[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,070
Động cơ
326,639 Mã lực
Hiện nay, vùng biển Hoàng Sa đang nổi sóng.
Để góp thêm một cái nhìn về những người lính biển, bao leo tôi xin mở mục này.
Bắt đầu là loạt bài về một ký ức xưa.

Số phận bi hùng của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc

Ngày 02/08/1964, Hải quân Việt Nam non trẻ, đã dũng cảm đuối đánh khu trục Hạm Ma Đốc của Hải quân Mỹ trên vùng biển Thanh Hóa.
Đến ngày 04/08/1964, chính quyền Mỹ đã bịa đặt ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, vu khống Hải quân Việt Nam tấn công tầu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế vào đêm 04/08/1964 đó.
Ngày 05/08/1964, tiếp theo sự vu cáo về sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chính quyền Mỹ đã cho máy bay oanh tạc, đánh vào các căn cứ của Hải quân Việt Nam trên miền Bắc XHCN.
Cùng với các lực lượng vũ trang khác của Quân đội nhân dân Việt Nam, Hải quân Việt Nam đã anh dũng đánh trả máy bay của Hải quân Mỹ trên các vùng biển Quảng Ninh – Thanh Hóa – Nghệ An – Quảng Bình, góp phần bắn rơi 8 máy bay, bắt sống phi công Mỹ.

Ngày 05/08/1964, đã trở thành ngày mở đầu của cuộc chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc của chính quyền Mỹ.

Và kể từ đó, ngày 2/8 và 5/8 đã được Hải quân Việt Nam lấy làm ngày Truyền thống của Quân chủng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết, Số phận bi hùng của biên đội tầu phóng lôi đánh tầu Ma Đốc.

Mời các bạn tham khảo, câu chuyện trên, qua loạt bài viết của Baoleo.


PHẦN 1: NÉT HÙNG:

Bài 1: Tư liệu: Hồi ức của Đại tá Trịnh Tuần:

Đại tá Trịnh Tuần, ngày 02/08/1964, là đại úy - làm nhiệm vụ trực ban tại cơ quan Cục Chính trị Quân chủng Hải quân và đã được theo dõi sát cuộc chiến đấu của phân đội tàu phóng lôi với tàu Ma-đốc của hải quân Mỹ. Từ khi được giao nhiệm vụ về tham gia xây dựng rồi dự ngày thành lập Quân chủng (7-5-1955) đến ngày 2-8-1964, đồng chí Trịnh Tuần coi đánh đuổi tàu Ma-đốc là sự kiện quan trọng nhất của bộ đội Hải quân nhân dân Việt Nam giai đoạn đó. Về hưu sau nhiều năm làm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng, nay đã sang tuổi 75, trong trí nhớ của Đại tá Trịnh Tuần, những kỷ niệm về ngày 2-8-1964 vẫn còn in đậm nét:

Rạng sáng ngày 1-8, tàu Ma-đốc xâm phạm vùng biển Quảng Bình, sau đó tiến lên phía bắc điều tra mạng lưới phòng thủ bờ biển của ta ở đèo Ngang, Hòn Mát, Hòn Mê, Lạch Trường... Các hoạt động của tàu Ma-đốc đều bị ta theo dõi chặt chẽ. Theo mệnh lệnh của Bộ Tổng tham mưu, Bộ tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 135 tiến hành lắp ngư lôi cho phân đội 3 và bảo đảm mọi mặt để đưa toàn phân đội vào chiến đấu. Phân đội 3 gồm ba tàu phóng lôi số 333, 336 và 339, do đại úy Lê Duy Khoái, đoàn trưởng đoàn 135 trực tiếp chỉ huy, đồng chí trung úy Nguyễn Xuân Bột là phân đội trưởng, đồng chí Mai Bá Xây là chính trị viên, lúc đó đang ở Vạn Hoa (Quảng Ninh).
10 giờ 15 phút ngày 2-8, phân đội được lệnh hành quân vào Hòn Nẹ (Thanh Hóa).

