[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,655
Động cơ
563,498 Mã lực
Đường sắt tốt là cái đường khi khai thác sinh lợi cho xã hội.
Đi buôn phải có lãi phỏng cụ ?
Cụ nên đọc sâu hơn tí rồi nói, đs chạy rề rề thì VN có đủ rồi, Nga hơn cái chiều rộng còn tốc độ thì cũng vẫn loại thươngf thôi. Có gì ưu việt phải lựa chọn công nghệ Nga
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
2,660
Động cơ
119,540 Mã lực
cụ là người bỏ tiền thì phải chọn sản phẩm xứng đáng, bắt kịp xu hướng của TG chứ. Nói như cụ thì m nhập mấy cái công nghệ cũ của TQ, NB cũng còn ngon chán, cần gì phải tốt như hàng mới của Âu, Mỹ
Cũng là bỏ tiền ra thì có tiền nhiều tiền ít mà cụ, rồi cả nuôi cái món mua về đó cũng tốn khác nhau!?
 

Soigia

Xe tăng
Biển số
OF-144493
Ngày cấp bằng
4/6/12
Số km
1,058
Động cơ
376,454 Mã lực

Đến thời làm đường sắt rồi các cụ ơi, giờ là làm ntn thôi
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,038
Động cơ
501,820 Mã lực

Đến thời làm đường sắt rồi các cụ ơi, giờ là làm ntn thôi
Từ cái link này, em đọc được đoạn sau

Tổ nghiên cứu đánh giá xây dựng hệ thống giao thông tích hợp cho vùng rất cần thiết và cấp bách khi đường bộ đã và sẽ quá tải trầm trọng. Song song với đường sắt quốc gia vùng, trong ngắn hạn nên dùng hệ thống tàu tốc hành và tàu trung chuyển vùng RER - RTR (Regional Express Rail - Regional Transit Rail) là phù hợp để nối kết nhanh các đô thị, khu kinh tế trong vùng.

Hệ thống tàu tốc hành RER để vận chuyển hành khách giữa TP.HCM và các đô thị của 7 tỉnh có thể hoạt động trên đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao và hệ thống đường sắt độc lập. Hệ thống tàu trung chuyển RTR nối các khu công nghiệp, khu kinh tế, nông nghiệp... trong vùng để trung chuyển hàng hóa (bằng container) từ các khu công nghiệp, nông nghiệp đến và đi các cảng thủy (sông - biển) và đường sắt, sân bay, đến và đi ở các đô thị trong vùng...

Hệ thống tàu tốc hành - trung chuyển vùng RER - RTR có
vốn đầu tư khoảng 20 - 30% so với đường sắt tốc độ cao và Việt Nam có thể thiết kế, chế tạo và thi công mà không phải phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài.

Thực ra việc thiếu nhân lực chất lượng cao về đường sắt chưa đáng sợ bằng việc người không có chuyên môn bắt đầu đề xuất về đường sắt. Cả 2 món RER, RTR đều không hề rẻ chút nào.
Món RER để tập trung/phân phối khách cho đường sắt đô thị và đường sắt tốc độ cao hoặc cho khách đi lại quãng ngắn, giống như tàu liên vùng loại 145/160 km/h. Vì cái này không thể trợ giá như đường sắt đô thị nên không rẻ chút nào khi hoạt động.
Món RTR là để tập trung/chia hàng từ các đầu mối ra cảng biển hay cảng cạn, cái này sẽ phải đầu tư từ đầu nên cũng không rẻ. Tốc độ tối đa chỉ 120km/h.
Tuy công nghệ RER, RTR chỉ là đầu máy kéo đẩy, nhưng quan trọng VN có khả năng chế tạo được 2 loại này như đề xuất nêu ra mới là dấu hỏi lớn. Nếu tự làm được thì mới rẻ, còn không lại một kiểu đề xuất giá thấp, thực tế giá cao, tạo thành một vòng trói buộc nợ nần mới.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,386
Động cơ
310,264 Mã lực
Thực ra Đào-Xúc-Hút-Bán nó khá khác với Chế biến cụ ạ.

Cái NM đấy khai thiên lập địa là hợp tác với Nga nhưng đổ vỡ. Sau đó, những người có trách nhiệm đã trình CP chỉ định 1 cty tư vấn Anh có tuổi đời hơn 100 năm lập đầu bài. Đầu bài đấy lựa chọn các công nghệ chế biến bản quyền tương đối xịn xò của Mỹ và Pháp. Sau đó mang ra đấu thầu EPC và trúng thầu là liên danh Pháp/Nhật/Tây Ban Nha.

