[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,684 Mã lực
ĐƯỜNG 279 – PHẦN 2
(Tại sao cầu Mai Pha lại thuộc tuyến đường 279)
Thưa các cụ,
Tôi biết, thế nào cũng có ông bảo là Baoleo biết đ..éo gì, khi nói Cầu Mai Pha do Baoleo tôi thi công, lại thuộc dự án đường 279 năm 1980, khi mà 2 địa điểm cách nhau tầm 30 cây số.
😀

Tôi đã không muốn đề cập đến chuyện lịch sử, cũng như kiến thức về địa lý, nhưng không nói, thì tay Trung Sy lại bảo là:
- Ôi dồi ông ấy khoe ấy mà chứ biết đ..éo gì ---
😄

Vậy thì nói 1 lần cho xong.
Năm 1979, Tầu đánh Việt Nam. Đánh nhau to ở Lạng Sơn. Và quân thù Trung Quốc, đã thọc vào tận thị xã Lạng Sơn.
Về phía Việt Nam, khi đó đã coi Đèo Sài Hồ (gần Đồng Mỏ) là nơi chốt chặn cuối cùng. Và thị trấn Đồng Mỏ trở thành thủ phủ của tỉnh Lạng Sơn, thay cho thị xã Lạng Sơn, cho tới tận năm 1985.
Quay lại năm 1980, khi Việt Nam quyết định làm đường 279.
Khi đấy, từ Đồng Mỏ lên thị xã Lạng Sơn, duy nhất chỉ có con đường quốc lộ số 1 từ thời Pháp để lại.
Đây trở thành con đường độc đạo và duy nhất, để tiếp viện cho thị xã Lạng Sơn.
Đến đây, việc phải mở một con đường thứ hai, từ thị trấn Đồng Mỏ lên thị xã Lạng Sơn được đặt ra.
Tuyến đường dự kiến sẽ được mở mới, là từ thị trấn Đồng Mỏ, men theo vệt đường sắt, lên đến Mai Pha, rồi đi vào phía sau, phía Đông - Nam của thị xã Lạng Sơn.
Đó là lý do, tại sao, năm 1980, Binh đoàn 12, được giao nhiệm vụ xây dựng cầu đường bộ Mai Pha (cây cầu đường bộ thứ nhất). Cây cầu này, sẽ nằm trên tuyến đường mới, để đi lên Lạng Sơn.
Và đấy là lý do, tại sao, cây cầu ở Mai Pha, lại nằm trong kinh phí và kế hoạch, cũng như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279.
Tuy nhiên, từ năm 1980 đến năm 1992, Việt Nam nghèo vãi ra, nên tuyến đường bộ, ven theo đường sắt, chạy từ Đồng Mỏ, lên đến Mai Pha, rồi đi vào phía sau, phía Đông - Nam của thị xã Lạng Sơn, bị bỏ nửa chừng.
Cho mãi đến tận năm 1994, tuyến đường bộ, ven theo đường sắt, chạy từ Đồng Mỏ, lên đến Mai Pha, rồi đi vào phía sau, phía Đông - Nam của thị xã Lạng Sơn, mới được tái khởi động lại, bằng nguồn vốn của ADB.
Khi đó, Tập đoàn NN của Baoleo, đảm nhận thi công tuyến đường 1 mới, mà bây giờ là đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn ấy, trong đó có gói thầu ADB2-N1, là trùng đúng với vệt đường, như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279, đoạn nhánh từ Đồng Mỏ lên Mai Pha.
Vậy là duyên nợ, Baoleo tôi lại làm cầu Mai Pha lần thứ hai. Lần này, cây cầu này do vốn của ADB, để thay cho cây cầu đường bộ Mai Pha thứ nhất, do vốn của Bộ Quốc phòng, mà năm 1980, khi Baoleo tôi là thiếu uý kỹ sư, đã từng làm ra nó.
Đó là lý do, tại sao, cây cầu ở Mai Pha, lại nằm trong kinh phí và kế hoạch, cũng như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279.
Xin đưa các cụ xem, bản đồ tuyến đường 1 mới, mà bây giờ là đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn ấy, trong đó có gói thầu ADB2-N1, là trùng đúng với vệt đường, như như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279, đoạn nhánh từ Đồng Mỏ lên Mai Pha.

