[Funland] Phố cổ Hà Nội, thật buồn!

printer05

Xe điện
Biển số
OF-59147
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
3,835
Động cơ
2,536 Mã lực
Đây là đoạn đối diện phố Trần Nguyên Hãn. Ảnh có chụp gốc cây Lộc Vừng có thế rất đẹp. Cạnh đấy là mấy gốc cây sấu,mà e nhớ ko lầm thì đã đổ rồi? Để tý nữa e lượn về nhà qua đấy xem có đúng như mình nghĩ ko? :D
Ảnh này chụp vào những năm 95-96 theo phỏng đoán của e vì lúc đó xung quanh Bờ Hồ phát triển rất nhiều thợ chụp ảnh. Ngay bản thân cái giá trưng bày ảnh mẫu kia là cái chỗ của 1 thèng e cùng phố hành nghề chụp ảnh. Do địa bàn loanh quanh kiếm sống ở đây mà vô tình nó chụp được vụ tự thiêu ở trước cửa UBTPHN. Sau vụ này nó bị xxx quận nhốt vài ngày để điều tra xét hỏi,có động cơ gì khi chụp đứng chụp ảnh ko.
Còn chơi đồ hay trốn tìm thì e thường leo vào cái nghiên bút ở cổng đền Ngọc Sơn để trốn chứ leo mấy cột đèn này chưa ăn thua. :D
Ảnh chụp năm 89-90 là chuẩn rồi cụ, những năm 95-96 thì thay đổi chóng mặt rồi, xe máy có rất nhiều, cuối tuần nào em chẳng tổ ở đây :D
 

haircut

Xe tải
Biển số
OF-202183
Ngày cấp bằng
15/7/13
Số km
259
Động cơ
324,160 Mã lực
Nếu phải so sánh thì dứt khó, cơ mà dẫu qui tắc thượng liu hay hạ liu thì Huế , một đô thị đất nhỏ dân ít không có cửa gì so mí Hà Nội, là nơi mà người tứ xứ ( bao gồm cả khoai tây khoai ta) đổ về.
Lấy một cái cảng biển chung chuyển hàng hóa để so với một nơi mọi thứ đổ về thì hài ước hết sức. Chỉ không hài khi cảng biển đó cũng chính là một nơi phồn hoa đô hội. Hải Phòng chưa bao h được so với Hà Nội chứ đừng nói Hội An.
Người Tàu người Nhựt người Tây ở Hà Nội cũng đầy rẫy, dưng họ bị lọt thỏm vào dòng người tứ xứ đổ về nơi đây. Người Hoa người Nhựt ở lại và nổi bật được ở Hội An là do ở đó đất nhỏ người ít, và vì quá nhỏ, lại không có nhiều giá trị về nhiều thứ( so với hồi đó) nên chiến tranh cũng không đụng đến nó.
Thời phong kiến thì nước ta là một nước nông nghiệp thuần túy, nên dân ở kinh thành hay ở vùng quê thì cũng đều làm nông là chủ yếu, chỗ nào cũng bị quan lại đè nén.
Rêu rao Hn hay thế này, quý phái thế kia là do con mắt của những người thởi đó, ví dụ như cụ Lê Hữu Trác, cụ Lê Quý Đôn....
Chính thứ " oẳn tà roằn" làm nên một nét riêng của Hà Nội mà hiếm nơi nào ở nước ta có được.
Một người viết tên nước mình bằng cái tên An Nam thì viết " Điều đó dẫn đến HN hình thành một phong cách thị dân liu manh" thì âu cũng là chuyện bình thường.
CỤ xittikin nói hay,,,em không ở phố cổ,,,nhưng Hà Nội bị đánh nhiều,,,mà vẫn giữ được vậy là niềm tự hào của Việt Nam rồi,,,thế mới được gọi là Niềm Ự hao của Thủ Đô nước Việt Nam,,,làm gì có thành phố nào trải qua nhiều biến cố như Hà Nội,,,nhìn phải nhìn rõ chứ nhìn một góc nhỏ thì không nói đước gì về Hà Nội.
 