Trên khu vực biển Hòn Nẹ, biên đội tàu tuần tiễu gồm hai chiếc mang số hiệu 140 và 146 đang làm nhiệm vụ. Cả 5 tàu cùng thả neo ở tây bắc đảo, sẵn sàng chờ lệnh vào chiến đấu.

13 giờ ngày 2-8, cả 3 chiếc tàu phóng lôi của ta lại được lệnh cơ động về khu vực hòn Mê chờ địch. Thế nhưng lúc này tàu Ma-đốc của địch đã ở đông hòn Nẹ, cách các tàu phóng lôi của ta gần 14 hải lý.
13 giờ 50 ngày 2-8, Từ Hòn Mê, Thanh Hóa, phân đội 3 xuất kích,
14 giờ 52, phân đội phát hiện tàu Maddox ở phía đông nam Hòn Nẹ, Thanh Hóa. Thấy tàu Hải quân Việt Nam xuất hiện, Maddox bắn dồn dập.
15 giờ 26, tàu 339 tiếp cận mạn phải Maddox ở cự ly 6 liên (khoảng 1 km), phóng ngư lôi và rời khu vực tác chiến, song ngay sau đó bị máy bay Mỹ bắn trúng máy trái, tàu ngừng hoạt động.
Một phút sau, đến lượt tàu 336 tiếp cận Maddox và phóng lôi. Tàu địch thả bom chìm chặn lôi và máy bay phóng tên lửa làm thuyền trưởng Nguyễn Văn Tự hy sinh trên đài chỉ huy, chiến sĩ Nguyễn Văn Hường tiếp tục lái tàu và cùng tàu 339 đánh trả máy bay Mỹ bằng súng máy 14,5mm.
15giờ 28, tàu 333 tiếp tục phóng ngư lôi và bị tàu địch chặn lôi bằng bom chìm. Không còn vũ khí mạnh, các tàu phóng lôi của ta tiếp cận tàu địch khiến pháo lớn của tàu địch mất tác dụng và dùng súng máy 14,5mm quét mặt boong khiến cho lính Mỹ chạy trốn tán loạn, các loại hỏa lực mặt boong câm bặt.
Lúc 17giờ, Cuộc chiến kết thúc , kết quả ta đã đánh đuổi được tàu Maddox, bắn rơi một máy bay, bắn cháy một chiếc khác, về phía ta, bốn đồng chí hy sinh, sáu người bị thương, hai tàu 336 và 339 hư hỏng.

Đây là ảnh tư liệu của Hải quân Mỹ, chụp từ trên boong tầu Ma Đốc, cảnh các tầu phóng lôi 336 và 333, đang tiếp cận phóng ngư lôi vào tầu Ma Đốc.
Ảnh chụp ngay tại thời điểm xẩy ra sự kiện, mới được công bố.

 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,070
Động cơ
326,639 Mã lực
Bài 2: Bình luận của baoleo về sự kiện đánh tầu Ma Đốc: (với tư cách người cùng đơn vị và Quân chủng)

