[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

IFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-817038
Ngày cấp bằng
5/8/22
Số km
275
Động cơ
1,700 Mã lực

Hôm trước tranh cãi về Khánh Hòa sẽ có vài triệu dân, mình tin trong tương lai Khánh Hòa sẽ là thành phố trực thuộc trung ương lớn hơn Hải Phòng, đông dân thứ 3 cả nước.
Không phải dựa vào chém gió của Vin mà quan trọng là tiềm năng và chính sách cho một đặc khu kinh tế.
Khi có tuyến ĐSCT HCM- Nha Trang thì các tp Nha Trang,Vân Phong, Cam Lâm, Phan Rang, Phan Thiết sẽ sôi động hơn nhiều, nó sẽ thu hút không những dân trong nước mà cả việt kiều về sinh sống.
Lợi ích của việc làm ĐSCT không phải chỉ tính toán giá vé lãi lỗ hay so sánh với máy bay.
 

hiep1750

Xe buýt
Biển số
OF-100173
Ngày cấp bằng
15/6/11
Số km
732
Động cơ
399,002 Mã lực
JICA trước đây giăng "thiên la địa võng" để mời chào các nước kém phát triển vay vốn ODA. Để thực hiện thì họ sử dụng cùng lúc nhiều công cụ:
- Tài trợ không hoàn lại các khóa "đào tạo nhân lực" mà thực chất việc đó giống như là việc mua chuộc cảm tình của tầng lớp cán bộ quản lý. Có 1 thời thì cán bộ trẻ các bộ ngành, các tập đoàn nhà nước được đi Nhật "học tập" liên tục. Hiện tại vẫn còn rất nhiều cái này. Họ chính là những người có tác động đến việc quyết định của dự án lớn.
- Tài trợ không hoàn lại việc nghiên cứu quy hoạch. Việc làm quy hoạch từ trước thì phía Nhật dễ dàng lồng ghép các lợi thế, lợi ích của Nhật vào trong quy hoạch đó. Nên Nhật rất hào phóng tài trợ quy hoạch cho VN.
- Tài trợ các dự án dân sinh quy mô nhỏ nhưng có tính lan tỏa nhằm xây dựng thương hiệu Nhật trong dân, tạo dư luận tốt trong dân.
- Sử dụng triệt để công cụ báo chí để khen Nhật, dìm sản phẩm nước khác....
- Lobby đối với các nhân vật chính trị...
Mục đích chính của "thiên la địa võng" này chính là để cho Nhật trúng thầu các dự án hạ tầng quy mô lớn bằng nguồn vốn ODA với các điều kiện đi kèm.
Ngoài các điều kiện đi kèm làm lợi cho Nhật Bản (như dùng nhà thầu Nhật, nguyên vật liệu Nhật, tư vấn Nhật, nhân sự Nhật...) thì có thêm 1 điều kiện cực kỳ thâm nho nhọ đế, 1 mũi tên mà trúng nhiều đích.
Đó chính là điều kiện "Không cho phép dự án thu phí hoàn vốn nếu sử dụng vốn ODA". Có thể kể đến các dự án hạ tầng vốn ODA Nhật nhưng không được thu phí hoàn vốn: Cầu Nhật Tân, Đường nối Nhật Tân - Nội Bài, Đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Cầu Cần Thơ, hầm Thủ Thiêm, hầm Hải Vân (cũ), cầu Kiền, cầu Bính, Bãi Cháy.... Tổng giá trị đầu tư các công trình này trị giá hàng chục tỷ $ và nó chính khoản nợ hơn 15 tỷ $ mà chính phủ đang nợ Nhật Bản hiện tại.
Điều kiện này giải quyết được 2 mục tiêu lớn của Nhật:
- Tạo sự ủng hộ của nhân dân đối với đối tác Nhật, vì thấy đường tốt, cầu xịn mà chẳng bị mất phí thì ai chả sướng!
- Nhà nước không thu phí hoàn vốn cho công trình thì bắt buộc phải chi ngân sách trong tương lai ra để trả cho Nhật (như hiện tại). Việc đó lại tiếp tục đẻ ra vấn đề: Ngân sách còn ít tiền để đầu tư công trình mới quy mô lớn do phải dành phần lớn thu ngân sách để trả nợ cho Nhật. Và thiếu tiền thì Nhật lại chìa vốn ODA ra mời vay, chính phủ buộc phải vay để làm và sa vào vòng luẩn quẩn nợ nần triền miên không thoát ra được. Kiểu như người khát được Nhật cho uống nước muối liên tục. => Một sự thâm ác có tính toán lâu dài bằng những thỏa thuận nghe thì đơn giản nhưng có khả năng tạo sự lệ thuộc lâu dài của con nợ. Thậm chí quốc gia có vỡ nợ đi chăng nữa thì người Nhật họ cũng không thương tiếc. Nhật là nước phát triển duy nhất chưa từng xóa nợ cho nước nghèo 1 xu.
Bạn mà có tiền cho vây thì cũng tính toán sao có lợi nghĩa là các quỹ tín dụng của nước nào thì cũng vậy cả thôi, trừ khi việt nam tự lực đc tất cả. Trc đây những tuyến metro và cao tốc Trung quốc đi vây oda cũng vậy nên họ quyết tâm tự chủ công nghệ và tài chính để phát triển metro và đsct hùng mạnh nhất thế giới chỉ trong 20 năm gần đây
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,028
Động cơ
323,980 Mã lực
Lắm vị ở đây đang mơ cái đường sắt cao tốc giá đắt hơn máy bay sẽ kín toa. Người ở Vinh có thể hàng ngày đi làm ở Hà nội đấy =))
Đếu mệ, các vị ấy đâu có biết dân đen ở Vinh dù có được đi muộn về sớm và đi vé Xe chợ như bây giờ thì lương phục vụ cho mồm ông lao động ấy là vừa hết. Lấy gì mà nuôi vợ con, lại đòi mơ đi về đsct với vé ngang hạng thương gia của máy bay. Hão🤣
 

