Sẵn sàng nhường xe sau nhưng điều kiện chưa được: xi nhan trai hay phải?

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,263
Động cơ
595,096 Mã lực
Em thấy đa số các xe khi thấy xe sau xin vượt mà chưa an toàn giảm tốc độ sang phải để nhường đường thì lái xe toàn xi nhan trái.

Theo em thì phải xi nhan phải mới đúng. Xi nhan trái theo luật chỉ dùng để rẽ trái hay xin đường bên trái thôi.

Các cụ có ý kiến thế nào?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chưa cho vượt thì bật xi nhan trái, đó là một dấu hiệu rằng: à, tôi cũng đang vượt xe trước đấy, hoặc phía trước có chướng ngại vật... mà tôi phải đi sang làn trái nên cụ chưa vượt được đâu. Khi xi nhan phải là mình nhường cho họ vượt. Còn xe trước chưa xi nhan gì mà đằng sau đã vượt, nhiều khi khá nguy hiểm, trừ phi 2 xe 2 làn khác nhau.
 

Caterpillar

Xe tăng
Biển số
OF-90632
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
1,829
Động cơ
423,945 Mã lực
Chưa cho vượt thì bật xi nhan trái, đó là một dấu hiệu rằng: à, tôi cũng đang vượt xe trước đấy, hoặc phía trước có chướng ngại vật... mà tôi phải đi sang làn trái nên cụ chưa vượt được đâu. Khi xi nhan phải là mình nhường cho họ vượt. Còn xe trước chưa xi nhan gì mà đằng sau đã vượt, nhiều khi khá nguy hiểm, trừ phi 2 xe 2 làn khác nhau.
Em đi đường Bắc Ninh - Lạng Sơn chuyên gặp 1 số chú đường vắng nhưng em xin vượt thì xi nhan trái, không hiểu nổi luôn.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đi đường Bắc Ninh - Lạng Sơn chuyên gặp 1 số chú đường vắng nhưng em xin vượt thì xi nhan trái, không hiểu nổi luôn.
Có thể họ nghĩ đã đi đúng tốc độ cho phép rồi, cụ muốn vượt là phải vi phạm tốc độ và họ muốn giữ cho cụ và cũng ngại chuyển làn. Còn trường hợp họ đi chậm (ví dụ 60) ở chỗ cho 80 mà lại không cho vượt thì quả thực ức chế, chẳng khác chim mồi, em chúa ghét !x-(
 

Caterpillar

Xe tăng
Biển số
OF-90632
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
1,829
Động cơ
423,945 Mã lực
Có thể họ nghĩ đã đi đúng tốc độ cho phép rồi, cụ muốn vượt là phải vi phạm tốc độ và họ muốn giữ cho cụ và cũng ngại chuyển làn. Còn trường hợp họ đi chậm (ví dụ 60) ở chỗ cho 80 mà lại không cho vượt thì quả thực ức chế, chẳng khác chim mồi, em chúa ghét !x-(
Nếu họ nghĩ là đường đấy được chạy 60km/h thì họ làm thế cũng đúng, còn em ra khỏi địa bàn của em là em cực kỳ tuân thủ tốc độ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu họ nghĩ là đường đấy được chạy 60km/h thì họ làm thế cũng đúng, còn em ra khỏi địa bàn của em là em cực kỳ tuân thủ tốc độ.
Không phải họ nghĩ được chạy 60 mà họ không chịu chạy nhanh. Có nhiều lý do: muốn ngắm cảnh, lái mới, xe yếu, xe tải to nặng... nhưng hỡi những thành phần đi chậm ở làn đường đi nhanh ơi: nếu các cụ muốn đi chậm thì tại sao không dạt vào làn bên trong cho thoải mái mà cứ làm khó cho các anh em tài xế như vậy?
 

Grandis 2005

Xe điện
Biển số
OF-80914
Ngày cấp bằng
22/12/10
Số km
3,422
Động cơ
438,814 Mã lực
Em thấy đa số các xe khi thấy xe sau xin vượt mà chưa an toàn giảm tốc độ sang phải để nhường đường thì lái xe toàn xi nhan trái.

Theo em thì phải xi nhan phải mới đúng. Xi nhan trái theo luật chỉ dùng để rẽ trái hay xin đường bên trái thôi.