LS.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,684 Mã lực
MÙA XUÂN ẨM ƯỚT 2024
Mùa xuân này, mùa xuân ẩm ướt của năm 2024, lại nhớ về tháng ngày năm xưa, thời mà ‘mũ vàng sao sáng-mắt ngời ngời’, và nhìn lại lá thư những năm tháng ấy, tự thấy rằng, Tuan Bim tôi vẫn sẽ vào quân ngũ, nếu đất nước lại có giặc.
Đây là thư của cô em gái, của 1 người bạn cùng đơn vị, nhà ở Bắc Giang.
Tôi có về nhà người đồng đội ấy 2 lần, khi cùng học sỹ quan, nên cô em gái ấy, gửi lời hỏi thăm anh Tuấn.
Thời trai trẻ, tôi chẳng có cô gái nào nhòm ngó, nên cậu bạn cho tôi luôn lá thư ấy, cho đỡ tủi thân.
Thư.jpg
 

gld

Xe điện
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
4,485
Động cơ
364,731 Mã lực
Tuổi
53
Hồi ký hay quá giờ em mới đc đọc
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,684 Mã lực
Nhiều cụ CCB, kể cả sỹ quan thời của chúng tôi, cũng đã quên nhiều sự kiện lịch sử, mà chính chúng ta là những người lính chiến đấu trong thời kỳ ấy.
Vậy để nhớ về 45 năm, ngày kết thúc giại đoạn 1 của cuộc chiến 10 năm đánh quân Trung Quốc: ngày 18/03/1979 – ngày 18/03/2024, Baoleo tôi, xin tóm tắt lại cuộc chiến 10 năm, để các cụ ôn lại nhé.

CUỘC CHIẾN 10 NĂM ĐÁNH QUÂN TRUNG QUỐC

Giai đoạn 1: Trung Quốc huy động 60 vạn quân chủ lực tấn công quân sự Việt Nam:

Từ 17/2 - 18/3/1979, ngày 17/2/1979, lấy lý do thực hiện một cuộc “phản kích tự vệ”, giới cầm quyền Trung Quốc huy động 60 vạn quân chủ lực tấn công quân sự đối với Việt Nam trên toàn tuyến phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh) với chiều dài hơn 1.000km.

Và đến trưa ngày 5/3/1979, giới cầm quyền Trung Quốc đã tuyên bố bắt đầu rút quân. Và chiều cùng ngày, quân đội Trung Quốc bắt đầu rút khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Thể hiện thiện chí hòa bình, khi Trung Quốc rút quân, Đảng và Nhà nước Việt Nam tuyên bố không truy kích.

Song, từ ngày 6/3/1979, trong quá trình rút lui về nước, quân đội Trung Quốc đã vừa rút vừa đánh phá, gây thêm nhiều thiệt hại về người và của đối với đồng bào các dân tộc Việt Nam ở vùng giáp biên giới.

Đến ngày 18/3/1979, Trung Quốc mới rút hầu hết quân khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, một bộ phận quân chủ lực Trung Quốc “vẫn chiếm đóng trái phép một số nơi thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, có nơi sâu trong nội địa Việt Nam từ 200-600m; thường xuyên gây xung đột vũ trang, làm cho tình hình trên tuyến biên giới tiếp tục căng thẳng kéo dài”.

Giai đoạn 2: Cuộc chiến tranh chuyển từ diện rộng toàn tuyến sang diện điểm:
Từ sau ngày 18/3/1979 cho đến cuối năm 1985, đây là giai đoạn cuộc chiến tranh chuyển từ diện rộng toàn tuyến sang diện điểm, cục bộ. Sau khi rút một bộ phận lớn quân đội khỏi lãnh thổ Việt Nam, nhà cầm quyền Trung Quốc đe dọa “dạy cho Việt Nam bài học thứ hai”, tiếp tục có những động thái gây hấn, sử dụng quân sự để tấn công, phá hoại tiềm lực quốc phòng, cơ sở vật chất - kỹ thuật ở biên giới các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.

Từ sau ngày 18/3/1979, quân Trung Quốc tiếp tục sử dụng pháo, súng cối bắn phá trên toàn tuyến biên giới; đồng thời, tổ chức nhiều đợt tấn công lấn chiếm nhiều điểm trên khu vực biên giới thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc lựa chọn Hà Tuyên và lấy Vị Xuyên làm điểm tấn công lấn chiếm.