Người Nga có thể nói là không liên quan gì. Một khi đã không liên quan đến công nghệ bản quyền thì sau đó khó mà có thêm liên quan gì nữa lắm.
...........

Đấy là câu chuyện của 20 năm trước. Trở lại câu chuyện của ĐSCT, hy vọng bên Bộ GTVT cũng có được những con người có tầm nhìn xuất sắc như vậy, để chọn được tư vấn lập đầu bài là những tên tuổi lớn ở Châu Âu, để họ chọn giúp cho được các công nghệ bản quyền tốt của TG trước khi tổ chức EPC. Có được tư vấn lập đầu bài tốt, có được công nghệ tối ưu...thì dẫu trúng thầu EPC là nhà thầu Nhật, TQ hay Âu, Mỹ thì ta vẫn có được một công trình tốt.
Thế nào là công nghệ "xịn xò", "tối ưu"? Cụ thể với đường sắt cao tốc, công nghệ thế nào là "xịn"?
 

_Nhị_Lạng_Đinh_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-815032
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
225
Động cơ
6,550 Mã lực
Tuổi
113
Thế nào là công nghệ "xịn xò", "tối ưu"? Cụ thể với đường sắt cao tốc, công nghệ thế nào là "xịn"?
Cái đường sắt tối ưu và xịn xof là cái chỉ chạy được tàu nhẹ chỉ dành chuyên chở khách phục vụ cho Lũ IQ cao kiểu trẻ con đi học, nội trợ đi chợ cụ ah :))
Cái tàu hỏa chở tank, pháo, hàng siêu trường, siêu trọng là hàng nhà quê, lạc hậu lâu dồi :P
Vãi :))
 
Chỉnh sửa cuối:

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,583
Động cơ
324,718 Mã lực
Tuổi
43

Đến thời làm đường sắt rồi các cụ ơi, giờ là làm ntn thôi
Thằng Trẻ Trâu này viết cái gì thì có lẽ nên tin ít thôi. Bọn nó ko phải là báo chí.
 

Tài mới

Xe tăng
Biển số
OF-82033
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,606
Động cơ
429,918 Mã lực
Rảnh rỗi e thử phân tích xem VN có nên phát triển ĐSCT như Shinkansen của Nhật, TGV của Pháp hay TQ ko?

E thì mới nghĩ được những ưu nhược điểm sau:

- Địa hình: Không như phần lớn các nước khác có địa hình rộng (vuông, tròn,...), VN có địa hình hẹp trải dài từ Bắc tới Nam, vì vậy thay vì phải làm nhiều trục ĐSCT kết nối các cực khác nhau của quốc gia (Bắc - Nam, Đông - Tây,...) + hệ thống ring road để kết nối các tuyến, Việt Nam chỉ cần 1 trục Bắc - Nam là đã bao phủ toàn bộ mạng lưới ĐSCT cho cả nước. Như vậy, để bao phủ mạng lưới ĐSCT cho cả nước, mạng lưới cần đầu tư của VN sẽ ít hơn rất nhiều so với các nước, đồng thời sự cô đặc của thị trường (hành khách) cũng sẽ lớn hơn rất nhiều.

- Thời gian di chuyển:

+ Với giả định ĐSCT tốc độ 300km/h tổng thời gian từ trung tâm Tp. HCM tới trung tâm Hà Nội là khoảng 7,5 - 8 tiếng (tất cả các ga chính của đường sắt đều nằm trong trung tâm thành phố và có kết nối với các hệ thống GTCC khác).

+ Máy bay từ HN-HCM tổng thời gian sẽ như sau (từ lúc khởi hành từ trung tâm Tp): 2 tiếng lên check in + 2,5 tiếng bay + 2 tiếng check out về tới nhà = 6,5 tiếng, tất cả các sân bay đều xa trung tâm Tp. Đối với các chặng ngắn hơn thì thời gian cũng ko thay đổi nhiều do thời gian check in - out ko thay đổi.

