[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
ĐƯỜNG 279 – PHẦN 2
(Tại sao cầu Mai Pha lại thuộc tuyến đường 279)
Thưa các cụ,
Tôi biết, thế nào cũng có ông bảo là Baoleo biết đ..éo gì, khi nói Cầu Mai Pha do Baoleo tôi thi công, lại thuộc dự án đường 279 năm 1980, khi mà 2 địa điểm cách nhau tầm 30 cây số.
😀

Tôi đã không muốn đề cập đến chuyện lịch sử, cũng như kiến thức về địa lý, nhưng không nói, thì tay Trung Sy lại bảo là:
- Ôi dồi ông ấy khoe ấy mà chứ biết đ..éo gì ---
😄

Vậy thì nói 1 lần cho xong.
Năm 1979, Tầu đánh Việt Nam. Đánh nhau to ở Lạng Sơn. Và quân thù Trung Quốc, đã thọc vào tận thị xã Lạng Sơn.
Về phía Việt Nam, khi đó đã coi Đèo Sài Hồ (gần Đồng Mỏ) là nơi chốt chặn cuối cùng. Và thị trấn Đồng Mỏ trở thành thủ phủ của tỉnh Lạng Sơn, thay cho thị xã Lạng Sơn, cho tới tận năm 1985.
Quay lại năm 1980, khi Việt Nam quyết định làm đường 279.
Khi đấy, từ Đồng Mỏ lên thị xã Lạng Sơn, duy nhất chỉ có con đường quốc lộ số 1 từ thời Pháp để lại.
Đây trở thành con đường độc đạo và duy nhất, để tiếp viện cho thị xã Lạng Sơn.
Đến đây, việc phải mở một con đường thứ hai, từ thị trấn Đồng Mỏ lên thị xã Lạng Sơn được đặt ra.
Tuyến đường dự kiến sẽ được mở mới, là từ thị trấn Đồng Mỏ, men theo vệt đường sắt, lên đến Mai Pha, rồi đi vào phía sau, phía Đông - Nam của thị xã Lạng Sơn.
Đó là lý do, tại sao, năm 1980, Binh đoàn 12, được giao nhiệm vụ xây dựng cầu đường bộ Mai Pha (cây cầu đường bộ thứ nhất). Cây cầu này, sẽ nằm trên tuyến đường mới, để đi lên Lạng Sơn.
Và đấy là lý do, tại sao, cây cầu ở Mai Pha, lại nằm trong kinh phí và kế hoạch, cũng như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279.
Tuy nhiên, từ năm 1980 đến năm 1992, Việt Nam nghèo vãi ra, nên tuyến đường bộ, ven theo đường sắt, chạy từ Đồng Mỏ, lên đến Mai Pha, rồi đi vào phía sau, phía Đông - Nam của thị xã Lạng Sơn, bị bỏ nửa chừng.
Cho mãi đến tận năm 1994, tuyến đường bộ, ven theo đường sắt, chạy từ Đồng Mỏ, lên đến Mai Pha, rồi đi vào phía sau, phía Đông - Nam của thị xã Lạng Sơn, mới được tái khởi động lại, bằng nguồn vốn của ADB.
Khi đó, Tập đoàn NN của Baoleo, đảm nhận thi công tuyến đường 1 mới, mà bây giờ là đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn ấy, trong đó có gói thầu ADB2-N1, là trùng đúng với vệt đường, như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279, đoạn nhánh từ Đồng Mỏ lên Mai Pha.
Vậy là duyên nợ, Baoleo tôi lại làm cầu Mai Pha lần thứ hai. Lần này, cây cầu này do vốn của ADB, để thay cho cây cầu đường bộ Mai Pha thứ nhất, do vốn của Bộ Quốc phòng, mà năm 1980, khi Baoleo tôi là thiếu uý kỹ sư, đã từng làm ra nó.
Đó là lý do, tại sao, cây cầu ở Mai Pha, lại nằm trong kinh phí và kế hoạch, cũng như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279.
Xin đưa các cụ xem, bản đồ tuyến đường 1 mới, mà bây giờ là đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn ấy, trong đó có gói thầu ADB2-N1, là trùng đúng với vệt đường, như như trên bản đổ tác chiến của tuyến đường 279, đoạn nhánh từ Đồng Mỏ lên Mai Pha.

LS.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
MÙA XUÂN ẨM ƯỚT 2024
Mùa xuân này, mùa xuân ẩm ướt của năm 2024, lại nhớ về tháng ngày năm xưa, thời mà ‘mũ vàng sao sáng-mắt ngời ngời’, và nhìn lại lá thư những năm tháng ấy, tự thấy rằng, Tuan Bim tôi vẫn sẽ vào quân ngũ, nếu đất nước lại có giặc.
Đây là thư của cô em gái, của 1 người bạn cùng đơn vị, nhà ở Bắc Giang.
Tôi có về nhà người đồng đội ấy 2 lần, khi cùng học sỹ quan, nên cô em gái ấy, gửi lời hỏi thăm anh Tuấn.
Thời trai trẻ, tôi chẳng có cô gái nào nhòm ngó, nên cậu bạn cho tôi luôn lá thư ấy, cho đỡ tủi thân.
Thư.jpg
 

gld

Xe điện
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
4,485
Động cơ
364,731 Mã lực
Tuổi
53
Hồi ký hay quá giờ em mới đc đọc
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
Nhiều cụ CCB, kể cả sỹ quan thời của chúng tôi, cũng đã quên nhiều sự kiện lịch sử, mà chính chúng ta là những người lính chiến đấu trong thời kỳ ấy.
Vậy để nhớ về 45 năm, ngày kết thúc giại đoạn 1 của cuộc chiến 10 năm đánh quân Trung Quốc: ngày 18/03/1979 – ngày 18/03/2024, Baoleo tôi, xin tóm tắt lại cuộc chiến 10 năm, để các cụ ôn lại nhé.

CUỘC CHIẾN 10 NĂM ĐÁNH QUÂN TRUNG QUỐC

Giai đoạn 1: Trung Quốc huy động 60 vạn quân chủ lực tấn công quân sự Việt Nam:

Từ 17/2 - 18/3/1979, ngày 17/2/1979, lấy lý do thực hiện một cuộc “phản kích tự vệ”, giới cầm quyền Trung Quốc huy động 60 vạn quân chủ lực tấn công quân sự đối với Việt Nam trên toàn tuyến phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh) với chiều dài hơn 1.000km.

Và đến trưa ngày 5/3/1979, giới cầm quyền Trung Quốc đã tuyên bố bắt đầu rút quân. Và chiều cùng ngày, quân đội Trung Quốc bắt đầu rút khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Thể hiện thiện chí hòa bình, khi Trung Quốc rút quân, Đảng và Nhà nước Việt Nam tuyên bố không truy kích.

Song, từ ngày 6/3/1979, trong quá trình rút lui về nước, quân đội Trung Quốc đã vừa rút vừa đánh phá, gây thêm nhiều thiệt hại về người và của đối với đồng bào các dân tộc Việt Nam ở vùng giáp biên giới.

Đến ngày 18/3/1979, Trung Quốc mới rút hầu hết quân khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, một bộ phận quân chủ lực Trung Quốc “vẫn chiếm đóng trái phép một số nơi thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên, có nơi sâu trong nội địa Việt Nam từ 200-600m; thường xuyên gây xung đột vũ trang, làm cho tình hình trên tuyến biên giới tiếp tục căng thẳng kéo dài”.

