[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
Nhớ về 17/02/1979 - Trả lời câu hỏi 5


Đây là chiếc Mig 19 (J6) của Trung Quốc.
Lúc đầu giờ chiều ngày 15-4-1979 (lúc này, giai đoạn 1 của cuộc chiến biên giới phía Bắc đã tạm kết thúc), phi công Trung Quốc Diêm Ổn Xương đã lái chiếc Mig 19 (J6) này, bay từ đảo Hải Nam – Trung Quốc sang Việt Nam.

Trong một nỗ lực tìm cách hạ cánh bắt buộc, bằng cách trượt bụng trên cánh đồng lúa ven biển của đất Hà Nam Ninh, Diêm Ổn Xương đã không thành công.
Chiếc Mig 19 (J6) này, không bị bất kỳ một loại hỏa lực phòng không nào của quân ta khai hỏa, bắn chặn tại thời điểm đó.

Chiếc Mig 19 (J6) do Diêm Ổn Xương lái, không trang bị bom, đạn trong thân máy bay. Phi công không đội mũ công tác như thông lệ. Không có bản đồ bay. Trong túi áo của phi công Diêm Ổn Xương, chỉ có 1 tấm ảnh 1 người con gái Trung Quốc.

Thi hài của Phi công Trung Quốc Diêm Ổn Xương, sau khi được lưu ở nhà lạnh Văn Điển, đã được trao trả ngay cho đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam (hix).
Còn xác chiếc máy bay, được đưa về, trưng bày ngoài trời, ở Bảo tàng Quân đội (đối diện tượng cụ Lê-Nin), trong một chủ đề ‘Triển lãm chiến thắng quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh’.
Sau Hội nghị Thành Đô tháng 9/1990, đột nhiên, xác chiếc Mig 19 (J6) này biến mất. Lý do vì sao, đến giờ, vẫn còn là một bí mật quân sự.

Còn lý do chiếc máy bay, vì sao lại tự rơi trên đất ta, đến bây giờ, tất cả mọi giải thích, đều chỉ là giả thiết.

Thêm tý mầu cho nó sinh động :

 

ThanhSon2003

Xe buýt
Biển số
OF-89489
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
921
Động cơ
415,130 Mã lực
Sắp Tết rồi - anh [@Baoleo;320235] kể chuyện Tết lính thủy đi anh ơi !
 

lenhan

Xe đạp
Biển số
OF-335164
Ngày cấp bằng
17/9/14
Số km
26
Động cơ
278,454 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Đống Đa ,Hà Nội
Chào các cụ CCB cho chép con xưng cháu nhé! Lúc cháu sinh ra là thì đã im tiếng súng rồi, bố cháu là CCB chống Mỹ. Cháu chỉ biết là bố thuộc sư đoàn 320 Sao vàng. Cụ ít nói và không kể chuyện lính ngày xưa cho tụi cháu đâu [-O< , chỉ mong muốn 1 lần về thăm lại chiến trường xưa mà nhà cháu vẫn chưa có điều kiện đi các cụ à. Cháu thì lại thích nghe chuyện hồi ký của các CCB :>. Cháu năm nay ra trường, cố gắng tích góp [-O< cuối năm sau cho cụ nhà đi thăm lại chiến trường xưa, rồi đi theo nghe lỏm chuyện của cụ :>
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
Sắp Tết rồi - anh [@Baoleo;320235] kể chuyện Tết lính thủy đi anh ơi !
OK ThanhSon2003.
Hồi ức lại 1 chút về cuộc chiến Bắc Ải, kẻo nhiều người quên, nhà cháu sẽ viết thêm chuyện về Tết, phục vụ các bác ngự lãm /:)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
Chào các cụ CCB cho chép con xưng cháu nhé! Lúc cháu sinh ra là thì đã im tiếng súng rồi, bố cháu là CCB chống Mỹ. Cháu chỉ biết là bố thuộc sư đoàn 320 Sao vàng. Cụ ít nói và không kể chuyện lính ngày xưa cho tụi cháu đâu [-O< , chỉ mong muốn 1 lần về thăm lại chiến trường xưa mà nhà cháu vẫn chưa có điều kiện đi các cụ à. Cháu thì lại thích nghe chuyện hồi ký của các CCB :>. Cháu năm nay ra trường, cố gắng tích góp [-O< cuối năm sau cho cụ nhà đi thăm lại chiến trường xưa, rồi đi theo nghe lỏm chuyện của cụ :>
Có lẽ cháu nhớ nhầm.
Sư Sao Vàng là sư 3.
Sư này không chỉ thiện chiến trong thời đánh Mỹ, mà thời đánh Tầu, cũng rất nổi tiếng với trận Khánh Khê.

