[Funland] Tổng hợp những thông tin học thuật về Covi 19

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,778
Động cơ
614,585 Mã lực
Nơi ở
HN
Em thấy thông tin chuyên môn cũng rất quan trọng. Đọc những lý giải chuyên môn để hiểu sâu xa và dự trù phòng bị cũng tốt. Đỡ hoang mang. Bài của tác giả là chuyên gia dịch tễ học:
Screenshot_2020-03-09-01-59-43-053_com.facebook.katana.jpg


Dịch còn dài dài. Viết mấy dòng để các bạn đọc cho vui khi tự cách ly nhé.
Việt Nam có bao nhiêu ca bệnh và chuyện kit chẩn đoán
1. Làm sao nhận biết nó là coronavirus
Khi dịch xảy ra ở TQ, người ta thấy triệu chứng giống SARS nhưng chưa biết bệnh nguyên. Họ nghi là do vi rút vì chữa bằng kháng sinh không khỏi (mức độ bệnh viện nói chung chỉ đến thế). Phải cần đến phòng thí nghiệm chuyên về vi rút xác định. Các PTN đã phân lập ra vi rút nhưng vẫn chưa biết đó là vi rút gì. Quan sát hình thái trong kính hiển vi điện tử nó có dạng coronavirus (như VN đã làm). Tuy nhiên, đó chưa đủ để kết luận. Sau đó, phải nuôi cấy lại trong môi trường có các chất ức chế khác nhau mới biết đó là vi rút có bản chất là RNA. Họ giải mã gien toàn bộ vi rút mới xác định là Coronavirus.
2. Chẩn đoán
Từ đó trở đi để chẩn đoán và khẳng định họ phải làm việc phân lập vi rút rồi giải mã gien. Vì chưa có phép thử nào khác như Huyết thanh học hay PCR. Do vậy việc chẩn đoán khẳng định rất tốn thời gian’ chi phí và cồng kềnh.
3. Kit chẩn đoán PCR
PCR là một phép thử cho kết quả nhanh, thử được nhiều mẫu một lúc, có thể tự động hóa và chính xác… được sáng chế ra từ cuối thế kỷ trước. Do vậy, đòi hỏi phải phát triển bộ kít. Phát triển kit bắt buộc dựa trên trình tự acid nucleic (giải mã gien) để thiết kế mồi. Do TQ đã công bố trình tự mã gien và đăng kí trong Genbank nên các nước khác có thể từ đó phát triển bộ kit. Nói cách khác, lúc đó ai cũng có thể chế được kit nhưng cần có ít nhất một chủng vi rút SARS CoV-2 để chỉnh bộ kit (nồng độ các thành phần của kit, lượng mồi, thời gian phản ứng, cách đánh giá kết quả...).
4. Validated kit (Kit đã được nghiệm thu)
Bộ kit muốn được đem áp dụng thì ngoài việc chỉnh các thành phần của kit, bắt buộc phải được nghiệm thu (validation). Quá trình nghiệm thu phải do những người phát triển bộ kit thực hiện để lập hồ sơ. Các tiêu chí phải xác định là độ nhạy (hay độ mẫn cảm - sensitivity), độ đặc hiệu (specificity), độ lặp lại (repetitiveness) … Hội đồng nghiệm thu căn cứ trên hồ sơ để cấp phép. Như đã nói trên, nước nào cũng có thể phát triển bộ kit nhưng không đủ số mẫu bệnh phẩm (thông thường từ 100 người bệnh) để thực hiện việc nghiệm thu. Do vậy mà Mỹ thiếu kit xét nghiệm. Tại Mỹ, cơ quan phát triển kit là CDC, gần đây cho phép các công ty tư nhân được phép phát triển kit. Dù người lập ra bộ kit là ai thì cũng phải được FDA (Food & Drug Agency) xét duyệt và cấp phép (Tổng thống chả có quyền can thiệp). Việc vượt qua cửa ải FDA rất khó khăn vì đòi hỏi rất nhiều tiêu chí phải hoàn thành.
5. Chẩn đoán Covid 19 bằng kit PCR
Cho đến nay có thể nói kit PCR là phương pháp chẩn đoán chính nếu không nói là duy nhất. TQ đã sử dụng kit để chẩn đoán. Nhiều thông tin cho thấy PCR chỉ phát hiện vi rút trong khoảng 10% số bệnh nhân viêm phổi cấp. Nguyên nhân nằm ở (i) độ nhạy (sensitivity) của bộ kit có thể thấp; (ii) mẫu bệnh phẩm không trúng (chỉ ngoáy họng khi vi rút không có trong đó hoặc có ý kiến cho rằng vi rút phát triển trong phần đáy phổi nên chỉ bài tiết ra khi ho hay hắt hơi; lại có ý kiến vi rút lúc đầu bài thải qua họng đến giai đoạn sau bài thải qua phân) (iii) sử lý mẫu không đúng cách: Các thanh tra y tế khi về Vũ Hán báo cáo là do cách sử lý mẫu. Họ cho rằng sau khi lấy mẫu, cho vào lọ thủy tinh nhân viên y tế Vũ Hán nhúng các lọ này vào nước 56 độ C để khử trùng nên đã làm chết vi rút và nhiều ý kiến khác nữa…
Hiện nay khó khăn lớn nhất để chẩn đoán đó là thiếu kit.
6. Đếm số ca bệnh
Muốn đếm số ca bệnh phải định nghĩa thế nào là ca bệnh. Đinh nghĩa ca bệnh không nằm trong sách mà trên cơ sở thực tại. Ví dụ khi có dịch sốt xuất, bạn có thể có tiêu chí: người có các vết xuất huyết lấm chấm ở dưới da. Đây là một định nghĩa có tính sách vở nhưng không thực tế vì không thể áp dụng trong hoàn cảnh có người da màu châu Phi. Định nghĩa ca bệnh và ca nghi ngờ vô cùng quan trọng trong chống dịch để tìm ra bệnh nhân và cách ly họ. Thông thường một ca bệnh được định nghĩa như sau (i) người trong vùng dịch hoặc đến từ vùng có dịch hoặc có tiếp xúc với người bệnh + (ii) có biểu hiện sốt + (iii) ho, khó thở + (iv) PCR dương tính. Định nghĩa các ca nghi mắc bệnh có thể chỉ là (i) hoặc (ii) hoặc (iii).
Vì dựa vào tiêu chí (iv) nên số ca ở TQ thấp hơn do với thực tế. Sau đó họ thay tiêu chí (iv) bằng “chụp phổi hoặc xét nghiệm PCR dương tính” và như thế số ca ghi nhận đã tăng vọt lên.
Điều cuối cùng: nhiều bạn thường hỏi là có tin rằng VN chỉ có 16 ca không? Câu trả lời của mình là: VN định nghĩa để tính số ca bệnh, ngoài các tiêu chí khác, bắt buộc phải có tiêu chí PCR dương tính.
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,778
Động cơ
614,585 Mã lực
Nơi ở
HN
Ngoại giao:

NGOẠI TRƯỞNG MIKE POMPEO :

Suốt hơn hai tháng vừa qua, Bắc Kinh và WHO do Tedros làm tổng giám đốc cùng múa may chữ nghĩa, đổi tên xoành xoạch: Wuhan virus qua Corona virus, rồi nCoV-2, COVID-19. Nhưng, cả Washington lẫn Tokyo vẫn im lặng, quan sát, xem xét...Và rồi, NAY ĐÃ TỚI LÚC cần chấm dứt mọi trò múa may mà phải làm cho rõ trắng đen! Bằng cách, trước hết, gọi tên dịch bệnh cho có đầu có ngọn.
Ông Hiroshi Yamada bên Quốc hội Nhựt Bổn lên tiếng: "Hãy trở lại với tên gọi ban đầu là VIÊM PHỔI VŨ HÁN (Wuhan pneumonia), không thể để cho Bắc Kinh tiếp tục chiến dịch làm sai lệch thông tin".

Ngày 6/3/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi phát biểu trên Fox News và CNBC, đã gọi: "Vi khuẩn VŨ HÁN (Wuhan virus)". Và ngay cả khi nói về loại virus là loại Corona thì cũng phải rõ ràng nguồn gốc khởi đầu dịch bệnh: "Virus corona VŨ HÁN" (Wuhan corona virus).

Ông Mike Pompeo cho biết, "Virus Vũ Hán không phải là từ ngữ do tôi đặt, mà chính nhà cầm quyền Bắc Kinh đã nói Vũ Hán là nơi khởi đầu của virus"! Bắc Kinh không thể nói ra rồi nuốt lời, lấp liếm bằng cách thay đổi tên gọi để xóa đi chữ "Vũ Hán"!

Mỹ đưa ra gói viện trợ ban đầu 37 triệu USD để trợ giúp một số quốc gia bị nguy hiểm, ông Mike Pompeo nhấn mạnh, bởi "sự lây lan của virus Vũ Hán" (Wuhan virus's spread).

Bắc Kinh tím mặt, phản pháo bằng cách cho rằng nguồn gốc ban đầu không đến từ Vũ Hán. Vậy, từ đâu? Tàu muốn gì thì cứ làm, Mỹ sẵn sàng tiếp chiêu.

Đã qua hai tháng để giới TÌNH BÁO MỸ ĐIỀU TRA ngấm ngầm, nay đến lúc CHÍNH THỨC MỞ ĐÒN "TẤN CÔNG"!
Bắt đầu bằng cách nhẹ nhàng mà thấu tâm can của Bắc Kinh, rằng: trong tên gọi của dịch bệnh đang bùng phát hiện nay phải có tên địa danh khởi đầu là "VŨ HÁN" (Wuhan)!

Phải rõ ràng, không để cho Bắc Kinh làm mưa làm gió khiến cho thông tin bị nhiễu loạn. Phải nói cho đúng, là:
"Viêm phổi VŨ HÁN" (Wuhan pneumonia);
"Virus VŨ HÁN" (Wuhan virus);
"Virus corona VŨ HÁN" (Wuhan corona virus) ./.
---------------------------------------------
source: https://www.japantimes.co.jp/news/2020/03/07/asia-pacific/science-health-asia-pacific/us-mike-pompeo-wuhan-coronavirus-china/#.XmR_a_RS_IU

#NguyenChuong #MT
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,778
Động cơ
614,585 Mã lực
Nơi ở
HN
Bác này viết khá rõ ràng:
HÀ NỘI CÔNG BỐ DỊCH ?
Chỉ trong một ngày tăng 1,300 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm là 6,387. Không những thế hầu như các ca nhiễm khác trên thế giới (kể cả bệnh nhân số 17 của VN) đều có liên quan đến vùng này. Điều đó bắt buộc Italia phải công bố tình trạng khẩn cấp. Mười sáu triệu dân vùng Lombardy phía bắc nước này sẽ bị phong tỏa, trong cấm ra ngoài cấm vào. Tất cả những kẻ vi phạm sẽ bị đi tù 3 tháng. Kẻ nào cố tình có thể tù đến 3 năm Người ta đang chờ đợi cái gì sẽ xảy ra hoặc việc phong tỏa này ở một nước “dân chủ” có thể ngăn được sự lây lan như TQ phong tỏa Wuhan hay không. Ghi nhận đầu tiên là lệnh phong tỏa đã gây ra “tình trạng bối rối” cho người dân châu Âu. Liên đoàn bóng đá chuyên nghiệp Italia tổ chức đình công hai ngày để phản đối quyết định này là một ví dụ nhỏ.
Hanoi đề nghị công bố dịch chỉ sau mới có 4 ca mắc mới? Thủ tướng đã công bố dịch trên cả nước, đã có Ban chỉ đạo chống dịch. Vậy trong đề nghị này HN sẽ đưa ra những biện pháp nào mới? Giống như Italia chăng? Tôi cho rằng người dân vẫn đang khá bình tĩnh trước biến cố mới của dịch bệnh nhưng nếu có đề nghị này thì chính HN đã quá vội vã.
Người dân VN từ nam phụ lão ấu, từ thành thị đến thôn quê đều là thành viên của tổ chức của mình. Thông qua các tổ chức đó mà các mệnh lênh hay chỉ thị của trung ương đều thông suốt đến các thành viên. Do vậy, mọi người đều biết rõ các mệnh lệnh và chỉ thị đó, đều bảo nhau thực hiện nghiêm chỉnh. Đó mới là sức mạnh của chúng ta, của Việt Nam. Đó mới là vũ khí vô địch trước mọi khó khăn thử thách. Đó mới là chìa khóa của thành công. Đó mới là nguyên nhân tại sao cho đến tận gần đây ta chỉ có 16 ca nhiễm.
Chỉ cần sự vô tổ chức của một thành viên (bệnh nhân 17’) đã làm cho cuộc chiến chống covid 19 trở nên phức tạp. Do vậy, thay vì công bố dịch, Hanoi hãy vận động hệ thống chính trị của mình (các cơ quan đoàn thể, các hội quần chúng) siết chặt đội ngũ, tuân thủ kỷ luật, tuyên truyền và thực thi đúng các khuyến cáo của ban chống dịch. Điều đó quan trọng hơn nhiều việc công bố dịch gây ra “trạng thái bối rối”.
FB: Nguyen Tiến Dũng
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,733
Động cơ
585,285 Mã lực
Phức tạp nhỉ
 

