[Funland] Ấn Độ và Pakistan, anh em cùng một mẹ, nhưng thù ghét nhau

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,556
Động cơ
351,119 Mã lực
Tuổi
124
Sông Hằng, khởi nguồn ở Himalaya, chay qua Bangladesh đến Ấn Độ...
Câu này sai rồi cụ. Sông Hằng chảy tổng thể theo hướng tây-đông, qua Ấn Độ trước khi vào Bangladesh để hợp lưu với sông Brahmaputra rồi đổ ra vịnh Bengal. Tại bang Tây Bengal người Ấn Độ đào một kênh để chia khoảng 50% lượng nước của nó cho chảy vào sông Hooghly.
 

hongsonphan82

Tháo bánh
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
724
Động cơ
330,249 Mã lực
Sông Hằng, khởi nguồn ở Himalaya, chay qua Bangladesh đến Ấn Độ
người Ấn Độ coi sông Hằng là "sông Mẹ" linh thiếng. Tắm giặt, nước ăn uống đều lấy từ sông Hằng. Bên bờ sông Hằng nhiều chỗ hoả thiêu xác chết, hại cốt thiêu xong (dù thịt chưa thiêu hết) cũng quăng xuống sông Hằng, cách đó không xa người Ấn Độ xuống tắm coi như không chuyện gì xảy ra. Những người không có tiền thiêu, quăng luôn xác xuống sông Hằng
Ấn Độ (8_23).jpg
Ấn Độ (8_24).jpg
Ấn Độ (8_25).jpg
Sông Hằng( Ganga - Hằng Hà) chảy qua Ấn Độ rồi nhập với sông Nhã Lố Tạng Bố( Zalung Tangspo) chảy vô Bangladesh( thành sông Padma) rồi đổ cửa chính ra Vịnh Bengan( thuộc Bangladesh). Chứ không phải chạy từ Bangladesh đến Ấn như cụ nói đâu!
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,050
Động cơ
346,441 Mã lực
Người Bangladesh còn đoạt giải Nobel về Kinh tế mà!
Nhầm chút! Nobel vì Hòa Bình nhờ giải pháp kinh tế!
Hình như là ông đạt giải cho ý tưởng tài chính vi mô rất đặc thù cho những nước nghèo như Bangladesh. Sang Việt Nam thì nó biến thành FE credit và các anh em tín dụng khác, đang bị các cụ lôi tổ tông lên chửi đây :D
 
  • Vodka
Reactions: dpl

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,838
Động cơ
250,868 Mã lực
Hình như là ông đạt giải cho ý tưởng tài chính vi mô rất đặc thù cho những nước nghèo như Bangladesh. Sang Việt Nam thì nó biến thành FE credit và các anh em tín dụng khác, đang bị các cụ lôi tổ tông lên chửi đây :D
Nobel là vì mô hình ht.x tài chính vi mô vì lợi ích xã viên. Còn FE.Credit là vì lợi nhuận của VP.Bank và Sumitomo SMBC. Rất khác nhau
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,083
Động cơ
170,128 Mã lực
Hình như là ông đạt giải cho ý tưởng tài chính vi mô rất đặc thù cho những nước nghèo như Bangladesh. Sang Việt Nam thì nó biến thành FE credit và các anh em tín dụng khác, đang bị các cụ lôi tổ tông lên chửi đây :D
Ở VN là các quỹ tính dụng nhỏ, quỹ tính dụng nông thôn, rất hiệu quả một thời trong việc xóa đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn.
Hội credit hình như là con đẻ của các ngân hàng tư nhân
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
798
Động cơ
471,101 Mã lực
Hình như là ông đạt giải cho ý tưởng tài chính vi mô rất đặc thù cho những nước nghèo như Bangladesh. Sang Việt Nam thì nó biến thành FE credit và các anh em tín dụng khác, đang bị các cụ lôi tổ tông lên chửi đây :D
không phải
ở VN, mô hình này cũng phát huy tốt lắm, nhất là giai đoạn 1998-2015. Gắn với Hội Phụ nữ thôn, xóm...đứng ra bảo lãnh vay vốn cho hội viên làm ăn, mục đích là xoá đói giảm nghèo, quy mô vốn đủ cho một sạp hàng nhỏ, một con bò sữa, một con hươu nuôi lấy nhung, một quán cơm nhỏ, một gánh hàng xôi...Quỹ tín dụng sẽ cho vay vòng tròn các hội viên, hội viên nào bắt đầu làm ăn khấm khá sẽ góp vốn cho các hội viên khó khăn khác.
Nguồn vốn tài trợ ban đầu do ADB, NH Thế giới..., sau này do Ngân hàng nhà nước Việt Nam tài trợ
Dự án này vẫn đc Hội Phụ nữ VN ngày nay triển khai rộng khắp các vùng nông thôn, với rất nhiều mô hình: "tín dụng nhỏ", "khởi đầu mới", "hỗ trợ tín dụng và sinh kế", "tiết kiệm tín dụng làng xã", "dự án phân cấp giảm nghèo"...
Ví dụ quỹ có thể cho 4 người phụ nữ vùng Hương Sơn - Hà Tĩnh vay vốn mua 4 con hươu nuôi lấy nhung, mỗi người sẽ có 1/4 cổ phần của con hươu mà họ chăm sóc và có cổ phần ở 3 con hươu của 3 hộ khác. Để khi xảy ra rủi ro hươu chết, thì họ vẫn còn 3/4 con hươu ở 3 hộ kia. Khi 4 hộ bắt đầu làm ăn có lãi, dòng vốn sẽ chuyển sang nhóm 4 hộ mới
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,906
Động cơ
1,086,610 Mã lực
Ấn Độ (8_36).jpg