Còn sư 320 là sư đoàn Đồng bằng. Sư này đánh Mỹ, đánh quân Pốt, nhưng chưa kịp đánh Tầu.

Tuy nhiên, rất cám ơn cháu. Là người trẻ tuổi, mà quan tâm tới ký ức các cuộc chiến của những người đi trước, rất đáng trân trọng.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
Nhớ về 17/02/1979 – Những người lính trở về rất muộn

Cuộc chiến ải Bắc đánh quân xâm lược Trung Quốc đã qua hơn 30 năm, nhưng, có những người lính, mãi bây giờ mới được trở về.
Những người lính trong clip này, trở về nhà rất muộn.
Nhưng chúng ta, sẽ mãi nhớ đến các anh.

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=e3o9wASlJsY
 

dân vận

Xe hơi
Biển số
OF-316971
Ngày cấp bằng
22/4/14
Số km
151
Động cơ
295,000 Mã lực
Đây quả là một cuốn lịch sử VN sống động. Cảm ơn những con người xả thân vì đất nước để chúng ta có được như ngày hôm nay!!!!!!!
 

dân vận

Xe hơi
Biển số
OF-316971
Ngày cấp bằng
22/4/14
Số km
151
Động cơ
295,000 Mã lực
Những ngày cuối năm, chuẩn bị năm mới tới. Nhà cháu xin được gửi đến các chú, các cô trong diễn đàn này: Lời chúc sức khỏe, một năm mới nhiều thành công và hạnh phúc!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
Ngày 17 tháng 2 năm 1979 - Lời kết.

Vâng, cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc nơi Bắc ải đã qua lâu rồi, các bác thân mến.
Để thay dòng kết của hồi ức, Baoleo tôi nhớ về khởi nguồn của cuộc đời chiến sỹ, như thế này.

Cuộc đời chiến sỹ.
Đúng là có chuyện, có những người, trốn tránh việc làm người lính. Thế mới là đời.
Cuộc sống thì lúc nào cũng có muôn vàn khuôn mặt, nhưng chuyện trở thành người chiến sỹ thời 79-89, không phải ai cũng có tâm trạng bị cưỡng bức.
Hôm nay Baoleo hoàn toàn không muốn nói đến chuyện “lý tưởng” hay “nghĩa vụ cao đẹp” mà công tác tuyên truyền của “ban tư tưởng TW **** (hoặc đoàn TN)” đang ra sức cổ súy. Cá nhân Baoleo tui cũng không tiêu hóa được sự tuyên truyền khô cứng của các bố ấy.
Baoleo chỉ muốn nói rằng, tuyệt đại đa số các bác, đã từng là người chiến sỹ, thời 79-89, đặc biệt các bác có tham gia vào các trang mạng, đều không phải vào lính là do bị dí súng vào lưng.
Mặt khác, Baoleo cũng không cho rằng các bác ấy hăng hái tình nguyện lên đường là do “có ngọn lửa cách mạng rực cháy –thôi thúc trong tâm hồn”.
“Thịt da ai cũng là người”, cá nhân con người ai mà chẳng muốn sung sướng, an nhàn.