Giai đoạn 2: Cuộc chiến tranh chuyển từ diện rộng toàn tuyến sang diện điểm:
Từ sau ngày 18/3/1979 cho đến cuối năm 1985, đây là giai đoạn cuộc chiến tranh chuyển từ diện rộng toàn tuyến sang diện điểm, cục bộ. Sau khi rút một bộ phận lớn quân đội khỏi lãnh thổ Việt Nam, nhà cầm quyền Trung Quốc đe dọa “dạy cho Việt Nam bài học thứ hai”, tiếp tục có những động thái gây hấn, sử dụng quân sự để tấn công, phá hoại tiềm lực quốc phòng, cơ sở vật chất - kỹ thuật ở biên giới các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam.

Từ sau ngày 18/3/1979, quân Trung Quốc tiếp tục sử dụng pháo, súng cối bắn phá trên toàn tuyến biên giới; đồng thời, tổ chức nhiều đợt tấn công lấn chiếm nhiều điểm trên khu vực biên giới thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc lựa chọn Hà Tuyên và lấy Vị Xuyên làm điểm tấn công lấn chiếm.

Từ tháng 4/1984, quân Trung Quốc dùng pháo binh bắn phá toàn tuyến biên giới tỉnh Hà Tuyên, kéo dài dai dẳng, ác liệt trong gần 1 tháng; và mở nhiều đợt tiến công lấn chiếm vào lãnh thổ Việt Nam, tập trung chủ yếu ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Tuyên). Sau nhiều ngày dùng pháo binh bắn phá ác liệt vào các tỉnh biên giới của Việt Nam, ngày 28/4/1984, Trung Quốc lại mở cuộc tấn công xâm lược lấn chiếm biên giới Việt Nam; đây là cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của Trung Quốc vào Việt Nam.

Trung Quốc đã lần lượt huy động nhiều đơn vị, tổng số khoảng 50 vạn quân từ 8 trong 10 đại quân khu để tấn công vào Việt Nam, chủ yếu ở Vị Xuyên, Hà Giang ngày nay. “Với một chính diện khoảng 20km, sâu khoảng 10km; mục tiêu là lấn tới bắc suối Thanh Thủy, để vẽ lại đường biên giới sâu vào đất Việt Nam khoảng 5km”.

Cho đến cuối tháng 4/1984, "quân Trung Quốc đã chiếm được tất cả các điểm cao trên tuyến biên giới: 1509, 772, 685, 266, 233 - Tây Sông Lô. Quân ta thương vong lớn phải lui về tuyến thấp tổ chức phòng ngự để ngăn chặn quân Trung Quốc không cho chúng lấn sâu vào đất ta”. Để chiếm lại các vị trí đã mất, đẩy lui quân xâm lược, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 chủ trương tổ chức chiến dịch phản công mang tên mật danh MB84.

Tuy nhiên, do bất lợi về địa hình và hỏa lực nên “việc thực hiện chiến dịch “MB84” ngày 12/7/1984 của 3 sư đoàn: 356, 316, 312 tấn công đánh chiếm lại các cao điểm 772, 233, 1030 đều không thành công. Quân ta thương vong nặng, có thể nói đây là ngày “đẫm máu nhất”, thương vong nhiều nhất trong cuộc chiến tranh chống lấn chiếm, bảo vệ biên giới Vị Xuyên, Hà Tuyên từ năm 1984 đến năm 1989. Do đó, cán bộ, chiến sĩ ta đã chiến đấu ở Mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên gọi ngày 12/7/1984 là ngày “Giỗ trận” các liệt sĩ đã hy sinh tại Mặt trận Vị Xuyên - Hà Tuyên.

Giai đoạn 3: Vừa đánh vừa đàm, chấm dứt chiến tranh:
Từ 1986 đến tháng 10/1989, giai đoạn cầm cự, vừa đánh, vừa đàm và chấm dứt chiến tranh. Chiến trường chủ yếu vẫn diễn ra ở Vị Xuyên, Hà Giang.

Để thể hiện thiện chí hòa bình “ngày 26/6/1987, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi thông điệp miệng cho ông Đặng Tiểu Bình đề nghị có cuộc gặp riêng Việt Nam - Trung Quốc nhằm hợp tác trong việc thúc đẩy tiến trình giải quyết vấn đề Campuchia”.

Và “năm 1988, Trung Quốc không tổ chức một đợt tấn công quy mô lớn nào vào các trận địa phòng ngự của ta, mà chủ yếu dùng pháo bắn phá các trận địa phòng ngự và sát thương sinh lực của ta”.

Ta cũng đã chủ động rút quân chủ lực khỏi đường biên 40km. Do đó, từ cuối năm 1988, giới cầm quyền Trung Quốc cho quân dừng hoạt động pháo kích sang đất Việt Nam. Bước sang năm 1989, Trung Quốc ngừng bắn pháo vào Mặt trận Vị Xuyên. Ngày 15/5/1989, kẻ địch bắt đầu nổ mìn phá công sự ở điểm cao 233 và một số nơi khác, bắt đầu rút quân. Cũng từ đó, hai bên đã ngừng bắn trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Đến tháng 10/1989, Trung Quốc rút toàn bộ quân khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Đến đây, cuộc chiến tranh biên giới Việt - Trung mới thật sự chấm dứt. Và sau cuộc Hội nghị cấp cao không chính thức giữa Việt Nam và Trung quốc tại Thành Đô (Trung Quốc) từ ngày 3-4/9/1990, quan hệ giữa hai nước bắt đầu có chiều hướng phát triển tích cực hơn.

Năm 1991, hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ./.
17-02-1979.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
GIỮ CẤP ‘HÀM QUAN CÔNG’ – CƠ KHỔ.

Ở thời đại ‘Tam quốc diễn nghĩa’, có một ông tướng tên là Quan Công.
Quan Công không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn có tư cách – đạo đức vững vàng.

Trong lịch sử ‘Tam quốc diễn nghĩa’, ở Hồi thứ 25: ‘Đóng Thổ-sơn, Quan-công ước ba việc /Cứu Bạch-mã, Tào Tháo thoát vòng vây’, còn ghi rằng:
-“….Hôm sau rút quân về Hứa-xương. Quan-công thu xếp xa-trượng, mời hai chị lên xe, tự mình đi hộ vệ. Khi đi đường, nghỉ ở quán-dịch, Tháo muốn làm rối loạn lễ vua tôi, để Quan-công và hai chị dâu cùng ở một nhà. Quan-công cầm đuốc đứng hầu ngoài cửa, tự tối đến sáng, sắc mặt không lúc nào có dáng mỏi mệt. Tào Tháo thấy thế lại càng kính phục…”.

Mặc dù là một vị tướng trí dũng song toàn, đạo đức sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nhưng theo như cương lĩnh trong ‘Đại hội vườn đào’ đã tuyên, thì suốt đời, Quan Công chỉ được giữ ‘Hàm phó’, bởi chức Chủ tịch, thì Lưu Bị đã độc chiếm.
Cơ khổ.