ok.

Xe tăng
Biển số
OF-396393
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
1,298
Động cơ
247,965 Mã lực
Tuổi
35
Em tưởng ta mỗi ngày làm vạn bộ kit mà? ;))

Mí theo các chuyên gia ốp thì cứ nghỉ cmn 10 ngày là F1....F2....F3 nó tòi cmn ra hết mà. :P

Nên nhiều khi chả nên bóng bàn làm cái giề cho nó mệt. :))
 

Duy Ly Vu

Xe tăng
Biển số
OF-620847
Ngày cấp bằng
5/3/19
Số km
1,164
Động cơ
127,460 Mã lực
Việc học thuật thì em thua, đọc hiểu loáng thoáng. Có cái này em vẫn chưa hiểu: BYT khuyên đeo khẩu trang đề phòng dịch những cũng có lúc khuyên học sinh không đeo khẩu trang. Ngoài ra, bọn Tây đúng là ít đơn khẩu trang thật.
 

Tập Lái 2019

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-610860
Ngày cấp bằng
21/1/19
Số km
2,746
Động cơ
148,744 Mã lực
Khả năng sẽ bị xoá. Dù thớt rất hay.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
24,958
Động cơ
622,256 Mã lực
Để đươc tính là 1 bệnh nhân SARS_ covid 19 thì bắt buôc phải dương tính khi test
Để bị cách li, chỉ đơn gian trở về từ nguồn nguy cơ cao, hay có kahr năng tiếp xúc với những người đến từ vùng dịch
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
33,523
Động cơ
1,005,596 Mã lực
Việc học thuật thì em thua, đọc hiểu loáng thoáng. Có cái này em vẫn chưa hiểu: BYT khuyên đeo khẩu trang đề phòng dịch những cũng có lúc khuyên học sinh không đeo khẩu trang. Ngoài ra, bọn Tây đúng là ít đơn khẩu trang thật.
Khẩu trang chỉ có tác dụng ngăn các hạt nước khi người mang virus nói, ho, hắt hơi,... bắn ra xa. Người mang virus đeo khẩu trang sẽ hạn chế được phát tán.
Người thường đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người mang virus sẽ hạn chết được việc hít phải những hạt nước do người mang virus phát tán ra, tức là hạn chế được việc nhận virus vào người (phế quản, phổi). Nhưng cũng chỉ tác dụng khi tiếp xúc ngắn, chỉ có tác dụng hạn chế, không ngăn được 100%.
Nhưng trong 1 không gian kín, tiếp xúc lâu (như trong 1 lớp học, trong 1 gia đình,...) thì khẩu trang còn rất ít tác dụng, vì dù có ngăn bớt được, nhưng tiếp xúc lâu cũng thừa đủ số lượng virus xâm nhập được vào cơ thể để gây bệnh!
Thêm: Ông Nguyễn Tiến Dũng nguyên là trưởng Bộ môn Virus của Viện Thú Y quốc gia. Người đã trực tiếp làm những test kiểm tra khi người ta thử nghiệm vắccine nhập về để chống dịch H5N1 ở gia cầm. Nhờ chương trình này mà VN đã khống chế thành công dịch nguy hiểm này (H5N1 cũng là 1 corona virus)!
 
Chỉnh sửa cuối:

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,778
Động cơ
614,585 Mã lực
Nơi ở
HN
Bài này em đọc từ cuối tháng 1, thấy phân tích đúng mô hình mà hiện nay VN đang áp dụng đó là cách ly khỏi các cơ sở Y tế tuyến trên và bắt đầu từ tuyến cơ sở. Nếu không hệ thống y tế vốn đã quá tải sẽ đổ vỡ:

2019-nCov: VN cần mô hình cách ly để y tế không sụp đổ nếu dịch lan ra
Oxfordshire chỉ là một hạt trung bình của Vương quốc Anh với hơn 680 nghìn dân nhưng thành phố Oxford hai hôm trước đã hủy lễ mừng Năm mới Âm lịch (Lunar New Year) do sợ lây truyền mầm bệnh virus corona (2019-nCoV).

Chính quyền quyết định như vậy dù Oxford có chưa đầy 4000 người gốc Trung Quốc sinh sống, đa phần đã định cư, làm việc trong đại học và chỉ một số ít còn về Trung Quốc dịp Tết.

Hành động của chính quyền Oxford cho thấy châu Âu đang căng thẳng theo dõi đường đi của virus 2019-nCoV này.