Tuy nhiên, đã làm thằng đàn ông thì nên có một chút “kiêu bạc” trong người.
Nói ngắn gọn thì thế này: có mấy anh em trong nhà, trời thì mưa mà mẹ thì đang cần ít củi để nhóm bếp. Ai mà chẳng muốn đùn đẩy cho thằng khác để mình rúc vào ổ rơm đánh phỏm.
Đó là lúc có một thằng tự nguyện vùng chạy ra sân, để lấy củi cho mẹ. Đừng nói rằng nó làm thế là vì bị ông anh dọa giơ quả đấm, hay nó có tình yêu thương nhường nhịn bao la.
Đời không phải lúc nào cũng cần dương những cái to tát ấy ra.
Đó là cái chất “kiêu bạc”.

Khi có đánh nhau ở biên giới Tây Nam, có đánh nhau với quân bành trướng Bắc Kinh trên biên cương Bắc ải, nhiều thằng tìm đủ lý do để “tụt- tạt”. Baoleo thì dí ‘tờ rim’ vào cái trò mèo ấy. Đơn giản nghĩ rằng: mẹ mình nghèo, anh em mà thằng nào cũng cố cấu véo, thì mẹ sống được bao năm.

Cái chất “kiêu bạc” là thế đấy.
Mặc dù trở thành người chiến sỹ, với cá nhân Baoleo, là một ngã rẽ của cuộc đời, vĩnh viến chấm dứt những mộng ước của một thằng kỹ sư bằng đỏ.
Nhưng nếu bây giờ, thời gian có quay trở lại cái thời còn ùng oàng đấy, Baoleo cũng vẫn lao vào.


 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,636
Động cơ
473,104 Mã lực
Rất chân thực và xúc động cụ [@Baoleo;320235] à! \m/
 

fishbed4

Xe tăng
Biển số
OF-58364
Ngày cấp bằng
5/3/10
Số km
1,563
Động cơ
459,413 Mã lực
Nơi ở
HN
Ngày 17 tháng 2 năm 1979 - Lời kết.

Vâng, cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc nơi Bắc ải đã qua lâu rồi, các bác thân mến.
Để thay dòng kết của hồi ức, Baoleo tôi nhớ về khởi nguồn của cuộc đời chiến sỹ, như thế này.

Cuộc đời chiến sỹ.
Đúng là có chuyện, có những người, trốn tránh việc làm người lính. Thế mới là đời.
Cuộc sống thì lúc nào cũng có muôn vàn khuôn mặt, nhưng chuyện trở thành người chiến sỹ thời 79-89, không phải ai cũng có tâm trạng bị cưỡng bức.
Hôm nay Baoleo hoàn toàn không muốn nói đến chuyện “lý tưởng” hay “nghĩa vụ cao đẹp” mà công tác tuyên truyền của “ban tư tưởng TW **** (hoặc đoàn TN)” đang ra sức cổ súy. Cá nhân Baoleo tui cũng không tiêu hóa được sự tuyên truyền khô cứng của các bố ấy.
Baoleo chỉ muốn nói rằng, tuyệt đại đa số các bác, đã từng là người chiến sỹ, thời 79-89, đặc biệt các bác có tham gia vào các trang mạng, đều không phải vào lính là do bị dí súng vào lưng.
Mặt khác, Baoleo cũng không cho rằng các bác ấy hăng hái tình nguyện lên đường là do “có ngọn lửa cách mạng rực cháy –thôi thúc trong tâm hồn”.
“Thịt da ai cũng là người”, cá nhân con người ai mà chẳng muốn sung sướng, an nhàn.

Tuy nhiên, đã làm thằng đàn ông thì nên có một chút “kiêu bạc” trong người.
Nói ngắn gọn thì thế này: có mấy anh em trong nhà, trời thì mưa mà mẹ thì đang cần ít củi để nhóm bếp. Ai mà chẳng muốn đùn đẩy cho thằng khác để mình rúc vào ổ rơm đánh phỏm.
Đó là lúc có một thằng tự nguyện vùng chạy ra sân, để lấy củi cho mẹ. Đừng nói rằng nó làm thế là vì bị ông anh dọa giơ quả đấm, hay nó có tình yêu thương nhường nhịn bao la.
Đời không phải lúc nào cũng cần dương những cái to tát ấy ra.
Đó là cái chất “kiêu bạc”.