Một trong những chỗ thiêu xác bên bờ sông Hằng


Lò thiêu xác, trên bến dưới thuyền
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,906
Động cơ
1,086,610 Mã lực
Thiêu tập thể 100 xác một lúc
Lễ hội (15_4).jpeg
Lễ hội (15_5).jpeg
Lễ hội (15_6).jpeg
Lễ hội (15_7).jpeg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,906
Động cơ
1,086,610 Mã lực
Lò thiêu xác cháy suốt ngày đêm
Ấn Độ (8_38).jpg
Ấn Độ (8_39).jpg
Ấn Độ (8_40).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,906
Động cơ
1,086,610 Mã lực
Ấn Độ (8_41).jpg

Củi cho lò thiêu
Ấn Độ (8_42).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,906
Động cơ
1,086,610 Mã lực
Ấn Độ (8_43).jpg
Ấn Độ (8_44).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,906
Động cơ
1,086,610 Mã lực
Ấn Độ (8_45).jpg
Ấn Độ (8_46).jpg
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,167
Động cơ
223,135 Mã lực
không phải
ở VN, mô hình này cũng phát huy tốt lắm, nhất là giai đoạn 1998-2015. Gắn với Hội Phụ nữ thôn, xóm...đứng ra bảo lãnh vay vốn cho hội viên làm ăn, mục đích là xoá đói giảm nghèo, quy mô vốn đủ cho một sạp hàng nhỏ, một con bò sữa, một con hươu nuôi lấy nhung, một quán cơm nhỏ, một gánh hàng xôi...Quỹ tín dụng sẽ cho vay vòng tròn các hội viên, hội viên nào bắt đầu làm ăn khấm khá sẽ góp vốn cho các hội viên khó khăn khác.
Nguồn vốn tài trợ ban đầu do ADB, NH Thế giới..., sau này do Ngân hàng nhà nước Việt Nam tài trợ
Dự án này vẫn đc Hội Phụ nữ VN ngày nay triển khai rộng khắp các vùng nông thôn, với rất nhiều mô hình: "tín dụng nhỏ", "khởi đầu mới", "hỗ trợ tín dụng và sinh kế", "tiết kiệm tín dụng làng xã", "dự án phân cấp giảm nghèo"...
Ví dụ quỹ có thể cho 4 người phụ nữ vùng Hương Sơn - Hà Tĩnh vay vốn mua 4 con hươu nuôi lấy nhung, mỗi người sẽ có 1/4 cổ phần của con hươu mà họ chăm sóc và có cổ phần ở 3 con hươu của 3 hộ khác. Để khi xảy ra rủi ro hươu chết, thì họ vẫn còn 3/4 con hươu ở 3 hộ kia. Khi 4 hộ bắt đầu làm ăn có lãi, dòng vốn sẽ chuyển sang nhóm 4 hộ mới
Ở Việt Nam không chỉ phụ nữ cụ ạ. Tất cả các hội luôn: nông dân, thanh niên, cựu chiến binh...
Từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách quay vòng cho vay với lãi suất rất tượng trưng. Mỗi nhóm có các hộ cùng giám sát việc sản xuất của thành viên, thu hồi vốn vay, họp bàn luân chuyển vốn... Cực kỳ hiệu quả và rất hiếm tình trạng xù, không trả nợ.