Bên trong Trung Quốc, lây nhiễm đã rộng khắp, một nhân viên đại học Oxford vừa trở lại UK nói với tôi rằng cha mẹ anh ta ở một thị trấn nhỏ cách Bắc Kinh một giờ tàu cũng có 10 ca nhiễm nCoV và nghi vấn cả trăm ca lây nhiễm khác.

Một nghiên cứu sinh nhà ở Hồ Bắc thì cập nhật rằng các nhà giàu ở Vũ Hán đã chạy lên núi hay các vùng hẻo lánh để trốn trong các khu nghỉ dưỡng, mỗi tuần chỉ một người chớp nhoáng về thành phố để mua thực phẩm.

Họ liên lạc điện thoại để mua từ các mối có sẵn để tránh vào các siêu thị do sợ nhiễm bệnh và va chạm đã xảy ra thường xuyên khi họ mua tranh cướp thực phẩm.

Các thành phần khác mạnh ai nấy lo tìm bất cứ đâu họ nghĩ là an toàn và chỉ xuất hiện tuần một lần ở siêu thị.

Tất nhiên, các câu chuyện tôi được nghe từ người trở về từ Trung Quốc chỉ mang tính tham khảo, và chúng ta còn đợi những thông tin chính thức. Nhưng điều đáng nói là dịch bệnh đã và đang dẫn tới các khủng hoảng xã hội khác chỉ trong chốc lát.

Ở Việt Nam thì ngược lại, câu "Điếc không sợ súng" có vẻ mất ý nghĩa, ít nhất trong gia đình người viết bài, nơi có vài giáo sư trong lĩnh vực y, sinh học là những người hiểu rõ sự nguy hiểm của virus corona 2019-nCoV. Vậy mà, các vị giáo sư vẫn phới phới từ nhà tới viện, làm việc và về nhà, tươi tắn và không khẩu trang.

Chả trách sự lãng mạn tâm linh có vẻ vẫn là tinh thần chủ đạo của dân chúng ở đây khi cả ngàn người vẫn dìu nhau tới các lễ hội và mặc dù miệt mài khấn vái, không thấy Bụt nào hiện lên dù chỉ để nhắc đại chúng "đeo khẩu trang".

Người viết bài trình bày vài suy nghĩ về cách phòng và chặn dịch virus vũ Hán 2019-nCoV trong thực tiễn Việt Nam.

VN
Bản quyền hình ảnhAFP CONTRIBUTORImage captionCảnh bên trong một bệnh viện ở VN hồi có dịch sốt xuất huyết hồi 2017Viêm phổi vì virus 2019-nCoV khác Sars thế nào?
Mặc dù cả hai đều là virus corona (RNA Coronavirus) nhưng khả năng và tốc độ truyền bệnh rất khác nhau. Trong chín tháng (2002-2003), Sars truyền hơn 8000 ca, trong khi chưa tới hai tháng nCoV đã lây ra gần 6000 ca.

Bệnh nhân nCoV và Sars đều có khả năng tiếp truyền cho người khác ở một trung bình như nhau (R0, 2-5 người) nhưng với Sars, một số bệnh nhân có thể siêu truyền tới hàng chục người, trong khi đó nhiều bệnh nhân tiếp truyền thấp, thậm chí không truyền (R0<1), các dòng, nóng siêu truyền do đó bị nhận biết và khoanh vùng nhanh chóng, R0 trung bình vì vậy giảm xuống đáng kể.

Trong khi đó, các số liệu tới nay cho thấy nCoV có khả năng tiếp truyền khá đồng đều từ mỗi bệnh nhân và đặc biệt giống như cúm hay sởi, nCoV đã bắt đầu truyền dù bệnh nhân chưa có biểu hiện triệu chứng trong vòng 7-14 ngày đầu (số liệu mới công bố của Trung Quốc nói thời gian này khoảng hơn 5 ngày), giải thích tình trạng "vỡ trận" ở Vũ Hán, cũng vì thế một số chuyên gia dịch tễ cho rằng, đã quá muộn để khống chế con virus này.

Độc lực của Sars cao hơn nhiều so với nCoV, gây tử vong gần 10% so với 2% và một bệnh nhân hết Sars cần thời gian nhiều tháng để phục hồi với những di chứng nghiêm trọng, trong khi bệnh nhân nCoV nếu qua khỏi 7-10 ngày sẽ bình phục nhanh chóng như vừa đi qua một trận cúm rất nặng.

Nhiễm trực tiếp và chéo
Quan sát mô hình hoạt động của hệ thống y tế công ở Việt nam, có thể rút ra một số thông tin là nhìn chung, các bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố của Việt Nam thường khám chữa trung bình từ 1000-1500 bệnh nhân một ngày, khi con số thứ tự lên tới 500 trở lên, người bệnh sẽ phải đợi ít nhất nửa ngày để tới lượt khám.

Thời gian chờ này đủ để một người mang mầm nCoV lây trực tiếp hay lây chéo ra xung quanh.

Điều đáng sợ là tất cả các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay ở trong tình trạng quá tải, chưa kể đến hệ thống điều hòa trung tâm có thể làm trầm trọng thêm sự lây nhiễm từ không khí luân chuyển trong không gian kín.

People arrive at Heathrow Airport wearing face masks
Bản quyền hình ảnhEPAImage captionAnh Quốc hiện mới có các biện pháp phòng ngừa chống virus corona
Thống kê cho thấy đa số các ca nhiễm thứ cấp của Sars và MERS (là dịch Coronavirus tại Trung Đông) trước đây là từ môi trường y tế, các bệnh viện, trạm xá.

Văn hóa của người Việt ngăn cản họ đeo khẩu trang trong các không gian tín ngưỡng hay đình đám, hội họp, thử hình dung xem một cuộc họp đầu năm hàng trăm tới hàng ngàn người ở những công sở lớn sẽ nguy hiểm tới đâu trong thời điểm này?

