- Biển số
- OF-495217
- Ngày cấp bằng
- 6/3/17
- Số km
- 2,285
- Động cơ
- 257,691 Mã lực
Nhiều tỉnh sáp nhập, thực tế quay về thời chưa tách, thậm chí có tỉnh quay về thời thế kỷ 18, lúc đó còn chưa có xe đạp, chưa có điện mà vẫn quản lý được.
Những người trực tiếp thực hiện sáp nhập chính là những người bị ảnh hưởng đến cá nhân, sự nghiệp, gia đình..nếu cho thời gian để nghiên cứu chắc phải 50 năm chưa chắc xong.
Khó khăn, vướng mắc rất nhiều, nếu cho nghiên cứu thì câu trả lời chắc chắn sẽ là để nguyên hoặc tách nhỏ ra nữa.
Các bộ, ngành sáp nhập xong rồi, vẫn thấy êm, hoặc chí ít cũng không xảy ra xáo trộn lớn.
Tốt nhất là làm nhanh, để ổn định triển khai việc khác.
Những người trực tiếp thực hiện sáp nhập chính là những người bị ảnh hưởng đến cá nhân, sự nghiệp, gia đình..nếu cho thời gian để nghiên cứu chắc phải 50 năm chưa chắc xong.
Khó khăn, vướng mắc rất nhiều, nếu cho nghiên cứu thì câu trả lời chắc chắn sẽ là để nguyên hoặc tách nhỏ ra nữa.
Các bộ, ngành sáp nhập xong rồi, vẫn thấy êm, hoặc chí ít cũng không xảy ra xáo trộn lớn.
Tốt nhất là làm nhanh, để ổn định triển khai việc khác.
Cụ nêu ra một điểm rất thực tế và đáng suy nghĩ. Việc sáp nhập tỉnh thành để tinh gọn bộ máy hành chính là một chủ trương có mục tiêu lâu dài về quản lý hiệu quả và tiết kiệm ngân sách. Nhưng mặt trái là sẽ phát sinh những bất tiện trong nhận diện và quản lý không gian hành chính ở quy mô quá rộng. Đặc biệt là:
-Khó khăn trong nhận diện địa danh: Khi một tỉnh thành mới có quá nhiều xã/phường (vài trăm đơn vị), việc ghi nhớ và định vị trở nên rất khó khăn, nhất là với người ngoài khu vực hoặc thậm chí chính người dân địa phương nếu các đơn vị không có nét riêng rõ rệt hoặc tên gọi trùng lặp, mơ hồ.
-Khoảng cách địa lý xa: Như cụ ví von "từ Bình Dương heo hút đến Vũng Tàu cát trắng", nếu gộp các địa phương cách nhau hàng chục, hàng trăm cây số vào cùng một đơn vị hành chính, thì tính chất "cộng đồng" và "gắn kết" hành chính sẽ bị loãng. Việc quản lý, tiếp cận dịch vụ công, giao tiếp hành chính sẽ khó khăn hơn cho người dân.
-Văn hóa – địa phương tính bị nhòa mờ: Mỗi địa phương thường có bản sắc riêng – từ giọng nói, ẩm thực đến cách sống. Khi sáp nhập, những đặc trưng đó có nguy cơ bị hòa tan hoặc không được tôn trọng đầy đủ trong cấu trúc hành chính mới.
Em nghĩ ....có thể sau này, có thể thôi nhé....Cần thêm tầng trung gian giữa cấp xã/phường và tỉnh/thành, kiểu như Khu Hành chính Vùng, hay là thứ gì đó ...giống như ở Pháp có các Quận đô thị (arrondissement) ở Paris vậy...
Khi nói đến 1 Xã nào ở TP HCM...à ..người ta hiểu là nó nằm ở Ngoại ô TP, gần Khu HC vùng số 1-2....x nào đó.
Khi nói đến 1 Phường ở TPHCM...à...người ta sẽ mường tượng nó nằm ở Nội Đô TP, gần khu HC vùng số 3-4...x nào đó....vân vân..mây mây...
Dần dần, sẽ quen thôi các cụ...không có lo...![]()
Chủ trương sáp nhập là chuẩn và mục tiêu lâu dài phát triển nhưng quá trình thực hiện quá gấp gáp và chưa chuẩn bị kĩ từ đầu, gần như vừa làm vừa sửa nên tôi thấy còn ít nhiều chưa hợp lý. Nhiều tỉnh ghép lại kiểu cơ học chứ chưa có liên kết từ kinh tế tới văn hoá, ví dụ ngay Hoà Bình với anh em Vĩnh Phúc Phú Thọ chả có tý liên kết văn hoá gì mấy, giao thông đi lại càng không. Hay như Vũng Tàu ghép về Tp HCM mà còn chả có đường bộ nối liền hai vùng này…
Chỉnh sửa cuối: