôi này hay đến mức cả tỷ anti fans của Messi suốt những năm tháng tủi nhục đó toàn gào lên Messi ăn bám Xavi Iniesta
Và nếu xác định vị trí tiền đạo hoặc trung phong đơn thuần, việc có mặt Villa đã là đủ khi anh ta là người lĩnh xướng hàng công TBN thời hoàng kim, ok
Ngay cả với Ibra nếu như ko va Pep hoặc dính nghi án bị Messi hắt đi thì Ibra cũng hoàn toàn thích hợp làm cỗ máy dội bom, ok
Messi là người tạo nên mọi phép màu. Đó ko pải đơn thuần là tư duy, mà đó là tài năng vượt qua mọi sơ đồ chiến thuật.
Nhưng nếu không có Messi, Barca vẫn giữ vị thế gã khổng lồ . ( ko nói 1,2 năm nay khi đồng loạt các trụ cột đều sa sút vì tuổi tác cũng như ko kiếm ra hảo thủ thay thế Neymar với Suarez )
Bàn về Arsenal, tôi chưa cần thay não 2 ông thần như bác đã pải thay đâuLối chơi của Pháo thủ ko bao giờ xoay quanh Dennis. Dennis là người truyền đạo chứ còn việc cỗ máy thần công vận hành là ở tổ hợp Dennis - Henry - Ljungberg - Pires. Chưa kể việc xuất hiện cơn lốc Marc Overmars giai đoạn đầu .
Đang nói về HAGL dập khuôn Pháo = đẹp, vẽ vời rối mắt xong tắt điện. Lại còn nhảy sang tư duy
Đẳng cấp HAGL hay bất cứ "ông nhớn" nào ở Võ Lix cũng lấy đâu ra tư duy.
Nếu nói tư duy chơi bóng, cả thế giới bóng đá đỉnh cao cũng đc mấy người.
Còn có Drogba với Chelsea năm 2012 với cú đánh đầu lịch sửBản thân Messi cũng là người thay thế Rô vẩu
Và chính Messi cũng trông vào Neymar thay mình đấy. Những lần Neymar thay thế Messi, Barca vẫn quá ổn.
Và khi ko có Neymar thì Barca đang xem Fati là hi vọng.
Sau Bergkamp thì Arsenal từng trông đợi vào Ozil. Rất nhiều bài báo hồi đó đã từng hô anh chàng mắt trố với sứ mệnh giải cứu. Không khác gì những ngày đầu Di Maria đặt chân đến Nhà hát những ảo tưởng
Cá nhân kiệt xuất không làm nên phép màu ngoại trừ Kaka với Milan 2007 và Zidane đưa Pháp vào ck 2006.
Còn Messi thì ko cần bàn. Một trong hai siêu sao giỏi nhất thế giới suốt 12 năm qua.
Fan Việt có bỏ đội tuyển đâu. Nên chửi là cứ chửi mà khi thấy đội tuyển tham gia Seagames hay Aff cup là vẫn cổ vũ nhiệt luôn. Nhưng thua vì kém sẽ ko chửi mà thua vì hệ thống như Thắng tù hay vì sai lầm như Goetz là chửi thật .Ủa, đúng mà. Fan MU chửi thì chửi nhưng đâu có từ bỏ MU. (Nói fan thiệt nhé)
Em vẫn thế! Không ham mê đỏ đen cụ ợ!Cụ Hoangraptor sau mấy trận bóng đã lên hoangbmw rồi cơ ah?
Thế thì e cũng vậy rồi. Toàn đứng ngoài bơm rượu cho các Cụ ấy xoa dịu nỗi đau chứ ko dám chơi với chã, sợ mất đàn ngựa còi.Em vẫn thế! Không ham mê đỏ đen cụ ợ!