[Funland] Việt Nam muốn mua 18 chiếc Su-30K đã qua sử dụng của Nga.

Trạng thái
Thớt đang đóng

fortress

Xe tải
Biển số
OF-109249
Ngày cấp bằng
16/8/11
Số km
386
Động cơ
395,110 Mã lực
Rosoboronoexport đã tìm được khách hàng tiềm năng cho các tiêm kích Su-30K của Nga hiện đang nằm ở Belarus. Tháng 5/2012, phái đoàn quân sự Việt Nam đã đến thăm Nhà máy sửa chữa máy bay 558 ở Baranovichy. Đoàn đã tỏ ý sẵn sàng mua toàn bộ 18 chiếc Su-30K. Cái giá mà Nga đưa ra cho các tiêm kích hạng nặng này hấp dẫn đến nỗi Việt Nam vốn đã quen mua máy bay hoàn toàn mới đã sẵn sàng khởi động đàm phán để mua các máy bay Sukhoi đã qua sử dụng này.

Nếu Việt Nam bắt đầu đàm phán cụ thể thì đây là lần đầu tiên kể từ khi Nga thành lập hãng xuất khẩu vũ khí độc quyền nhà nước Rosoboronoexport, sẽ có hai hãng chế tạo máy bay Nga cùng lúc cạnh tranh trên thị trường một nước.

Việc phái đoàn Việt Nam đến Belarus vào giữa tháng 5/2012 được một nguồn tin tại Nhà máy sửa chữa máy bay 558 tiết lộ với tờ Kommersant (Nga). Theo nguồn tin này, các quan chức Việt Nam đến Belarus để nghiên cứu đề xuất mua 18 chiếc Su-30K. “Đoàn Việt Nam đã được giới thiệu và xem xét một số máy bay tiêm kích, sau đó họ đã nhận được đề xuất của Nga bắt đầu công việc chuẩn bị tiền hợp đồng. Đáng chú ý là tình trạng của tất cả các máy bay Su-30K sau khi được các chuyên gia đánh giá được xác nhận là tuy không phải là lý tưởng, song cũng khá tốt. Người ta đã thuyết phục được đoàn Việt Nam rằng, Nhà máy có mọi điều kiện để sửa chữa và nâng cấp các tiêm kích này theo các yêu cầu cụ thể của họ”.

Một nguồn tin thân cận với Rosoboronoexport đã xác nhận việc phái đoàn Việt Nam đến thăm Nhà máy 558, nhưng từ chối bình luận thêm. Một nguồn tin khác thì đặc biệt nhấn mạnh rằng, hiện thoài các bên chưa thảo luận về các điều kiện hợp đồng. “Chúng tôi muốn sắp tới bắt đầu đàm phán”, nguồn tin này nói. Cả Rosoboronoexport, Nhà máy 558 và Tập đoàn Irkut đều từ chối đưa ra các bình luận chính thức.

Su-30K được nâng cấp lên chuẩn Su-30KN sẽ có sức mạnh không chiến vượt trội​


Cuối tháng 11/2011, toàn bộ 18 chiếc Su-30K từng được Không quân Ấn Độ sử dụng đã được chở bằng máy bay vận tải quân sự đến Belarus, nơi dự kiến sửa chữa và nâng cấp các máy bay này lên chuẩn Su-30KN để sau đó bán lại. Do Nga đơn thuần về mặt kỹ thuật vào năm 1996 không thể chế tạo ngay được 18 tiêm kích tối tân Su-30MKI, nên Nga đã đề nghị Ấn Độ mua 18 máy bay, nhưng thuộc biến thể đơn giản hơn là Su-30K. Nhưng với điều kiện, sau đó Nga phải đổi cho Ấn Độ chừng đó máy bay Su-30MKI thật sự, còn các máy bay Su-30K sẽ được trả lại cho Nga và trở thành tài sẩn của nhà sản xuất là Tập đoàn Irkut. Các máy bay mới Su-30MKI đã được Nga chuyển giao cho Ấn Độ, còn các máy bay Su-30K cũ lại không được đưa về Nga mà đưa đến Baranovichy, Belarus. Nhờ đó, Irkut tránh được khoản thuế hải quân nhập máy bay vào Nga.