Gionam72

Xe container
Biển số
OF-814644
Ngày cấp bằng
22/6/22
Số km
9,487
Động cơ
93,521 Mã lực
Tuổi
39
Bạn mà có tiền cho vây thì cũng tính toán sao có lợi nghĩa là các quỹ tín dụng của nước nào thì cũng vậy cả thôi, trừ khi việt nam tự lực đc tất cả. Trc đây những tuyến metro và cao tốc Trung quốc đi vây oda cũng vậy nên họ quyết tâm tự chủ công nghệ và tài chính để phát triển metro và đsct hùng mạnh nhất thế giới chỉ trong 20 năm gần đây
Nó cho vay thì nó ra điều kiện thì không ai nói gì. Nhưng những công trình nó làm không lỗi thì chậm tiến độ. Cầu Cần Thơ thì sập đường dẫn, cầu Bình Khánh, Phước Khánh thì nứt xà mũ, metro BT-ST thì Trượt gối dầm, Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi chưa bàn giao đã hỏng. Toàn lỗi kỹ thuật cơ bản.
 

hiep1750

Xe buýt
Biển số
OF-100173
Ngày cấp bằng
15/6/11
Số km
732
Động cơ
399,002 Mã lực
Nó cho vay thì nó ra điều kiện thì không ai nói gì. Nhưng những công trình nó làm không lỗi thì chậm tiến độ. Cầu Cần Thơ thì sập đường dẫn, cầu Bình Khánh, Phước Khánh thì nứt xà mũ, metro BT-ST thì Trượt gối dầm, Đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi chưa bàn giao đã hỏng. Toàn lỗi kỹ thuật cơ bản.
Người Trung quốc nói giá chúng tôi tự làm metro chỉ bằng 25-35% giá nếu chúng tôi đi vay như Việt nam bjo nên họ quyết tâm rất cao đầu tư cho việc tự phát triển về lĩnh vực này. Có thể nói đến giờ TQ đã rất thành công về lĩnh vực DSCT với 4 vạn km đsct nhiều hơn cả toàn TG cộng lại thì kinh nghiệm đã vượt xa Nhật, đặc biệt ĐSCT đi qua các địa hình khó khăn như đi tây tạng và qua xa mạc ... Vấn đề vẫn là chính sách của ta chưa đúng khi mà bỏ cả núi tiền ra đào tao hàng vạn tiến sỹ mà ko biết dùng làm j :))
 