Nay, ở thời đại dân chủ - cộng hoà, có người lính Cụ Hồ, tên là Baoleo, cũng chịu khổ không kém.
Thời còn ‘mặc binh phục – đeo binh phù -phụng mệnh triều đình’ đánh giặc cứu nước, thì luôn luôn được cử làm chỉ huy của các em tân binh.
Suốt ngày phải gương mẫu và làm người chỉ huy có đạo đức cách mạng trong sáng ngời ngời, thấm đẫm phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ. Đời thật cơ khổ.

Đến mức gần như ho lao vì cứ phải hắng giọng và đánh tiếng, để các em nó ăn mặc bớt hở hang, hãy kín đáo vào.
Đến mức tay bị cứng khớp vì cứ phải lên gồng, để không bị các em nó giằng ra và đặt tay mình vào eo của em nó.
Cơ khổ.

Về đời thường, tưởng sẽ có được những trải nghiệm cháy bỏng, để rồi viết thành văn như tay Trung Sỹ bạn tôi, hay liều mạng hưởng thụ như ngài angkorwat , té ra, số khổ vẫn hoàn là số khổ.
Người cựu quân nhân lại còn khổ hơn thời còn quân ngũ.

Đi đâu, làm gì, ăn uống chỗ nào, nhất thời đều có 1 em xuynh xuynh theo sát như hình với bóng, một bước không đi, một ly không rời.
May ra, chỉ có đêm hôm khuya khoắt, nhà cháu mới được ngả mình lên chiếc giường cá nhân, để thoát nạn kìm kẹp.

Nay, tạm điểm danh 4 cô xuynh xuynh ở 4 thời kỳ.
1/Cô thứ nhất:
Cô này vào công sở NN trước nhà cháu vài tháng, và là người chiêu mộ và tuyển nhà cháu vào làm việc. Cô này là người đưa đường, chỉ lối, và dẫn dắt nhà cháu mọi chuyện. Từ đi công tác, cho đến ăn ở xa hoa.
Thời đó, 1 tờ đô-la đổi được 2 chỉ rưỡi vàng mười. Lương nhà cháu kể cả phụ cấp các kiểu con đà điểu, đâu như 5 cây vàng/tháng, thì cô này là người đã dẫn dắt nhà cháu vào đời, với phương châm:
-Càng tiêu nhiêu tiền, càng có thành tích.
Cô này là người dẫn nhà cháu đi các kiểu khách sạn 4 và 5 sao thời đó. Đi ăn ở các nhà hàng sang choảnh thời đó.
Hình ảnh số 1 và số 2, là cô này khi ở văn phòng và khi dẫn nhà cháu đi thực địa.

01.jpg


02.jpg


2/Cô thứ hai:
Cô này là con chiên, cháu ruột của giáo chủ Ngô Quang Kiệt – Tổng giám mục Hà Nội.
Cô này thì ngoan thôi rồi Lượm ơi. Nhưng gái ngoan, lại gập cán bộ hiền lành, thì số khổ lại càng thêm khổ.
Cô này, suốt ngày bị nhà nhà cháu dẫn đi luồn rừng, lội suối. Tây Bắc cũng qua mà Tây Nguyên cũng từng.
Hình ảnh số 3 và số 4, là cô này khi ở văn phòng và khi đi với nhà cháu ở Tây Nguyên.

03.jpg


04.jpg


3/ Cô thứ ba:
Cô này là dân du học ở Tây, chuyên ngành về quản lý.
Cô này thì thông minh. Nhưng thông minh thì vất vả. Gớm, cô này đã kèm nhà cháu đi cùng suốt 63 tỉnh thành của Việt Nam. Cũng cơ khổ.
Hình ảnh số 5 và số 6, là cô này khi ở văn phòng và khi đi với nhà cháu ở Tây bắc, có ghé vào thăm cây đào của Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Tô Hiệu ở Sơn La.

05.jpg


06.jpg


4/ Cô thứ tư:
Cô này thì nhiều cụ nhớ mặt rồi, vì kèm nhà cháu suốt.
Cô này cũng là con chiên. Cũng là dân du học về.
Con gái thời đại thế kỷ 21, nên kìm kẹp bằng lạt mềm. Chẳng biết nỗi khổ nào hơn nỗi khổ nào.
Hình ảnh số 7 và số 8, là cô này khi ở văn phòng và khi đi với nhà cháu ngoài thực địa.
07.jpg


08.jpg


5/ Kết luận:
Giữ chức vụ với ‘hàm Quan Công’, to thì cũng có to, nhưng khổ quá.
Cơ khổ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
LỜI THỀ NGƯỜI LÍNH
Tiểu đội trưởng của tôi, lại trọng thương lần thứ N, và phải đến phân khoa ‘Hồi sức – Cấp cứu’.
Qua nhiều gian nan vất vả, được sự cứu chữa tận tình của lực lượng quân y, tiểu đội trưởng của tôi, đã được hạ xuống trung thương, và được xuống phân khoa ‘Điều trị tích cực’.

Đã qua gần 20 năm ròng, tiểu đội trưởng của tôi vẫn nằm, và vẫn phải đi cấp cứu mỗi khi lực lượng thù địch áp đảo.
Trong tôi, vẫn giữ tron vẹn lời thề của người lính:
-Giù gian nan - hiểm nguy đến mấy, vẫn kiên quyết không hèn nhát chạy chốn. Kiên quyết không bỏ mặc thương binh nằm lại 1 mình trên trận địa.

a0.jpg


a1.jpg
 

Soinho

Xe máy
Biển số
OF-429078
Ngày cấp bằng
11/6/16
Số km
52
Động cơ
208,376 Mã lực
LỜI THỀ NGƯỜI LÍNH
Tiểu đội trưởng của tôi, lại trọng thương lần thứ N, và phải đến phân khoa ‘Hồi sức – Cấp cứu’.
Qua nhiều gian nan vất vả, được sự cứu chữa tận tình của lực lượng quân y, tiểu đội trưởng của tôi, đã được hạ xuống trung thương, và được xuống phân khoa ‘Điều trị tích cực’.

Đã qua gần 20 năm ròng, tiểu đội trưởng của tôi vẫn nằm, và vẫn phải đi cấp cứu mỗi khi lực lượng thù địch áp đảo.
Trong tôi, vẫn giữ tron vẹn lời thề của người lính:
-Giù gian nan - hiểm nguy đến mấy, vẫn kiên quyết không hèn nhát chạy chốn. Kiên quyết không bỏ mặc thương binh nằm lại 1 mình trên trận địa.

a0.jpg


a1.jpg
Chúc tiểu đội trưởng của cụ nhanh bình phục.
 

angkorwat

Xe điện
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
4,413
Động cơ
535,408 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
LỜI THỀ NGƯỜI LÍNH
Tiểu đội trưởng của tôi, lại trọng thương lần thứ N, và phải đến phân khoa ‘Hồi sức – Cấp cứu’.
Qua nhiều gian nan vất vả, được sự cứu chữa tận tình của lực lượng quân y, tiểu đội trưởng của tôi, đã được hạ xuống trung thương, và được xuống phân khoa ‘Điều trị tích cực’.