Nga định thu về 270 triệu USD (khoảng 15 triệu USD/chiếc, tính cả chi phí hiện đại hóa) cho toàn bộ 18 chiếc Su-30K ở Belarus, khoản tiền này là không đáng kể khi so với giá của 18 chiếc Su-30 mới là hơn 1 tỷ USD. Theo một nguồn tin trong hệ thống hợp tác kỹ thuật quân sự Nga thì trong số các nước quan tâm đến lời chào hàng có lợi đến thế có Sudan, Việt Nam, cũng như bản thân Belarus. Belarus đang muốn đổi mới đội máy bay của không quân nước này (cụ thể là để thay thế các máy bay Su-27 lạc hậu) với chi phí thấp nhất.

Tuy nhiên, theo một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, Bộ Tài chính Nga đã từ chối không cấp tín dụng cho Belarus để mua các máy bay này, còn tự thanh toán khoản tiền này thì Belarus không đủ sức. Có những bước đi thực sự đầu tiên để bắt đầu đàm phán là Việt Nam, còn Sudan thì theo các nguồn tin, hiện vẫn còn đang được xem xét như một phương án dự phòng.

“Việc Nga tìm được khách hàng cho các máy bay Su-30K này hiển nhiên là tin vui. Mặc dù khách hàng là đáng ngạc nhiên vì trước đó họ toàn mua các máy bay chiến đấu mới. Về giá cả, đây là hợp đồng cực kỳ có lợi cho Việt Nam. Có lẽ, họ muốn mua Su-30K hoàn toàn là do giá cả. Giá cực kỳ hấp dẫn: đã bao giờ có chuyện trả giá dưới 20 triệu USD cho một tiêm kích hạng nặng chưa?” , Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makienko bình luận.

Việc bắt đầu đàm phán bán Su-30K với Việt Nam có thể là hiếm có. Lần đầu tiên kể từ khi hãng xuất khẩu vũ khí nhà nước độc quyền Rosoboronoexportа ra đời (cho đến nay, chỉ có hãng này có quyền cung cấp vũ khí trang bị thành phẩm), trên thị trường một nước sẽ có hai hãng chế tạo máy bay Nga cùng lúc cạnh tranh nhau. Vấn đề là ở chỗ, hiện nay, việc sản xuất các máy bay dòng Su-30 cho Không quân Việt Nam do Liên hiệp sản xuất máy bay Komsomolsk trên sông Amur, thuộc Tập đoàn Chế tạo máy bay thống nhất OAK, tiến hành. Trong khi toàn bộ số Su-30K đang nằm ở Belarus lại là tài sản của Tập đoàn Irkut.

Theo Kommersant, chính vì thế mà một số lãnh đạo cao cấp của OAK phản đối việc thực hiện thương vụ này để giữ vững vị thế cho sản phẩm của mình cung cấp cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, OAK sẽ cực kỳ khó thuyết phục Việt Nam từ bỏ Su-30K của Irkut, trước hết là do giá cả quá hấp dẫn. Hơn nữa, Rosoboronoexport cũng quyết tâm thực hiện thật nhanh thương vụ Su-30K.

Cần lưu ý rằng, vào cuối tháng 2/2012, một chiếc Su-30МК2 chuẩn bị chuyển giao cho Không quân Việt Nam theo hợp đồng năm 2010 bán 12 chiếc máy bay này đã bị rơi ở tỉnh Amur. Theo Kommersant, Nga còn phải chuyển giao cho Việt Nam 4 máy bay trong khuôn khổ hợp đồng này.