Khi có đánh nhau ở biên giới Tây Nam, có đánh nhau với quân bành trướng Bắc Kinh trên biên cương Bắc ải, nhiều thằng tìm đủ lý do để “tụt- tạt”. Baoleo thì dí ‘tờ rim’ vào cái trò mèo ấy. Đơn giản nghĩ rằng: mẹ mình nghèo, anh em mà thằng nào cũng cố cấu véo, thì mẹ sống được bao năm.

Cái chất “kiêu bạc” là thế đấy.
Mặc dù trở thành người chiến sỹ, với cá nhân Baoleo, là một ngã rẽ của cuộc đời, vĩnh viến chấm dứt những mộng ước của một thằng kỹ sư bằng đỏ.
Nhưng nếu bây giờ, thời gian có quay trở lại cái thời còn ùng oàng đấy, Baoleo cũng vẫn lao vào.


Cụ Baoleo chọn ảnh minh họa đẹp quá. Cụ lý giải lòng yêu nước và trách nhiệm bảo vệ TỔ QUỐC thật đơn giản và gần gũi. Chúc cụ mạnh khỏe và tiếp tục chia sẻ cho thế hệ sau hiểu hơn về NGƯỜI LÍNH..!
 

lenhan

Xe đạp
Biển số
OF-335164
Ngày cấp bằng
17/9/14
Số km
26
Động cơ
278,454 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Đống Đa ,Hà Nội
Có lẽ cháu nhớ nhầm.
Sư Sao Vàng là sư 3.
Sư này không chỉ thiện chiến trong thời đánh Mỹ, mà thời đánh Tầu, cũng rất nổi tiếng với trận Khánh Khê.

Còn sư 320 là sư đoàn Đồng bằng. Sư này đánh Mỹ, đánh quân Pốt, nhưng chưa kịp đánh Tầu.

Tuy nhiên, rất cám ơn cháu. Là người trẻ tuổi, mà quan tâm tới ký ức các cuộc chiến của những người đi trước, rất đáng trân trọng.
:"> để cháu về hỏi lại cụ nhà cháu !!
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
Rất chân thực và xúc động cụ [@Baoleo;320235] à! \m/
Cụ Baoleo chọn ảnh minh họa đẹp quá. Cụ lý giải lòng yêu nước và trách nhiệm bảo vệ TỔ QUỐC thật đơn giản và gần gũi. Chúc cụ mạnh khỏe và tiếp tục chia sẻ cho thế hệ sau hiểu hơn về NGƯỜI LÍNH..!
Cảm ơn các bác đã đọc bài và đông cảm.

Hôm nay đã là 25 Tết rồi.
Nhà cháu tạm dừng chuyện đánh đấm ở đây, để chuyển sang đề tài Tết, các bác nhá.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
Tết 2015: Bánh chưng ‘lính’.

Chả hiểu theo quy định của cấp nào, mà Tết đến, ngoài tiêu chuẩn được ‘ăn đúp’ theo quy định của Tổng Cục Hậu cần (ở những đơn vị ‘có điều kiện’, lính ta còn được ăn đúp-đúp), đơn vị nào cũng cấp thêm cho chiến sỹ, mỗi người 2 cái bánh chưng.
Lệ này đến tận hôm nay, hình như chưa bao giờ bị bãi bỏ.

Căng thẳng đến mức như năm 1972 là cùng chứ gì. Thế mà, trên đường hành quân theo đường dây 559 để vào B3 Tây Nguyên, người bạn lính bậc đàn anh của Baoleo, là cựu binh trường Cơ Điện-nhà văn-lính B3 – Nguyễn Trọng Luân , vẫn được nhận cái bánh chưng tiêu chuẩn vào ngày 30 Tết ở Binh trạm K5 – Tây Trường Sơn. Chuyện này đã được biên ở đây:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,27180.500.html

Baoleo là lính Hải quân, nên bánh chưng tiêu chuẩn của nhà cháu là 2 chiếc/ 1 thủy thủ đoàn. Oài, có bé gì cho cam. Mỗi cái có trọng lượng đúng 1 kg.

