[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,430
Động cơ
375,146 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tàu mà xây cho Việt Nam một tuyến đường giống Lào thì chắc là không bao giờ hoàn thành được.
Cát Linh - Hà Đông có 13 km.
Hoàn toàn đc nếu Việt Nam Làm như Lào, nghĩa là ko làm gì phó mặc cho tàu từ đầu đến cuối.
 

lekimcuong

Xe tăng
Biển số
OF-199370
Ngày cấp bằng
23/6/13
Số km
1,361
Động cơ
334,663 Mã lực
Cứ nên đầu tư cho hệ thống đường bộ cao tốc toàn quốc đầy đủ và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cao là thiết thực và lợi ích nhất.
 

xuantocvangnd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-777577
Ngày cấp bằng
17/5/21
Số km
147
Động cơ
37,330 Mã lực
Tuổi
16
Vâng, và giờ Lào chính thức vỡ nợ, vừa phải ký hợp đồng cho TQ khai thác vận hành để trừ nợ dần ạ. TQ nó ăn từ đầu đến đuôi, Lào gánh còng lưng!
Cụ nói thế chứng tỏ chưa đi sang Lào rồi, toàn đồi với núi, dân thì lèo tèo vài mồng người.. cứ cho Tầu nó khai thác đường sắt đi lại có thêm người đến Lào chơi lại càng đông vui
 
Biển số
OF-746843
Ngày cấp bằng
19/10/20
Số km
1,763
Động cơ
70,875 Mã lực
Tuổi
48
Cụ nói thế chứng tỏ chưa đi sang Lào rồi, toàn đồi với núi, dân thì lèo tèo vài mồng người.. cứ cho Tầu nó khai thác đường sắt đi lại có thêm người đến Lào chơi lại càng đông vui
Để di dân sang Lào cho dễ, phỏng ạ?
Chứ cái đường sắt đấy mãn kiếp cũng không hoàn vốn được nếu chỉ dành cho 8 triệu người Lào.
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,430
Động cơ
375,146 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mời bác diệu.
Tôi không đủ trình để bình về Đường sắt.
Cái hiện tại đang có ở chỗ tôi định cư là sự lập lờ giữa Đường sắt cao tốc và Đường sắt tốc độ cao.
Chả hiểu cái nào là 200kmh max và cái nào là 300kmh max.

Tôi đành tự đặt ra khái niệm ĐSCT cao - ĐSCT vừa - ĐSCT thấp.

Nó tương tự như Nguyên quán và Quê quán, giờ vẫn lù lù ở Căn cước mà không ai định nghĩa cho nó tử tế.

Cá nhân tôi thì phải bỏ phiếu cho Đường sắt cao tốc thâm thấp, cỡ 150-180kmh thôi. Thế là thừa đủ cho mọi nhu cầu, quan trọng nhất là chở hàng.

Nhân tiện về vận tải, thì cái sự đánh giá về Khoảng cách ưu thế của ĐSCT, chắc bác nói đến Chở người.
Vì với chở hàng thì Đường sắt ác đấy, cạnh tranh cực tốt với Đường bộ.
Đường không không phải là Đối thủ.
Trong 4 kênh vận tải trọng yếu: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không thì có lẽ đường sắt của ta là kém phát triển nhất. Nhưng dự án đường sắt cao tốc này lại chả đóng góp chút nào cho kênh đó cả. Nhu cầu, thói quen gửi hàng Nam Bắc chủ yếu vẫn là đường bộ, gây áp lực lớn lên hạ tầng quốc lộ nam bắc.
1000 tấn hàng luân chuyển bằng đường nhựa từ Bắc vào Nam chắc chắn sẽ tiêu tốn rất nhiều tài nguyên của nền kinh tế nếu so với 1000 tấn hàng đi bằng đường sắt. Cái lãng phí rõ ràng nhất mà e thấy, đấy là tài nguyên xăng dầu. Những xe tải xe công đó từ Bắc vào Nam ko biết phải tránh bao nhiêu thứ, hãm phanh rồi tăng ga ko biết bao nhiêu lần, lãng phí biết bao nguyên liệu (và cả thời gian). Trong khi với tàu hoả, tốc độ gần như cố định suốt cả hành trình, được lợi rất lớn vào quán tính của cả khối lượng đoàn tàu.
Em tin là nếu tập trung phát triển đường sắt cổ điển đó (chắc chắn chi phi chỉ bằng 1 góc của đường sắt cao tốc) thì nền kinh tế sẽ được lợi rất rõ rệt, nhờ vào tiết kiệm được tài nguyên, thời gian và nhân lực của đất nước.
Với việc chở hàng Bắc-Nam, các cụ hình như đã quên đường biển. Với thế đất của VN thì đg biển chở hàng rất tốt, nhanh và rẻ. Từ mấy năm nay bọn tôi toàn chở công HN-SG bằng đường biển, quên hẳn đường bộ rồi.