Giờ Bank cũng tham gia vào cho vay theo dạng này. Ngân hàng chính sách, Agribank, Liên Việt đều cho vay tín chấp theo nhóm hộ. Mỗi nhóm có từ 20-30 thành viên, có trách nhiệm đốc thúc nhau làm ăn, thu vốn và lãi nộp cho bank. Lãi suất thấp nhưng do chi phí quản lý thấp nên các bank có cơ sở rộng rất thích cho vay dạng này. Ngân hàng Chính sách là trùm luôn.
Nguồn vốn vay nhỏ, tín chấp, dưới sự giám sát lẫn nhau, tự quản lý trong cộng đồng giúp cải thiện nông thôn, xoá đói giảm nghèo rất hiệu quả.
Em không rõ tình hình tài chính vi mô ở Bangladesh ra sao chứ tại nông thôn Việt Nam thì phải nói là rất tốt.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,906
Động cơ
1,086,610 Mã lực
Ấn Độ (8_47).jpg

Bò là linh vật ở Ấn Độ, xác bò chết được quăng xuống song Hằng
Ấn Độ (8_48).jpg
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,838
Động cơ
250,868 Mã lực
không phải
ở VN, mô hình này cũng phát huy tốt lắm, nhất là giai đoạn 1998-2015. Gắn với Hội Phụ nữ thôn, xóm...đứng ra bảo lãnh vay vốn cho hội viên làm ăn, mục đích là xoá đói giảm nghèo, quy mô vốn đủ cho một sạp hàng nhỏ, một con bò sữa, một con hươu nuôi lấy nhung, một quán cơm nhỏ, một gánh hàng xôi...Quỹ tín dụng sẽ cho vay vòng tròn các hội viên, hội viên nào bắt đầu làm ăn khấm khá sẽ góp vốn cho các hội viên khó khăn khác.
Nguồn vốn tài trợ ban đầu do ADB, NH Thế giới..., sau này do Ngân hàng nhà nước Việt Nam tài trợ
Dự án này vẫn đc Hội Phụ nữ VN ngày nay triển khai rộng khắp các vùng nông thôn, với rất nhiều mô hình: "tín dụng nhỏ", "khởi đầu mới", "hỗ trợ tín dụng và sinh kế", "tiết kiệm tín dụng làng xã", "dự án phân cấp giảm nghèo"...
Ví dụ quỹ có thể cho 4 người phụ nữ vùng Hương Sơn - Hà Tĩnh vay vốn mua 4 con hươu nuôi lấy nhung, mỗi người sẽ có 1/4 cổ phần của con hươu mà họ chăm sóc và có cổ phần ở 3 con hươu của 3 hộ khác. Để khi xảy ra rủi ro hươu chết, thì họ vẫn còn 3/4 con hươu ở 3 hộ kia. Khi 4 hộ bắt đầu làm ăn có lãi, dòng vốn sẽ chuyển sang nhóm 4 hộ mới
Cũng có thể biến thành chơi hụi nếu không quản lý tốt. Cơ sở ht.x tài chính vi mô (hoặc các dạng quỹ tín dụng nhân dân) cũng tương tự như ht.x phân phối. Mô hình lý thuyết khá hay, nhưng thực hiện cungx dễ phức tạp, lạm dụng.