Đây là ba con tàu loại 123K do Liên Xô chế tạo, tốc độ cao nhất của tàu đạt 52 hải lý nhưng chỉ có thể khai thác trong 20 phút. 123K được trang bị hai quả ngư lôi. Ngoài ra, tàu chỉ có súng máy 14,5mm và súng bộ binh. Theo đại tá Nguyễn Xuân Bột, nguyên thuyền trưởng tàu 333 thì loại tàu phóng lôi này chỉ để đánh tàu vận tải hoặc các mục tiêu cố định trên biển, nếu đánh tàu khu trục có tốc độ cao, phải dùng đến 12 chiếc 123K, xếp theo hình nan quạt và... đồng loạt phóng 24 quả ngư lôi! Trong khi đó, Maddox có tốc độ 38 hải lý, trang bị rất mạnh với sáu đại bác 127mm, 12 pháo 40mm, năm giàn ngư lôi, bom chìm, bom phóng và sự yểm trợ của không quân.
Trận đánh ngày 2/8/64, Biên đội 3 tàu phóng lôi của Hải quân (gồm ba tàu 333, 336 339) được lệnh di chuyển đến vùng biển Hòn Mê, phối hợp lực lượng tại chỗ đón đánh tàu Madox. Tàu mới rời khu neo đậu vài chục hải lý thì đã mất liên lạc với Sở Chỉ huy.
Theo lý thuyết, để đánh được tàu khu trục loại như Madox, ta phải bố trí 9 - 12 tàu phóng lôi thì mới đảm bảo chắc thắng. Tuy nhiên, trước tình hình lực lượng ta hạn chế, phải có cách đánh khác. Tham mưu đã tính toán sáng tạo, cho tàu ta tấn công địch bất ngờ trong đêm, gần đảo và gần bờ để được chi viện.
Theo phương án tác chiến từ trước, Biên đội tàu phóng lôi tấn công sẽ hành quân trong đêm, tới khu vực chiến đấu vào 2 giờ sáng. Sau đó sẽ phối hợp với lực lượng tàu tuần tiễu địa phương để tấn đánh địch. Nhưng, do sóng to gió lớn, tàu ta nhỏ, lại đi ngang sóng, nên mãi tới 8 giờ sáng biên đội tàu mới tới khu vực quy định.
Lúc này, tàu Madox đa di chuyển lên phía tây bắc Hòn Mê. TÌnh hình chiến thuật đã khác. Nhưng do nôn nóng, muốn lập công, ta vẫn cho biên đội tàu xuất kích giữa trưa (13:30) và ở địa hình trống trải không có chi viện.
Phối hợp tác chiến hết sức lỏng lẻo tuỳ tiện. Ý định là phải thống nhất kế hoạch với tàu tuần tiễu đi theo yểm trợ trước, rồi mới xuất kích. Nhưng biên đội tấn công vừa tới nơi thì đã được lệnh xuất kích ngay. Tiểu đoàn trưởng đi trên tàu 333 chỉ kịp dùng bộ đàm thông báo với tàu tuần tiễu là "chúng tôi ra đánh trước, các anh theo sau yểm hộ hoả lực cho chúng tôi".
Tàu phóng lôi có tốc độ gấp 3 tàu tuần tiễu, nên gián cách giữa hai đội tàu ngày càng xa, đội tàu tuần tiễu nửa đường phải quay trở lại, để Biên đội phóng lôi đi đánh đơn độc.Lúc này Sở Chỉ Huy tìm cách gọi tàu về, nhưng đã mất liên lạc với các tàu, đành phải đợi thông báo tình hình từ các trạm quan sát bằng mắt.
Cũng may, địch bị bất ngờ nên phải tháo chạy, gọi K/Quân chi viện.
Khi giao chiến với địch, chỉ nội trong 3 tàu cũng đã mất liên lạc với nhau, nên khi rút lui 2 tàu về Sầm Sơn, 1 tàu lại rút về Lạch Trường. Trước tình hình bị địch đánh trả mạnh, Sở chỉ huy tiền phương muốn gọi tàu về mà không được do đứt sóng liên lạc. Cách duy nhất lúc đó là đành phải cho cán bộ mang máy lên tàu một tàu phóng lôi khác, rồi vòng ra tận cửa Lục (để tránh khuất núi) rồi dùng bộ đàm gọi 3 tàu của biên đội tấn công về: "ông Bột về ngay, ông Khôi về ngay ", nhưng vẫn không liên lạc được.
Mãi tới tận đêm Sở Chỉ huy mới liên lạc được với 3 tàu.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,070
Động cơ
326,639 Mã lực
Bài 3: Bài học kinh nghiệm:
(Tài liệu Tổng kết của Hải quân Việt Nam, nhân 40 năm sự kiện đánh tầu Ma Đốc)