Tất nhiên đã làm mới đường sắt thì không thể bỏ qua chức năng chở hàng. Cho nên mới bảo thằng nào cổ động cho phương án đường 350km/h là đáng bắn bỏ, vì đường sắt trên 300km/h là chỉ có chở người không chở hàng được. Bỏ 50 tỉ đô làm đường sắt 300km/chở người, chẳng lẽ lại chi tiếp 40 tỉ làm đường 1435mm chở hàng?

Đừng hy vọng gì vào chuyện hành khách HN-SG sẽ chuyển sang đường sắt ngay cả 350km/h. Như đã thấy ở tuyến Bắc kinh - Quảng châu. ĐSCT Trung quốc họ tự làm gần như mọi thứ, máy bay thì nhập 100%, thế mà giá vé ĐSCT cho 2100km chỉ thấp hơn máy bay có 500 ngàn. Nếu VN làm ĐSCT 350km/h nhập khẩu hoàn toàn thì giá vé tàu làm sao có thể thấp hơn giá vé máy bay được?

Đường 200km/h thực ra là đường sắt truyền thống gia cố thêm, làm đường này tiết kiệm được mọi nhẽ so với đường 300km/h. Và đừng nhắm vào khách HN-SG, thậm chí SG-Đà nẵng, họ sẽ đi máy bay hết. Chỉ nhắm vào 2 tuyến HN-Vinh và SG-Nha trang. Đoạn từ Vinh đến Nha trang chỉ cần làm theo chuẩn đường sắt truyền thống của Châu Âu là đủ (130km/h).
 

VW Golf 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-785525
Ngày cấp bằng
25/7/21
Số km
752
Động cơ
37,134 Mã lực
Tuổi
23
Với việc chở hàng Bắc-Nam, các cụ hình như đã quên đường biển. Với thế đất của VN thì đg biển chở hàng rất tốt, nhanh và rẻ. Từ mấy năm nay bọn tôi toàn chở công HN-SG bằng đường biển, quên hẳn đường bộ rồi.

Tất nhiên đã làm mới đường sắt thì không thể bỏ qua chức năng chở hàng. Cho nên mới bảo thằng nào cổ động cho phương án đường 350km/h là đáng bắn bỏ, vì đường sắt trên 300km/h là chỉ có chở người không chở hàng được. Bỏ 50 tỉ đô làm đường sắt 300km/chở người, chẳng lẽ lại chi tiếp 40 tỉ làm đường 1435mm chở hàng?

Đừng hy vọng gì vào chuyện hành khách HN-SG sẽ chuyển sang đường sắt ngay cả 350km/h. Như đã thấy ở tuyến Bắc kinh - Quảng châu. ĐSCT Trung quốc họ tự làm gần như mọi thứ, máy bay thì nhập 100%, thế mà giá vé ĐSCT cho 2100km chỉ thấp hơn máy bay có 500 ngàn. Nếu VN làm ĐSCT 350km/h nhập khẩu hoàn toàn thì giá vé tàu làm sao có thể thấp hơn giá vé máy bay được?