Nguồn: Quốc phòng Việt Nam
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Mấy chú Su-30 KN có khả năng lắp tên lửa oánh biển không nhể ... giá hạt rẻ thế mua về thay dần đống cụ già mig21, su 22 ..
 

thanh nam

Xe hơi
Biển số
OF-14497
Ngày cấp bằng
3/4/08
Số km
119
Động cơ
515,670 Mã lực
Giá cực kỳ hấp dẫn: đã bao giờ có chuyện trả giá dưới 20 triệu USD cho một tiêm kích hạng nặng chưa?”
Quá rẻ... Mig21 còn được định giá trên 20tr UDS .
 

luot_song

Xe điện
Biển số
OF-65216
Ngày cấp bằng
29/5/10
Số km
4,942
Động cơ
481,453 Mã lực
Cháu tưởng đống này múc rồi mà
 

xe thủng lốp

Xe container
Biển số
OF-119659
Ngày cấp bằng
7/11/11
Số km
5,986
Động cơ
443,356 Mã lực
Nơi ở
Trong đống rơm
Có thể 18 hiếc này có khi đang nằm trong kho bên VN mình rồi cũng nên nhỉ :D
 

Loidaveco

Xe tải
Biển số
OF-77872
Ngày cấp bằng
15/11/10
Số km
326
Động cơ
422,140 Mã lực
Chẳng biết là còn dụng được không các cụ nhỉ? nhà cháu sợ mua về để bầy ở bảo tàng thì chít.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,154 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Phi vụ này trông có vẻ ngon ăn, nhưng thực tình đang rất khó khăn đấy ạ, ta muốn cướp trên giàn mướp để ăn trọn cả lô 18 Su-30K từ tay anh Bê có lẽ không ổn. Đành rằng ta có chỉ số tín nhiệm tài chính cao hơn anh Bê trong mắt anh Gấu, nhưng lợi dụng tình cảnh khốn quẫn thiếu tiền mặt của anh Bê để đi đêm với Rosoboronexport nhằm cướp không cả lô Su-30K nâng cấp giá rẻ này không phải là hành động của 1 thủ lĩnh Asean de facto như VN.

Khi tới đất Bê trong tháng 10/2011, lô 18 Su-30K mà Rosoboronexport nhận lại từ Ấn vẫn thuộc diện hàng tạm nhập tái xuất. Từ sân đỗ thuê lại của nhà máy 558 Baranovitch, Rosoboronexport của Gấu chào bán lô Su-30K nâng cấp theo chuẩn cấu hình Su-30KN của Irkut cho các khách hàng tiềm năng trong sự thèm muốn thắt ruột của chủ nhà Bêlarus thiếu tiền. Belarus chỉ được ưu tiên mua lô Su-30K này với điều kiện trả ngay trọn gói bằng tiền mặt và giá này đã bao gồm phí bản quyền nâng cấp Su-30K theo cấu hình Su-30KN của Irkut. Nếu Belarus không có tiền mặt đủ 270 triệu ôbama, Rosoboronexport của anh Gấu sẽ bán cho nước khác với mức giá cao hơn và thứ anh Bê nhận được chỉ là tiền kho bãi, chi phí gia công nâng cấp, hậu cần và thử nghiệm cho lô Su-30K này trước khi tái xuất cho khách hàng cuối cùng.


Vậy ta tiếp cận như nào để vừa mua được phần lớn lô Su-30K của Ấn, lại vừa thắt chặt được quan hệ đối tác vũ khí trang bị kĩ thuật quân sự với anh Bê? Giải pháp cả gói là ta sẽ hợp tác với Belarus để bỏ tiền lấy lại toàn bộ lô 18 chiếc Su-30K với giá anh Gấu chào bán cho anh Bê, rồi chia cho anh Bê số lượng Su-30KN bằng với tổng chi phí nâng cấp chuẩn Su-30KN cho số Su-30K VN nhận và chi phí nâng cấp chuẩn Su-27UBM1 cho 5 chiếc Su-27UBK/PU hiện có của VN. Theo giải pháp này, ta chỉ bỏ ra 270 triệu ôbama để có trong tay 12 chiếc Su-30KN và 5 chiếc Su-27UBM1, còn Belarus bỏ công sức và chi phí nâng cấp cả lô 18 Su-30K + 5 Su-27UBK/PU để nhận lại 6 chiếc Su-30KN. Đây chính là phương án cả 2 bên cùng thắng, hehe