Từ tháng 4/1984, quân Trung Quốc dùng pháo binh bắn phá toàn tuyến biên giới tỉnh Hà Tuyên, kéo dài dai dẳng, ác liệt trong gần 1 tháng; và mở nhiều đợt tiến công lấn chiếm vào lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Tuyên). Sau nhiều ngày dùng pháo binh bắn phá ác liệt vào các tỉnh biên giới của Việt Nam, ngày 28/4/1984, Trung Quốc lại mở cuộc tấn công xâm lược lấn chiếm biên giới Việt Nam; đây là cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của Trung Quốc vào Việt Nam.

Trung Quốc đã lần lượt huy động nhiều đơn vị, tổng số khoảng 50 vạn quân từ 8 trong 10 đại quân khu để tấn công vào Việt Nam, chủ yếu ở Vị Xuyên, Hà Giang ngày nay. “Với một chính diện khoảng 20km, sâu khoảng 10km; mục tiêu là lấn tới bắc suối Thanh Thủy, để vẽ lại đường biên giới sâu vào đất Việt Nam khoảng 5km”.

Cho đến cuối tháng 4/1984, "quân Trung Quốc đã chiếm được tất cả các điểm cao trên tuyến biên giới: 1509, 772, 685, 266, 233 - Tây Sông Lô. Quân ta thương vong lớn phải lui về tuyến thấp tổ chức phòng ngự để ngăn chặn quân Trung Quốc không cho chúng lấn sâu vào đất ta”. Để chiếm lại các vị trí đã mất, đẩy lui quân xâm lược, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 chủ trương tổ chức chiến dịch phản công mang tên mật danh MB84.

Tuy nhiên, do bất lợi về địa hình và hỏa lực nên “việc thực hiện chiến dịch “MB84” ngày 12/7/1984 của 3 sư đoàn: 356, 316, 312 tấn công đánh chiếm lại các cao điểm 772, 233, 1030 đều không thành công. Quân ta thương vong nặng, có thể nói đây là ngày “đẫm máu nhất”, thương vong nhiều nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm, bảo vệ biên giới Vị Xuyên, Hà Tuyên từ năm 1984 đến năm 1989. Do đó, cán bộ, chiến sĩ ta đã chiến đấu ở Mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên gọi ngày 12/7/1984 là ngày “Giỗ trận” các liệt sĩ đã hy sinh tại Mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên.

Giai đoạn 3: Vừa đánh vừa đàm, chấm dứt chiến tranh:
Từ 1986 đến tháng 10/1989, giai đoạn cầm cự, vừa đánh, vừa đàm và chấm dứt chiến tranh. Chiến trường chủ yếu vẫn diễn ra ở Vị Xuyên, Hà Giang.

Để thể hiện thiện chí hòa bình “ngày 26/6/1987, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thông điệp miệng cho ông Đặng Tiểu Bình đề nghị có cuộc gặp riêng Việt Nam - Trung Quốc nhằm hợp tác trong việc thúc đẩy tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia”.

Và “năm 1988, Trung Quốc không tổ chức một đợt tấn công quy mô lớn nào vào các trận địa phòng ngự của ta, mà chủ yếu dùng pháo bắn phá các trận địa phòng ngự và sát thương sinh lực của ta”.

Ta cũng đã chủ động rút quân chủ lực khỏi đường biên 40km. Do đó, từ cuối năm 1988, giới cầm quyền Trung Quốc cho quân dừng hoạt động pháo kích sang đất Việt Nam. Bước sang năm 1989, Trung Quốc ngừng bắn pháo vào Mặt trận Vị Xuyên. Ngày 15/5/1989, kẻ địch bắt đầu nổ mìn phá công sự ở điểm cao 233 và một số nơi khác, bắt đầu rút quân. Cũng từ đó, hai bên đã ngừng bắn trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Đến tháng 10/1989, Trung Quốc rút toàn bộ quân khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Đến đây, cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung mới thật sự chấm dứt. Và sau cuộc Hội nghị cấp cao không chính thức giữa Việt Nam và Trung quốc tại Thành Đô (Trung Quốc) từ ngày 3-4/9/1990, quan hệ giữa hai nước bắt đầu có chiều hướng phát triển tích cực hơn.