Mang tiếng là ăn khỏe như lính tầu, thế nhưng nhà cháu, thằng nào hỗn ăn, chỉ đả hết nửa cái, là phải nằm phơi bụng trên sàn pháo thuyền, nhờ sóng biển xoa bụng, đặng tiêu mỡ.

Rồi hết thời binh đao, rồi qua thời tuổi trẻ, rồi ra quân về với đời thường.
Những tưởng, ‘bánh chưng lính’ sẽ chỉ còn là hoài ức.
Ấy thế mà, bây giờ, Baoleo nhà cháu, vẫn luôn có ‘bánh chưng lính’, thế mới tài.
Chuyện các năm trước không kể lại nữa, nhà cháu chỉ biên chuyện năm nay, chuyện ‘bánh chưng lính’ năm con Dê mà thôi.

Hôm qua, ông đại tá xe tăng nhà văn (thân thế và sự nghiệp của ông này, nhà cháu đã biên trong các câu chuyện về Tết trước đây), ra thông cáo thế này:
“ Chốt hạ về nồi bánh chưng và ăn tất niên:
1- Bánh chưng:
- Thời gian gói: Trưa 26 Tết. Chuẩn bị nguyên liệu: LXT&MT. Thực hành gói: Thinh677.
- Luộc bánh: Đêm 26. Ngoài 2 khổ chủ LXT&MT, ai có thú thức đêm làm thơ hay ngẫm ngợi điều gì đó thì xin mời cùng đến trông nồi bánh.
- Giá cả: Vưỡn như năm ngoái, lời lãi sung công quỹ

2- Tất niên: 11 giờ ngày 27 Tết. Địa điểm: Tệ xá của LXT.
Các món chủ lực: Chân giò luộc thái mỏng+ Giò lụa+ Thịt nướng+ Mực nướng. Đc nào thích thêm cái gì thì mang cái đó. Lão thinh677 xem vườn có gì tươi ngon thì mang đến đãi anh em.”


Tiên sư anh Tào Tháo :D , hay thế. Thế là lại vẫn có ‘bánh chưng lính’.

‘Bánh chưng lính’ thì quan trọng nhất là khâu gói.

Thằng cha MT, tức là Mực Tầu. Tay này nguyên là hạ sỹ mài mực tầu để can vẽ các bản đồ ‘quyết tâm tiến công’ của Quân khu 1 thời đánh Tầu những năm 79-89. Phân công cu này vào khâu chuẩn bị, kể ra cũng chưa phải lắm.
Bởi do bệnh nghề nghiệp thời làm lính can vẽ, chỉ bận tay mài mực, còn thì rỗi mồm. Nên thằng cha MT này lắm mồm kinh khủng. Thay vì rửa lá gói bánh, có khi cu chàng lại quay sang băm ‘trộm’ thịt nhân bánh làm mồi uống rượu chửa biết chừng, bởi còn mải buôn mồm.

Kể cũng lạ, từ khi ra quân, cu MT này chuyên kiếm sống bằng nghề câu cá trộm đêm đêm.
Câu cá, lại là câu trộm tài sản XHCN, thì phải ngậm mồm. Thế mà thằng cu MT mồm lúc nào cũng như 12ly7 bắn liên thanh, vẫn chửa chết đói ngày nào. Âu cũng là sự ơn Đ……ảng, ơn Chính phủ.
Có điều, mang danh là ‘đại cần thủ.. trộm’, thế mà tay này cấm có góp được ‘ông chép’ nào trong các đợt lính off. Cứ dịp nào lính off, y như rằng hôm ấy nước động, ‘ông chép’ đi ngủ không cắn mồi.
Duy nhất có 1 lần, tay hạ sỹ mài mực này góp được con trắm đen, đã rao bán 5 ngày không ai mua. Con trắm đen gầy như cái xe điếu, xương rõ lắm!!! Anh em đồng đội cố ăn, ‘hóc’ lồi cả mắt.