Ở Anh cũng có hợp tác.xã: The United Kingdom is home to a widespread and diverse co-operative movement, with over 7,000 registered co-operatives owned by 17 million individual members and which contribute £34bn a year to the British economy

Ở Anh có 7000 ht.x với 17 triệu xã viên 34 tỷ bảng. Nhưng mô hình nào cũng có ưu nhược, như Diệp Dũng tính bán Saigon Co.op (liên hiệp ht.x thương mại TpHCM)

Một mô hình nữa là ht.x phân phối kết hợp ht.x tài chính vi mô. Mà biến thể của nó là Thế giới di động kết hợp Home Credit
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,906
Động cơ
1,086,610 Mã lực
Sông Hằng( Ganga - Hằng Hà) chảy qua Ấn Độ rồi nhập với sông Nhã Lố Tạng Bố( Zalung Tangspo) chảy vô Bangladesh( thành sông Padma) rồi đổ cửa chính ra Vịnh Bengan( thuộc Bangladesh). Chứ không phải chạy từ Bangladesh đến Ấn như cụ nói đâu!
Em thấy Wiki viết thế này
Sông Hằng là con sông quan trọng nhất của tiểu lục địa Ấn Độ. Sông Hằng dài 2.510 km bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,838
Động cơ
250,868 Mã lực
Ở Việt Nam không chỉ phụ nữ cụ ạ. Tất cả các hội luôn: nông dân, thanh niên, cựu chiến binh...
Từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách quay vòng cho vay với lãi suất rất tượng trưng. Mỗi nhóm có các hộ cùng giám sát việc sản xuất của thành viên, thu hồi vốn vay, họp bàn luân chuyển vốn... Cực kỳ hiệu quả và rất hiếm tình trạng xù, không trả nợ.

Giờ Bank cũng tham gia vào cho vay theo dạng này. Ngân hàng chính sách, Agribank, Liên Việt đều cho vay tín chấp theo nhóm hộ. Mỗi nhóm có từ 20-30 thành viên, có trách nhiệm đốc thúc nhau làm ăn, thu vốn và lãi nộp cho bank. Lãi suất thấp nhưng do chi phí quản lý thấp nên các bank có cơ sở rộng rất thích cho vay dạng này. Ngân hàng Chính sách là trùm luôn.
Nguồn vốn vay nhỏ, tín chấp, dưới sự giám sát lẫn nhau, tự quản lý trong cộng đồng giúp cải thiện nông thôn, xoá đói giảm nghèo rất hiệu quả.
Em không rõ tình hình tài chính vi mô ở Bangladesh ra sao chứ tại nông thôn Việt Nam thì phải nói là rất tốt.
Bangladesh nhà nước chỉ góp 3% thôi còn 97% của xã viên. Còn mô hình cho vay nhóm hộ chủ yếu vốn chính sách nhà nước
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
8,050
Động cơ
346,441 Mã lực
không phải
ở VN, mô hình này cũng phát huy tốt lắm, nhất là giai đoạn 1998-2015. Gắn với Hội Phụ nữ thôn, xóm...đứng ra bảo lãnh vay vốn cho hội viên làm ăn, mục đích là xoá đói giảm nghèo, quy mô vốn đủ cho một sạp hàng nhỏ, một con bò sữa, một con hươu nuôi lấy nhung, một quán cơm nhỏ, một gánh hàng xôi...Quỹ tín dụng sẽ cho vay vòng tròn các hội viên, hội viên nào bắt đầu làm ăn khấm khá sẽ góp vốn cho các hội viên khó khăn khác.
Nguồn vốn tài trợ ban đầu do ADB, NH Thế giới..., sau này do Ngân hàng nhà nước Việt Nam tài trợ
Dự án này vẫn đc Hội Phụ nữ VN ngày nay triển khai rộng khắp các vùng nông thôn, với rất nhiều mô hình: "tín dụng nhỏ", "khởi đầu mới", "hỗ trợ tín dụng và sinh kế", "tiết kiệm tín dụng làng xã", "dự án phân cấp giảm nghèo"...
Ví dụ quỹ có thể cho 4 người phụ nữ vùng Hương Sơn - Hà Tĩnh vay vốn mua 4 con hươu nuôi lấy nhung, mỗi người sẽ có 1/4 cổ phần của con hươu mà họ chăm sóc và có cổ phần ở 3 con hươu của 3 hộ khác. Để khi xảy ra rủi ro hươu chết, thì họ vẫn còn 3/4 con hươu ở 3 hộ kia. Khi 4 hộ bắt đầu làm ăn có lãi, dòng vốn sẽ chuyển sang nhóm 4 hộ mới
Ở Việt Nam không chỉ phụ nữ cụ ạ. Tất cả các hội luôn: nông dân, thanh niên, cựu chiến binh...
Từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân sách quay vòng cho vay với lãi suất rất tượng trưng. Mỗi nhóm có các hộ cùng giám sát việc sản xuất của thành viên, thu hồi vốn vay, họp bàn luân chuyển vốn... Cực kỳ hiệu quả và rất hiếm tình trạng xù, không trả nợ.