Năm 1991, hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ./.
17-02-1979.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,684 Mã lực
GIỮ CẤP ‘HÀM QUAN CÔNG’ – CƠ KHỔ.

Ở thời đại ‘Tam quốc diễn nghĩa’, có một ông tướng tên là Quan Công.
Quan Công không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn có tư cách – đạo đức vững vàng.

Trong lịch sử ‘Tam quốc diễn nghĩa’, ở Hồi thứ 25: ‘Đóng Thổ-sơn, Quan-công ước ba việc /Cứu Bạch-mã, Tào Tháo thoát vòng vây’, còn ghi rằng:
-“….Hôm sau rút quân về Hứa-xương. Quan-công thu xếp xa-trượng, mời hai chị lên xe, tự mình đi hộ vệ. Khi đi đường, nghỉ ở quán-dịch, Tháo muốn làm rối loạn lễ vua tôi, để Quan-công và hai chị dâu cùng ở một nhà. Quan-công cầm đuốc đứng hầu ngoài cửa, tự tối đến sáng, sắc mặt không lúc nào có dáng mỏi mệt. Tào Tháo thấy thế lại càng kính phục…”.

Mặc dù là một vị tướng trí dũng song toàn, đạo đức sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhưng theo như cương lĩnh trong ‘Đại hội vườn đào’ đã tuyên, thì suốt đời, Quan Công chỉ được giữ ‘Hàm phó’, bởi chức Chủ tịch, thì Lưu Bị đã độc chiếm.
Cơ khổ.

Nay, ở thời đại dân chủ - cộng hoà, có người lính Cụ Hồ, tên là Baoleo, cũng chịu khổ không kém.
Thời còn ‘mặc binh phục – đeo binh phù -phụng mệnh triều đình’ đánh giặc cứu nước, thì luôn luôn được cử làm chỉ huy của các em tân binh.
Suốt ngày phải gương mẫu và làm người chỉ huy có đạo đức cách mạng trong sáng ngời ngời, thấm đẫm phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ. Đời thật cơ khổ.

Đến mức gần như ho lao vì cứ phải hắng giọng và đánh tiếng, để các em nó ăn mặc bớt hở hang, hãy kín đáo vào.
Đến mức tay bị cứng khớp vì cứ phải lên gồng, để không bị các em nó giằng ra và đặt tay mình vào eo của em nó.
Cơ khổ.

Về đời thường, tưởng sẽ có được những trải nghiệm cháy bỏng, để rồi viết thành văn như tay Trung Sỹ bạn tôi, hay liều mạng hưởng thụ như ngài angkorwat , té ra, số khổ vẫn hoàn là số khổ.
Người cựu quân nhân lại còn khổ hơn thời còn quân ngũ.

Đi đâu, làm gì, ăn uống chỗ nào, nhất thời đều có 1 em xuynh xuynh theo sát như hình với bóng, một bước không đi, một ly không rời.
May ra, chỉ có đêm hôm khuya khoắt, nhà cháu mới được ngả mình lên chiếc giường cá nhân, để thoát nạn kìm kẹp.

Nay, tạm điểm danh 4 cô xuynh xuynh ở 4 thời kỳ.
1/Cô thứ nhất:
Cô này vào công sở NN trước nhà cháu vài tháng, và là người chiêu mộ và tuyển nhà cháu vào làm việc. Cô này là người đưa đường, chỉ lối, và dẫn dắt nhà cháu mọi chuyện. Từ đi công tác, cho đến ăn ở xa hoa.
Thời đó, 1 tờ đô-la đổi được 2 chỉ rưỡi vàng mười. Lương nhà cháu kể cả phụ cấp các kiểu con đà điểu, đâu như 5 cây vàng/tháng, thì cô này là người đã dẫn dắt nhà cháu vào đời, với phương châm:
-Càng tiêu nhiêu tiền, càng có thành tích.
Cô này là người dẫn nhà cháu đi các kiểu khách sạn 4 và 5 sao thời đó. Đi ăn ở các nhà hàng sang choảnh thời đó.
Hình ảnh số 1 và số 2, là cô này khi ở văn phòng và khi dẫn nhà cháu đi thực địa.