nguồn: Huyphong
 
Chỉnh sửa cuối:

fortress

Xe tải
Biển số
OF-109249
Ngày cấp bằng
16/8/11
Số km
386
Động cơ
395,110 Mã lực
Phi vụ này trông có vẻ ngon ăn, nhưng thực tình đang rất khó khăn đấy ạ, ta muốn cướp trên giàn mướp để ăn trọn cả lô 18 Su-30K từ tay anh Bê có lẽ không ổn. Đành rằng ta có chỉ số tín nhiệm tài chính cao hơn anh Bê trong mắt anh Gấu, nhưng lợi dụng tình cảnh khốn quẫn thiếu tiền mặt của anh Bê để đi đêm với Rosoboronexport nhằm cướp không cả lô Su-30K nâng cấp giá rẻ này không phải là hành động của 1 thủ lĩnh Asean de facto như VN.
Vậy ta tiếp cận như nào để vừa mua được phần lớn lô Su-30K của Ấn, lại vừa thắt chặt được quan hệ đối tác vũ khí trang bị kĩ thuật quân sự với anh Bê? Giải pháp cả gói là ta sẽ hợp tác với Belarus để bỏ tiền lấy lại toàn bộ lô 18 chiếc Su-30K với giá anh Gấu chào bán cho anh Bê, rồi chia cho anh Bê số lượng Su-30KN bằng với tổng chi phí nâng cấp chuẩn Su-30KN cho số Su-30K VN nhận và chi phí nâng cấp chuẩn Su-27UBM1 cho 5 chiếc Su-27UBK/PU hiện có của VN. Theo giải pháp này, ta chỉ bỏ ra 270 triệu ôbama để có trong tay 12 chiếc Su-30KN và 5 chiếc Su-27UBM1, còn Belarus bỏ công sức và chi phí nâng cấp cả lô 18 Su-30K + 5 Su-27UBK/PU để nhận lại 6 chiếc Su-30KN. Đây chính là phương án cả 2 bên cùng thắng, hehe