haircut

Xe tải
Biển số
OF-202183
Ngày cấp bằng
15/7/13
Số km
259
Động cơ
324,160 Mã lực
Lik
An Nam là gì còn không hiểu thì hiểu được cái gì? Người nước Nam từ xưa đã không ai goi nước mình là An Nam dồi, chưa nói đến h! Tây nó gọi mình là MỌI thì h CỤ cũng thấy mình là MỌI?
Muốn viết cái gì thì phải có dẫn chứng, chứ cứ tự mình nêu ra định nghĩa thì e quá hài!.
Ví dụ về Hôi An là thương cảng lâu đời sầm uất với mức độ thế nào? Có thấy ai so thương cảng Hội An với 1 thương cảng nào khác 0? So với Đà Nẵng thì thế nào, so với phố Hiến ra sao? Hay nó chỉ là sầm uất theo kiểu một thương cảng nhỏ, tàu buôn ghé qua lúc huy hoàng chắc chỉ được khoảng 2 chục chiếc 1 năm?
Huế là đế đô gần nhất thì sao? hình ảnh của nó thế nào? dân số, mọi thứ phát triển ghê gớm ra sao?
Dồi thì cái gì mà bỏ qua phép tắc quý tộc với nặng về nhà Nho? Ai nói vậy? Hay là suy ra từ mấy chuyện nhỏ về sự phóng túng, không kiểu cách trong hoàng tộc đầu triều Trần?
Dồi thì sao cung cách nhà nho nọ kia lại bị bà con tiểu thương cuốn trôi? Cuốn vào lúc nào? Lúc bị cuốn đi dồi thì lúc ấy đô thị nào giành lấy vị trí dẫn đầu của HN?
Hồi phong kiến ấy thì đô thị nào ở VN rực rỡ hơn? Và đến h thì đô thị nào ở VN ghê gớm hơn ( trừ SG)?
Tại sao các vua rồi mấy người lên làm vua sau đó cứ nhất quyết phải đóng đô ở Hà Nôi?
Dồi thì đến bao h tự nhiên HN ( gần hai ngàn tuổi với sự phát triển liên tục và chưa bao h bị lãng quên kể từ thời...Cao Biền) tự nhiên biến thành 1 thành phố trẻ ( do sát nhập với một vùng đất già chăng?) so với Hải Phòng, Nam Định, chưa kể khái niệm " trẻ" là của ai?
Hà Nội từ xưa đến nay luôn là nơi người tài , kẻ xấu tứ xứ đổ về. Cái tinh hoa nhất và xấu xa nhất của các vùng miền hội tụ ở đây, điều đó làm nên một Hà Nội không thể so sánh trong thời phong kiến và ngay cả bây giờ thì cũng chỉ có SG là hơn HN ( SG cũng là nơi tứ xứ đổ về!)
Cả nước nhìn về HN thế nào? Có dẫn chứng gì không?
"Hà Nội chúng em" trong mắt cụ chả có gì đặc biệt, cơ mà "Hà Lội chúng em" trong mắt em thì lại cóa nhiều thứ đặc biệt. Ít nhất thì cái đặc biệt của Hà Lội cũng không ít hơn cái đặc biệt của bất kỳ vùng đất nào ở VN ( VN thì em đi hết dồi !). Và ở Việt Nam thì không có vùng đất nào lại " Không có gì đặc biệt" !
like bài Cụ,cụ nói hay và quá chuẩn
 

haircut

Xe tải
Biển số
OF-202183
Ngày cấp bằng
15/7/13
Số km
259
Động cơ
324,160 Mã lực
Cụ nói rất hay.
Phố cổ HN nó hay nó đẹp không phải vì kiến trúc, hàng quán, con người...mà là ở cái hồn. Cái hồn đó không thể diễn giải bằng lời hay hình ảnh được.
Chỉ có ai thật sự yêu HN mới cảm nhận được cái hồn đó, cái đẹp đó.
Đúng là Hà Nội đẹp cái hồn,cái khí thiêng liêng,nhât là đi qua Hồ Gươm,,,ai phải yêu và cảm nhận hết Hà Nội mới thấy được,,,,cái đẹp hồn của Hà Nội không thể diễn tả được,nó như tiềm ẩn trong người với cảm giác bên trong,dù Hà Nội xô bồ đến đâu,nhưng co thời gian lắng lại,thi ta lại thấy Hà Nội thật thanh bình và đẹp ,,dù cháu còn ít tuổi,và không sống gần phố cổ,,cháu khu dân Hai Bà,,,cũng không phải gốc Hà Nội,,,chỉ đẻ và lớn lên trên đất Hà Nội hơn 30 năm,nhưng cái Hà Nội ngấm vào cháu rất lâu,nghe thế hệ trước nói về Hà Nội không biết chán ,mà vẫn muón biết nhiều,,,Hà Nội thật đẹp,thật nhẹ nhàng,thật tinh tế..
 