Còn ông đại tá xe tăng nhà văn, được phân làm công tác chuẩn bị thì quá chuẩn.
Bởi phân công ông đại tá gói bánh, có mà vất đi cả nồi.
Nguyên do là ông đại tá, vốn là tài xế vặn vô-lăng con tăng T -54B. Để bẻ cần lái, nhà chế tạo Liên –xô đã quy định, cần sức mạnh cơ bắp của tay, tầm 45 ký.
Để ông này riết lạt, buộc bánh chưng, thì gạo nếp có mà nở vào mắt.
Cái bánh chưng nào cũng sẽ rắn như đốt xích con tăng 380, thì bộ nhai có mà đi hết, chỉ có ‘bánh chưng lính’ là ở lại.

Còn cu Thinh677 gói bánh thì vừa yên tâm lại vừa run.
Cu Thinh677, nguyên là hạ sỹ, tiểu đội trưởng cối 60, thuộc trung đoàn 677, mặt trận Cao Bằng năm 8x, rất có hoa tay gói bánh. Bánh tay này gói vừa gọn, vừa mềm, luộc rất dền.
Nhưng lại có cái lo.

Cu Thinh677 này, thời làm tiểu đội trưởng cối 60, có cái biệt tài là: qua nhà dân trên Cao Bằng, cứ vấp 1 cái, là có 1 chú gà tự nhiên chui tọt vào túi quần lính.

Tết năm 1981, trên chốt gần Pắc Pó, Cu Thinh677 chỉ ngã có 7 lần, thế mà cái chuồng gà bỏ hoang ở tiểu đội cối 60 của hắn, tự nhiên mọc ra 12 con gà. Thế mới tài.

Giờ đã là năm 2015, chỉ sợ Cu Thinh677 nhớ về võ cũ.
Đang gói bánh, lại tự nhiên lại ngã lăn đùng ra. Thế là miếng thịt ‘ông lợn’, thay vì nằm trong nhân bánh, lại nhẩy tót vào túi quần lính của cha này. Rồi lại nhớ ra đã là năm Dê, lại nhét trả lại vào nhân bánh, thì có mà bẩn bỏ... thằng Tập Cận Bình.

Tuy nhiên, còn khâu luộc bánh thì vẫn còn gay đây.
Mọi năm, tay trung sỹ điện đài ‘PRC 25’ (thân thế và sự nghiệp của tay này, nhà cháu đã biên trong câu chuyện Tết trước), vưỡn đảm nhận khâu trông nồi bánh chưng. Đi theo tay này, bao giờ cũng có một quý cô sồn sồn.
Đêm Tết xuân trông nồi bánh trưng, đồng chí trung sỹ điện đài ‘PRC 25’ một tay kéo nhị mua vui. Một tay xem bói cô sồn sồn. Lãng mạn hơn cả phim Ti-ta-lic !!!

Năm nay, chả hiểu thế nào, mà quý cô sồn sồn- người tình của hắn, tự nhiên lại ‘diễn biến’. Đột nhiên tuyên với hắn rằng:
-‘Hứ-iem chả!!!’

Cha này đang buồn, nên thay vì đến đêm, trông nồi bánh chưng và xem bói tay người tình hụt, hắn đang có ý định đào ngũ, để ra sông Hồng tìm cảm xúc viết thơ. =P~

Nhà cháu, Baoleo. Vốn là lính Hải quân. Chức trách được ****, Chính phủ, Quân đội phân công là làm công tác: ‘tuyên truyền-cổ vũ-khích lệ-động viên chiến sỹ’, nên không có chuyên môn trông bánh.
Vả lại, trên pháo thuyền, làm chó gì có củi, nên có đun nấu bao giờ đâu mà biết nhóm lửa.