Trung Quốc vừa thống kê hơn 3500 ca nhiễm tại Hồ Bắc trong khi Hồ Nam là tỉnh bên cạnh mới chỉ có hơn 200 ca trong khi cổng giữa hai tỉnh mới chỉ được đóng sáu ngày trước đây, 23-01-2020, chứng tỏ sự phân bố về mặt không gian có thể là chìa khóa để giảm nhẹ độ tàn phá của con virus này.

Do những thực tế về chính trị và kinh tế, nên đường biên giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được thả lỏng trong suốt thời gian gần hai tháng qua để một số lượng người khổng lồ quá cảnh.

Vì mật độ dân số tại Việt Nam cao hơn so với Trung Quốc đặc biệt ở các thành phố lớn, nên chính phủ phải dự phòng và có kế hoạch cho tình huống xấu nhất là dịch nCoV sẽ cùng một lúc bùng lên tại hầu hết các tỉnh thành phố và gấp hàng chục lần so với Sars khiến cả hệ thống y tế có thể sụp đổ.

Cần làm gì ngay bây giờ?
Cúm mùa hiện tại ở Việt nam thường nhiễm 400-800 ngàn người và biểu hiện rất giống với triệu chứng của nCoV, phân biệt chính xác bệnh nhân cúm và nCoV là bắt buộc đầu tiên để khoanh dịch, giảm nhiễm trực tiếp và chéo, tăng hiệu quả điều trị.

Phương pháp chẩn đoán nCoV tin cậy tới thời điểm này là dùng phản ứng chuỗi (PCR) thông thường sau khi đổi RNA thành DNA, hoặc định lượng thời điểm (RT-PCR).

Tiến sỹ Nguyễn Văn Dung, chuyên nghiên cứu virus trên người tại Đại học Oxford vừa nói với tôi rằng phương pháp chung vẫn dùng phản ứng chuỗi lồng (Nested PCR) để chẩn đoán, trong khi Tiến sỹ Nguyễn Văn Hạnh ở Viện Công nghệ SH, VHLKHVN cho biết các máy PCR đã khá phổ biến ở cấp tỉnh ở Việt Nam.

Như vậy mỗi tỉnh cần xác định và hợp đồng số máy PCR có thể chạy RT-PCR hay hai loại kia và trong thời gian ngắn nhất các phòng thí nghiệm hữu trách cần thử và ban hành trên cả nước một quy trình chuẩn cho mỗi loại PCR trên bao gồm trình tự mồi và điều kiện phản ứng.

Cần lưu ý mồi và hóa chất phải đặt trước tới vài tuần từ nước ngoài sau đó phải phân phối giữ lạnh tới các cơ sở trên, như thế một quỹ dự phòng khẩn cấp cho nCoV cần thành lập.

Cách ly ngay ở cấp cơ sở
Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu tất cả các bệnh nhân và các ca nghi vấn đều đổ về bệnh viện huyện và tỉnh để rồi biến thành 'những thành phố Vũ Hán'.

Khi xuất hiện các ca nhiễm nCoV tại cấp xã, các trường học thuộc địa bàn cần lập tức đóng cửa và cùng với trạm xá địa phương được dùng làm nơi tập trung bệnh nhân của xã. Các trường học với hàng chục phòng rộng và thoáng là địa điểm lí tưởng để điều trị và cách li trong hiện tình này.

VN
Bản quyền hình ảnhGODONGImage captionBệnh viện ở TPHCM - hình minh họa
Quỹ dự phòng bắt buộc dự trù một khối lượng lớn găng tay, khẩu trang, nước sạch đóng chai, máy phát điện dự phòng, thuốc sát trùng không khí, sưởi điện, máy tạo độ ẩm, ri đô lưu động và các nồi khử trùng chạy điện cùng với các thùng rác an toàn sinh học để chống phát tán thêm dịch bệnh qua không khí, chuột, côn trùng.

Nhân viên y tế và tình nguyện viên tại các điểm xã cần được tập huấn ngay tại thời điểm này về các kiến thức chăm sóc và theo dõi bệnh nhân nCoV.

Đồng thời họ cần tập sử dụng hệ thống giao diện online trực tuyến 24/24 để nhận sự trợ giúp và tư vấn từ tuyến trên hay từ bệnh viện dã chiến.

Điều trị ra sao?
Về cơ bản, hiện nay không có thuốc gì đặc trị cho nCoV nên chỉ sử dụng giảm sốt và giảm đau để khống chế nhiệt độ bệnh nhân đợi cơ thể tự thích ứng.

Cần ngay lập tức đưa ra một mức lương, thưởng động viên cho những bệnh nhân khi khỏi bệnh ở lại tham gia chăm sóc những bệnh nhân mới vì khác với Sars, bệnh nhân nCoV sau 7-10 ngày sẽ hồi phục nhanh và đã miễn dịch với nCoV do vậy từ kinh nghiệm của mình.

Người đã miễn dịch sẽ chăm sóc tốt cho các bệnh nhân mới nếu được hướng dẫn.

Phương pháp này sẽ giảm áp lực lên lực lượng y tế và giảm nguy cơ khủng hoảng nhân lực.

Nhớ lại năm 2003, một mình bệnh nhân Johnny Cheng đã nhiễm Sars ra 63 nhân viên bệnh viện Việt-Pháp và 5 người sau đó đã tử vong, để thấy những tình nguyện viên đã miễn dịch tự nhiên là vô giá trong các trận dịch kiểu này.

Chỉ những ca có biến chứng nặng là cần được xe chuyên dụng chuyển tới bệnh viện dã chiến hay tuyến trên. Mỗi tỉnh nên chọn địa điểm trước để một bệnh viên dã chiến có thể dọn tới.

Hệ thống chuyên chở này sẽ đảm bảo cung cấp các vật dụng y tế tối thiểu cho điểm xã cũng như chuyển bệnh phẩm cho các cơ sở chẩn đoán bằng PCR, sàng lọc bệnh nhân.

Tỷ lệ tử vong khoảng 2% cho biết rằng đa phần các ca bệnh sẽ khỏi, thậm chí tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách.