Đã qua gần 20 năm ròng, tiểu đội trưởng của tôi vẫn nằm, và vẫn phải đi cấp cứu mỗi khi lực lượng thù địch áp đảo.
Trong tôi, vẫn giữ tron vẹn lời thề của người lính:
-Giù gian nan - hiểm nguy đến mấy, vẫn kiên quyết không hèn nhát chạy chốn. Kiên quyết không bỏ mặc thương binh nằm lại 1 mình trên trận địa.

a0.jpg


a1.jpg
Người lính tiêu biểu nhất trong những người tiêu biểu.
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,273
Động cơ
4,724,478 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
LỜI THỀ NGƯỜI LÍNH
Tiểu đội trưởng của tôi, lại trọng thương lần thứ N, và phải đến phân khoa ‘Hồi sức – Cấp cứu’.
Qua nhiều gian nan vất vả, được sự cứu chữa tận tình của lực lượng quân y, tiểu đội trưởng của tôi, đã được hạ xuống trung thương, và được xuống phân khoa ‘Điều trị tích cực’.

Đã qua gần 20 năm ròng, tiểu đội trưởng của tôi vẫn nằm, và vẫn phải đi cấp cứu mỗi khi lực lượng thù địch áp đảo.
Trong tôi, vẫn giữ tron vẹn lời thề của người lính:
-Giù gian nan - hiểm nguy đến mấy, vẫn kiên quyết không hèn nhát chạy chốn. Kiên quyết không bỏ mặc thương binh nằm lại 1 mình trên trận địa.

a0.jpg


a1.jpg
Ngưỡng mộ bác cựu chiến binh >:D<
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
16 TUỔI

Tôi sinh tháng 11 năm 1957. Tôi nhập ngũ tháng 9 năm 1974.
Khi ấy, tôi mới 16 tuổi và 9 tháng.

Khi ấy, tôi là của để dành của mẹ tôi.
Chẳng gì, thì tôi cũng luôn là học trò giỏi. Chỉ tính riêng trong 3 năm cấp ba, tôi luôn là học trò đạt cấp A3 và A2. Mặt mũi tôi nom cũng sáng sủa, và mẹ tôi đã hy vọng sẽ có người chấp nhận lấy tôi, và mẹ tôi sẽ có cháu bế.

Nhưng, đó là năm 1974, năm mà cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước chưa chấm dứt. Thần chết còn chưa ngán thịt người. Và sẽ còn nhiều trăm ngàn người nữa, đang được thần chết há miệng đón chờ.

Hỡi phái đẹp trên FB, các bạn cũng đều đã có con. Đó là các thiên thần có nickname là 'Bống', là 'Tít', cho dù chúng đã 16 tuổi hoặc hơn. Các thiên thần đấy, hay là các thỏi vàng, hay là các cục kim cương ấy, đang ngồi ở trong các trường Quốc tế ở VN hoặc ở nước ngoài, và các mẹ trên FB hôm nay, đang xót xa, vì các thiên thần ấy, sáng nay chưa xơi hết bát phở bò tái với 2 quả trứng trần.

Mẹ tôi nghèo. Chắc hẳn là mẹ tôi không dám ước tôi, dù chỉ là một tờ mười đồng mầu đỏ có in hình Ông Cụ (thời giá năm 1974). Nhưng chắc chắn, mẹ tôi sẽ ước tôi, sẽ là một bìa đậu phụ gẫy, một cân gạo xấu, để giúp mẹ khi đã già, mắt mẹ đã mờ, và chân mẹ đã chậm.

Nhưng đó là năm 1974, thần chết chưa ngán thịt người.
Và cân gạo xấu của mẹ, mới chỉ hơn 16 tuổi đầu, tay vẫn còn dính mực tím học trò, đã lên đường tòng quân cứu nước.

Mẹ ơi, nay con đã già, và con mới hiểu được lòng mẹ ở năm 1974, năm con mới 16 tuổi đầu, mẹ đã dứt ruột, hiến dâng cân gạo xấu để dành cho tuổi già của mẹ, tặng cho tổ quốc.

Và bây giờ đã già, tôi lại lẩn thẩn hỏi FB rằng:
- 16 tuổi, người ta làm gì nhỉ.

16 t.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
VỀ QUÊ – THĂM NHÀ NGƯỜI ANH HÙNG

***Trong ‘Lý lịch quân nhân’, mục ‘Quê quán’ của tôi có ghi: ‘phố Thắng – Hiệp Hoà -Hà Bắc’.
Do những biến động của lịch sử, mảnh đất này, là nơi ông bà nội tôi, đã ở lại định cư, từ sau ngày ‘Toàn quốc kháng chiến’ năm 1946.
Và chính tôi, cũng đã trải qua những năm tháng tuổi thơ ở ‘phố Thắng’, từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 11 của năm 1968, khi Tổng thống Mỹ Giôn-xơn tuyên bố chấm dứt ném bom, kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
Hiện nay, rất nhiều người em của tôi, thế hệ cháu của ông bà nội tôi, vẫn đang sinh sống ở phố Thắng. Và ông bà nội của tôi, cũng đã chọn phố Thắng là nơi nằm lại mãi mãi của ông bà. Từ trong tiềm thức, phố Thắng được coi như là quê thứ hai của tôi, cùng với Hà Nội là nơi tôi sinh ra, lớn lên, và về già.
Trên FB của tôi, tôi đã từng kể rất nhiều chuyện kể về phố Thắng, nhưng trong ‘tút’ hôm nay, ngày 30 tháng tư năm 2024, tôi sẽ kể câu chuyện ‘Về quê – Thăm nhà người anh hùng’.

***Lịch sử còn ghi:
+++ Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Đại úy Ngô Văn Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đoàn đánh địch ở cầu xa lộ Sài Gòn. Đây là cây cầu rất quan trọng, lá chắn cuối cùng của quân địch tại cửa ngõ Sài Gòn.
Cầu Sài Gòn có kết cấu hình vòm nên địch rất dễ quan sát đội hình của ta, trong khi ta rất khó quan sát được địch. Do đó, ba chiếc xe tăng của ta đi đầu đều bị chúng bắn cháy, lửa khói mù mịt khiến đội hình phía sau dồn lại, không thể di chuyển lên phía trước. Trước tình hình đó, đang ngồi trong chiếc xe tăng số hiệu 912, Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ lập tức bật cửa xe, nhô hẳn người lên để quan sát địch và chỉ huy đơn vị vượt cầu. Trong làn mưa đạn, hình ảnh người chỉ huy hiên ngang hô vang mệnh lệnh:
-“Nhằm thẳng Sài Gòn! Tiến!”
Đã là động lực thôi thúc cả tiểu đoàn xông lên. Thế nhưng một loạt đạn của kẻ thù đã bắn trúng anh, máu thấm đỏ cả mũ và áo, Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ đã anh dũng hy sinh ngay trên tháp pháo xe tăng 912, cách cánh cổng Dinh Độc Lập không xa, ngay trước giờ toàn thắng chỉ vài tiếng đồng hồ.
Thi hài người anh hùng được đưa xuống vệ đường bàn giao cho bộ phận chính sách. Những người khâm liệm cho anh kể lại: Ngay cả khi đã chết, gương mặt người tiểu đoàn trưởng dường như vẫn đang mỉm cười.

Phố Thắng quê tôi, mãi mãi còn khắc khi tấm gương của Anh hùng quân đội: Đại úy Ngô Văn Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2).