Vậy nên, bác nào đọc được những dòng này, xin mời đến tham dự trông nồi ‘bánh chưng lính’ dùm tụi nhà cháu.
Đảm bảo, trưa tất niên- ngày 27 như đã biên, bác sẽ được anh em lính nhà cháu, khoản đãi:
- Các món chủ lực: Chân giò luộc thái mỏng+ Giò lụa+ Thịt nướng+ Mực nướng. Đc nào thích thêm cái gì thì mang cái đó. Lão thinh677 xem vườn có gì tươi ngon thì mang đến đãi anh em.
Như ông đại tá xe tăng nhà văn đã ra thông cáo ở trên.

Xin ‘bon nớt’ thêm một thông tin.
Bữa tất niên, sẽ có nhà văn-lính B3 – Nguyễn Trọng Luân , người đã được nhận cái bánh chưng tiêu chuẩn vào ngày 30 Tết ở Binh trạm K5 – Tây Trường Sơn tham dự.
Và ông đại úy ‘Cục Tác chiến Điện tử’ –tục gọi là ‘sư cụ’ – tên thân mật là ‘thầy’ (thân thế và sự nghiệp của ông này, nhà cháu đã biên trong câu chuyện Tết trước) thế nào cũng đến.
Và ổng có món rượu ngâm ớt gia truyền, rất hay mọi nhẽ.
:D :D :D.
 

ThanhSon2003

Xe buýt
Biển số
OF-89489
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
921
Động cơ
415,130 Mã lực
2- Tất niên: 11 giờ ngày 27 Tết. Địa điểm: Tệ xá của LXT.
Các món chủ lực: Chân giò luộc thái mỏng+ Giò lụa+ Thịt nướng+ Mực nướng. Đc nào thích thêm cái gì thì mang cái đó. Lão thinh677 xem vườn có gì tươi ngon thì mang đến đãi anh em.”


Hè hè, lộ kế hoạch tác chiến rồi nhé anh [@Baoleo;320235] - chắc em cũng đến tệ xá bác LXT xem đầu bếp Mực tàu "múa dao, tung chảo" mới được !
 

lenhan

Xe đạp
Biển số
OF-335164
Ngày cấp bằng
17/9/14
Số km
26
Động cơ
278,454 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Đống Đa ,Hà Nội
Có lẽ cháu nhớ nhầm.
Sư Sao Vàng là sư 3.
Sư này không chỉ thiện chiến trong thời đánh Mỹ, mà thời đánh Tầu, cũng rất nổi tiếng với trận Khánh Khê.

Còn sư 320 là sư đoàn Đồng bằng. Sư này đánh Mỹ, đánh quân Pốt, nhưng chưa kịp đánh Tầu.

Tuy nhiên, rất cám ơn cháu. Là người trẻ tuổi, mà quan tâm tới ký ức các cuộc chiến của những người đi trước, rất đáng trân trọng.
Cháu về hỏi cụ nhà cháu rồi:> cụ nói là sư sao vàng và sư đồng bằng là 1 cụ à. Khởi đầu là đoàn Công nông, ngày KC Pháp thì có tên là sư sao vàng, KC Mỹ chuyển thành sư 320A và 320B, trong đó 320A nằm ở hậu phương huấn luyện quân, còn 320B là ở tuyền tuyến cụ à.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
Tình cảm thời xưa.

(Viết cho ngày 8/3-bởi thứ 7 và CN, nhà cháu ở nhà, ko có mạng)

Nửa cuối thế kỷ trước, thời nhà cháu còn làm lính của Ông Cụ và còn trẻ, thời ấy, chửa có FB hay mobiphone như bây giờ.

Thương nhớ ai lắm, hay có việc gì hệ trọng lắm, chỉ có một cách liên lạc là biên thư cho nhau.

Và cái thư hệ trọng ấy, cái thư tình cảm ấy, có đến được với người nhận hay không, nó lại phụ thuộc vào cái việc có hay không - cái vật bảo chứng tình cảm của chính quyền.
Cái vật bảo chứng ấy là cái con ‘tem thư’, các bác trên OF à.