Từ trận chiến đấu đánh đuổi tàu Ma-đốc của Mỹ, chúng ta đã rút ra những bài học quan trọng trong tác chiến trên biển với một đối tượng hơn hẳn ta về vũ khí, trang bị.
Bài học thứ nhất: Sử dụng lực lượng hợp lý, chuẩn bị chiến đấu chu đáo.
Trong trận đánh đuổi tàu Ma-đốc ta sử dụng 3 tàu phóng lôi, mỗi tàu được trang bị hai quả ngư lôi và một số loại súng pháo. Thực tế, tàu Ma-đốc của địch là loại tàu khu trục lớn, cơ bản hoạt động độc lập, vì vậy, nó có khả năng tự bảo vệ cao. Ngoài ra, nó lại được chi viện bằng không quân từ các tàu sân bay đậu gần đấy nên uy lực không ngừng được tăng lên. Chính vì vậy để có thể tiêu diệt gọn loại tàu khu trục lớn của địch ta cần phải sử dụng lực lượng lớn hơn và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn về vũ khí, phương tiện, phương án tác chiến…Việc chuẩn bị phương tiện và vũ khí cho tác chiến trên biển có vị trí hết sức quan trọng, bởi mỗi con tàu thực chất là một trận địa di động trên biển. Khi con tàu ngừng hoạt động hay vũ khí bị hỏng hóc… đồng nghĩa với việc nó trở thành mục tiêu lộ cố định trên biển cho các loại hoả lực của địch bắn phá. Trong trận chiến đấu này, các tàu phóng lôi của ta sau khi phóng lôi xong, đến giai đoạn thực hành đánh máy bay địch thì hầu hết vũ khí và phương tiện đều bị trục trặc (tàu 339 cả hai loại súng trung liên và 14,5mm đều bị hỏng; tàu 333 khi tiếp cận tàu địch thì chỉ còn một quả ngư lôi, một quả trước đó phải phóng bỏ vì không an toàn; tàu 336 bị hết dầu giữa đường do bị bắn thủng két dầu…). Việc chuẩn bị mạng thông tin liên lạc cho tác chiến biển cũng còn những hạn chế. Trong suốt quá trình chiến đấu, mạng thông tin liên lạc giữa phân đội tàu với trung tâm chỉ huy liên tục bị gián đoạn. Do đó, việc điều động lực lượng hỗ trợ đánh trả không quân địch gần như không thực hiện được.

Bài học thứ hai: Nắm vững thời cơ xuất kích, vận dụng các thủ đoạn chiến đấu linh hoạt, sáng tạo.
Tác chiến trên biến đối với bất kỳ đối tượng nào, thời cơ xuất kích đều rất quan trọng.Tiếp cận địch nhanh, đón đầu được hướng đi của địch thì mới có thể chiếm được góc mạn có lợi nhất để thực hành công kích. Khi thực hành phóng lôi, hoặc sử dụng các loại hoả lực khác, đều phải có sự hiệp đồng chặt chẽ, để cả phân đội đồng loạt công kích mới đem lại hiệu quả cao. Trong trận chiến đấu này, tàu ta bị hạn chế về tốc độ, nên không chiếm được góc mạn có lợi theo yêu cầu chiến thuật mà hầu hết các tàu đều phải phóng lôi ở góc từ 80 đến 120 độ, cự li từ 6-7 liên, do vậy hiệu quả rất hạn chế. Mặt khác, các tàu lại không áp dụng thủ đoạn phóng lôi đồng loạt mà phóng lần lượt từng tàu, nên địch có điều kiện và thời gian để đối phó...
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,364
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Ối, em chào cụ baoleo. Chào mừng cụ :D

Xin giới thiệu với các cụ, chỉ huy baoleo đã chính thức tham gia chém cùng anh em.

Cụ baoleo là tác giả của hồi ức 17/2/79 Bạn ở đâu ? Mà em đã đăng trong thớt CT BGPB 1979-1988.

Mong cụ baoleo nhanh tay cho anh em hòng:)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,070
Động cơ
326,639 Mã lực
Ối, em chào cụ baoleo. Chào mừng cụ :D

Xin giới thiệu với các cụ, chỉ huy baoleo đã chính thức tham gia chém cùng anh em.