_Nhị_Lạng_Đinh_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-815032
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
225
Động cơ
6,550 Mã lực
Tuổi
113
Đếu mệ, các vị ấy đâu có biết dân đen ở Vinh dù có được đi muộn về sớm và đi vé Xe chợ như bây giờ thì lương phục vụ cho mồm ông lao động ấy là vừa hết. Lấy gì mà nuôi vợ con, lại đòi mơ đi về đsct với vé ngang hạng thương gia của máy bay. Hão🤣
Xưa có cái kịch HÃO
Và ở đây cũng có lắm kẻ NGÁO :))
 

_Nhị_Lạng_Đinh_

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-815032
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
225
Động cơ
6,550 Mã lực
Tuổi
113

Hôm trước tranh cãi về Khánh Hòa sẽ có vài triệu dân, mình tin trong tương lai Khánh Hòa sẽ là thành phố trực thuộc trung ương lớn hơn Hải Phòng, đông dân thứ 3 cả nước.
Không phải dựa vào chém gió của Vin mà quan trọng là tiềm năng và chính sách cho một đặc khu kinh tế.
Khi có tuyến ĐSCT HCM- Nha Trang thì các tp Nha Trang,Vân Phong, Cam Lâm, Phan Rang, Phan Thiết sẽ sôi động hơn nhiều, nó sẽ thu hút không những dân trong nước mà cả việt kiều về sinh sống.
Lợi ích của việc làm ĐSCT không phải chỉ tính toán giá vé lãi lỗ hay so sánh với máy bay.
Cụ đã đếm xem số Việt kiều hiện có mấy mống ???
Bao mống tính quay về Việt Nam ???
Bao mống có như cầu dùng tàu hỏa cao tốc ???
Và bao kẻ trong số ấy đủ điều kiện chi trả cho vé tàu cao tốc hàng ngày ???
Nẫu :D
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,572
Động cơ
317,464 Mã lực
Người Trung quốc nói giá chúng tôi tự làm metro chỉ bằng 25-35% giá nếu chúng tôi đi vay như Việt nam bjo nên họ quyết tâm rất cao đầu tư cho việc tự phát triển về lĩnh vực này. Có thể nói đến giờ TQ đã rất thành công về lĩnh vực DSCT với 4 vạn km đsct nhiều hơn cả toàn TG cộng lại thì kinh nghiệm đã vượt xa Nhật, đặc biệt ĐSCT đi qua các địa hình khó khăn như đi tây tạng và qua xa mạc ... Vấn đề vẫn là chính sách của ta chưa đúng khi mà bỏ cả núi tiền ra đào tao hàng vạn tiến sỹ mà ko biết dùng làm j :))
Nói thật sự, nếu VN quyết tâm.làm đsct thì cũng chỉ TQ có khả năng làm với giá rẻ thôi. Chẳng đâu có giá hời hơn.
Khoảng chục năm rồi, họ làm trên mọi địa hình, nên kỹ thuật cập nhật nhiều.
Nếu VN có đủ tiền, chắc chỉ 05 năm là thông tuyến, nếu có sẵn mặt bằng.

Ngay báo chí phương tây cũng phải công nhận vậy. Và comment ở dưới youtube thì nhiều khách châu âu cũng đánh giá cao, và ước ở châu Âu cũng có có các tuyến như vậy, cho dân đi lại

 
Chỉnh sửa cuối:

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
224
Động cơ
45,725 Mã lực
Tuổi
52
Đường sắt Lào 414 km chi phí 5.9 tỷ
Đường sắt cao tốc VN 1570 km, nếu làm như của Lào thì vào khoảng 22 tỷ USD.
Trong khi đó đường sắt cao tốc VN dự tính 58 tỷ USD gấp gần 3 lần.
Tốc độ tàu của Lào 160kmh, không nhanh lắm, nhưng nếu để phục vụ các ga của VN, khoảng cách 40-50km thì cũng hợp lý.
Tôi nghĩ cứ làm như của Lào, tiền dư ra làm theo 1 số tuyến đường sắt khác, và làm thêm đường bộ cao tốc.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
7,718
Động cơ
799,400 Mã lực
Đường sắt Lào 414 km chi phí 5.9 tỷ
Đường sắt cao tốc VN 1570 km, nếu làm như của Lào thì vào khoảng 22 tỷ USD.
Trong khi đó đường sắt cao tốc VN dự tính 58 tỷ USD gấp gần 3 lần.
Tốc độ tàu của Lào 160kmh, không nhanh lắm, nhưng nếu để phục vụ các ga của VN, khoảng cách 40-50km thì cũng hợp lý.
Tôi nghĩ cứ làm như của Lào, tiền dư ra làm theo 1 số tuyến đường sắt khác, và làm thêm đường bộ cao tốc.
VN có tiền đâu mà cụ nói dư ra thì làm cái này cái kia?
Dự toán 22 tỷ thì họ cho vay khoảng 16 tỷ.
Dự toán 60 tỷ thì họ cho vay khoảng 50 tỷ.
Làm đến đâu họ giải ngân đến đấy.