Đường 200km/h thực ra là đường sắt truyền thống gia cố thêm, làm đường này tiết kiệm được mọi nhẽ so với đường 300km/h. Và đừng nhắm vào khách HN-SG, thậm chí SG-Đà nẵng, họ sẽ đi máy bay hết. Chỉ nhắm vào 2 tuyến HN-Vinh và SG-Nha trang. Đoạn từ Vinh đến Nha trang chỉ cần làm theo chuẩn đường sắt truyền thống của Châu Âu là đủ (130km/h).
Đường biển vẫn làm tốt mà bác.
Nhưng đường biển chỉ đi tuyến tương đối dài, và bên nhận nằm ngay ở thành phố lớn.
Khi đó, chi phí mới ở mức chấp nhận được.
Còn với Đường sắt, nó vào sâu được nội địa hơn nhiều - Đường bộ còn vào sâu hơn nữa.
Ví dụ, bác đi Hà Nội - Đak Lak chẳng hạn, với Đường sắt gần hơn khá nhiều so với Đường biển. Đường bộ còn gần nữa.
Nhưng chi phí thì cuối cùng, Đường sắt có lẽ vẫn ngon nhất.
Còn đi Hải Phòng nội đô - Sài Gòn nội đô, thì đường biển là nhất.

Tôi thì có cảm giác là, các bên đang tập trung vào hiện tượng "cháy vé tàu", dịp Tết chẳng hạn, để lập Dự án cho cái ĐSCT cao gì đó.

Chuyện khách đi 2 đầu tuyến họ bay, đã đành.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,850
Động cơ
1,234 Mã lực
Với việc chở hàng Bắc-Nam, các cụ hình như đã quên đường biển. Với thế đất của VN thì đg biển chở hàng rất tốt, nhanh và rẻ. Từ mấy năm nay bọn tôi toàn chở công HN-SG bằng đường biển, quên hẳn đường bộ rồi.

Tất nhiên đã làm mới đường sắt thì không thể bỏ qua chức năng chở hàng. Cho nên mới bảo thằng nào cổ động cho phương án đường 350km/h là đáng bắn bỏ, vì đường sắt trên 300km/h là chỉ có chở người không chở hàng được. Bỏ 50 tỉ đô làm đường sắt 300km/chở người, chẳng lẽ lại chi tiếp 40 tỉ làm đường 1435mm chở hàng?

Đừng hy vọng gì vào chuyện hành khách HN-SG sẽ chuyển sang đường sắt ngay cả 350km/h. Như đã thấy ở tuyến Bắc kinh - Quảng châu. ĐSCT Trung quốc họ tự làm gần như mọi thứ, máy bay thì nhập 100%, thế mà giá vé ĐSCT cho 2100km chỉ thấp hơn máy bay có 500 ngàn. Nếu VN làm ĐSCT 350km/h nhập khẩu hoàn toàn thì giá vé tàu làm sao có thể thấp hơn giá vé máy bay được?