nguồn: Huyphong
1. Bỏ qua những vấn đề về sự trợ giúp chí tình và phần nào mang tính "Quốc tế vô sản" trong chiến tranh và những năm trước đây của Liên Xô và Nga, hiện nay về bản chất thì Gấu Nga chỉ là một tên lái súng quốc tế, sẵn sàng bán mọi loại vũ khí trang bị cho những nước nào trả giá cao hơn (Trung Quốc chỉ là ngoại lệ vì vi phạm bản quyền của Nga trong sản xuất vũ khí). Vì vậy đối với Nga thì vấn đề thuần túy chỉ là nước nào trả giá cao hơn và nước nào sẽ là khách hành tiềm năng to lớn và lâu dài trong tương lai.
2. Thực chất vấn đề thì ngay trong nội bộ Gấu Nga cũng không muốn các quốc gia thuộc khối SNG xung quanh mình sở hữu quá nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại, cho dù hiện nay anh Bê vẫn là nước thân Nga nhất. Bởi vì: Nguy cơ đe dọa đến an ninh của Nga sẽ lớn lên nếu các anh bạn láng giềng cũ quá hùng mạnh mà ngộ nhỡ lại theo phương Tây làm một cuộc cách mạng nhung, lụa hay hoa hồng gì đó... Rồi thì sẽ gia nhập vào NATO và chấp nhận làm nơi đặt bệ phóng lá chắn tên lửa hướng vào Nga.
3. Do qui hoạch nền công nghiệp quốc phòng của Liên Xô cũ phân về từng khu vực sản phẩm cho các nước công hòa thuộc liên bang nên loại Su-30K này bắt buộc phải quay về Ikrut để sửa chữa nâng cấp. Dụng ý của Bê có thể là lợi dụng yếu tố thuận lợi về việc sản phẩm đang nằm trong nước nên sẽ mua chịu của Nga và có thể chuyển đổi sang nước thứ ba với cái giá cao hơn.
4. Trong việc đầu tư cho quân sự, chúng ta nên quan tâm đến hiệu quả khai thác sử dụng vũ khí và chi phí chứ không nên quan tâm đến việc phải tỏ ra là "anh hùng hảo hán" của Asian làm gì nhất là khi chúng ta lại sống bên cạnh một anh láng giềng xấu bụng (đã từ giả vờ mua tàu sân bay bỏ đi của Ucraina về làm khách sạn nhưng lại cải tạo lại để tung hoàn trên biển Đông)
Vì vậy dưới góc độ quốc gia, rất mong Việt Nam thành công trong thương vụ này
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,880
Động cơ
43,578 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ủng hộ cụ.
1. Bỏ qua những vấn đề về sự trợ giúp chí tình và phần nào mang tính "Quốc tế vô sản" trong chiến tranh và những năm trước đây của Liên Xô và Nga, hiện nay về bản chất thì Gấu Nga chỉ là một tên lái súng quốc tế, sẵn sàng bán mọi loại vũ khí trang bị cho những nước nào trả giá cao hơn (Trung Quốc chỉ là ngoại lệ vì vi phạm bản quyền của Nga trong sản xuất vũ khí). Vì vậy đối với Nga thì vấn đề thuần túy chỉ là nước nào trả giá cao hơn và nước nào sẽ là khách hành tiềm năng to lớn và lâu dài trong tương lai.
2. Thực chất vấn đề thì ngay trong nội bộ Gấu Nga cũng không muốn các quốc gia thuộc khối SNG xung quanh mình sở hữu quá nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại, cho dù hiện nay anh Bê vẫn là nước thân Nga nhất. Bởi vì: Nguy cơ đe dọa đến an ninh của Nga sẽ lớn lên nếu các anh bạn láng giềng cũ quá hùng mạnh mà ngộ nhỡ lại theo phương Tây làm một cuộc cách mạng nhung, lụa hay hoa hồng gì đó... Rồi thì sẽ gia nhập vào NATO và chấp nhận làm nơi đặt bệ phóng lá chắn tên lửa hướng vào Nga.
3. Do qui hoạch nền công nghiệp quốc phòng của Liên Xô cũ phân về từng khu vực sản phẩm cho các nước công hòa thuộc liên bang nên loại Su-30K này bắt buộc phải quay về Ikrut để sửa chữa nâng cấp. Dụng ý của Bê có thể là lợi dụng yếu tố thuận lợi về việc sản phẩm đang nằm trong nước nên sẽ mua chịu của Nga và có thể chuyển đổi sang nước thứ ba với cái giá cao hơn.
4. Trong việc đầu tư cho quân sự, chúng ta nên quan tâm đến hiệu quả khai thác sử dụng vũ khí và chi phí chứ không nên quan tâm đến việc phải tỏ ra là "anh hùng hảo hán" của Asian làm gì nhất là khi chúng ta lại sống bên cạnh một anh láng giềng xấu bụng (đã từ giả vờ mua tàu sân bay bỏ đi của Ucraina về làm khách sạn nhưng lại cải tạo lại để tung hoàn trên biển Đông)
Vì vậy dưới góc độ quốc gia, rất mong Việt Nam thành công trong thương vụ này
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,154 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Em biết là như vậy, nhưng hiện nay anh Bê đang không đủ tiền mặt để mua lô này bác ạ

Belarus không đủ tiền cho các máy bay Su-30K cũ

Minsk muốn mua 18 máy bay tiêm kích của Nga bị Ấn Độ trước đó từ chối.

