[Funland] Giọng nói người Sài gòn.

comiki

Xe lăn
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
14,025
Động cơ
1,925,600 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ nói phải ạ. Nhưng ở VN em thấy vùng Tây Nguyên là không thể viết theo chính tả tiếng Việt được. Ví dụ: Đắk Lắk, Ea Rbin, Yang, Kar, Tỉh, Păh, Khươl, Măih, ....
Ở vùng núi phía Bắc thì ít ra còn thấy đỡ hơn: Mù Cang Chải, Xi Ma Cai hay như Bắc Kạn vẫn có thể đánh vần được chứ như ở Tây Nguyên thì chịu không đánh vần được
Vâng, chắc do nhóm ngôn ngữ Việt Mường và Tày Thái có sự gần gũi hơn so với các nhóm Môn Khơme và Nam Đảo ở Tây Nguyên.
 

tui102

Xe tăng
Biển số
OF-137753
Ngày cấp bằng
9/4/12
Số km
1,222
Động cơ
379,221 Mã lực
GIỌNG NÓI NGƯỜI SÀI GÒN

Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài Gòn đi vào tai, vào lòng, vào cách cảm, và nỗi nhớ nhung của người Sài Gòn lẫn dân miền khác bằng sự ngọt ngào của sông nước Nam Bộ, bằng cái chân chất thật thà của truyền thống xa xưa, và bằng cả cái “chất Sài Gòn” chảy mạnh trong từng mạch máu người dân Sài Gòn. Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng “Dạ!” cùng những tiếng “hen, nghen” lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương.
Có dạo đọc trong một bài viết về Sài Gòn – Gia Định của nhà văn Sơn Nam, có thấy ông viết giọng Sài Gòn, cũng như văn hóa và con người Sài Gòn là một sự pha trộn và giao thoa đến hợp nhất của nhiều nơi. Đó là những người Chăm bản địa, những người khách Hoa, những người miền Trung đầu tiên đến đất Gia Định… Từ đó hình thành một loại ngôn ngữ vừa bản địa, vừa vay mượn của những người đi mở đất…

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị cải biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và “điêu luyện”.

Cái “điêu luyện” ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nói là người Việt Nam nói như hát, thì đúng ra chỉ có người Hà Nội là “nói như hát” mà thôi, họa chăng chỉ có giọng Huế của người con gái Huế trầm tư mới cùng được ví von thế…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào… mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ ven vùng sông nước mênh mang chín rồng phù sa, không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ nóng cháy da thịt, giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn.

Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn, chẳng lẫn vào đâu được mà dù người khác có bắt chước cũng khó lòng. Dường như qua nhiều năm cùng với đất Gia Định – Sài Gòn phù hoa trong nhịp sống, trong đổi mới và phát triển, thì giọng nói của người Sài Gòn cũng trở nên “cao sang” hơn. Dù vậy, có cái “thanh” của một vùng đất một thời là thủ phủ Nam Bộ, nhưng cũng chẳng mất đi đâu cái mộc mạc không bỏ được của cái gốc chung Nam Bộ.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ. Cái giọng không cao như người Hà Nội, không nặng như người Trung, mà cứ ngang ngang sang sảng riêng… Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” ở cuối câu…

Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” – Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”. Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằng lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”…

Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.

Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền. Mà cũng chẳng biết có phải là do thật sự người Sài Gòn không phát âm được những chữ ấy không nữa, hay là do cách nói lẫn từ “d,v,gi” ấy là do quen miệng, thuận miệng và hợp với chất giọng Sài Gòn. Ví như nói “Đi chơi dzui dzẻ hen mậy!” thì người Sài Gòn nói nó… thuận miệng và tự nhiên hơn nhiều so với nói “Đi chơi vui vẻ hen!”. Nói là “vui vẻ” vẫn được đấy chứ nhưng cảm giác nó ngường ngượng miệng làm sao đó.