+++ Vào buổi trưa ngày 30/04/1975, khi xe tăng của ta lao vào Dinh Độc lập, một nhà báo phương Tây, đã chụp được tấm hình, mà cần phải có rất nhiều thời gian, mới có thể bình, giải mật hết những ý nghĩa của tấm hình đó. Đây là tấm hình, chụp một người lính xe tăng:
-Với khuôn mặt gầy gò, hốc hác, trên đầu và cánh tay trái còn vết máu
-Người lính này, đang đứng phía trước chiếc xe tăng của anh đang đậu trước thềm Dinh Độc lập,
-Tay chống nạnh, đang lắng nghe 2 ông chỉ huy chắc chắn là cao cấp hơn mình – đang vung tay chém chém,
-Nét mặt người lính xe tăng, đầy vẻ ưu tư, không hề có nét gì là hân hoan, là sảng khoái, là vỡ òa,
Anh chính là Nguyễn Hữu Cử, lúc ấy là Chính trị viên Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Xe tăng 203.

Ngày 30/4/1975, Tiểu đoàn 1 dẫn đầu đội hình tiến về thành phố Sài Gòn. Ngồi trên xe, qua hệ thống bộ đàm, Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử biết tin Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ trúng đạn địch hy sinh, khi xe tăng mà anh Cử đang ngồi, đã gần đến cầu Sài Gòn. Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử tiếp tục chỉ huy Tiểu đoàn 1, cho triển khai đội hình xe tăng ta dạt sang hai bên đường, bắn chéo lên cầu Sài Gòn, diệt 2 xe tăng địch, vì cầu cong, nếu bắn thẳng sẽ vướng. Sau đó, đơn vị vượt cầu Sài Gòn tiến vào Dinh Độc Lập. Khi cả Tiểu đoàn đã vào sân Dinh Độc Lập, Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử cho một xe tăng chắn cổng ra vào, vì lúc bấy giờ trong sân Dinh Độc Lập chật cứng các loại xe.
Trong tấm hình, nét mặt người lính xe tăng, đầy vẻ ưu tư, không hề có nét gì là hân hoan, là sảng khoái, là vỡ òa . Bởi vì:
-Người tiểu đoàn trưởng xe tăng, người đồng cấp ngang chức với anh, vừa mới hy sinh cách đây vài tiếng đồng hồ, thi thể của liệt sỹ, vẫn còn đang ấm nóng.
-Trên đường tiến công vào Dinh Độc lập sáng nay, rất nhiều chiến sỹ xe tăng trong tiểu đoàn của anh, đã hy sinh, đã bị trọng thương, đang nằm rải rác đâu đó, từ chân cầu Sài Gòn, vào đến tận cửa Dinh.
- Với khuôn mặt gầy gò, hốc hác, trên đầu và cánh tay trái còn vết máu, anh Cử đứng chống một tay - > là đang nghe cụ Tài - Lữ đoàn trưởng, và cụ Tùng-Chính ủy Lữ đoàn – đang dặn dò là phải quay trở lại đường tiến công sáng hôm đó, để thu gom và giải quyết công tác thương binh, liệt sỹ của tiểu đoàn.

+++ Cũng vào buổi trưa ngày 30/04/1975, sau khi chiếc xe tăng số hiệu 390 của chính viên đại đội Toàn húc đổ cánh cửa Dinh Độc lập, và đại trưởng Thận rời xe tăng số hiệu 843, chạy bộ - lao vào Dinh Độc lập và cắm lá Quân kỳ lên nóc Dinh, thì một nhà báo phương Tây, cũng đã chụp được tấm hình, một chiếc xe tăng khác của ta trong đại đội của anh Thận, có số hiệu 380, hiên ngang lao qua cổng Dinh.

Cần phải nhắc lại rằng:
Ngày 28.4.1975, tại Căn cứ Nước Trong- một điểm chốt phòng thủ ngoại vi thành phố Sài Gòn đã diễn ra một trận đánh khốc liệt. Trong trận đánh đó, xe tăng số 380 đã dính đạn trọng thương, trưởng xe Nguyễn Đình Luông (quê Thanh Hóa) trọng thương, pháo thủ số hai Nguyễn Kim Duyệt người ở Đại La -Hà Nội - đã hy sinh anh dũng.
Khi đó, xe tăng số 380 bị bắn thủng tháp pháo, 1 khẩu 12 ly 7 bị lật tung, 1 đại liên bị bẹp. Từ thời điểm đó, xe 380 mất sức chiến đấu, do chỉ còn 2 thành viên, là chiến sỹ lái xe tăng Nguyễn Khắc Nguyệt và pháo thủ số 1 có tên là Thọ. Vũ khí trên xe tăng 380 bị tổn thất nặng nề, pháo chỉ bắn được bằng tay, không bắn được bằng điện. Anh Nguyệt khi đó bảo anh Thọ nạp sẵn viên đạn xuyên. Đây là viên sinh tử, chỉ bắn khi gặp xe tăng, còn anh Nguyệt lái xe thì dùng súng máy. Trên đường từ cầu Sài Gòn vào đến Dinh, có một số chiến sĩ bộ binh của ta nhảy lên xe 380.

Trong tấm hình của nhà báo phương Tây, người lái chiếc xe tăng 380 vào thời khắc đó, chính là đồng đội bậc đàn anh của tôi, bây giờ là nhà văn - đại tá xe tăng Nguyễn Khắc Nguyệt. Khi ấy, anh Nguyệt và xe tăng số hiệu 380 thuộc đại đội 4 – tiểu đoàn 1, trung đoàn xe tăng 203, có tiểu đoàn trưởng là anh hùng Ngô Văn Nhỡ và chính tri viên tiểu đoàn là anh Nguyễn Hữu Cử.


*** Khi anh Nhỡ hy sinh, vợ anh – bà Quách Thị Loan, mới chớm bước vào tuổi 27, còn người con trai duy nhất của anh – tên là Ngô Văn Việt – mới được hơn 1 tháng tuổi.
Giờ đây, ở tuổi 70, bà Loan có một cuộc sống thanh đạm bên căn nhà nhỏ rợp bóng cây xanh, có vườn rộng, hoa thơm, mùa nào thức ấy. Ngô Văn Việt giờ đã là bố của hai đứa trẻ. Không biết mặt cha, mọi ký ức về bố, Việt chỉ nghe qua lời mẹ, lời bà kể lại. Nhưng đối với Ngô Văn Việt thì bố Nhỡ luôn là tấm gương sáng để anh cố gắng, khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống, trở thành người con hiếu thảo với mẹ, với gia đình và sống có ích cho xã hội.

Hôm nay, ngày 30 tháng tư năm 2024, cùng với các đồng đội thuộc Binh chủng Tăng-Thiết giáp, Tuan Bim tôi đã về thăm nhà người Anh hùng Ngô Văn Nhỡ - ở phố Thắng quê tôi.
Bốn chín (49) năm đã qua. Chiến tranh đã lùi xa. Nhiều chuyện có thể đã lãng quên.
Nhưng có những chuyện không thể quên.

Đó là tấm gương về người Anh hùng Ngô Văn Nhỡ. Cũng như những người anh hùng bình dị khác, như chính trị viên tiểu đoàn Nguyễn Hữu Cử, người lính lái xe tăng số hiệu 380 Nguyễn Khắc Nguyệt, và các bạn đồng đội thuộc mọi quân binh chủng của tôi, tôi sẽ còn kể mãi.
Tôi sẽ còn kể mãi chuyện về chúng tôi, để thế hệ đàn em mai sau, biết được, thế hệ chúng tôi, mới chỉ hơn 16 tuổi đầu, đã khoác quân phục, lao vào chiến trận, để nước Việt mãi xanh tươi.