Nhà cháu còn nhớ, thời làm lính của Ông Cụ, tiêu chuẩn của lính hình như đâu là có 2 cái ‘tem quân đội’/tháng.
Gửi cho bu/bầm/mẹ già ở nhà 1 tháng/thư, thì chỉ còn có nhõn 1 con ‘tem quân đội’ để gửi cho tất cả xã hội còn lại gồm: cô má hồng xuynh xuynh ở đâu đó - các bạn lính ở mọi chiến trường - cô, dì, chú, bác các kiểu – hoặc số 4 Lý Nam Đế, nơi thầm mong bài thơ trên báo tường của mình, được góp mặt trong số tới.

Hiếm hoi như thế, đắn đo xuýt xoa mãi như thế, cho cái ‘con tem nhà binh’ còn lại, nên thủa ấy, thời nhà cháu còn làm lính của Ông Cụ, thời nhà cháu và các bạn lính nhà cháu còn trẻ, chả ai dám có tình cảm với trên 1 cô. :-|

Bởi chỉ có tình cảm với chỉ nhõn 1 cô, thì cũng đã phải mất 3 tháng trở lên, cái cô bé xuynh xuynh ấy, mới hòng may mắn nhận được một cái thư’ thắm tình đoàn kết quân dân’. Bởi các tháng khác, cái ‘con tem nhà binh’ ấy, còn phải gửi cho 1 người bạn lính nơi chiến trường xa, hay dung dị hơn, gửi về thăm ông chú họ xa-nghe đâu mới bị cúm gà. :-|

Bởi thế cho nên, nhà cháu và các lính hồi trẻ của nhà cháu, ai cũng chung tình.
Nhà cháu bây giờ thì vẫn chung tình, chỉ có các bạn lính, thì ngày nay, nhà cháu không dám làm chứng đâu nhá. Các ông bạn lính bây giờ đều thành đạt, thì chả biết đâu mà lần :-|.

Minh chứng cho sự chung tình, nhà cháu xin đua 2 cái hình lên đây.
Hình 1, là cái tem thư quân đội cuối cùng, nhà cháu nhận được khi ‘nó’dán trên cái hồ sơ quân đội chuyển ngành.
Hình 2, là cái thư cuối cùng trong đời dân sự, nhà cháu nhận được, hồi nhà cháu có chuyến công tác biệt phái 3 năm trong Sài Gòn.

Sau đấy, thư bị tuyệt chủng. Bởi ai cũng có mobiphone, và hôm nay, ai cũng có FB.

Thực ra, hiện nay, mỗi ngày, nhà cháu vẫn nhận được non chục cái thư. Nhưng chúng chỉ là các công văn được gửi qua bưu điện. Mà chúng lại chẳng có tem, bới chúng được gửi qua đường phát nhanh, theo kiểu: ‘door – to – door’. Chán chết.

Nhà cháu vẫn luôn trân trọng và giữ gìn, những con tem dán trên những cánh thư ngày xưa – Tình cảm của một thời.

Bởi thế cho nên, “Ai” đấy, đã từng lướt qua cuộc đời nhà cháu, vẫn luôn là ‘e ấp’ trong sâu thẳm tâm hồn nhà cháu đấy nhé.

(Viết nhân ngày 08/03/2015)





 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
Áo người nhái – Hải quân.

Đợt rét cuối vụ, rét tháng ba.

Lục tìm manh áo ấm, chợt lại nhìn thấy chiếc ba lô thời chiến trận.

Đây rồi.
Chiếc áo nhái, mặc bên trong trước khi khoác khí tài lặn.
40 năm rồi, thế mà vẫn còn như mới.

Tình nghĩa thât. Quân đội vẫn còn đem lại hơi ấm, cho người lính già, giẫu đã xa đội ngũ từ lâu.

Hình 1 là mặt trong.




Hình 2 là mặt ngoài.


 
Thông tin thớt
Đang tải
Top