Các cụ có ý kiến thế nào?
không phải đâu cụ ơi! khi điều kiện chưa cho phép vượt thì người ta nháy đèn cảnh báo nguy hiểm rồi tắt (Nút hình tam giác cân màu đỏ hoặc da cam bên tay phải tài xế) . khi nào đủ điều kiện cho vượt thì xinhan phải và chuyển sang làn phải hay sát lề phải cho xe sau vượt.
Trên thực tế nhiều tài xế dùng đèn xinhan trái để báo xe sau rằng, đoạn đường phía trước có chướng ngại vật bên phải nên chưa cho vượt. Trong trường hợp này nên dùng đèn cảnh báo nguy hiểm.
 

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,263
Động cơ
595,096 Mã lực
Điều kiện chưa vượt được thì không cho vượt, bác cứ xi nhan trái, họ vượt phải kệ họ !
Vấn đề là tại sao xi nhan trái nếu không xin vượt xe phía trước? Lẽ ra hoặc không xi nhan (lờ yêu cầu của người đi sau) hoặc xi nhan phải (thể hiện mong muốn sang phải để nhường đường cho xe sau)

Em thấy ở VN đa số lái xe xử lý theo thói quen của những người đi trước mà nhiều khi là sai (ví dụ bật đè cảnh báo nguy hiểm khi đi thẳng qua ngã tư).
 

tuanha72

Xe tải
Biển số
OF-94259
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
337
Động cơ
405,050 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Kia Forte Club
Website
www.vgi-vn.com
Em thì em toàn xi nhan trái nếu gấp thì mời vượt phải thôi ạ
 

OmegaO9

Xe container
Người OF
Biển số
OF-2121
Ngày cấp bằng
24/10/06
Số km
5,882
Động cơ
614,480 Mã lực
Nơi ở
Toyota 0972 84 86 88
Theo em thì cách vượt theo phương pháp dùng xinhan vẫn là kinh nghiệm phổ biến tại các cung đường cao tốc.
-Nếu dùng còi chưa chắc đã hay vì đôi khi nó gây khó chịu với lái xe phía trước.
-Nháy pha cũng có thể gây ức chế xe trước vì có thế người sau vội vàng,đá pha liên tục làm họ chói mắt.
-Khi xin vượt trái thì xe đi trước thường phải nhường đường cho xe sau bằng cách tấp về bên phải (chuyển làn đường). Vì vậy, việc bật xi-nhan trái khi xin vượt cũng là nhằm báo hiệu cho xe chạy sau biết là mình đổi làn để xử lý tình huống.Việc dùng đèn xi nhan trái để xin đường (đường có giải phân cách cứng) như vậy là sai. Chỉ cần nháy đèn để xin vượt....nếu xe trên thấy điều kiện an toàn cho phép thì xe trên sẽ chuyển làn phải cho phép xe sau vượt trái...
- Đối với loại đường hai chiều (cao tốc Bắc Ninh-Lạng Sơn...) chỉ có kẻ giải phân cách mền - bằng vạch sơn. Thì việc xin vượt bằng cách bật xi nhan trái để xin đường là đúng và cần thiết. Ngoài việc báo cho xe trước biết xe mình xin vượt trái, ta vẫn phải tiếp tục để xi nhan trái ít nhất một đoạn dài sau khi vượt và khi xe của mình đã ở về vị trí phần đường của mình
-Tuy nhiên ở ta,phần nhiều vẫn có những kinh nghiệm tự truyền nhau của các cụ xe tải,xe khách Hoàng Long,Kumho..mỗi khi vượt trên đường 5,các cụ tài luôn luôn dùng đèn tam giác.
Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

5. Cấm vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Dưới gầm cầu vượt, đường vòng, đầu dốc và các vị trí khác có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
 

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,263
Động cơ
595,096 Mã lực
Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
Luật không cho biết báo hiệu bằng đèn cụ thể thế nào nhỉ? Vậy có thẻ dùng bất kỳ đèn gì miễn lía xe phía trước hiểu là xe sau muốn vượt

em thấy ở nước ngoài (Mỹ, Úc) chẳng có tín hiệu gì xin vượt cả, xe trước không cho vượt cũng chịu (chỗ đưòng hẹp)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top