Đường 200km/h thực ra là đường sắt truyền thống gia cố thêm, làm đường này tiết kiệm được mọi nhẽ so với đường 300km/h. Và đừng nhắm vào khách HN-SG, thậm chí SG-Đà nẵng, họ sẽ đi máy bay hết. Chỉ nhắm vào 2 tuyến HN-Vinh và SG-Nha trang. Đoạn từ Vinh đến Nha trang chỉ cần làm theo chuẩn đường sắt truyền thống của Châu Âu là đủ (130km/h).
Thực ra tuyến đường sắt tốt nhất, có tiềm năng lợi nhuận nhất ở VN lại không phải là 2 tuyến mà bộ GTVT đang lobby.
Tuyến có lợi về kinh tế nhất là Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Tuyến chỉ dài tầm 130km, chạy qua các đô thị lớn như Hải Dương, Hải Phòng, Hạ Long. Kết nối với cảng biển và thành phố du lịch nghỉ dưỡng.
Các cụ hãy tưởng tượng: chỉ cần 1h chạy tàu thấp tốc (160km/h) là đã tới với Hạ Long thì dân HN nó đi chơi Hạ Long hàng tuần. Mà tàu 160-210km/h như bọn Lào thì làm vừa nhanh vừa rẻ. 130km nối HN với Hạ Long chắc chắn rẻ hơn so với 300km nối với tp Vinh rồi.
Bọn JICA nó "tư vấn" để mục đích làm lợi cho nó nên nó chọn 2 tuyến "đủ lớn" để cạp miếng lớn. Nối về tp Vinh vì tuyến đó đi qua nhiều địa phương "địa linh nhân kiệt", nhiều lãnh đạo cao cấp nên "dễ được thông qua". Còn tuyến SG Nha Trang cũng thế, đội lãnh đạo miền nam chắc chắn sẽ ủng hộ.
Cho nên, đó cũng là âm mưu thâm độc của bọn JICA chứ chả tốt đẹp gì.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,850
Động cơ
1,234 Mã lực
Phải có quy hoạch tuyến Bắc Nam cỡ đường, tốc độ bao nhiêu rồi mới làm tuyến nhỏ cho nó khớp. Lần này là trình chủ trương, cụ lục trong đó xem có tuyến Hạ Long hay không. Khi có chủ trương rồi thì cụ cứ làm tuyến Hạ Long không cần chờ Bắc Nam đâu.
Chủ trương quan trọng gì. Chỉ cần bộ KHCN ra "tiêu chuẩn đường sắt" là có cơ sở để thiết kế bất kỳ dự án nào rồi. VN làm đường sắt đô thị khi chưa có bộ tiêu chuẩn nên công nghệ mỗi dự án 1 kiểu, chả cái nào giống cái nào. Chán.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,216
Động cơ
151,027 Mã lực
Tuổi
53
Đường 200km/h thực ra là đường sắt truyền thống gia cố thêm, làm đường này tiết kiệm được mọi nhẽ so với đường 300km/h. Và đừng nhắm vào khách HN-SG, thậm chí SG-Đà nẵng, họ sẽ đi máy bay hết. Chỉ nhắm vào 2 tuyến HN-Vinh và SG-Nha trang. Đoạn từ Vinh đến Nha trang chỉ cần làm theo chuẩn đường sắt truyền thống của Châu Âu là đủ (130km/h).
Đường sắt truyền thống, ý cụ là chạy đầu diesel? Đầu diesel chạy tốc độ 200km/h, theo cụ, còn bao nhiêu nhà máy sản xuất? Với tốc độ điện khí hóa hiện nay thì họ sẽ kéo dài sản xuất trong bao lâu? 20 - 30 năm nữa mình còn chỗ để mua đầu máy diesel ko vậy?

Rồi làm đường mới thì cái đường cũ khổ 0.98m ta sẽ làm gì? Nếu dỡ bỏ thì chi phí dỡ bỏ là bao nhiêu? Có tính vào chi phí xây đoàn tàu mới để khấu hao ko? Chi phí vận chuyển hàng hóa như sắt thép, gạch, sỏi, đá... vận chuyển bằng tàu 160-200km/h sẽ đội lên bao nhiêu? DN và người tiêu dùng gánh nổi ko?
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,579
Động cơ
481,369 Mã lực
Nơi ở
..
Nhận tiện cho em hỏi bao giờ bán vé tháng HĐ - CL hả các cụ.. học sinh đc giảm giá không ợ
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,430
Động cơ
375,146 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thực ra tuyến đường sắt tốt nhất, có tiềm năng lợi nhuận nhất ở VN lại không phải là 2 tuyến mà bộ GTVT đang lobby.
Tuyến có lợi về kinh tế nhất là Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Tuyến chỉ dài tầm 130km, chạy qua các đô thị lớn như Hải Dương, Hải Phòng, Hạ Long. Kết nối với cảng biển và thành phố du lịch nghỉ dưỡng.
Các cụ hãy tưởng tượng: chỉ cần 1h chạy tàu thấp tốc (160km/h) là đã tới với Hạ Long thì dân HN nó đi chơi Hạ Long hàng tuần. Mà tàu 160-210km/h như bọn Lào thì làm vừa nhanh vừa rẻ. 130km nối HN với Hạ Long chắc chắn rẻ hơn so với 300km nối với tp Vinh rồi.
Bọn JICA nó "tư vấn" để mục đích làm lợi cho nó nên nó chọn 2 tuyến "đủ lớn" để cạp miếng lớn. Nối về tp Vinh vì tuyến đó đi qua nhiều địa phương "địa linh nhân kiệt", nhiều lãnh đạo cao cấp nên "dễ được thông qua". Còn tuyến SG Nha Trang cũng thế, đội lãnh đạo miền nam chắc chắn sẽ ủng hộ.
Cho nên, đó cũng là âm mưu thâm độc của bọn JICA chứ chả tốt đẹp gì.
Tôi đã nhiều lần nghĩ đến tuyến đường này và khá ngạc nhiên khi ngành đg sắt cứ dũi vào ý tưởng ĐSCT Hà nội - SG mà không thấy ai nêu ý kiến làm lại tuyến HN - HP.