Người Sài Gòn nói riêng và miền Nam nói chung, có thói quen dùng từ “dạ” khi nói chuyện, khác với người miền Bắc lại dùng từ “vâng”. Để ý sẽ thấy ít có người Sài Gòn nào nói từ “vâng”. Khi có ai gọi, một người Sài Gòn nói “vâng!” là trong dáng dấp của câu nói đó có giọng đùa, cười cợt. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình, người dưới thường đệm từ “dạ” vào mỗi câu nói. “Mày ăn cơm chưa con ? – Dạ, chưa!”; “Mới dìa/dzề hả nhóc? – Dạ, con mới!”… Cái tiếng “dạ” đó, không biết sao trong cảm giác nghe của một người Sài Gòn với một người Sài Gòn thấy nó “thương” lạ… dễ chịu mà gần gũi, nhẹ nhàng mà tình cảm lắm lắm. Cảm giác nó thật riêng so với những nơi khác. Nghe một tiếng “dạ” là biết ngay tên này là dân miền Nam cái đã rồi hẳn hay.

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này”… người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó” nghĩa là khen cô bé đó lắm vậy.)

Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Nghe một đứa con trai Sài Gòn nói về đứa bạn gái nào đó của mình xem… ”Nhỏ đó lắm!”, “Nhỏ đó ngoan!”…Tiếng “nhỏ” mang ý nghĩa như tiếng “cái” của người Hà Nội. Người Sài Gòn gọi “nhỏ Thuý, nhỏ Lý, nhỏ Uyên” thì cũng như “cái Thuý, cái Uyên, cái Lý” của người Hà Nội thôi.

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề…nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.

Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè?

Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà. Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “Được hông ta?”… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà.

Tiếng Sài Gòn là thế đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gòn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!”
Nói Sài gòn cho sang lây cái thằng người chứ nói là người TP Hồ Chí Minh mới đúng.
vào các con hẻm nhỏ sát các kênh rạch thấy các bác đánh bài phỏm soi vé số suốt ngày thỉnh thoảng vang lên vọng nói thánh thót yêu thương “Coong Đí mẹ”
Em ở tp hcm gần 6 năm. Thật sự là yêu sg nhưng phải rời đi. Nếu quay lại sống ở đó sợ là không bắt lại được nhịp.
hồi đó nhậu nhẹt đến 12h 2-3h sáng bình thường. Giờ 10h tối về ko là toi 😂
 

bearbie

Xe điện
Biển số
OF-317370
Ngày cấp bằng
25/4/14
Số km
2,039
Động cơ
288,249 Mã lực
Người TPHCM như tui lại thích nghe mấy bà tám miền tây nói chiện. Mấy tiếng địa phương của họ dễ thương lắm.

Tui tưởng anh về rồi
==> cấp 1: tui tưởng đâu anh về rồi
==> cấp 2: tui kể đâu anh về rồi
==> cấp 2b: tui nói đâu anh về rồi
==> siêu cấp: tui nói hu anh về rồi
 

Anbanhmihp

Xe buýt
Biển số
OF-545267
Ngày cấp bằng
11/12/17
Số km
746
Động cơ
38,798 Mã lực
Nơi ở
Hai Phong
Em cả năm nghe giọng Quảng, hôm nào ngồi cf mà bất chợt nghe thấy giọng bắc là quay quắt nháo nhác mắt xem giọng ấy phát ra từ đâu, cảm giác tự dưng nó dễ chịu nhẹ nhõm. Sinh ra lớn lên ở đâu thì quen thuộc ở đó thôi các cụ, nghe giọng miền khác dù có thấy hay thì sau 1 thời gian lại thấy chán.
 

No Problem

Xe tăng
Biển số
OF-732120
Ngày cấp bằng
9/6/20
Số km
1,077
Động cơ
81,929 Mã lực
Tuổi
33
Đi xa quá rồi bác ơi. Ở trên thì 1 bác bảo có từ riệu, nên nói riệu là đúng, và thôi tui cũng chấp nhận vậy. Đây tới phiên bác nói không có từ "tui" và "hổng". Không biết phải cùng 1 người không, nhưng mà đề nghị hai bác miền bắc thống nhất với nhau cái đã. Tui cũng lười không tra nhưng chắc tra từ điển sẽ ra tui và hổng.