Mô hình cách ly cấp xã này thiển nghĩ có thể ngăn chặn các ổ dịch gia đình mà do điều kiện sống khó có thể giữ bệnh nhân an toàn tại nhà và đồng thời ngặn nó phát tán xa ra khỏi khu vực địa phương. Hy vọng, nó có thể cầm chân con nCoV ở từng địa phương chờ có các phương thức điều trị tích cực hơn hay khi động năng lây nhiễm đi xuống.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tiến sỹ Hoàng Kim Phúc (Y học Nhiệt đới), người từng làm việc ĐH Oxford, và hiện đang tiến hành các nghiên cứu về dịch tễ học cùng công ty tư nhân ở Anh và Việt Nam.
 

Duy Ly Vu

Xe tăng
Biển số
OF-620847
Ngày cấp bằng
5/3/19
Số km
1,164
Động cơ
127,460 Mã lực
Khẩu trang chỉ có tác dụng ngăn các hạt nước khi người mang virus nói, ho, hắt hơi,... bắn ra xa. Người mang virus đeo khẩu trang sẽ hạn chế được phát tán.
Người thường đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người mang virus sẽ hạn chết được việc hít phải những hạt nước do người mang virus phát tán ra, tức là hạn chế được việc nhận virus vào người (phế quản, phổi). Nhưng cũng chỉ tác dụng khi tiếp xúc ngắn, chỉ có tác dụng hạn chế, không ngăn được 100%.
Nhưng trong 1 không gian kín, tiếp xúc lâu (như trong 1 lớp học, trong 1 gia đình,...) thì khẩu trang còn rất ít tác dụng, vì dù có ngăn bớt được, nhưng tiếp xúc lâu cũng thừa đủ số lượng virus xâm nhập được vào cơ thể để gây bệnh!
Thêm: Ông Nguyễn Tiến Dũng nguyên là trưởng Bộ môn Virus của Viện Thú Y quốc gia. Người đã trực tiếp làm những test kiểm tra khi người ta thử nghiệm vắccine nhập về để chống dịch H5N1 ở gia cầm. Nhờ chương trình này mà VN đã khống chế thành công dịch nguy hiểm này (H5N1 cũng là 1 corona virus)!
Ý của bác là ông Hình trực tiếp Test với cúm gia cầm ? Ông có đeo khẩu trang hay không ?
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,778
Động cơ
614,585 Mã lực
Nơi ở
HN
Bài viết của GS dịch tễ học Nguyễn Văn Tuấn, Australia:
𝐍𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐡𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐭𝐡𝐨𝐚̣𝐢 𝐯𝐞̂̀ 𝐂𝐎𝐕𝐈𝐃-𝟏𝟗 𝐜𝐚̂̀𝐧 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜 𝐠𝐢𝐚̉𝐢 𝐭𝐨𝐚̉.

Những thông tin liên quan đến dịch COVID-19 lan truyền rất nhiều trên mạng, nhưng khá nhiều chỉ là 'huyền thoại', không có chứng cớ khoa học. Trong cái note này tôi lược dịch [1-2] và thêm tài liệu tham khảo do tôi thu thập về một số 'huyền thoại' liên quan đến việc phòng ngừa dịch COVID-19. Hi vọng các thông tin khoa học này sẽ giải toả cho các bạn quan tâm.

1. 𝑿𝒊̣𝒕 𝒄𝒉𝒍𝒐𝒓𝒊𝒏𝒆 𝒉𝒐𝒂̣̆𝒄 𝒂𝒍𝒄𝒐𝒉𝒐𝒍 𝒕𝒓𝒆̂𝒏 𝒅𝒂 đ𝒆̂̉ 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒗𝒊𝒓𝒖𝒔.

Sai. Các hóa chất này không diệt virus trong cơ thể chúng ta. Cholorine hoặc alcohol thường được dùng để diệt khuẩn trên bề mặt của các vật gia dụng. Áp dụng cholorine hoặc alcohol trên da có thể gây tác hại, đặc biệt là các hóa chất này xâm nhập vào mắt hay miệng.

2. 𝑹𝒖̛̉𝒂 𝒎𝒖̃𝒊 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒎𝒖𝒐̂́𝒊 𝒔𝒆̃ 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2

Không có bằng chứng khoa học nào để nói vậy. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy rửa mũi bằng nước muối (saline) có thể giảm các triệu chứng nhiễm virus ở phần trên đường hô hấp, nhưng nó không giảm nguy cơ nhiễm [3].

3. 𝑺𝒖́𝒄 𝒎𝒊𝒆̣̂𝒏𝒈 𝒃𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒎𝒖𝒐̂́𝒊 𝒍𝒂̀ 𝒃𝒊𝒆̣̂𝒏 𝒑𝒉𝒂́𝒑 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2

Đây là cách mà một bác sĩ bên Tàu quảng bá rầm rộ, nhưng các đồng nghiệp ông chỉ ra là sai, là phi khoa học (lang băm). Súc miệng và cổ họng (tiếng Anh gọi là 'gargling') bằng nước muối, theo NHS, là chỉ áp dụng cho người bị đau cổ họng và chỉ giảm triệu chứng, chớ không phải là biện pháp phòng ngừa. Tổ chức Y tế Thế giới cũng nói rằng không có chứng cứ khoa học nào để nói rằng súc miệng/cổ họng bằng nước muối có thể ngăn ngừa nhiễm SARS-Cov-2 [4].

4. 𝑻𝒉𝒖𝒐̂́𝒄 𝒕𝒓𝒖̣ 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒄𝒐𝒓𝒐𝒏𝒂𝒗𝒊𝒓𝒖𝒔

Không đúng. Thuốc trụ sinh (antibiotics) diệt vi trùng (bacteria), chớ không diệt virus.

5. 𝑽𝒂𝒄𝒄𝒊𝒏𝒆𝒔 𝒄𝒉𝒐 𝒄𝒖́𝒎 𝒎𝒖̀𝒂 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝑪𝑶𝑽𝑰𝑫-19

Không đúng. SARS-CoV-2 là virus khác với virus gây cúm mùa. Cho đến nay, khoa học chưa có vaccine đặc trị cho SARS-Cov-2.