Khi đã thành lập tam giác kinh tế Hà nội - Hải phòng - Quảng ninh thì tất phải có đường sắt tử tế nối 3 địa điểm này. Nếu làm được thì còn nhiều tác dung khác chứ không phải chỉ du lịch. Chẳng hạn người ta hoàn toàn có thể sống ở Hải dương/Hải phòng, đi làm hàng ngày ở Hà nội.

Về tính kinh tế thì nếu chặn được limousine, tuyến này sẽ auto đông khách.
 

Sunseeker

Xe hơi
Biển số
OF-178657
Ngày cấp bằng
26/1/13
Số km
146
Động cơ
340,061 Mã lực
Screen Shot 2021-10-16 at 12.24.36.png

Em đồng tình với một số cụ là đường thuỷ ta rất phát triển, nhưng liệu đường thuỷ có phục vụ được nhu cầu gửi hàng ở các đô thị nằm Ở GIỮA trục bắc nam ko?
Em minh hoạ hình này, để các cụ có thể thấy ở đa phần các quốc gia trên thế giới: trung tâm kinh tế lớn nhất thường nằm ở trung tâm, với các vùng đô thị khác xuất hiện ở các vùng xung quanh. Đầu tư 1 nhánh đường sắt từ trung tâm ra 1 vùng đô thị bên cạnh, họ chỉ phục vụ được nhu cầu luân chuyển giữa trung tâm và vùng đô thị đó, thế mà họ vẫn làm. Huống chi với đặc thù lãnh thổ nước ta, phải nói là ít thấy trên thế giới. 1 tuyến tử tế chạy từ bắc vào nam có thể phục vụ được hầu như tất cả các đô thị của đất nước.
Em giả dụ coi các đô thị nằm giữa tuyến này là A, B, C, D, E, F, G, H
Ta có thể đáp ứng tốt MỌI nhu cầu các tuyến có thể xảy ra:
A-B,A-C,A-D,A-E,A-F,A-G,A-H
B-A,B-C,B-D,D-E,B-F,B-G,B-H
...
...
H-A,H-B,H-C,H-D,H-E,H-F,H-G

Chỉ cần ta có cơ sở hạ tầng ở mức độ cơ bản thôi, để bốc xếp hàng khi tàu dừng tại đó là được rồi. Em nói cơ bản thôi, là vì nhu cầu các đô thị này có nhưng cũng ko quá lớn. Đâu có gì ghê gớm đâu các cụ. Vài ba cái trục bốc xếp cont, 1 sân bãi vừa đủ, 1 vài cái nhà điều hành. Mà bởi vì quy mô các đô thị này khác tương đồng, nên ta chỉ cần thiết kế để thử nghiệm với 1 đô thị duy nhất. Nếu ổn thì cứ thế mà nhân lên áp dụng tại các đô thị còn lại. Có vậy thôi mà cớ sao ko làm, các cụ nhỉ.
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,430
Động cơ
375,146 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Đường sắt truyền thống, ý cụ là chạy đầu diesel? Đầu diesel chạy tốc độ 200km/h, theo cụ, còn bao nhiêu nhà máy sản xuất? Với tốc độ điện khí hóa hiện nay thì họ sẽ kéo dài sản xuất trong bao lâu? 20 - 30 năm nữa mình còn chỗ để mua đầu máy diesel ko vậy?

Rồi làm đường mới thì cái đường cũ khổ 0.98m ta sẽ làm gì? Nếu dỡ bỏ thì chi phí dỡ bỏ là bao nhiêu? Có tính vào chi phí xây đoàn tàu mới để khấu hao ko? Chi phí vận chuyển hàng hóa như sắt thép, gạch, sỏi, đá... vận chuyển bằng tàu 160-200km/h sẽ đội lên bao nhiêu? DN và người tiêu dùng gánh nổi ko?
"Đường sắt truyền thống" ý tôi nói là kiểu đường cổ điển như những năm 1990 trở về trước của Châu Âu. Còn tất nhiên khi đã chạy chở khách trên trăm km/h là phải dùng đầu kéo điện.