congdanhang3

Xe tải
Biển số
OF-89978
Ngày cấp bằng
28/3/11
Số km
383
Động cơ
316,269 Mã lực
Hồi đó không có từ "trẻ trâu" mà bị gọi là "trèo me-trèo sấu",
ngay cái từ "bụi đời" cũng mãi sau ngày giải phóng mới được đưa từ miền Nam ra!
Đúng đấy cụ ạ, lêu lỏng thì bị mắng là đồ trèo me trèo sấu với đồ ma-cà-bông.
Cái trò đục lỗ luồn dây vào đồng xèng rồi cắt dây cũng nguy hiểm phết đấy, ông anh họ em có 1 cái sẹo dài ở tay vì bị nó xoẹt vào. Còn tàu điện thì em thấy tai nạn luôn, có lần ông anh họ cõng em đi xem một chị công ty hai ngón bị tàu chẹt chết mà em về ồm mất một tuần vì sợ
 

congdanhang3

Xe tải
Biển số
OF-89978
Ngày cấp bằng
28/3/11
Số km
383
Động cơ
316,269 Mã lực
Có nhà cháu đây , 1 vé về với tuổi thơ dữ dội , cháu sinh ra và lớn lên ở phố cổ đây , cụ nào cùng nhóm máu vào hết đây điểm danh . có những cụ vào còm nhưng có lẽ chưa hiểu hết về văn hóa phố cổ. đủ trò luôn , cụ nào từng đi bắt ve lột xác kết hợp ngắm các anh chị thơm nhau ở bờ hồ ngày đó thì không thể tưởng tượng được bây h bờ hồ khác ngày xưa ntn ! vườn hoa Cổ tân đầy huyền bí buổi tối và tiếng tàu điện leng keng có lẽ những người con của Hà nội nhớ đến nao lòng. ảnh cá chọi cụ chụp chắc gần đầy chứ ngày trước khó kiếm được cá chọi như thế này ( có ảnh con đầu tiên là chọi chì vây chiến xin - e hay gọi thế, còn các ảnh dưới hình như chọi Thái ), e nghỉ tý vào oánh tiếp nhé.
Cụ làm em nhớ bờ hồ ngày xưa phần đường đất nhiều nên hồ trông có vẻ rộng hơn (hay hồi đấy mình bé nên thấy hồ to nhỉ), mà rùa hồ Hoàn Kiếm sao nhiều thế thỉnh thoảng em lại thấy các đồng chí giang hồ vặt nhà em bắt được rùa vàng to bằng bàn tay trẻ con trông đẹp lắm. Đường tàu điện thì gần sát vào tháp Hoà Phong bây giờ. Còn chuông đồng hồ bưu điện thì vang ơi là vang. Vườn hoa Lý Thái Tổ trước gọi là vườn hoa Chí Linh là địa bàn nghịch phá của lũ giang hồ vặt bọn em đấy ạ
 

lơ ngơ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-166222
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
4,063
Động cơ
388,569 Mã lực

haibocon

Xe tải
Biển số
OF-310562
Ngày cấp bằng
5/3/14
Số km
287
Động cơ
300,239 Mã lực
Thời em thì cái đồng chinh đồng, lỗ vuông còn nhiều!
Nhưng chắc ít người nhớ cách lấy vỏ ốc nhồi để mài bi đá (cũng có khi dùng 2 cái lọ thuốc penicillin). Hồi đó đứa nào có 1 viên bi ve thì cả phố biết!
A cái vụ mài bi đá này em biết ngày xưa lấy vỏ ốc nhồi hay vỏ con trai ăn thịt mài mỏng đi rồi lấy vỏ con ốc vặn xoay cho nó thủng một lỗ tròn để quay bi đá.Đúng là hồi đấy mà có viên bi ve thì sang phải biết,có bi đá bi ve để làm bi cái còn bi con xanh đỏ thì phải đổi bằng đồng nát hay là túi nilon,bi con chơi lâu tróc hết sơn thì gọi là bi ghẻ.Nhớ lại thời ấy bây giờ vẫn còn nao nao cảm xúc.
 