*** Tôi xin mượn lời của anh Ngô Văn Hạng – là em trai của Anh hùng quân đội - Đại úy Ngô Văn Nhỡ, để thay lời kết:

-“Trước đây, mỗi khi gần về đến nhà, em lại ngó lên dây phơi quần áo ngoài sân. Nếu thấy có bộ quân phục, là biết anh trai được về thăm nhà.
Sau chiến tranh, các anh không về nữa. Và không còn bộ quân phục trên dây phơi.
Hôm nay, 49 năm ngày anh Nhỡ hy sinh, đồng đội của anh Nhỡ về thăm anh.
Gian nhà lại sáng bừng lên, với ‘sao trên mũ và quân hàm trên vai’. Và ngôi nhà của anh, lại tràn đầy tiếng cười đồng đội, tràn đầy những ánh mắt thân thương của hoà bình”.

Hình số 1 là Anh hùng quân đội Ngô Văn Nhỡ.
01- về quê 3 - anh Nhỡ.jpg


Hình số 2 là nơi anh Nhỡ nằm nơi quê nhà
02-Về quê 1-2.jpg


Hình số 3 là anh Nguyễn Hữu Cử - trưa ngày 30/04/197 5 tại Dinh Độc Lập.
03-Về quê 1.jpg


Hình số 4 là chiếc xe tăng có số hiệu 380, do anh Nguyễn Khắc Nguyệt lái, đang hiên ngang lao qua cổng Dinh, trưa ngày 30/04/1975
04-về quê 2.jpg


-Hình số 5 là hình ảnh chụp tại gia đình người Anh hùng Ngô Văn Nhỡ, hôm nay (30/04/2024)

+ Người mặc áo hoa bên cạnh Tuan Bim, là chị Loan – vợ anh Nhỡ.

+ Người mặc quân phục bên cạnh Tuan Bim, là đại tá Nguyệt, người lái chiếc xe tăng số hiệu 380.

+ Người mặc quân phục thứ 3 từ trái sang, là chuẩn uý xe tăng Lê Trí Dũng – Bây giờ là hoạ sỹ lừng danh của nước Việt ta.
05-về quê 4 - anh Nhỡ.jpg


Hình số 6 là nhà ông bà nội tôi ngày xưa, đối diện với ‘Vườn hoa Ông tượng’ ở phố Thắng

06-về quê 5 - anh Nhỡ.jpg


Đây là tấm hình Chiếc xe tăng số hiệu 912, có người anh hùng quân đội - Đại úy Ngô Văn Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2) – hy sinh trên tháp pháo buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, ở đầu cầu Sài Gòn.
Ngày 15 tháng 05 năm 1975, trong cuộc duyệt binh mừng hòa bình, thống nhất đất nước tại Sài Gòn, chiếc xe tăng số hiệu 912 lại có mặt trong đội ngũ.
Và ta vẫn như thấy bóng hình của người anh hùng quân đội - Đại úy Ngô Văn Nhỡ, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn xe tăng 203 (Quân đoàn 2).
912.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
CÂU CHUYÊN VỀ CHIẾC XE TĂNG 380
(Tất cả tư liệu là của anh Nguyễn Khắc Nguyệt)
I/Lịch sử còn ghi:
Vào buổi trưa ngày 30/04/1975, sau khi chiếc xe tăng số hiệu 390 của chính viên đại đội Toàn húc đổ cánh cửa Dinh Độc lập, và đại trưởng Thận rời xe tăng số hiệu 843, chạy bộ - lao vào Dinh Độc lập và cắm lá Quân kỳ lên nóc Dinh, thì một nhà báo phương Tây, cũng đã chụp được tấm hình, một chiếc xe tăng khác của ta trong đại đội của anh Thận, có số hiệu 380, hiên ngang lao qua cổng Dinh.
Cần phải nhắc lại rằng:
Ngày 28.4.1975, tại Căn cứ Nước Trong- một điểm chốt phòng thủ ngoại vi thành phố Sài Gòn đã diễn ra một trận đánh khốc liệt. Trong trận đánh đó, xe tăng số 380 đã dính đạn trọng thương, trưởng xe Nguyễn Đình Luông (quê Thanh Hóa) trọng thương, pháo thủ số hai Nguyễn Kim Duyệt người ở Đại La -Hà Nội - đã hy sinh anh dũng.
Khi đó, xe tăng số 380 bị bắn thủng tháp pháo, 1 khẩu 12 ly 7 bị lật tung, 1 đại liên bị bẹp. Từ thời điểm đó, xe 380 mất sức chiến đấu, do chỉ còn 2 thành viên, là chiến sỹ lái xe tăng Nguyễn Khắc Nguyệt và pháo thủ số 1 có tên là Thọ. Vũ khí trên xe tăng 380 bị tổn thất nặng nề, pháo chỉ bắn được bằng tay, không bắn được bằng điện. Anh Nguyệt khi đó bảo anh Thọ nạp sẵn viên đạn xuyên. Đây là viên sinh tử, chỉ bắn khi gặp xe tăng, còn anh Nguyệt lái xe thì dùng súng máy. Trên đường từ cầu Sài Gòn vào đến Dinh, có một số chiến sĩ bộ binh của ta nhảy lên xe 380.
Trong tấm hình của nhà báo phương Tây, người lái chiếc xe tăng 380 vào thời khắc đó, chính là đồng đội bậc đàn anh của tôi, bây giờ là nhà văn - đại tá xe tăng Nguyễn Khắc Nguyệt. Khi ấy, anh Nguyệt và xe tăng số hiệu 380 thuộc đại đội 4 – tiểu đoàn 1, trung đoàn xe tăng 203, có tiểu đoàn trưởng là anh hùng Ngô Văn Nhỡ và chính tri viên tiểu đoàn là anh Nguyễn Hữu Cử.


II/ Sau khi chia tay đơn vị và xe 380 để đi học (21.7.1975), cụ Nguyễn Khắc Nguyệt vẫn nghĩ rằng:
- với thương tích đầy mình như thế chắc rồi xe 380 này sẽ được chuyển sang làm nhiệm vụ huấn luyện hoặc thậm chí nó sẽ bị thanh lý cho vào lò nấu. Nhưng không phải vậy!
Sau khi về công tác tại BTLTTG, cụ Nguyệt lần mò tìm và phát hiện ra 380 vẫn ở trong biên chế của Lữ 203. Vậy là trong dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Lữ đoàn (22.6.1995) cụ Nguyệt lên 203 và bỏ cả lễ để sang khu xe tìm nó. Nó đã được sửa sang gần như mới, cái ống xả bẹp đã được thay, lỗ thủng trên chóp quạt gió đã được hàn lại, tuy nhiên vết chém của mảnh đạn thì vẫn còn nguyên... Cụ Nguyệt còn được biết cuối năm 78 nó cũng đã từng thần tốc vào BG Tây Nam tham gia đánh quân Khmer Đỏ và tháng 3.1979 lại hành quân ra Bắc bảo vệ BGPB. Cho đến giờ, nó vẫn nằm trong biên chế xe chiến đấu của lữ đoàn. Thật là tuyệt vời!
Từ đó, tỉnh thoảng cụ Nguyệt lại lên thăm nó- Tuấn mã sứt môi 380 thân thương của mình!