Cụ không để ý rồi, cái tốc độ 160km/h trở lên là chỉ để chở khách thôi, còn chở hàng thì chỉ chạy 120km/h là cao nhất.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,038
Động cơ
501,820 Mã lực
Hà Nội- Vinh chỉ là 1 bước để xây dựng Bắc-Nam thôi. Không đáng phải nói nhiều, đằng nào cũng làm hết.

Và lãi lỗ thì phải nhìn ra bên ngoài, nối cả đất nước với châu Âu, TQ chứ không phải chỉ là tuyến đường đi từ HN-TPHCM.

Huyện nào có đường sắt chạm vào thì không còn là vùng sâu vùng xa nữa.
Xin thông tin là muốn kết nối châu Âu thì vứt shinkansen nhanh và luôn.

Muốn nối được châu Âu, mà lại là tốc độ cao thì chỉ có công nghệ Đức (Đức, Trung Quốc), hoặc công nghệ Pháp (Pháp, Hàn Quốc).
 

gamondeluxe

Xe hơi
Biển số
OF-153405
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
127
Động cơ
355,769 Mã lực
Với tiêu chí "đi tắt đón đầu" thì ta cần phải chơi hẳn cái Hyperloop chứ ba cái đường sắt cao tốc thì hèn lắm

Hyperloop-concept-BM1.png


Khi công bố truyền thông và cho TG, tất cả đều phải nhất. Chúng ta đã đứng nhất nhiều lãnh vực. Không lý do gì không thể nhất về công nghệ vận chuyển công cộng.
Ví dụ:
Tỷ lệ trẻ em chết đuối ở Việt Nam cao nhất khu vực Đông Nam Á. Cứ mỗi ngày lại có 10 trẻ em tử vong vì chết đuối, độ tuổi từ 7- 15.
Việt Nam là quốc gia có tổng số phương tiện trên đầu người cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, tai nạn giao thông ở Việt Nam được coi là cao nhất thế giới. Mỗi ngày trung bình có 31 người chết vì tai nạn.
Giá xe hơi ở Việt Nam đang đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1,5 lần so với các nước trong khu vực.
Giá thuốc Tây tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới.
Chúng ta cần có tuyến Hyperloop đắt nhất lịch sử loài người, với thời gian thi công dài nhất, và ít người sử dụng nhất!!!
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,641
Động cơ
595,589 Mã lực
Tôi đã nhiều lần nghĩ đến tuyến đường này và khá ngạc nhiên khi ngành đg sắt cứ dũi vào ý tưởng ĐSCT Hà nội - SG mà không thấy ai nêu ý kiến làm lại tuyến HN - HP.

Khi đã thành lập tam giác kinh tế Hà nội - Hải phòng - Quảng ninh thì tất phải có đường sắt tử tế nối 3 địa điểm này. Nếu làm được thì còn nhiều tác dung khác chứ không phải chỉ du lịch. Chẳng hạn người ta hoàn toàn có thể sống ở Hải dương/Hải phòng, đi làm hàng ngày ở Hà nội.

Về tính kinh tế thì nếu chặn được limousine, tuyến này sẽ auto đông khách.
Nên làm tuyến Hà Nội - Quảng Châu trước cụ ạ. Lưu lượng khách, hàng lớn hơn tuyến HN-HP.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,850
Động cơ
1,234 Mã lực
Tôi đã nhiều lần nghĩ đến tuyến đường này và khá ngạc nhiên khi ngành đg sắt cứ dũi vào ý tưởng ĐSCT Hà nội - SG mà không thấy ai nêu ý kiến làm lại tuyến HN - HP.

Khi đã thành lập tam giác kinh tế Hà nội - Hải phòng - Quảng ninh thì tất phải có đường sắt tử tế nối 3 địa điểm này. Nếu làm được thì còn nhiều tác dung khác chứ không phải chỉ du lịch. Chẳng hạn người ta hoàn toàn có thể sống ở Hải dương/Hải phòng, đi làm hàng ngày ở Hà nội.