Nhưng vụ này Nhật gài bài cho Bộ GTVT rồi, không làm thì thôi, còn làm thì chắc chắn là cao tốc của Nhật nhé.
 

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
224
Động cơ
45,725 Mã lực
Tuổi
52
VN có tiền đâu mà cụ nói dư ra thì làm cái này cái kia?
Dự toán 22 tỷ thì họ cho vay khoảng 16 tỷ.
Dự toán 60 tỷ thì họ cho vay khoảng 50 tỷ.
Làm đến đâu họ giải ngân đến đấy.

Nhưng vụ này Nhật gài bài cho Bộ GTVT rồi, không làm thì thôi, còn làm thì chắc chắn là cao tốc của Nhật nhé.
Đúng là không có tiền khó thế đấy.
Đang nhẩm tính chi phí làm toàn bộ đường bộ cao tốc Bắc Nam khoảng 13.6 tỷ USD.
"1.372 km cao tốc Bắc - Nam có tổng mức đầu tư khoảng 314.000 tỷ đồng"
Tức là với 58 tỷ USD có thể làm 1 cái đường sắt, và 2 cái đường bộ cao tốc Bắc Nam, mà vẫn còn dư 10 tỷ USD.
Đấy là mơ mộng vậy thôi.
Chứ vẫn biết là không có tiền, phải đi vay.
 
Chỉnh sửa cuối:

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
12,509
Động cơ
65,956 Mã lực
Đường sắt Lào 414 km chi phí 5.9 tỷ
Đường sắt cao tốc VN 1570 km, nếu làm như của Lào thì vào khoảng 22 tỷ USD.
Trong khi đó đường sắt cao tốc VN dự tính 58 tỷ USD gấp gần 3 lần.
Tốc độ tàu của Lào 160kmh, không nhanh lắm, nhưng nếu để phục vụ các ga của VN, khoảng cách 40-50km thì cũng hợp lý.
Tôi nghĩ cứ làm như của Lào, tiền dư ra làm theo 1 số tuyến đường sắt khác, và làm thêm đường bộ cao tốc.
22-25 tỷ cho đường sắt đơn, như của Lào nếu tính đến yếu tố có thể nâng cấp lên thành cao tốc sau 30 năm nữa thì tuyệt vời.
Ngân sách bỏ khoảng 10 tỷ đô, phần còn lại DN tự vay tự trả,
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
7,718
Động cơ
799,400 Mã lực
Em thì không quan tâm đến vụ đường sắt này lắm vì chắc chắn là em không đi.
Hồi sinh viên về quê hay trốn vé tàu, lần nào bị bắt cũng trịnh trọng hứa là sau này tốt nghiệp, mỗi lần đi tàu sẽ mua 2 vé.
Tính em thì giữ lời hứa nên từ khi ra trường đến giờ em chưa dám đi tàu lần nào cả.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,572
Động cơ
317,464 Mã lực
Đường sắt Lào 414 km chi phí 5.9 tỷ
Đường sắt cao tốc VN 1570 km, nếu làm như của Lào thì vào khoảng 22 tỷ USD.
Trong khi đó đường sắt cao tốc VN dự tính 58 tỷ USD gấp gần 3 lần.
Tốc độ tàu của Lào 160kmh, không nhanh lắm, nhưng nếu để phục vụ các ga của VN, khoảng cách 40-50km thì cũng hợp lý.
Tôi nghĩ cứ làm như của Lào, tiền dư ra làm theo 1 số tuyến đường sắt khác, và làm thêm đường bộ cao tốc.
Nếu làm như của Lào và làm đường đôi thì ko có cái giá đấy đâu, ít ra cũng phải 30 tỷ USD.
Mà VN muốn hẳn đsct, nên mới khó. Nhà nghèo nhưng thích xe đẹp, nên còn phải ngắm nghía còn chán.
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
2,664
Động cơ
119,521 Mã lực
Nếu làm như của Lào và làm đường đôi thì ko có cái giá đấy đâu, ít ra cũng phải 30 tỷ USD.
Mà VN muốn hẳn đsct, nên mới khó. Nhà nghèo nhưng thích xe đẹp, nên còn phải ngắm nghía còn chán.
Em hiểu là gpmb 2 hay 4 đường ray gì đó, định tuyến và làm nền đủ để chịu được tốc độ cao 250-300s và chở hàng... cho 1 làn trước (hầm thì chắc nên làm đủ rộng luôn?), và chỉ lắp 1 đường ray với tàu 200km/h.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
224
Động cơ
45,725 Mã lực
Tuổi
52
22-25 tỷ cho đường sắt đơn, như của Lào nếu tính đến yếu tố có thể nâng cấp lên thành cao tốc sau 30 năm nữa thì tuyệt vời.
Ngân sách bỏ khoảng 10 tỷ đô, phần còn lại DN tự vay tự trả,
Dự trữ ngoại tệ của VN hiện nay khoảng 100 tỷ USD. Kể ra mà quyết tâm chính trị cao thì 25 tỷ chắc cũng thu xếp được.
Bởi vì Lào vay TQ để làm, nên chắc chắn là có đội giá. Chuyện này cũng bình thường, các bác cũng biết rồi. Còn nếu VN bỏ tiền ra làm nền đường, dây điện, nhà ga thì sẽ rẻ hơn là vay ODA.
Phần ray, đầu máy, hệ thống điều khiển thì ai ưu đãi hơn thì chọn, Nhật, TQ, châu Âu...
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
12,509
Động cơ
65,956 Mã lực
Dự trữ ngoại tệ của VN hiện nay khoảng 100 tỷ USD. Kể ra mà quyết tâm chính trị cao thì 25 tỷ chắc cũng thu xếp được.
Bởi vì Lào vay TQ để làm, nên chắc chắn là có đội giá. Chuyện này cũng bình thường, các bác cũng biết rồi. Còn nếu VN bỏ tiền ra làm nền đường, dây điện, nhà ga thì sẽ rẻ hơn là vay ODA.
Phần ray, đầu máy, hệ thống điều khiển thì ai ưu đãi hơn thì chọn, Nhật, TQ, châu Âu...
Lào có vay đâu cụ? Cái này là công ty liên doanh hay bản chất là công ty trung quốc đầu tư.
Còn chắc chắn ko ai làm rẻ bằng TQ đâu, kể cả mình tự làm, nếu cụ sang đấy thăm các nhà máy của nó mới thấy tại sao nó làm được rẻ
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,994
Động cơ
207,694 Mã lực
Còn nếu VN bỏ tiền ra làm nền đường, dây điện, nhà ga thì sẽ rẻ hơn là vay ODA.
Phần ray, đầu máy, hệ thống điều khiển thì ai ưu đãi hơn thì chọn, Nhật, TQ, châu Âu...
Vẫn có giải pháp cái gì làm được thì tự làm, chỉ ODA từng phần cần nhập ngoại.

Nhưng phải né bọn đểu ODA nào cứ bảo 3 không: không làm chung, không làm giá thấp, không cho thu phí. :D
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,699
Động cơ
327,347 Mã lực
Tuổi
43
Vẫn có giải pháp cái gì làm được thì tự làm, chỉ ODA từng phần cần nhập ngoại.

Nhưng phải né bọn đểu ODA nào cứ bảo 3 không: không làm chung, không làm giá thấp, không cho thu phí. :D
cái đó là ODA thế hệ cũ. GIờ ODA thế hệ mới thì ko biết thế nào.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,038
Động cơ
501,820 Mã lực
Để hội nghị có thêm thông tin, em mô tả sơ lược đường sắt Bắc - Nam theo các quy hoạch như thế nào

1. Tại Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg ngày 07/01/2002 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt VN đến năm 2020.