Giờ Bank cũng tham gia vào cho vay theo dạng này. Ngân hàng chính sách, Agribank, Liên Việt đều cho vay tín chấp theo nhóm hộ. Mỗi nhóm có từ 20-30 thành viên, có trách nhiệm đốc thúc nhau làm ăn, thu vốn và lãi nộp cho bank. Lãi suất thấp nhưng do chi phí quản lý thấp nên các bank có cơ sở rộng rất thích cho vay dạng này. Ngân hàng Chính sách là trùm luôn.
Nguồn vốn vay nhỏ, tín chấp, dưới sự giám sát lẫn nhau, tự quản lý trong cộng đồng giúp cải thiện nông thôn, xoá đói giảm nghèo rất hiệu quả.
Em không rõ tình hình tài chính vi mô ở Bangladesh ra sao chứ tại nông thôn Việt Nam thì phải nói là rất tốt.
Em nghĩ mô hình các cụ nói ở VN có thể có vài thành công nhưng mới ở quy mô nhỏ chứ chưa mở rộng được. Chính vì thế nên những công ty như FE credit mới có cơ hội nhảy vào chiếm lĩnh thị phần lớn như bây giờ.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
778
Động cơ
282,321 Mã lực
Vậy người Anh đã tiến hành trao trả độc lập cho Ấn độ và Pakistan dựa trên sự quản lý chặt chẽ hay thuận theo quy luật khách quan?

Và nếu phê phán quyết định của họ, thì giả định tại thời điểm đó bác có đề xuất được phương án nào tốt hơn không? Ít thiệt hại về mặt nhân mạng và để lại hậu quả ít hơn không?

Thớt này nó thiếu phần vị trí đặc biệt của Ấn độ trong bản đồ về tín ngưỡng và tôn giáo, và đặc thù của các tôn giáo đó. Có cái nhìn toàn cảnh đó thì mới hiểu việc đưa ra sự chọn lựa giải pháp trao trả độc lập cho vùng đất này nó khó khăn như thế nào.
Đồng ý với cụ. Thời điểm 1947 tình hình đất Ấn Độ thuộc địa quá phức tạp.

Trước khi người Anh đến, Ấn Độ chưa bao giờ là 1 đất nước thống nhất. Vùng đất đó là tập hợp của hàng trăm tiểu quốc lớn nhỏ, với rất nhiều dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo khác nhau. Sự chiếm đóng và cai trị của người Anh, xét trên khía cạnh nào đó, đã mang lại nền móng cho một đất nước Ấn Độ thống nhất sau này. Ví dụ:
- Người Anh đã thiết lập một chính quyền và hệ thống hành chính thống nhất trên hầu khắp diện tích Ấn Độ. Đây rõ ràng là một bước tiến lớn hướng tới một nước Ấn Độ thống nhất nếu so với một nồi lẩu thập cẩm hàng trăm tiểu quốc nhỏ độc lập hoặc bán độc lập trước thuộc địa.
- Người Anh đã xây dựng một mạng lưới hệ thống giao thông rất lớn trên đất Ấn. Đến năm 1947, Ấn Độ thuộc địa có 41 ngàn km đường sắt, 200 ngàn km đường bộ, hàng chục ngàn km kênh đào. Tất nhiên người Anh xây dựng giao thông không phải cho người Ấn mà chủ yếu để phục vụ mục đích cai trị và khai thác tài nguyên, nhưng không thể phủ nhận rằng hệ thống giao thông lớn này cải thiện đáng kể giao thông, thương mại và thông tin liên lạc, góp phần tạo nên cơ sở hạ tầng rất cần thiết cho nước Ấn Độ thống nhất.
- Sự đô hộ của người Anh đã tạo nên một kẻ thù chung của tất cả các dân tộc ở Ấn Độ, vô hình chung kéo gần và phá dỡ bớt rào cản giữa các dân tộc ở Ấn, hướng họ tới một mục đích chung.