6. 𝑻𝒐̉𝒊 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2.

Vài nghiên cứu khoa học cho thấy tỏi có đặc tính kháng sinh. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy tỏi có thể phòng chống SARS-Cov-2.

7. 𝑴𝒂́𝒚 𝒔𝒂̂́𝒚 𝒕𝒐́𝒄 𝒅𝒊𝒆̣̂𝒕 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2

Không đúng. Máy sấy tóc không thể diệt SARS-Cov-2. Biện pháp phòng chống tốt nhứt là rửa tay.

8. 𝑲𝒉𝒂̂̉𝒖 𝒕𝒓𝒂𝒏𝒈 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2

Khẩu trang chỉ được khuyến khích cho nhân viên y tế và người bị nhiễm, chớ không khuyến cáo cho đại chúng. Những loại khẩu trang dùng 1 lần thì chẳng có hiệu quả bảo vệ chống nhiễm SARS-Cov-2. Bằng chứng khoa học cho thấy người bình thường đeo khẩu trang không giúp họ giảm nguy cơ nhiễm SARS-Cov-2 [5]. Đeo khẩu trang nhiều khi làm cho người đeo cảm thấy tự tin và bỏ qua những biện pháp phòng ngừa quan trọng khác như rửa tay thường xuyên.

9. 𝑪𝒉𝒊̉ 𝒄𝒐́ 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒍𝒐̛́𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒏𝒊𝒆̂𝒏 𝒄𝒐́ 𝒏𝒈𝒖𝒚 𝒄𝒐̛ 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎)

Không đúng. SASRS-Cov-2 có thể lây nhiễm cho bất cứ ai thuộc bất cứ độ tuổi nào, kể cả trẻ em [6]. Những người bị tiểu đường hay asthma khi bị nhiễm có nguy cơ tử vong tăng cao.

10. 𝑨𝒊 đ𝒖̛́𝒏𝒈 𝒈𝒂̂̀𝒏 𝒉𝒂𝒚 𝒕𝒊𝒆̂́𝒑 𝒙𝒖́𝒄 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒃𝒊̣ 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2 𝒔𝒆̃ 𝒃𝒊̣ 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎.

Không đúng. Xác suất bị lây nhiễm còn tuỳ thuộc vào khả năng miễn dịch của cá nhân. Người có hệ miễn dịch tốt có xác suất bị nhiễm thấp hơn những người mà hệ miễn dịch bị suy yếu do các bệnh đi kèm như tiểu đường, bệnh asthma, v.v.

11. 𝑯𝒆̂̃ 𝒂𝒊 𝒃𝒊̣ 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2 𝒕𝒉𝒊̀ 𝒔𝒆̃ 𝒄𝒉𝒆̂́𝒕.

Hoàn toàn sai. Nguy cơ tử vong liên quan đến SARS-Cov-2 chỉ tăng cao ở một số nhóm bệnh nhân. Đa số (97-99%) người bị nhiễm sống, và đa số (81%) bệnh nhân nhiễm là thuộc nhóm 'nhẹ' [7].

12. 𝑪𝒉𝒐́ 𝒗𝒂̀ 𝒎𝒆̀𝒐 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒍𝒂̂𝒚 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2

Chưa có bằng chứng khoa học để nói thế.

13. 𝑪𝑶𝑽𝑰𝑫-19 𝒄𝒖̃𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒐̂́𝒏𝒈 𝒏𝒉𝒖̛ 𝒄𝒂̉𝒎 𝒄𝒖́𝒎 𝒎𝒖̀𝒂

Không đúng. Người bị nhiễm SARS-Cov-2 dù có triệu chứng giống như cảm cúm (đau nhức, sốt, ho), nhưng dịch COVID-19 thì nghiêm trọng hơn cảm cúm mùa. Tỉ lệ tử vong liên quan đến SARS-Cov0-2 dao động từ 1 đến 3%, nhưng nguy cơ tử vong cúm mùa chỉ 0.1 đến 0.3%.

14. 𝑵𝒉𝒊𝒆̣̂𝒕 𝒌𝒆̂́ 𝒔𝒄𝒂𝒏𝒏𝒆𝒓𝒔 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒄𝒉𝒂̂̉𝒏 đ𝒐𝒂́𝒏 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2

Không đúng. Nhiệt kế chỉ phát hiện sốt. Tuy nhiên, sốt cũng có thể do cúm mùa. Ngoài ra, triệu chứng nhiễm SARS-Cov-2 có thể xuất hiện 2-10 ngày. Do đó, người có nhiệt độ bình thường vẫn có thể mang trong người virus.

15. 𝑪𝒐́ 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̃𝒎 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2 𝒕𝒖̛̀ 𝒑𝒉𝒂̂𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒕𝒊𝒆̂̉𝒖

Rất có thể sai. Theo Giáo sư John Edmunds (London School of Hygiene & Tropical Medicine, Anh) thì mỗi khi nuốt, chúng ta nuốt cả đờm từ mũi và cổ họng, và đây là cơ chế phòng vệ khá tốt. Lí do là khi nuốt đờm, các con virus và bacteria sẽ đi theo xuống ruột, nơi mà chúng sẽ bị phân huỷ hay vô hiệu hoá bằng acid của bao tử. Với phương tiện hiện đại, giới khoa học có thể tìm virus trong phân, nhưng những con này không còn khả năng lây nhiễm nữa vì chúng đã bị làm tê liệt khi còn ở trong bao tử [1].

16. 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2 𝒔𝒆̃ 𝒄𝒉𝒆̂́𝒕 𝒗𝒂̀𝒐 𝒎𝒖̀𝒂 𝒙𝒖𝒂̂𝒏

Một số virus cúm mùa thường lây lan vào mùa đông hay ở những nơi có nhiệt độ ôn đới. Nhưng hiện nay thì giới khoa học vẫn không biết SARS-Cov-2 có thể sống trong điều kiện nhiệt độ cao hay không.