III/ Cuối tháng 4.2024 vừa rồi, cụ Nguyệt lại về 203 và đến thăm Tuấn Mã 380. Đúng thời điểm xe mở niêm nên mới vào được xe và thế là có một phát hiện động trời". Suốt bao nhiêu năm nay, vì xe niêm nên cụ Nguyệt cứ tưởng nội thất của nó đã thay mới hoàn toàn. Té ra ko phải như vậy: Tất cả máy móc, thiết bị trong xe đều nguyên bản từ xưa, chỉ có 3 khẩu súng máy có vẻ mới. Ngay cả cái dây cáp kéo số bị đứt mà tôi dùng dây thép niêm nối lại đêm 27.4.1975 cũng vẫn còn nguyên (ảnh trong phần BL).
Thương nó quá! Nhưng ngồi tính toán chi tiết thì từ khi cụ Nguyệt xa nó đến nay, 380 chắc cũng chỉ cơ động bằng xích khoảng 500 km là cùng (thời đánh K). Còn cơ động từ Huế vào An Giang, Từ An Giang ra Thái Nguyên nó đều được tàu thủy, tàu hỏa cõng.


IV/ Bình luận của Baoleo:
1/ Thương con chiến mã sứt môi, số hiệu 380 của cụ @
2/ Thương quân đội nhân dân VN nghèo quá. Đến hôm nay, các bô lão quá tuổi hưu lâu rồi, vẫn đang nằm trong lực lượng trực ban chiến đấu cấp 1 và ở tuyến 1.
3/ Nhắn với các cháu chiến sỹ xe tăng của Lữ 203, đang cưỡi con xe 380 hôm nay, rằng:
-Con xe 380 mà các cháu đang ngự ở trên, đã có tuổi đời trên 60 năm, bằng tuổi ông nội – ông ngoại của các cháu đấy.
-Hãy giữ gìn ông cụ nội số hiệu 380, bằng cách thỉnh thoảng lau chùi và về sinh bên trong, cũng như ‘bộ đồ lòng – nội tiết – ý quên – máy móc của cụ - cho sạch sẽ nhé. Chú Tuan Bim được biết, trong lòng xe 380, vẫn còn nguyên vết bùn từ thời còn ở chiến trường Căm Pu Chia thời năm 1979 đấy.
4/ Bây giờ nếu có đánh nhau, không cần cụ 380 khạc ra đạn, chỉ cần cụ lẫm chẫm bò ra đến tiền duyên mặt trận, và động cơ của cụ, cố gắng húng hắng ho lấy vài tiếng, kèm theo phun ra hơi thở phì phà mầu xanh, là quân thù đã đủ bở vía …dồi.
5/ Cẩn báo


V/ Ước mong của Baoleo:
1/ Kính cụ 380 mạnh khoẻ. Rồi sẽ được nghỉ hưu ở 1 nhà bảo tàng có bóng cây nào đấy.
2/Kính mong cụ 380, không bị quân vô lương, chúng nó đưa cụ đi Thái Nguyên.
3/ Kính mong cụ xe tăng 380: “Vạn thọ - Vô cương” ạ.
4/ Kính báo và,
5/ Cẩn báo


CÁC ẢNH MINH HOẠ:
Không cần chú thích.
01.jpg


02.jpg



03.jpg


04.jpg

Ngoại trừ 2 tấm hình. Đó là:
-Hình số 5:
Lỗ thủng trên chóp quạt gió đã được hàn lại

05.jpg

-Hình số 6:
Đây là cái dây cáp kéo số bị đứt mà cụ Nguyệt đã dùng dây thép niêm nối lại đêm 27.4.1975 cũng vẫn còn nguyên, cho đến tận hôm nay, ngày 02/05/2024.
06.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
ĐIỆN BIÊN - KỶ VẬT VÀ KÝ ỨC
1/ Kỷ vật:
Tôi có giữ một kỷ vật, liên quan đến trận đánh ở Điện Biên, 70 năm trước đây.
Đó là hộp thuốc lá nhãn hiệu Craven A.
Chiếc hộp này, tôi đã từng nhìn thấy cha tôi sử dụng từ rất lâu rồi, từ lúc tôi còn bé học cấp 1. Cha tôi dùng để đựng các thẻ, giấy tờ cá nhân, giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên, huân huy chương đánh Pháp, v.v… Nhưng khi ấy tôi không biết đó là hộp đựng thuốc lá, vì tôi không nhìn thấy cha tôi hút thuốc lá.
Sau này cho đến khi tôi đi bộ đội và lớn dần lên, thì tôi mới biết đó là hộp thuốc lá Craven A. Đây là một loại thuốc lá của Anh quốc.
Biết bao nhiêu là bóng chim đã bay qua khung cửa sổ, nhưng chiếc hộp này vẫn còn nước sơn màu đỏ, mặc dù đã hơi xỉn đổi màu theo thời gian. Có nhiều chữ tiếng Anh in cả bên ngoài và bên trong hộp, trong đó có từ Made In London, England. Chất liệu hộp bằng sắt có chỗ đã lấm tấm gỉ, nhưng nói chung chất sắt của hộp vẫn còn tốt. Có thể nói rằng vỏ hộp sắt mà người Anh họ làm có chất liệu tốt thật, đến nay vẫn sử dụng được, không chỗ nào ở vỏ hộp bị mủn.
Chiếc hộp này là chiến lợi phẩm của bộ đội ta khi đánh Pháp.
Cha tôi là chiến sỹ đánh trận ở Điện Biên Phủ, nhiều khi đơn vị ông thu được hàng tiếp tế của Pháp thả dù xuống khu vực sân bay Mường Thanh, ta thu được nào là lương thực, thực phẩm, thịt cá rau quả đóng hộp, nước uống, rượu, chè, thuốc lá, bánh kẹo nữa, v.v.. nhiều thứ lắm.
Chiếc hộp thuốc lá này có được, chắc hẳn là có xuất xứ trong một trường hợp như thế.
2/ Ký ức:
Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, vẫn thường xuyên hút loại thuốc lá Craven A -loại hộp vỏ sắt này, cho đến tận năm 1969, trước khi ốm nặng và qua đời. Khi đấy, loại thuốc lá này, được TW Đảng ta, đặt mua từ Anh quốc. Đây là loại thuốc thuộc 'gu' của Cụ Hồ.
Lại nói về ‘gu’.
+ Các bậc có quyền cao chức trọng, thì ‘gu’ của họ hay được truyền thông lưu lại.
Ông Cụ có ‘gu’ là hút thuốc lá Craven A -loại hộp vỏ sắt. Câu chuyện này thì vừa biên rồi.
+ Một cán bộ cao cấp khác, là thượng tướng Phùng Thế Tài, thì có ‘gu’ là thích ăn thịt chó.
Cá nhân Tuan Bim tôi, đã đích thân phục vụ cụ Tài nhiều lần, khi cụ Tài đến đơn vị tôi. Vậy ‘gu’ thích ăn thịt chó của cụ Tài, đương nhiên là tôi thông tỏ. Về chuyện này, tôi đã kể nhiều lần trong FB của tôi.
Tất nhiên, đã có lần tôi ‘phạm tội khi quân’. Đó là khi yêu cầu tìm 1 con chó, có ‘tiếng sủa chua chua – mới đi tơ lần đầu’, thì tôi đã dùng ‘1 con chó đã đi tơ nhiều lần và với nhiều đối tượng’, để làm cơm đãi thủ trưởng Tài. Chuyện này tôi cũng đã kể nhiều lần trong FB của tôi. Và đến bây giờ, tôi vẫn rất ân hận, vì đã dùng ‘con chó có đời tư không trong sáng’, để phục vụ thủ trưởng.
+ Tôi chỉ là lính trơn, nên ‘gu’ của tôi không được truyền thông biết đến.
Vậy nhân dịp này, khoe luôn ‘gu’ của tôi:
-Đó là thích chân giò heo thái mỏng – kèm theo một cốc sữa đậu nành.
+ Những ngày kỷ niệm Chiến thắng Điên Biên – 07/05 - Tôi nhớ về cha tôi – là một người lính đánh trận Điện Biên Phủ.
Và ngày 07 tháng 05, cũng là ngày Thành lập Quân chủng Hải quân của tôi.
Một ngày có hai lễ kỷ niệm, của cha tôi và tôi, đều là những người lính.
Trưa nay, tôi sẽ ra quán cóc ở vỉa hè, mua lấy 100 gờ ram chân giò heo thái mỏng, và 1 cốc sữa đậu nành nóng, để ăn mừng ngày ‘song trùng kỷ niệm’.
Bạn nào có time, tôi mời đến chung vui nhé.
01.jpg