Cụ baoleo là tác giả của hồi ức 17/2/79 Bạn ở đâu ? Mà em đã đăng trong thớt CT BGPB 1979-1988.

Mong cụ baoleo nhanh tay cho anh em hòng:)
Xin cảm ơn Pain và các cụ khác.
Ở đây, tôi là lính mới, xin được các cụ ủng hộ và khai sáng.
Đa tạ :-|
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,070
Động cơ
326,639 Mã lực
PHẦN 2: NÉT BI

Sau trận đánh của nhau với tầu Ma Đốc Mỹ ở ngoài khơi vùng biển Thanh Hóa ngày 2/8/1964, ba tầu phóng lôi T333, T336 và T339 đã quay trở lại căn cứ Vạn Hoa –Quảng Ninh.
Qua thực tế chiến đấu đó, phía HQ ta vẫn cho rằng biên đội tầu phóng lôi của ta có thể tiêu diệt được tầu khu trục Mỹ. Trận 2/8/1964 chỉ là do ta chưa gập may.
Ngày 1/7/1966, do nhận định tình kém, BTL HQ đã cho cả 3 tầu nói trên xông ra đánh tầu Mỹ khu biển Đồ Sơn. Cả 3 tầu đều bị máy bay Mỹ đánh chìm, trước khi tiếp cận được với tầu HQ Mỹ.

Bài 4: Tư liệu: Trích trong “Lịch sử lữ 172”

Trích:
“Quán triệt sự lãnh đạo của Thường vụ **** ủy và Bộ Tư lệnh, cuối tháng 6 năm 1966 Trung đoàn 172 triển khai xây dựng và luyện tập phương án tác chiến đánh địch gần bờ. Các phân đội tàu phóng lôi tăng cường việc tập luyện. Riêng Phân đội 3 do đồng chí Đại úy Trần Bảo - Phân đội trưởng kiêm Thuyền trưởng chỉ huy, gồm các tàu T333, T336, T339 được lệnh lắp lôi, trực sẵn sàng chiến đấu tại khu đợi cơ Cát Bà.
Bốn giờ sáng ngày 1 tháng 7 năm 1966, phát hiện 4 tàu khu trục của địch đang tiến vào hoạt động ở đông đảo Long Châu 40 hải lý; theo lệnh của Quân chủng, Sở chỉ huy Trung đoàn lệnh cho Phân đội 3 vào tư thế sẵn sàng đợi lệnh chiến đấu. Đúng 12 giờ ngày 1 tháng 7 năm 1966, Phân đội 3 được lệnh xuất kích đánh tàu địch ở phía đông Thượng Hạ Mai. Theo đội hình chiến đấu, Phân đội vận động ra Thượng Hạ Mai. Không phát hiện thấy tàu địch, Phân đội tiến về hướng Nam săn tìm mục tiêu Tàu chạy được 30 phút thì nhiều máy bay địch xuất hiện lao tới công kích. Phân đội vừa đánh trả vừa tiếp tục cơ động đội hình theo hướng Nam. Khoảng 30 phút sau, ta phát hiện 4 tàu khu trục của địch. Lập tức toàn Phân đội chuyển sang đội hình tiến công, tăng tốc tiếp cận chiếc tàu gần nhất. Lúc này máy bay địch dồn dập đánh phá vào đội hình của Phân đội và các pháo lớn trên tàu địch cũng phát hỏa bắn mạnh vào các tàu của ta. Phân đội 3 kiên quyết bám sát mục tiêu giữ vững đội hình truy kích, tàu T339 lao vào phóng khói mù song bị máy bay đánh hỏng máy chính, mất cơ động. Hai tàu T333, T336 tăng tốc, vận động tiếp cận tàu địch để phóng ngư lôi. Hàng chục máy bay địch quây lấy đánh cấp tập, các tàu của ta bị thương, sức cơ động đánh trả yếu dần. Trong tình thế đánh tàu địch ở khá xa bờ, ta không giành được thế chủ động, không có lực lượng chi viện, đơn độc, bị hàng chục máy bay, tàu chiến bao vây công kích, các tàu T333, T336, T339 với hoả lực hạn chế, lần lượt bị đánh chìm; 13 cán bộ, chiến sĩ anh dũng hy sinh cùng với con tàu, 19 người bị địch bắt, đưa vào Đà Nẵng (số cán bộ, chiến sĩ bị địch bắt sau này địch trao trả cho ta thông qua trao đối tù binh) .
Đây là trận lực lượng tàu đột kích của Hải quân ta bị tổn thất lớn cả về phương tiện và con người. Nó tác động không tốt đến tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn. Nhiều cán bộ, chiến sĩ hoang mang, mất lòng tin vào khả năng đánh tàu lớn địch, lo sợ trước ưu thế về kỹ thuật, phương tiện và hỏa lực của địch; giảm sút tinh thần ý chí chiến đấu, xây dựng đơn vị và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.”