01.jpg


02.jpg


2/Cô thứ hai:
Cô này là con chiên, cháu ruột của giáo chủ Ngô Quang Kiệt – Tổng giám mục Hà Nội.
Cô này thì ngoan thôi rồi Lượm ơi. Nhưng gái ngoan, lại gập cán bộ hiền lành, thì số khổ lại càng thêm khổ.
Cô này, suốt ngày bị nhà nhà cháu dẫn đi luồn rừng, lội suối. Tây Bắc cũng qua mà Tây Nguyên cũng từng.
Hình ảnh số 3 và số 4, là cô này khi ở văn phòng và khi đi với nhà cháu ở Tây Nguyên.

03.jpg


04.jpg


3/ Cô thứ ba:
Cô này là dân du học ở Tây, chuyên ngành về quản lý.
Cô này thì thông minh. Nhưng thông minh thì vất vả. Gớm, cô này đã kèm nhà cháu đi cùng suốt 63 tỉnh thành của Việt Nam. Cũng cơ khổ.
Hình ảnh số 5 và số 6, là cô này khi ở văn phòng và khi đi với nhà cháu ở Tây bắc, có ghé vào thăm cây đào của Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Tô Hiệu ở Sơn La.

05.jpg


06.jpg


4/ Cô thứ tư:
Cô này thì nhiều cụ nhớ mặt rồi, vì kèm nhà cháu suốt.
Cô này cũng là con chiên. Cũng là dân du học về.
Con gái thời đại thế kỷ 21, nên kìm kẹp bằng lạt mềm. Chẳng biết nỗi khổ nào hơn nỗi khổ nào.
Hình ảnh số 7 và số 8, là cô này khi ở văn phòng và khi đi với nhà cháu ngoài thực địa.
07.jpg


08.jpg


5/ Kết luận:
Giữ chức vụ với ‘hàm Quan Công’, to thì cũng có to, nhưng khổ quá.
Cơ khổ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,684 Mã lực
LỜI THỀ NGƯỜI LÍNH
Tiểu đội trưởng của tôi, lại trọng thương lần thứ N, và phải đến phân khoa ‘Hồi sức – Cấp cứu’.
Qua nhiều gian nan vất vả, được sự cứu chữa tận tình của lực lượng quân y, tiểu đội trưởng của tôi, đã được hạ xuống trung thương, và được xuống phân khoa ‘Điều trị tích cực’.

Đã qua gần 20 năm ròng, tiểu đội trưởng của tôi vẫn nằm, và vẫn phải đi cấp cứu mỗi khi lực lượng thù địch áp đảo.
Trong tôi, vẫn giữ tron vẹn lời thề của người lính:
-Giù gian nan - hiểm nguy đến mấy, vẫn kiên quyết không hèn nhát chạy chốn. Kiên quyết không bỏ mặc thương binh nằm lại 1 mình trên trận địa.

a0.jpg


a1.jpg
 

Soinho

Xe máy
Biển số
OF-429078
Ngày cấp bằng
11/6/16
Số km
52
Động cơ
208,651 Mã lực
LỜI THỀ NGƯỜI LÍNH
Tiểu đội trưởng của tôi, lại trọng thương lần thứ N, và phải đến phân khoa ‘Hồi sức – Cấp cứu’.
Qua nhiều gian nan vất vả, được sự cứu chữa tận tình của lực lượng quân y, tiểu đội trưởng của tôi, đã được hạ xuống trung thương, và được xuống phân khoa ‘Điều trị tích cực’.

Đã qua gần 20 năm ròng, tiểu đội trưởng của tôi vẫn nằm, và vẫn phải đi cấp cứu mỗi khi lực lượng thù địch áp đảo.
Trong tôi, vẫn giữ tron vẹn lời thề của người lính:
-Giù gian nan - hiểm nguy đến mấy, vẫn kiên quyết không hèn nhát chạy chốn. Kiên quyết không bỏ mặc thương binh nằm lại 1 mình trên trận địa.

a0.jpg


a1.jpg
Chúc tiểu đội trưởng của cụ nhanh bình phục.
 

angkorwat

Xe điện
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
4,371
Động cơ
533,463 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
LỜI THỀ NGƯỜI LÍNH
Tiểu đội trưởng của tôi, lại trọng thương lần thứ N, và phải đến phân khoa ‘Hồi sức – Cấp cứu’.
Qua nhiều gian nan vất vả, được sự cứu chữa tận tình của lực lượng quân y, tiểu đội trưởng của tôi, đã được hạ xuống trung thương, và được xuống phân khoa ‘Điều trị tích cực’.