Tuy nhiên, như “Kommersant” viết, Bộ Tài chính Nga đã từ chỗi cung cấp tín dụng cho Minsk, còn việc trả tổng số tiền một cách tự chủ thì Belarus không thể. Theo nguyên nhân này, “Rosoboronesport” đã tìm được khách hàng mới. Các máy bay sẽ được bán cho Việt Nam.

Trong tháng 5, xưởng sửa chữa máy bay số 558 ở Baranovich đã có phái đoàn quân sự từ Việt Nam đến thăm và bày tỏ sự sẵn sàng mua toàn bộ 18 máy bay. Giá thành, mà Nga chuẩn bị bán (chia tay, từ biệt) với các máy bay tiêm kích hạng nặng rất hấp dẫn, rằng Việt Nam – nước đã quen đặt mua một cách đặc biệt khí tài kỹ thuật mới, chuẩn bị bắt đầu các cuộc đàm phán theo việc mua đã được áp dụng đối với các máy bay “Su” trước đó.

Về việc, rằng vào giữa tháng 5, phái đoàn quân sự Việt Nam đã tới Belarus được nói tới trong nguồn từ xưởng sửa chữa máy bay 558. Theo lời trong nguồn, các đại diện của Việt Nam đã đi tới nghiên cứu đề xuất mua 18 máy bay Su-30K. “Một số máy bay tiêm kích mà phía Việt Nam đã nghiên cứu đã được trình diễn (trưng bày) cho họ (phía Việt Nam), còn sau đó (họ) đã nhận được đề nghị từ Nga bắt đầu công việc hợp đồng sơ bộ. Căn cứ để làm công việc này là, rằng tình trạng toàn bộ các Su-30K sau khi thực hiện các đánh giá bởi các chuyên gia đã thừa nhận mặc dù không hoàn hảo, nhưng đủ tốt – nguồn khẳng định. – đã thành công trong việc thuyết phục họ, rằng ở xưởng có đầy đủ khả năng cho việc thực hiện sửa chữa và nâng cấp các máy bay tiêm kích dưới các yêu cầu cụ thể của họ”. Nguồn, thân cận với “Rosoboronesport”, đã khẳng định bằng chứng (dẫn chứng, thực tế) cuộc thăm của phía Việt Nam tới xưởng, đã từ chối giải thích (bình luận) thêm. Người phỏng vấn khác đặc biệt nhấn mạnh rằng, hiện nay các bên không (chưa) đàm phám các điều kiện của hợp đồng. “Chúng tôi có ý muốn bắt đầu các cuộc đàm phán trong thời gian sớm” – ông nói. Không có những giải thích chính thức trong “Rosoboronesport”, trong xưởng máy bay số 558 và tập đoàn “Irkut”.

Chúng ta nhớ lại, rằng cuối tháng 11, toàn bộ 18 máy bay tiêm kích Su-30K đang nằm trong trang bị Không quân Ấn Độ đã được đưa bằng các máy bay thuộc Không quân vận tải quân sự tới lãnh thổ Belarus, nơi chúng được lên kế hoạch sửa chữa và nâng cấp lên phiên bản Su-30KN với việc sau đó sẽ được bán. Bởi vì năm 1996, Nga thuần túy về mặt kỹ thuật không thể chế tạo ngay lập tức 18 máy bay tiêm kích mới nhất, Ấn Độ đã đề xuất mua số lượng máy bay này, nhưng trong phiên bản đơn giản hóa – Su-30K. Nhưng với điều kiện này, rằng sau đó, chúng sẽ thay được thay thế bởi số lượng tương đương các máy bay Su-30MKI, còn các máy bay Su-30K sẽ quay trở lại Nga và thuộc về sở hữu của nhà sản xuất – tập đoàn “Irkut”. Các máy bay mới đã được giao, còn máy bay cũ không còn ở Nga mà ở Baranovich thuộc Belarus: việc này cho phép “Irkut” tránh được việc trả tiền thuế hải quan do việc nhập khẩu các máy bay trên lãnh thổ Nga.