"Người Bắc nói chuẩn vì không phải họ là người Bắc"

Đề nghị bác cho ví dụ người bắc nào nói chuẩn, không nhầm lẫn d/gi, tr/ch, s/x. Nói chuyện hàng ngày ấy. Tui chưa từng gặp người Hà Nội nào nói d đúng cả.

Có lẽ nhóm thiểu số duy nhất phát âm tiếng Việt đúng 99% là các phát thanh viên người Nam :D . lên tv thì họ không thể nói qua loa âm sau (ươu, ưu) hay đầu (uy, huy, quy), dấu hỏi/ngã. Còn phát thanh viên người bắc thì vẫn gộp d/gi, s/x, tr/ch .
Bác gặp được bao người rồi? Mà cuối năm tôi cũng bận mất rồi. Hẹn bác đầu Xuân rỗi rãi tranh luận tiếp nhé
 

Alisoma

Xe buýt
Biển số
OF-736039
Ngày cấp bằng
15/7/20
Số km
570
Động cơ
76,602 Mã lực
Ngày trẻ, mỗi lần bị các bé miền Tây cà kịa bằng câu "ăn là đồ mớt nết" là em tức ko chịu nổi, biến hình thành cái máy khâu luôn :D
 

No Problem

Xe tăng
Biển số
OF-732120
Ngày cấp bằng
9/6/20
Số km
1,077
Động cơ
81,929 Mã lực
Tuổi
33
Cụ cũng nên hiểu khi viết nhưng viết cái gì? Vd viết SGK chữ tui nếu dùng người ta sẽ ghi chú thêm (đại khái là phương ngữ cho hs hiểu) còn viết tiểu thuyết nhân vật là người miền Nam mà phải đúng theo SGK kiểu như đổi "chén cơm" thành "bát cơm" thì khác gì nhại giọng và nếu đổi mới là ... sai toét :))
Chẳng có cái SGK nào lại chú thích cái kiểu như bác minh hoạ cả. SGK là ngôn ngữ chính thống nhất nên chẳng việc gì họ lại chú thích theo kiểu cho địa phương vậy cả. Nói gì thì nói từ địa phương chỉ áp dụng cho 1 nhóm nhỏ - không phải là ngôn ngữ chính thông nên nói từ địa phương là sai thì cũng không càn phải bàn cãi nhiều. Khi phiên dịch các ngôn ngữ cũng chẳng nước nào áp dụng từ địa phương cả
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,514
Động cơ
803,130 Mã lực
Chẳng có cái SGK nào lại chú thích cái kiểu như bác minh hoạ cả. SGK là ngôn ngữ chính thống nhất nên chẳng việc gì họ lại chú thích theo kiểu cho địa phương vậy cả. Nói gì thì nói từ địa phương chỉ áp dụng cho 1 nhóm nhỏ - không phải là ngôn ngữ chính thông nên nói từ địa phương là sai thì cũng không càn phải bàn cãi nhiều. Khi phiên dịch các ngôn ngữ cũng chẳng nước nào áp dụng từ địa phương cả
Xưa rồi, bây giờ sách giáo khoa có nhiều lựa chọn để phù hợp nên mới có chuyện ông này chê sách ông kia có nhiều phương ngữ :))
 
Biển số
OF-814996
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
1,470
Động cơ
70,283 Mã lực
Đọc vài chữ đã thấy chả biết dì về người ( giọng) sg :). Giọng sg các quận trung tâm đã khác hẳn các quận vùng ven chưa.những vd ô thớt dẫn chứng ko phải giọng sg mà là giọng quê ( miền tây. Ô thớt với Kiến thức hổ lốn gg đặc trưng :)) .
Cũng dễ hiểu:))
 

No Problem

Xe tăng
Biển số
OF-732120
Ngày cấp bằng
9/6/20
Số km
1,077
Động cơ
81,929 Mã lực
Tuổi
33
Xưa rồi, bây giờ sách giáo khoa có nhiều lựa chọn để phù hợp nên mới có chuyện ông này chê sách ông kia có nhiều phương ngữ :))
Xưa hay nay thì đại từ "tôi" cũng không thể gọi là "tui" rồi nhận mình đúng cả. Rượu cũng chẳng ai gọi là riệu rồi lại đổ cho SGK xưa với nay cả =)) =)) =)) =)) . Cứ xem tem mác họ viết thì rõ
 