17. 𝑪𝒐𝒓𝒐𝒏𝒂𝒗𝒊𝒓𝒖𝒔 𝒍𝒂̀ 𝒗𝒊 𝒌𝒉𝒖𝒂̂̉𝒏 đ𝒐̣̂𝒄 𝒉𝒂̣𝒊 𝒏𝒉𝒖̛́𝒕 𝒎𝒂̀ 𝒄𝒐𝒏 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕 đ𝒆̂́𝒏

Không đúng. Mặc dầu COVID-19 có vẻ nghiêm trọng hơn cúm mùa, dịch này không 'chết người' như Ebola, SARS hay MERS. Tỉ lệ tử vong liên quan đến SARS-Cov-2 có thể dao động trong khoảng 1 đến 3%.

18. 𝑺𝑨𝑹𝑺-𝑪𝒐𝒗-2 𝒙𝒖𝒂̂́𝒕 𝒑𝒉𝒂́𝒕 𝒕𝒖̛̀ 𝒎𝒐̣̂𝒕 𝒍𝒂𝒃𝒐 𝒒𝒖𝒂̂𝒏 𝒔𝒖̛̣ 𝒃𝒆̂𝒏 𝑻𝒂̀𝒖

Đây chỉ là huyền thoại. Một tin đồn hoàn toàn vô chứng cớ.

***

Trong một điều tra xã hội về tác động của dịch COVID-19 do nhóm Ipsos (ipsos.com), kết quả cho thấy người Việt (ở Việt Nam) có những phản ứng như:

(a) 78% người được hỏi cảm nhận rằng dịch COVID-19 ảnh hưởng đến tình trạng tài chánh cá nhân, và tỉ lệ này cao nhứt so với các nước như Úc, Canada, Pháp, Ý, Nhật, Nga, Anh, Mĩ (dao động từ 22% đến 56%);

(b) 63% cảm nhận rằng nước mình (Việt Nam) bị đe doạ, tỉ lệ này tương đương với Nhật (65%) nhưng cao hơn Úc (35%), Mĩ (37%), Pháp (49%), Ý (34%), v.v.;

(c) 61% cảm nhận rằng mối đe doạ cá nhân tăng cao, tỉ lệ này rất cao so với Úc (16%), Canada (8%), Nhật (26%), Mĩ (18%);

(d) 91% người Việt đồng ý cho cách li toàn bộ, và tỉ lệ này cũng cao nhứt so với Úc (77%), Ý (60%), Mĩ (70%), Pháp (70%), Nhật (64%).

Tóm lại, phản ứng của người Việt qua cuộc điều tra xã hội này rất ư đặc thù và gần như là một ca 'outlier' (ngoại vi) về dịch Covid-19. Không rõ có mối liên quan nào giữa những thông tin loại huyền thoại này và phản ứng thái quá của người Việt trước dịch COVID-19, nhưng những thông tin phi khoa học là không nên lan truyền.

Khi đọc hay tiếp nhận một thông tin, cách tốt nhứt là kiểm tra thông tin đó có chứng cớ khoa học hay không. Chứng cớ phải là nghiên cứu khoa học được bình duyệt và công bố trên tập san y khoa có uy tín (chớ không phải tập san dỏm).

Ý kiến cá nhân của chuyên gia có thể có ích, nhưng không thể thay thế cho khoa học được. Đa số ý kiến cá nhân là chủ quan theo cách hiểu và cảm nhận của họ, và có thể không phù hợp với khoa học. Trong điều kiện bất định về giá trị của thông tin, chỉ có khoa học giúp chúng ta sàng lọc thật giả và xua đi những huyền thoại.

=====

[1] https://www.medicalnewstoday.com/articles/coronavirus-myths-explored

[2] https://fullfact.org/online/coronavirus-claims-symptoms-viral

[3] https://www.cochranelibrary.com/cdsr/doi/10.1002/14651858.CD006821.pub3/abstract

[4] https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/advice-for-public/myth-busters

[5] Tôi có cái note điểm qua các nghiên cứu về hiệu quả của khẩu trang ở đây:

[6] https://www.medrxiv.org/content/10.1101/2020.03.03.20028423v1

[7] Tài liệu tham khảo có thể tìm trong note này:

[8] Tốt nhứt là chúng ta làm theo khuyến cáo của các nhà chức trách y tế CÓ KINH NGHIỆM thực tế và có cơ sở khoa học. Phòng ngừa bệnh (bất cứ bệnh gì) bắt đầu từ cá nhân và chấm dứt ở cấp độ cá nhân. Có nhiều cách phòng ngừa dịch bệnh hết sức đơn giản mà bất cứ cá nhân nào cũng làm được và đã được các cơ quan y tế thế giới và Úc khuyên:

• Rửa tay thường xuyên, và mỗi lần rửa tay phải chừng 20 giây trở lên. Đây là biện pháp tranh lây nhiễm hữu hiệu nhất. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiểu hay đi tiêu, sau khi sờ vào một vật dụng, hay nói chung là rửa tay thường xuyên;

• Khi ho hay hắt hơi, phải dùng giấy tissue hay ho vào khuỷu tay mà người phương Tây hay làm;

• Tránh bắt tay trong mùa dịch;

• Tránh đến chỗ đông người (trên 20 người);

• Hạn chế đi dự hội nghị nào có hơn 100 người; hạn chế đi nước ngoài;

• Nếu có khách nước ngoài đến thăm và ở nhà, cách tốt nhất là không đi làm và tự cách li 2 tuần;

• Nếu cảm thấy không khỏe, hay bị ho, sốt, nên tự cách li và làm việc từ nhà (qua mạng);

• Khi đi đại tiện, nhớ đóng nấp cầu, và nhớ rửa tay;

• Không chia xẻ khăn lau mặt cho hơn 1 người;

• Tránh tiếp xúc động vật hoang dã, hay nếu tiếp xúc thì phải rửa tay ngay.
 

hungtt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-1209
Ngày cấp bằng
8/8/06
Số km
3,778
Động cơ
614,585 Mã lực
Nơi ở
HN
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top