Như vậy, xét về thời gian và độ tiện lợi thì ĐSCT gần bằng MB chặng dài và vượt trội MB ở các chặng trung bình. Bên cạnh đó, đi ĐSCT thì nỗi sợ về độ cao, thủ tục check in, ký gửi hành lý, tăng bo qua các loại phương tiện sẽ ít rườm rà hơn nhiều so với đi MB. Thực tế tại Nhật nếu cùng 1 khoảng thời gian di chuyển, hoặc thời gian di chuyển của ĐSCT có dài hơn chút so thì người dân vẫn ưu tiên chọn Shinkansen hơn là MB vì sự an toàn, thuận tiện và khả năng kết nối các PTCC khác tại Ga.

- Hiệu quả đầu tư: Chi phí đầu tư ĐSCT là rất lớn (tầm 58 tỷ USD theo nghiên cứu của Nhật), nói chung là rất lớn... cái này chỉ chuyên gia mới phân tích được. Nhưng shinkansen của Nhật, hay ĐSCT của TQ nối các Tp lớn của TQ nhìn chung là hiệu quả. Với Việt Nam nếu chỉ tính hiệu quả tài chính chắc hơi khó, xét về hiệu quả kinh tế thì đương nhiên là rất nhiều lợi ích. Nếu phân kỳ đầu tư thì khi quy mô kinh tế tăng lên, khả năng VN vẫn có thể thu xếp được nguồn vốn đầu tư ĐSCT Bắc - Nam, đồng thời khi làm ĐSCT BN thì tỷ trọng đầu tư của đường bộ, hàng không khi đó sẽ giảm đi.

Tại Nhật sau khi tuyến Shinkansen hoàn thành, các trung tâm đô thị cách Tokyo 01 tiếng đã có sự phát triển vượt bậc, dự kiến tại Việt Nam khi ĐSCT đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy sự phát triển và kết nối các trung tâm đô thị như Vinh, Quảng Ninh, Thanh Hóa,... với Hà Nội và Nha Trang, Phan Thiết, Cần Thơ,... với Sài Gòn.

- Các tác động khác: Giảm ô nhiễm môi trường khi lượng xe lưu thông trên quốc lộ Nam - Bắc, máy bay; giảm tai nạn, xóa khoảng cách địa lý giữa các vùng miền và cái bất lợi của 1 nước có địa hình kéo dài như VN, di chuyển lao động sẽ linh hoạt hơn rất nhiều (như bên Nhật, nhờ hệ thống đường sắt phát triển rất nhiều người chọn ở Tp khác nhưng lại đi làm ở Tokyo và Kyoto...)
....
- Tại sao nên làm ĐSCT như Shinkansen, TGV, hay bên TQ,.. thay vì đường sắt tốc độ nhanh (200km/h): Để cạnh tranh được với đường bộ và HK, ĐSCT phải đảm bảo sự vượt trội. Với tốc độ tầm 300km/h dự kiến sẽ 6 tiếng cho HN-SG. Còn nếu dưới 200km/h (thực chất sẽ chạy tầm 150-170km/h) thì ít nhất phải mất 10 tiếng, tốc độ này gọi là cao nhưng nếu hoàn thành mạng lưới đường bộ cao tốc thì cũng sẽ ko hơn chạy đường bộ là mấy, trong khi đường bộ sẽ linh hoạt hơn; còn càng ko cạnh tranh được HK với chặng đường HN-SG, trong khi đây là chặng đông khách nhất.

Do vậy nếu làm đường sắt tốc độ dưới 200km/h để tiết kiệm sẽ là giải pháp nửa vời, làm xong mà ko cạnh tranh được ô tô, máy bay thì lúc đó khách sẽ lèo tòe, phương án tài chính càng bị phá vỡ, tưởng rẻ nhưng ko hề rẻ và hiệu quả.

- Một số quan điểm cho rằng kết hợp ĐS vận chuyển người và hàng hóa với tốc độ dưới 200km/h: Trên thực tế hàng hóa không có áp lực về thời gian, cần vận chuyển nhanh có thể dùng máy bay, trung bình thì ô tô, tiết kiệm hơn nữa và khối lượng lớn có thể tận dụng hệ thống đường biển trải dài dọc đất nước của VN. Những nước phải dựa nhiều vào vận chuyển đường sắt là do địa hình nội địa rộng lớn, chứ các vùng bờ biển như VN thì đường biển nếu kết hợp với vận chuyển đa phương thức (biển - bộ - đường sắt Bắc - Nam hiện có) vẫn là phương thức có lợi thế.