“Hoàn thành việc nâng cấp các tuyến đường sắt để đạt cấp kỹ thuật quốc gia và khu vực, xây dựng thêm một đường để thành đường đôi và điện khí hoá các tuyến Hà Nội -Vinh, Sài Gòn - Nha Trang, tiếp tục xây dựng các tuyến đường sắt mới để tạo thành mạng đường sắt đồng bộ, hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn hiện đại. Trên trục Bắc - Nam, ngoài tuyến đường sắt Thống Nhất hiện có cần xây dựng thêm một tuyến đường đôi riêng biệt chạy tầu khách cao tốc Bắc - Nam khổ đường 1.435mm để giảm thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh xuống dưới 10 giờ và có khả năng kết nối với đường sắt liên vận quốc tế.”.

Nhận xét: Lúc này ở bước sơ khởi, mới hình thành ý tưởng xây dựng thêm một tuyến mới và xác định 2 mục tiêu: vận chuyển khách HN-TP.HCM xuống dưới 10h và kết nối liên vận quốc tế.

2. Tại Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt VN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

“Đến năm 2020, hoàn thành xây dựng một số đoạn tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
Đến năm 2030, hoàn thành xây dựng những đoạn tuyến còn lại trong mạng đường sắt cao tốc Bắc Nam”
“Phần E Phụ lục: Đường sắt cao tốc Bắc - Nam, giai đoạn 2011-2020 hoàn thiện đường sắt cao tốc Vct = 350km/h, giai đoạn đến năm 2030 hoàn thiện đường sắt cao tốc Vct=350km/h”.


Nhận xét: Đề bài đã xác định tốc độ thiết kế 350km/h, nhưng không hề đề cập đến việc kết nối liên vận???

3. Tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 24/8/2015 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt VN đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

“Triển khai xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160km/h đến dưới 200km/h), đường đôi khổ 1435mm, điện khí hóa, hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350km/h trong tương lai, ưu tiên xây dựng trước những đoạn có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc - Nam theo khả năng huy động vốn”.

Nhận xét: Lần này thì cái định hướng khá ngộ nghĩnh, xây phục vụ 350km/h nhưng chỉ cho chạy 160km/h đến 200km/h => Cái này thì em phân tích từ lâu rồi, chẳng ai làm như vậy cả.
Cũng không đề cập đến kết nối liên vận.
Tuy nhiên em phát hiện ra với đề bài như vậy, cái BCNCTKT mà 3 ông tedi-tedisouth-tricc lập cũng sai nốt. Tốc độ khai thác 350km/h thì tương ứng phải thiết kế cho tuyến 400km/h (giống như tuyến BK-TH), chứ tốc độ thiết kế chỉ 350km/h và khai thác 320km/h như BCNCTKT kia vẫn chưa đúng đề bài này.

4. Tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 về phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

“Đến năm 2030 hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, thu xếp nguồn lực để khởi công một số tuyến đường sắt mới trong đó ưu tiên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam,…
Tầm nhìn đến năm 2050 hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam”


Quyết định 1769 này còn có thêm nội dung quan trọng, chỉ rõ 3 điểm kết nối quốc tế: Kết nối với Trung Quốc qua 2 tuyến HN-Đồng Đăng và HN-Lào Cai; Kết nối với Lào qua tuyến Vũng Ánh-Mụ Giạ và Mỹ Thủy-Lao Bảo; Kết nối với Campuchia qua tuyến TP.HCM-Lộc Ninh.

Nhận xét: Đề bài không xác định tốc độ thiết kế. Tuy nhiên, với mục tiêu hoàn thành 2050 thì chỉ có phương án của Bộ KHĐT mới đáp ứng được. Nội dung phương án như thế nào thì em post trên này rồi.
Và với việc chỉ rõ mấy điểm kết nối quốc tế như trên, ngầm hiểu phải có một tuyến khổ 1435 chạy dọc Bắc Nam và chở hàng.

Tóm lại, em nhận xét đề bài tại các Quyết định 1436 năm 2008 và Quyết định 1468 năm 2015 yêu cầu tốc độ khai thác 350km/h, nhưng hồ sơ BCNCTKT do Bộ GTVT trình vẫn chưa đúng đề bài, và hiện tại các Quyết định trên đã bị thay thế. Tại các Quyết định 06 năm 2002 và Quyết định 1769 năm 2021 đều hướng về đường sắt tốc độ cao và cho phép hỗn hợp tàu khách và tàu hàng, và như vậy ý kiến của Bộ KHĐT tuân thủ đề bài nhất.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top