người Anh đã hỗ trợ cho hồi giáo ly khai khỏi Ấn Độ, và đã bảo kê cho quyết định cưỡng bách di dời hàng chục triệu người khỏi quê hương của họ. Mà không chỉ chia Ấn Độ làm 2, họ khuyến khích các tiểu quốc ly khai thành hàng trăm nước nhưng bị Ấn Độ chặn lại.

Đáng lẽ cho thành lập các đội dân quân Ấn bảo vệ an ninh rồi mới thi hành thì họ mặc kệ cho cướp bóc giết chóc vô chính phủ.
Nói người Anh hỗ trợ người Hồi giáo ly khai Ấn Độ là không chính xác. Người Hồi giáo Ấn độ, mà đại diện là tổ chức Liên đoàn Hồi giáo toàn Ấn (AIML) ra đời từ năm 1906, phát triển trên nhu cầu của người Hồi Ấn Độ muốn thoát khỏi sự thống trị của người Hindu. Ban đầu tổ chức này chỉ để tăng trọng lượng tiếng nói của người Hồi giáo, nhưng sau này dưới sự lãnh đạo của Muhammad Ali Jinnah, tổ chức này đã thay đổi mục tiêu, chuyển sang vận động thành lập một nhà nước Hồi giáo riêng. Người Anh, với phương pháp chia để trị của mình, mặc kệ cho AIML phát triển làm đối trọng với tổ chức Đại hội Quốc gia Ấn Độ đại diện cho người Hindu. Sau này khi AIML lớn mạnh, người Anh cảm thấy tổ chức này có thể gây bất ổn, nhưng lúc đó đã quá muộn.

Việc Ấn Độ thuộc địa bị chia cắt thành Ấn Độ và Pakistan không thể chỉ là trách nhiệm của người Anh. Vai trò của người Hồi giáo Ấn Độ là rất lớn, nếu không nói là quyết định. Nếu không có sự cương quyết đòi chia tách của người Hồi giáo, người Anh có muốn chia cắt Ấn Độ cũng khó thực hiện được.

Anh cũng không bảo kê cho sự cưỡng bách di dân năm 1947, mà ngược lại phải nói là quân Anh đã bỏ mặc cho việc cưỡng bức di dân xảy ra. Thực tế lúc đó quân đội Anh còn quá mỏng, có muốn bảo kê cho bên nào cũng không có lực mà làm. Lúc đó người Anh chỉ quan tâm làm sao rút cho nhanh chóng êm đẹp, chứ chả có tâm trí đâu ra mà đi bảo kê cho ai trên thực địa hỗn loạn lúc đó.
 

Dở người

Xe điện
Biển số
OF-492539
Ngày cấp bằng
27/2/17
Số km
2,167
Động cơ
223,135 Mã lực
Em nghĩ mô hình các cụ nói ở VN có thể có vài thành công nhưng mới ở quy mô nhỏ chứ chưa mở rộng được. Chính vì thế nên những công ty như FE credit mới có cơ hội nhảy vào chiếm lĩnh thị phần lớn như bây giờ.
Quy mô rộng khắp Việt Nam ấy cụ ơi. Ui nghe là biết cụ không làm việc với nông dân rồi.
Hầu như tất cả nông dân Việt Nam, sống tại khu vực nông thôn và có đất sx đều được vay vốn dạng này cụ ạ. Lên con số cả chục triệu nông hộ mà nhỏ gì. Nhà nước triển khai 10-15 năm nay rồi, làng xã nào chả triển khai chương trình cho vay tín chấp đến nông dân.
Còn FE credit chỉ dành cho đối tượng ham ăn lười làm, không vay vốn được từ các tổ chức tín dụng hợp pháp. Ở thành thị mới có chứ nông dân bình thường ai mà vay FE chi cho mệt.
Xa rời thực tế quá nha cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top