lơ ngơ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-166222
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
4,063
Động cơ
388,569 Mã lực
hồi xưa bên bờ hồ ( đền bà Kiệu) chỗ tương cảm tử bây giờ có 1 cái lầu tứ giác đẹp lắm . không hiểu sao các cụ thành phố phá đi xây tượng đài cảm tử bằng bê tông rồi làm cái màn hình to tướng . nhìn vênh nhau quá cháu không phải dân nghệ thuật nên không thấy đẹp. cụ nào phân tích thông não cho cháu cái
 

battai

Xe buýt
Biển số
OF-309089
Ngày cấp bằng
24/2/14
Số km
658
Động cơ
307,475 Mã lực
A cái vụ mài bi đá này em biết ngày xưa lấy vỏ ốc nhồi hay vỏ con trai ăn thịt mài mỏng đi rồi lấy vỏ con ốc vặn xoay cho nó thủng một lỗ tròn để quay bi đá.Đúng là hồi đấy mà có viên bi ve thì sang phải biết,có bi đá bi ve để làm bi cái còn bi con xanh đỏ thì phải đổi bằng đồng nát hay là túi nilon,bi con chơi lâu tróc hết sơn thì gọi là bi ghẻ.Nhớ lại thời ấy bây giờ vẫn còn nao nao cảm xúc.
Em nhớ thì mua bi con rồi kẻ ô, búng bằng bi đá hoặc bi ve ở gốc cây.
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,172
Động cơ
314,176 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
Ảnh chụp năm 89-90 là chuẩn rồi cụ, những năm 95-96 thì thay đổi chóng mặt rồi, xe máy có rất nhiều, cuối tuần nào em chẳng tổ ở đây :D
Vâng,có thể e nhớ nhầm vì e căn cứ vào cái cậu đang dắt xe đạp là đội thanh niên tự quản của bờ hồ. Đội này mới đầu mặc áo màu tàn thuốc,sau chuyển dần sang các màu khác. :))
Lúc sáng nay,cụ già gọi e về có việc cần,e cứ nghĩ đi qua đó sẽ làm 1 kiểu đúng vị trí này để xem mấy cái cây cạnh gốc Lộc Vừng có còn không? Nhưng gấu nhà e lại thay e làm việc ấy mất rồi. Đến chiều e mới qua đoạn ấy,để ý sau vậy.
Tưởng bà già gọi về có chuyện gì,hoá ra chỉ đơn giản là đưa miếng dưa (của ng thân ở quê đem lên biếu,)sau khi đã chia hết cho mấy a e khác trong nhà. Đây vẫn là nếp mà bà già e vẫn giữ từ xưa.
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
3,424
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Cụ làm em nhớ bờ hồ ngày xưa phần đường đất nhiều nên hồ trông có vẻ rộng hơn (hay hồi đấy mình bé nên thấy hồ to nhỉ), mà rùa hồ Hoàn Kiếm sao nhiều thế thỉnh thoảng em lại thấy các đồng chí giang hồ vặt nhà em bắt được rùa vàng to bằng bàn tay trẻ con trông đẹp lắm. Đường tàu điện thì gần sát vào tháp Hoà Phong bây giờ. Còn chuông đồng hồ bưu điện thì vang ơi là vang. Vườn hoa Lý Thái Tổ trước gọi là vườn hoa Chí Linh là địa bàn nghịch phá của lũ giang hồ vặt bọn em đấy ạ
Có khi cụ là 1 trong những thành phần "trấn" xe đạp của cháu trên đường ra Cung Thiếu Nhi =))
 