Do toàn bộ các máy bay tiêm kích “Belarus”, Nga dự kiến thu được ít nhất 270 triệu USD (15 triệu USD cho 1 máy bay với sự tính toán thực hiện nâng cấp), rằng trong sự so sánh với giá thị thường của 18 máy bay Su-30 mới (hơn 1 tỷ USD) được xem là rất nhỏ. Trong số các nước, quan tâm tới đề xuất rất ưu đãi này, các nguồn trong hệ thống hợp tác kỹ thuật quân sự có Sudan, Việt Nam, đồng thời chính Belarus – đang muốn với việc sử dụng tối thiểu tài chính nâng cấp Không quân của mình (cụ thể, thay thế các máy bay Su-27 đã cũ). Tuy nhiên, theo lời của nguồn trong tổ hợp công nghiệp hàng không, Bộ tài chính Nga đã từ chối cung cấp tín dụng cho Minsk để mua các máy bay, còn Belarus thậm chí không đủ khả năng tự chi trả tổng số tiền. Việt Nam là nước thực hiện các bước thực tế bắt đầu các cuộc đàm phán đầu tiên, còn Sudan hiện nay đang được xem xét trong vai trò phương án dự phòng (dự bị) nào đấy.

“Thì, rằng Nga đã có khả năng tìm được đối tác cho các Su-30K này, có thể vui (tin vui). Mặc dù đối tác khác thường, bởi vì trước đó họ chỉ định hướng mua các máy bay mới – phó tổng giám đóc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makienko cho biết. – trong mối quan hệ, hợp đồng này cực kỳ thuận lợi đối với Việt Nam. Chắc chắn rằng, sự mong muốn mua Su-30K liên quan một cách đặc biệt với giác cả. Nó rất hấp dẫn: khi mà giá một máy bay tiêm kích hạng nặng có thể trả dưới 20 triệu USD?”.

Việc bắt đầu các cuộc đàm phán về Su-30K với Việt Nam có thể trở thành duy nhất: đầu tiên, từ thời điểm xuất hiện sự độc quyền nhà nước của “Rosoboronesport” (tới thời điểm này chỉ có công ty này có quyền cung cấp sản phẩm chính thức) trên thị trường của một nước sẽ cạnh tranh ngay lập tức với 2 xí nghiệp công nghiệp hàng không từ Nga. Thực tế, rằng tới ngày nay, việc chế tạo các máy bay dòng Su-30 cho Không quân Việt Nam đang thực hiện bởi liên hiệp sản xuất máy bay Komsomol-na-Amur – nằm trong tập đoàn sản xuất máy bay Liên hiệp (OAK). Còn toàn bộ Su-30K hiện nay đang ở Belarus, nằm trong sở hữu của tập đoàn “Irkut”. Rõ ràng, vì thế, một số lãnh đạo dại diện cấp cao của OAK bày tỏ ý kiến chống lại việc thực hiện hợp đồng này, cố gắng duy trì địa vị (vị thế) cung cấp trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương các sản phẩm của xí nghiệp mình. Tuy nhiên, OAK sẽ rất khó thuyết phục Việt Nam từ chối các Su-30K của tập đoàn “Irkut” – trước hết là vì giá thành rất hấp dẫn (rẻ). Ngoài ra, “Rosoboronesport” dự định một cách chắc chắn sẽ thực hiện hợp đồng về Su-30 trong thời gian rất ngắn.

Cần nhắc lại rằng vào cuối tháng 2, ở tỉnh Amur đã rơi Su-30MK2, được dự kiến bàn giao cho Không quân Việt Nam trong khuôn khổ hợp đồng năm 2010 cung cấp 12 máy bay tương tự. Tổng cộng, trong các khuôn khổ của hợp đồng, Nga còn chưa cung cấp 4 máy bay.