02.jpg


03.jpg
 

angkorwat

Xe điện
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
4,413
Động cơ
535,408 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
ĐIỆN BIÊN - KỶ VẬT VÀ KÝ ỨC
1/ Kỷ vật:
Tôi có giữ một kỷ vật, liên quan đến trận đánh ở Điện Biên, 70 năm trước đây.
Đó là hộp thuốc lá nhãn hiệu Craven A.
Chiếc hộp này, tôi đã từng nhìn thấy cha tôi sử dụng từ rất lâu rồi, từ lúc tôi còn bé học cấp 1. Cha tôi dùng để đựng các thẻ, giấy tờ cá nhân, giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, huy hiệu Chiến sỹ Điện Biên, huân huy chương đánh Pháp, v.v… Nhưng khi ấy tôi không biết đó là hộp đựng thuốc lá, vì tôi không nhìn thấy cha tôi hút thuốc lá.
Sau này cho đến khi tôi đi bộ đội và lớn dần lên, thì tôi mới biết đó là hộp thuốc lá Craven A. Đây là một loại thuốc lá của Anh quốc.
Biết bao nhiêu là bóng chim đã bay qua khung cửa sổ, nhưng chiếc hộp này vẫn còn nước sơn màu đỏ, mặc dù đã hơi xỉn đổi màu theo thời gian. Có nhiều chữ tiếng Anh in cả bên ngoài và bên trong hộp, trong đó có từ Made In London, England. Chất liệu hộp bằng sắt có chỗ đã lấm tấm gỉ, nhưng nói chung chất sắt của hộp vẫn còn tốt. Có thể nói rằng vỏ hộp sắt mà người Anh họ làm có chất liệu tốt thật, đến nay vẫn sử dụng được, không chỗ nào ở vỏ hộp bị mủn.
Chiếc hộp này là chiến lợi phẩm của bộ đội ta khi đánh Pháp.
Cha tôi là chiến sỹ đánh trận ở Điện Biên Phủ, nhiều khi đơn vị ông thu được hàng tiếp tế của Pháp thả dù xuống khu vực sân bay Mường Thanh, ta thu được nào là lương thực, thực phẩm, thịt cá rau quả đóng hộp, nước uống, rượu, chè, thuốc lá, bánh kẹo nữa, v.v.. nhiều thứ lắm.
Chiếc hộp thuốc lá này có được, chắc hẳn là có xuất xứ trong một trường hợp như thế.
2/ Ký ức:
Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh, vẫn thường xuyên hút loại thuốc lá Craven A -loại hộp vỏ sắt này, cho đến tận năm 1969, trước khi ốm nặng và qua đời. Khi đấy, loại thuốc lá này, được TW Đảng ta, đặt mua từ Anh quốc. Đây là loại thuốc thuộc 'gu' của Cụ Hồ.
Lại nói về ‘gu’.
+ Các bậc có quyền cao chức trọng, thì ‘gu’ của họ hay được truyền thông lưu lại.
Ông Cụ có ‘gu’ là hút thuốc lá Craven A -loại hộp vỏ sắt. Câu chuyện này thì vừa biên rồi.
+ Một cán bộ cao cấp khác, là thượng tướng Phùng Thế Tài, thì có ‘gu’ là thích ăn thịt chó.
Cá nhân Tuan Bim tôi, đã đích thân phục vụ cụ Tài nhiều lần, khi cụ Tài đến đơn vị tôi. Vậy ‘gu’ thích ăn thịt chó của cụ Tài, đương nhiên là tôi thông tỏ. Về chuyện này, tôi đã kể nhiều lần trong FB của tôi.
Tất nhiên, đã có lần tôi ‘phạm tội khi quân’. Đó là khi yêu cầu tìm 1 con chó, có ‘tiếng sủa chua chua – mới đi tơ lần đầu’, thì tôi đã dùng ‘1 con chó đã đi tơ nhiều lần và với nhiều đối tượng’, để làm cơm đãi thủ trưởng Tài. Chuyện này tôi cũng đã kể nhiều lần trong FB của tôi. Và đến bây giờ, tôi vẫn rất ân hận, vì đã dùng ‘con chó có đời tư không trong sáng’, để phục vụ thủ trưởng.
+ Tôi chỉ là lính trơn, nên ‘gu’ của tôi không được truyền thông biết đến.
Vậy nhân dịp này, khoe luôn ‘gu’ của tôi:
-Đó là thích chân giò heo thái mỏng – kèm theo một cốc sữa đậu nành.
+ Những ngày kỷ niệm Chiến thắng Điên Biên – 07/05 - Tôi nhớ về cha tôi – là một người lính đánh trận Điện Biên Phủ.
Và ngày 07 tháng 05, cũng là ngày Thành lập Quân chủng Hải quân của tôi.
Một ngày có hai lễ kỷ niệm, của cha tôi và tôi, đều là những người lính.
Trưa nay, tôi sẽ ra quán cóc ở vỉa hè, mua lấy 100 gờ ram chân giò heo thái mỏng, và 1 cốc sữa đậu nành nóng, để ăn mừng ngày ‘song trùng kỷ niệm’.
Bạn nào có time, tôi mời đến chung vui nhé.
01.jpg


02.jpg


03.jpg
Craven A hộp sắt. Hồi xưa còn bé hay lấy hộp này đựng bi. Ông già nghiện thuốc nên cũng có vài hộp này. Giờ cũng mất hết rồi😀. Giờ này mời thì ai mà đi kịp. Chúc đồng đội ngon miệng.👍
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,075
Động cơ
328,420 Mã lực
Craven A hộp sắt. Hồi xưa còn bé hay lấy hộp này đựng bi. Ông già nghiện thuốc nên cũng có vài hộp này. Giờ cũng mất hết rồi😀. Giờ này mời thì ai mà đi kịp. Chúc đồng đội ngon miệng.👍
Thì cứ gọi, tôi chờ mà :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top