Về tính kinh tế thì nếu chặn được limousine, tuyến này sẽ auto đông khách.
Trước đây JICA lập quy hoạch giao thông cho VN, trong đó có đường sắt.
Trong đường sắt thì có tuyến Yên Viên - Hạ Long nhưng không đi qua Hải Phòng. Hiện tại dự án này đã và đang thất bại. Trách nhiệm tất nhiên là thuộc về những người làm dự án. Nhưng cũng phải thấy là bọn JICA tư vấn như khặc, người bình thường nhìn đã thấy dự án từ HN- Hạ Long mà không đi qua Hải Phòng đã thấy thất bại rồi nhưng JICA vẫn cố tình "không thấy". Đằng sau mục đích "không thấy" đó của JICA có thể là âm mưu lớn hơn: Làm tuyến Hà Nội - Hạ Long, sau đó lại tư vấn làm tiếp tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Tức là 1 dự án nhưng ăn tới 2 -3 lần. Kiểu như khi họ tư vấn làm cảng Cái Lân để thay cảng Hải Phòng, xong lại tư vấn cảng Lạch Huyện để thay cảng Cái Lân. C
Cứ xui trẻ con ăn c.ứt gà như vậy, còn nhà thầu Nhật cứ cung cấp c.ứt gà đều đều thôi.
 

tellme

Xe tăng
Biển số
OF-52637
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
1,043
Động cơ
458,732 Mã lực
Với việc chở hàng Bắc-Nam, các cụ hình như đã quên đường biển. Với thế đất của VN thì đg biển chở hàng rất tốt, nhanh và rẻ. Từ mấy năm nay bọn tôi toàn chở công HN-SG bằng đường biển, quên hẳn đường bộ rồi.

Tất nhiên đã làm mới đường sắt thì không thể bỏ qua chức năng chở hàng. Cho nên mới bảo thằng nào cổ động cho phương án đường 350km/h là đáng bắn bỏ, vì đường sắt trên 300km/h là chỉ có chở người không chở hàng được. Bỏ 50 tỉ đô làm đường sắt 300km/chở người, chẳng lẽ lại chi tiếp 40 tỉ làm đường 1435mm chở hàng?

Đừng hy vọng gì vào chuyện hành khách HN-SG sẽ chuyển sang đường sắt ngay cả 350km/h. Như đã thấy ở tuyến Bắc kinh - Quảng châu. ĐSCT Trung quốc họ tự làm gần như mọi thứ, máy bay thì nhập 100%, thế mà giá vé ĐSCT cho 2100km chỉ thấp hơn máy bay có 500 ngàn. Nếu VN làm ĐSCT 350km/h nhập khẩu hoàn toàn thì giá vé tàu làm sao có thể thấp hơn giá vé máy bay được?

Đường 200km/h thực ra là đường sắt truyền thống gia cố thêm, làm đường này tiết kiệm được mọi nhẽ so với đường 300km/h. Và đừng nhắm vào khách HN-SG, thậm chí SG-Đà nẵng, họ sẽ đi máy bay hết. Chỉ nhắm vào 2 tuyến HN-Vinh và SG-Nha trang. Đoạn từ Vinh đến Nha trang chỉ cần làm theo chuẩn đường sắt truyền thống của Châu Âu là đủ (130km/h).
Thay thế đường ray hiện tại bằng ray liền, khổ lớn, đường đôi, nâng tốc độ lên 200km vừa chở hàng vừa chở khách là đẹp nhất.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,641
Động cơ
595,589 Mã lực
Đùa
Để Việt Nam gắn liền thêm với tàu à
Giờ là làm tuyến hà nội vinh, khổ 1.4m thôi, chạy 160km/1h, lượng khách hàng khủng khiếp luôn
Chưa làm được toàn chiều dài đất nước thì để hệ thống cũ vận chuyển hàng, tạm thời nhường tuyến Hà Nội - Sài Gòn cho hàng không
Gắn với đâu thì gắn, cứ nhiều người, nhiều hàng thì ta đầu tư. Em cứ ủng hộ tuyến Hà Nội - Quảng Châu, đi buôn hàng tàu cho nó tiện.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top