 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,154 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Nếu như lần này mình nẫng toàn bộ 18 con Su-30K này, thực sự sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hợp tác quốc phòng giữa 2 nước VN-Belarus. mặc dù nó không được lớn mạnh như VN-Nga hay VN-Ucraina nhưng thực sự thì thêm bạn bớt thù vẫn hơn :D biết đâu nếu vụ này mình thực hiện theo phương án trên, sẽ tạo được nền móng cho sự phát triển hợp tác qs giữa 2 nước thì sao :D
 

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
Lên dc SuperSukhoi ko nhỉ với lắp dc AL-31FM để ngoáy *** ko ???
 

springsea

Xe container
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,553
Động cơ
537,652 Mã lực
Thằng Bê sao nghèo thế nhỉ ???
 

vanlinhchi

Xe buýt
Biển số
OF-142099
Ngày cấp bằng
16/5/12
Số km
578
Động cơ
288,501 Mã lực
các cụ nhà minh đã từng phốt vụ mua hàng đã qua sử dụng,liẹu có sự lưỡng lự mà đánh mất cơ hội ko nhể?
 

buonduale

Xe tăng
Biển số
OF-102288
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,847
Động cơ
416,271 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Với số tièn đó sao nhà ta ko sang Hà Lan làm hẳn 40 con f16 tomcat cho nó hoành tráng . Theo tin từ báo giáo dục việt nam thì hiện nay Hà Lan đang thanh lý 40 máy bay f16 do Mỹ chế tạo để nâng cấp lên chuẩn f35 . Một số nược ngoài Nato đã ngỏ ý muốn tham gia thương vụ này ...Sao Việt ta ko sang mua nhỉ biết đâu anh Hà Lan lại bán rẻ kiểu tượng trưng 1 đô la chẳng hạn
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,348
Động cơ
523,659 Mã lực
Với số tièn đó sao nhà ta ko sang Hà Lan làm hẳn 40 con f16 tomcat cho nó hoành tráng . Theo tin từ báo giáo dục việt nam thì hiện nay Hà Lan đang thanh lý 40 máy bay f16 do Mỹ chế tạo để nâng cấp lên chuẩn f35 . Một số nược ngoài Nato đã ngỏ ý muốn tham gia thương vụ này ...Sao Việt ta ko sang mua nhỉ biết đâu anh Hà Lan lại bán rẻ kiểu tượng trưng 1 đô la chẳng hạn
Điều không tưởng.
Cho không đám F16 kia chưa chắc nhà ta đã dám nhận.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,348
Động cơ
523,659 Mã lực
Vì cái tàu bay muốn bay được còn 1 tỉ thứ đi theo. hệ thống bảo trì, bảo dưỡng. Trang thiết bị. Có công đoạn làm được trong nước, có công đoạn phải đưa ra nước ngoài. Phụ tùng thay thế.
Hệ thống điện tử hàng không, thông tin liên lạc, vũ khí khác hệ...
Con người cũng phải đào tạo lại kể từ thợ thuyền, dẫn đường mặt đất đến pilot.
Cái gương tầy liếp là đám F5, UH1 thu năm 75 đấy. Đám bán tống, bán tháo, đám thịt dần làm phụ tùng thay đắp đổi. Thật chẳng khác dân chơi Vespa cổ. Trong nhà luôn có ít nhất 3 con làm thịt để nuôi được 1 con chạy :P. May vừa rồi có kênh phụ tùng về qua ngả Úc nên mới phục hồi bay được 1 ít UH1.
Mấy con C119, C130, , L19, U17 chắc cũng nằm đất hết vì hết niên hạn bay và không phụ tùng thay thế.
Chưa kể những vấn đề chính trị đi kèm và có khả năng phát sinh. Gương nhãn tiền là chiến tranh Malvinas. Argentine có nhõn vài quả tên lửa chống tàu Exocet. Mang bắn được mấy cái tàu Anh. Nước Anh đi đêm với Pháp. Pháp điếm, lật mặt không bán tiếp tên lửa cho Argentine. Kết cục Argentine thua trong cuộc chiến này.
Dùng đồ khác hệ là thế đấy
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top