(Còn tiếp)
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,713
Động cơ
564,360 Mã lực
Hóng cụ Baoleo và các hồi ức sống mãi với thời gian
 

buicongchuc

Xì hơi lốp
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,058
Động cơ
629,090 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em mời cụ ly vodka. Em xin hóng tiếp ạ!
 

gauchip83

Xe tải
Biển số
OF-120725
Ngày cấp bằng
15/11/11
Số km
430
Động cơ
386,260 Mã lực
Nơi ở
Nhà trên núi
Có phải cụ Baoleo bên Quân sử không ạ? Nhà cháu cũng hay qua đó đọc hồi ức của mấy bác CCB. Kính cụ 1 chén ạ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,070
Động cơ
326,639 Mã lực
Có phải cụ Baoleo bên Quân sử không ạ? Nhà cháu cũng hay qua đó đọc hồi ức của mấy bác CCB. Kính cụ 1 chén ạ.

Vầng. Tui mới tham gia triều đình bên này. Mong được các bác khai sáng và chỉ giáo ạ >:D<
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,070
Động cơ
326,639 Mã lực
Bài 5: Bình luận của baoleo về trận hải chiến ngày 01/07/1966:
(với tư cách người cùng đơn vị và Quân chủng):

Đây là một trận đánh mà Hải quân ta tổn thất nặng. Do tính toán không tốt, đã để một biên đội 3 tàu phóng lôi đơn độc đánh vào cả một biên đội tàu khu trục của Mỹ có máy bay hộ tống. Địch không những không bị bất ngờ mà còn chủ động vờ chạy để lừa tàu ta đuổi theo ra xa bờ, rồi gọi máy bay tới đánh trả.
Khi phát hiện thấy biên đội đã ra quá xa bờ, địch kéo đến nhiều tàu, Sở chỉ huy muốn gọi tàu về, nhưng đã mất hoàn toàn liên lạc. Chỉ còn cách duy nhất là theo sát trận đánh ngày càng xấu đi từ thông tin quan sát bằng mắt do Sở Chỉ huy tiền phương đặt tại hầm-chiến hào tại Đồ Sơn và các nơi khác báo về.
Trận chiến quyết liệt, địch bủa vây, lực lượng pháo bờ và pháo đảo chỉ dương mắt nhìn, vì ngoài tầm đạn.
Sở Chỉ huy không có phương tiện liên lạc, cũng không có tàu ứng cứu - cứu hộ. Chỉ còn cách ôm gối, cúi đầu khóc nghe thảm cảnh do các đài quan sát mắt báo về. Tàu ta bị chìm, chiến sỹ phải rời tàu trên các ván gỗ, áo phao, trôi nổi nhưng không ai ra cứu. Phải mãi tới đêm và hôm sau ta mới cho tàu hải quân và ngư dân ra tìm, hi vọng còn tìm được ai đó trôi nổi, nhưng biển đã xoá đi tất cả, như là không hề có một trận đánh hết sức quyết liệt mới chỉ vài giờ trước đó.
Phải chăng ta đã không dám đưa tàu ra tiếp cứu- hay gọi không quân ta đến hỗ trợ chống lại máy bay địch? Đó là câu hỏi còn bỏ ngỏ cho đến tận hôm nay.
Vậy, kinh nghiệm rút ra l:à tuyệt đối không được đánh ở địa hình trống trải và phải đảm bảo thông tin liên lạc. Ngày nay, Hải quân VN đã được trang bị các phương tiện hiện đại, ngay như liên lạc giữa Sở Chỉ huy với Trường sa cũng gần như không còn là vấn đề. Tuy nhiên, không được chủ quan, vì địch có thể dùng phương tiện chế áp điện tử cắt liên lạc.