Để hoàn thành mạng lưới SKS cho hơn 2000 km Nhật mất 53 năm, do vậy nếu VN ko làm từ bây giờ thì sẽ không rõ ngày nào sẽ có mạng lưới ĐSCT. Hơn thế, trong khi thế giới đang tiến lên mạng lưới Hyperloop với tốc độ 1000km/h, nếu VN bám vào hệ thống dưới 200km/h thì rất có thể khi hoàn thành đã trở nên lạc hậu

IMG_1897.PNG
Nên làm nhưng chỉ làm 2 đoạn là Hà nội và Vinh, TPHCM và Nha Trang. Khúc ruột thì từ từ :D
 

doccocuukiem

Xe điện
Biển số
OF-485979
Ngày cấp bằng
1/2/17
Số km
2,407
Động cơ
141,260 Mã lực
Mình làm đường sắt khó nhất là Ai làm? Để tự mình bây giờ thì chưa làm được. Giao cho bạn vàng làm thì giá rẻ, nhưng phật lòng các anh lớn thì xác định là rất khó hội nhập. Giao cho các anh lớn làm thì đắt và mất mặt bạn vàng, rất dễ ăn đòn thù. Hai bên đều gườm nhau như vậy mình ngả theo ai cũng toi, tốt nhất là mình chủ động làm phần lớn thì sẽ không mếch lòng bên nào! Đây có lẽ là hướng đi an toàn nhất nhưng đòi hỏi phải có thêm thời gian và cố gắng quyết tâm. Thời gian thì mình có vì sau khi hoàn thiện hệ thống cao tốc bắc nam + hàng không+ đường biển thì vấn đề giao thông chưa có gì quá gấp. Khó nhất là quyết tâm phát triển KHKT mạnh để tự chủ về công nghệ, bởi vì mình rất khác với TQ họ coi trọng KHKT khi phần lớn lãnh đạo hàng đầu đều xuất thân từ trí thức khoa học KT tự nhiên , còn mình đa phần là từ nghành cầm súng hoặc lý luận chính trị.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,583
Động cơ
324,718 Mã lực
Tuổi
43
Nó có thông tin theo kiểu khác, có vẻ đang làm PR cho các dự án của TPHCM, Đồng Nai..
Thì em mới nói là nó đưa tin gì cũng chỉ vì PR hoặc vì mục đích nào đó thôi. Chứ ko đúng cái bản chất của Báo chí chỉ là đưa tin đúng, đủ, và khách quan.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,929
Động cơ
206,334 Mã lực

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,585
Động cơ
317,770 Mã lực
Nó có thông tin theo kiểu khác, có vẻ đang làm PR cho các dự án của TPHCM, Đồng Nai..
Báo trẩu tre nếu viết, nó chỉ đưa tin kiểu vốn đầu tư cho SG, vùng ĐBSCL còn ít, kêu gọi đầu tư nhiều hơn nữa. Bao nhiêu bài viết cũng vậy, chứ ko có chút phân tích, đánh giá nào cả.
Mở miệng ra là đòi bú sữa, chẳng có tính độc lập khách quan gì. Báo này phải liệt vào dạng tôm cá, ko bằng báo lá cải.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,583
Động cơ
324,718 Mã lực
Tuổi
43
Báo trẩu tre nếu viết, nó chỉ đưa tin kiểu vốn đầu tư cho SG, vùng ĐBSCL còn ít, kêu gọi đầu tư nhiều hơn nữa. Bao nhiêu bài viết cũng vậy, chứ ko có chút phân tích, đánh giá nào cả.
Mở miệng ra là đòi bú sữa, chẳng có tính độc lập khách quan gì. Báo này phải liệt vào dạng tôm cá, ko bằng báo lá cải.
Bọn nó điển hình của truyền thông thiên kiến, bóp méo mục đích, lờ đi sự thật và không khách quan. Thế nên ko nên gọi bọn nó là Báo. 1 nửa sự thật cũng ko phải là sự thật, và tập trung đào bới 1 vấn đề để dẫn dắt dư luận hiểu theo một mục đích khác.... là những cái tệ nạn mà chúng nó làm.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,038
Động cơ
501,820 Mã lực
Em cung cấp thêm thông tin cho hội nghị để thảo luận thêm rôm rả.
Tại Đông Nam Á, NB thua TQ tại 2 chiến trường bởi nhưng lý do sau:
1. Tại Indonesia:
- Cơ chế tài chính của phía TQ đưa ra hay hơn. Thành lập công ty liên doanh và khoản nợ do công ty này gánh.
- Giá rẻ hơn.
- Tốc độ tàu lớn hơn (350>300).
- Thời gian xây (dự kiến) nhanh hơn.