Imex

Xe tải
Biển số
OF-724141
Ngày cấp bằng
6/4/20
Số km
371
Động cơ
78,930 Mã lực
Giọng con gái Sg siêu dễ thương. Nhiều khi nghe êm như ru :)
 

thichduthu2011

Tầu Hỏa
Biển số
OF-126262
Ngày cấp bằng
1/1/12
Số km
43,514
Động cơ
803,130 Mã lực
Xưa hay nay thì đại từ "tôi" cũng không thể gọi là "tui" rồi nhận mình đúng cả. Rượu cũng chẳng ai gọi là riệu rồi lại đổ cho SGK xưa với nay cả =)) =)) =)) =)) . Cứ xem tem mác họ viết thì rõ
Lạc đề rồi. Đang nói nếu bản gốc là "tui" thì khi viết có sửa lại "tôi" cho đúng không chứ ai nói "tui" là chuẩn theo SGK? (nếu chuẩn thì đã chả gọi là phương ngữ :)) )
 

thằng nhà quê

Xe điện
Biển số
OF-383948
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
3,918
Động cơ
272,266 Mã lực
làm gì còn người saigon
giờ chỉ là người tp. hcm thôi
 
Chỉnh sửa cuối:

Tom80

Xe buýt
Biển số
OF-72542
Ngày cấp bằng
10/9/10
Số km
884
Động cơ
422,732 Mã lực
Trước e có thời gian ngắn làm việc chung với 1 nhỏ người SG, .... tèo luôn, ngọt lụi :">
 

Diep1979

Xe điện
Biển số
OF-809344
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
2,593
Động cơ
155,163 Mã lực
Nhà cháu quen với tiếng rít the thé đặc trưng của gái miền Bắc rồi. Ví dụ như câu: "Dậy đánh răng, rửa mặt, ăn sáng nhanh để còn kịp giờ đi học nữa. Dậy muộn là tao đánh chết "Cha" chúng mày bây giờ". "Cha" chúng nó ở đây là ai?

Nên bao lần vào Sài Gòn, cháu vẫn bảo mấy em gái trong đó là nói dễ nghe quá nên anh không quen tai =))
 

dvhung243

Xe điện
Biển số
OF-12117
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,477
Động cơ
780,942 Mã lực
Nơi ở
Ba đình - Hà nội
Vừa chiều qua, em vào hàng mỹ phẩm, mua mấy bánh xà phòng Xmen. Cô bé bán hàng người Bắc bảo rằng không có, chỉ có xà phòng nước thôi. Bà chủ nghe vậy liền chạy ra, chỉ tay lên kệ hàng xếp đầy xà phòng Xmen. Con bé cãi: "Đây là cục xà bông chứ không phải bánh xà phòng!". Em cả cười rồi đi ra. Chả biết rồi con bé có bị đuổi không.

Phải nói là bác rất nhỏ nhen , không đáng mặt cha chú cô bé kia

Nó tội tình gì , không biết thì giải thích cho nó biết rồi mua cho nó , đây " cười " rồi đi và nếu cô bé đó bị đuổi việc , chắc hẳn bác rất mừng phải không ?
 

Dungha

Xe điện
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
4,467
Động cơ
10,309 Mã lực
Thế mới ghét! Em mua hàng ở Hà Nội. Cô bé bán hàng là người Bắc.
Thế thì vote đuổi việc. Dở ông dở thằng dân miền Bắc lại dùng từ miền Nam.
Em lại nhớ đến câu hát chế ngày xưa vó cả 2 từ đấy: " đêm qua mẹ bảo tôi, treo sang ngõ nhà nàng. Thấy nàng đang ngồi tắm. Trần truồng trong chiếc chậu nhôm. Xà phòng trát đầy mông. Xà bông trát đầy..."
 

vunt6996

Xe máy
Biển số
OF-711287
Ngày cấp bằng
24/12/19
Số km
74
Động cơ
86,493 Mã lực
Tuổi
33
Có bài nào nói về giọng miền Tây không :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top