Đã qua gần 20 năm ròng, tiểu đội trưởng của tôi vẫn nằm, và vẫn phải đi cấp cứu mỗi khi lực lượng thù địch áp đảo.
Trong tôi, vẫn giữ tron vẹn lời thề của người lính:
-Giù gian nan - hiểm nguy đến mấy, vẫn kiên quyết không hèn nhát chạy chốn. Kiên quyết không bỏ mặc thương binh nằm lại 1 mình trên trận địa.

a0.jpg


a1.jpg
Người lính tiêu biểu nhất trong những người tiêu biểu.
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,265
Động cơ
4,737,708 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
LỜI THỀ NGƯỜI LÍNH
Tiểu đội trưởng của tôi, lại trọng thương lần thứ N, và phải đến phân khoa ‘Hồi sức – Cấp cứu’.
Qua nhiều gian nan vất vả, được sự cứu chữa tận tình của lực lượng quân y, tiểu đội trưởng của tôi, đã được hạ xuống trung thương, và được xuống phân khoa ‘Điều trị tích cực’.

Đã qua gần 20 năm ròng, tiểu đội trưởng của tôi vẫn nằm, và vẫn phải đi cấp cứu mỗi khi lực lượng thù địch áp đảo.
Trong tôi, vẫn giữ tron vẹn lời thề của người lính:
-Giù gian nan - hiểm nguy đến mấy, vẫn kiên quyết không hèn nhát chạy chốn. Kiên quyết không bỏ mặc thương binh nằm lại 1 mình trên trận địa.

a0.jpg


a1.jpg
Ngưỡng mộ bác cựu chiến binh >:D<
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,684 Mã lực
16 TUỔI

Tôi sinh tháng 11 năm 1957. Tôi nhập ngũ tháng 9 năm 1974.
Khi ấy, tôi mới 16 tuổi và 9 tháng.

Khi ấy, tôi là của để dành của mẹ tôi.
Chẳng gì, thì tôi cũng luôn là học trò giỏi. Chỉ tính riêng trong 3 năm cấp ba, tôi luôn là học trò đạt cấp A3 và A2. Mặt mũi tôi nom cũng sáng sủa, và mẹ tôi đã hy vọng sẽ có người chấp nhận lấy tôi, và mẹ tôi sẽ có cháu bế.

Nhưng, đó là năm 1974, năm mà cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước chưa chấm dứt. Thần chết còn chưa ngán thịt người. Và sẽ còn nhiều trăm ngàn người nữa, đang được thần chết há miệng đón chờ.

Hỡi phái đẹp trên FB, các bạn cũng đều đã có con. Đó là các thiên thần có nickname là 'Bống', là 'Tít', cho dù chúng đã 16 tuổi hoặc hơn. Các thiên thần đấy, hay là các thỏi vàng, hay là các cục kim cương ấy, đang ngồi ở trong các trường Quốc tế ở VN hoặc ở nước ngoài, và các mẹ trên FB hôm nay, đang xót xa, vì các thiên thần ấy, sáng nay chưa xơi hết bát phở bò tái với 2 quả trứng trần.

Mẹ tôi nghèo. Chắc hẳn là mẹ tôi không dám ước tôi, dù chỉ là một tờ mười đồng mầu đỏ có in hình Ông Cụ (thời giá năm 1974). Nhưng chắc chắn, mẹ tôi sẽ ước tôi, sẽ là một bìa đậu phụ gẫy, một cân gạo xấu, để giúp mẹ khi đã già, mắt mẹ đã mờ, và chân mẹ đã chậm.

Nhưng đó là năm 1974, thần chết chưa ngán thịt người.
Và cân gạo xấu của mẹ, mới chỉ hơn 16 tuổi đầu, tay vẫn còn dính mực tím học trò, đã lên đường tòng quân cứu nước.

Mẹ ơi, nay con đã già, và con mới hiểu được lòng mẹ ở năm 1974, năm con mới 16 tuổi đầu, mẹ đã dứt ruột, hiến dâng cân gạo xấu để dành cho tuổi già của mẹ, tặng cho tổ quốc.

Và bây giờ đã già, tôi lại lẩn thẩn hỏi FB rằng:
- 16 tuổi, người ta làm gì nhỉ.

16 t.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top