2. Tại Thái Lan
- Giá rẻ hơn.
- Không vay vốn. Các công ty Thái Lan được quyền xây dựng toàn bộ hạ tầng.
- Hệ thống điều khiển tương thích, kết nối được sang Lào, TQ và châu Âu.
- Có một phần chuyển giao công nghệ.
- Và hơi buồn cười, NB không chịu cung cấp loại 250km/h như TL đề nghị, mà nhất quyết đòi 300km/h.
 

uk_skyliner

Xe đạp
Biển số
OF-794244
Ngày cấp bằng
20/10/21
Số km
20
Động cơ
20,103 Mã lực
Tuổi
26
Em cung cấp thêm thông tin cho hội nghị để thảo luận thêm rôm rả.
Tại Đông Nam Á, NB thua TQ tại 2 chiến trường bởi nhưng lý do sau:
1. Tại Indonesia:
- Cơ chế tài chính của phía TQ đưa ra hay hơn. Thành lập công ty liên doanh và khoản nợ do công ty này gánh.
- Giá rẻ hơn.
- Tốc độ tàu lớn hơn (350>300).
- Thời gian xây (dự kiến) nhanh hơn.

2. Tại Thái Lan
- Giá rẻ hơn.
- Không vay vốn. Các công ty Thái Lan được quyền xây dựng toàn bộ hạ tầng.
- Hệ thống điều khiển tương thích, kết nối được sang Lào, TQ và châu Âu.
- Có một phần chuyển giao công nghệ.
- Và hơi buồn cười, NB không chịu cung cấp loại 250km/h như TL đề nghị, mà nhất quyết đòi 300km/h.
Loại 250km/h khác gì với 300km/h vậy cụ. Mất công xây mới thì xây đường cho thẳng, bán kính đường cong cho lớn hơn và chạy nhanh chứ xin chạy chậm để làm gì? Giữa tàu chạy 150km/h với 300km/h em thấy sẽ khác nhau lớn giữa giữa công nghệ từ toa tàu, tín hiệu, tới hạ tầng chứ 250km với 300km/h thì em thấy chẳng khác gì nhau.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,038
Động cơ
501,820 Mã lực
Loại 250km/h khác gì với 300km/h vậy cụ. Mất công xây mới thì xây đường cho thẳng, bán kính đường cong cho lớn hơn và chạy nhanh chứ xin chạy chậm để làm gì? Giữa tàu chạy 150km/h với 300km/h em thấy sẽ khác nhau lớn giữa giữa công nghệ từ toa tàu, tín hiệu, tới hạ tầng chứ 250km với 300km/h thì em thấy chẳng khác gì nhau.
Cái này người Thái có 1 bài rất dài để phân tích. Tóm lại loại 250km/h hiệu quả kinh tế hơn và sẽ được chuyển giao công nghệ một phần.
Cái này họ phân tích nhiều nhưng em chỉ trích lại 1 ý mà em nghĩ là từ khoá để họ chọn 250km/h: "Nếu chúng ta làm 350km/h từ Bangkok đến Nakhon Ratchasima (250km) thì chỉ rút ngắn được 12 phút so với làm 250km/h (77 phút), nhưng tiền vé tàu sẽ phải gấp 3 lần".
 

uk_skyliner

Xe đạp
Biển số
OF-794244
Ngày cấp bằng
20/10/21
Số km
20
Động cơ
20,103 Mã lực
Tuổi
26
Cái này người Thái có 1 bài rất dài để phân tích. Tóm lại loại 250km/h hiệu quả kinh tế hơn và sẽ được chuyển giao công nghệ một phần.
Cái này họ phân tích nhiều nhưng em chỉ trích lại 1 ý mà em nghĩ là từ khoá để họ chọn 250km/h: "Nếu chúng ta làm 350km/h từ Bangkok đến Nakhon Ratchasima (250km) thì chỉ rút ngắn được 12 phút so với làm 250km/h (77 phút), nhưng tiền vé tàu sẽ phải gấp 3 lần".
Nếu chỉ dừng lại ở Nakhon mà tương lai không nối dài thì có lý nhưng nếu định kéo dài sang Lào hay xa nữa thì lúc ấy là bỏ thì thương, vương thì tội vì đầu tư lỡ cỡ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top