Huuminh

Xe tăng
Biển số
OF-306326
Ngày cấp bằng
28/1/14
Số km
1,172
Động cơ
314,176 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ HN
hồi xưa bên bờ hồ ( đền bà Kiệu) chỗ tương cảm tử bây giờ có 1 cái lầu tứ giác đẹp lắm . không hiểu sao các cụ thành phố phá đi xây tượng đài cảm tử bằng bê tông rồi làm cái màn hình to tướng . nhìn vênh nhau quá cháu không phải dân nghệ thuật nên không thấy đẹp. cụ nào phân tích thông não cho cháu cái
Đây,mời cụ:



Hồi bé,bọn e vẫn thường gọi là Nhà Bia.
Đây là bia của ng có công tạo ra chữ viết VN bây giờ Alexandre de Rhose. Cái phần bia ở giữa,lúc bé bọn e hay lấy nó làm bàn tập bóng bàn. 2 cái cột tròn phía đối diện đường ĐTH vẫn còn vết đạn sâu hoắm. Chất liệu là đá mài granito nhẵn bóng. Bậc ngũ cấp 4 phía cũng là granito thường. Trên mái thì theo kiểu mái bò màu xanh của khựa. Ngày xưa,chỗ này như 1 nhà vệ sinh công cộng,ko chỉ nước đ,ái mà còn là chỗ đi ị bậy của khách vãng lai. Ko phải chỉ là ban đêm mà thậm chí vào giữa ban ngay ban mặt nữa. :))
Tuổi thơ của e gắn liền với cái vườn hoa và xung quanh khu vực này,vì chỗ này có mấy bãi đá bóng liền. Trước đó thì cả vườn hoa này là hầm trú ẩn ạ. Giống như cái hầm trú ẩn ở vườn hoa Chí Linh mà mãi sau này,khi làm tượng đài Lý công Uẩn mới bị phá bỏ.
 

Hết xăng

Xe tăng
Biển số
OF-134139
Ngày cấp bằng
12/3/12
Số km
1,318
Động cơ
383,250 Mã lực
Rất nhẹ nhàng, các cụ đã dẫn topic "Phố cổ Hà Nội, thật buồn" thành nơi hoài niệm. Kính các cụ
 

CHỐT

Xe tải
Biển số
OF-67528
Ngày cấp bằng
2/7/10
Số km
351
Động cơ
436,530 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em nghĩ đơn giản HN, hay phố cổ ở HN chỉ là một địa danh, con người đến đó thích nghi dần với nó trở thành người ở đó đất tinh hoa nơi tập trung giao thương kinh tế văn hóa thì con người sống lâu qua nhiều đời sẽ phát triển là đương nhiên ( Gốc Hà Nội khu 36 phố phường đều là dân ở các nơi khác đến lập nghiệp trong đó có cả người Hoa mà thành trước đấy nữa thì còn hồng hoang hơn nhiều) thế nên phân biệt sang hèn, tinh hoa hay mông muội ổ chuột hay ổ voi làm gì.
Gần đây em chỉ phân biệt gốc HN năm 1954 và sau 1975.
Kính các cụ
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
3,424
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Ngày xưa cháu học tiểu học trường này (thuộc hội quán Phúc Kiến từ những năm 18xx, nằm trên phố Lãn Ông), có cụ nào "School mate" ko nhỉ :D




 

KNT195

Xe hơi
Biển số
OF-205014
Ngày cấp bằng
6/8/13
Số km
148
Động cơ
321,138 Mã lực
hồi xưa bên bờ hồ ( đền bà Kiệu) chỗ tương cảm tử bây giờ có 1 cái lầu tứ giác đẹp lắm . không hiểu sao các cụ thành phố phá đi xây tượng đài cảm tử bằng bê tông rồi làm cái màn hình to tướng . nhìn vênh nhau quá cháu không phải dân nghệ thuật nên không thấy đẹp. cụ nào phân tích thông não cho cháu cái
Cái lầu tứ giác đó khi cháu lớn lên có người kể lại là cái 1 chiếc bia bằng đá ghi lại công lao của gia đình giàu có tại Hà nội mà dòng họ đó có điện thờ ngay cạnh đó gọi là đền Bà Kiệu rất đẹp. Tiếc là đã đập bỏ mất, người bé thường xuyên ra đó đã bóng mà chơi cầu tụt tại cái lầu này.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top