Do đó, phải có các biện pháp thông tin khác bổ sung như dùng pháo hiệu, súng, cờ hiệu, khói, ...
Và cái hận trong trận này là: Mỹ dùng trực thăng, thả thang dây, bắt sống toàn bộ thủy thủ đoàn của 3 tầu phóng lôi trên, ngay trước mắt và trong tầm quan sát của HQ ta, mà ta chỉ trơ mắt ra nhìn.
Sau trận này thì thôi, HQ ta không đem tầu ra đánh nhau 1 lần nàovới Hải quân Mỹ nữa, mà chỉ dùng tầu tham gia bắn máy bay.
Lại nói về thủy thủ đoàn của 3 tầ. Sau khi bị bắt đem về Đà Nẵng- Mỹ hỏi cung và thủy thủ đoàn cả 3 tầu khai tuốt tuồn tuột về trận 2/8/1964 và khẳng định với phía Mỹ là không hề có trận 4/8/1964. Biên bản hỏi cung này sau đó lộ ra, các nghị sỹ tiến bộ Mỹ mới đấu tranh và chính quyền Giôn Sơn đã phải nhận; sự kiện 4/8/1964 là dỏm.

(còn tiếp, phần 3 với nội dung: CUỘC TRAO ĐỔI TÙ BINH HI HỮU TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ :>)
 

fortress

Xe tải
Biển số
OF-109249
Ngày cấp bằng
16/8/11
Số km
386
Động cơ
395,110 Mã lực
Chờ hóng tiếp các phần tiếp theo. Cám ơn những người như cụ đã cho thế hệ sau biết được một thời gian khó, oanh liệt và hào hùng.
 

robinhood2708

Xe máy
Biển số
OF-164809
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
57
Động cơ
347,686 Mã lực
Kính chào cụ Baoleo, em trung uy Che đây. Gặp cụ ở đây vui quá hehe
 

397

Xe tải
Biển số
OF-140949
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
311
Động cơ
368,110 Mã lực
E có đọc và biết câu chuyện của cụ với cô thủ thư đấy nhé.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,070
Động cơ
326,639 Mã lực
Xin chào robinhood2708; 397 nhá.
Té ra là, trong này có rất nhiều cụ quen biết nhẩy.
Hôm nào, Baoleo cùng các cụ, ta làm tý 'cạch', để giao ban nhá ~o)
Cảm ơn các cụ đã cho tần số liên lạc.
 

Deming

Xe buýt
Biển số
OF-105894
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
938
Động cơ
403,623 Mã lực
Nơi ở
nhà vợ
Xin phép cụ baleo cho theo dõi và copy bài viết về diễn đàn lichsuvn chia sẻ cùng anh em!
 

pháo BM21 grad

Xe container
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
9,877
Động cơ
73 Mã lực
Xin phép cụ baleo cho theo dõi và copy bài viết về diễn đàn lichsuvn chia sẻ cùng anh em!
Ồ, em hay cóp ở bên đó mang về đây, cụ cũng nên cóp bên đây mang sang bên đó cho nó cân bằng nhể :))
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,782
Động cơ
369,006 Mã lực
Chào cụ Baoleo, những dòng hồi ký của cụ mang nhiều thông tin rất bổ ích. Chúc cụ luôn tìm thấy niềm vui ở OF!>:D<
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top