[TT Hữu ích] Những hồi ức của một lính Hải quân

nunachuoi

Xe điện
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
2,276
Động cơ
436,702 Mã lực
Chúc bác Baoleo và tiểu đội trưởng sức khỏe. Đọc cái thớt này của cụ lại nhớ ông bác họ em, đi bộ đội năm 17 tuổi, hết đánh Pháp, đánh Mỹ, chiến trường K rồi biên giới phía bắc, kết thúc đời quân ngũ cũng có vị trí khá cao nhưng lúc nào cũng rất bình dân và khiêm nhường.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,909
Động cơ
378,885 Mã lực
70 NĂM HẢI QUÂN VIỆT NAM

Hôm nay, Hải quân nhân dân Việt Nam tròn 70 tuổi (07/05/1955 – 07/05/2025).
Thời gian dẫu có xa mờ,
NHƯNG
Vẫn mãi ở trong trái tim người lính già:
-Những tháng năm là lính Hải quân,
-Tuổi trẻ với hải âu bay theo hạm tầu, cá heo vờn quanh quân hạm.

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,909
Động cơ
378,885 Mã lực
NGÀY 09 THÁNG 05

Ngày 09 tháng 05 đó, lâu lắm rồi, tận năm 1980 cơ.

Hồi đấy, có người lính có tên là Báo, số hiệu sỹ quan: 80.02.3727, được phân công làm ‘Chánh OTK’ của ‘Khu làng Chuyên gia Liên Xô’, tại công trình ‘Thuỷ điện Hoà Bình’.

Theo chức trách và nhiệm vụ, bộ 3 gồm: ‘thiếu uý Báo + Kỹ sư trưởng Ti-mô-sen-ko + em Dung phiên dịch’, hình thành bộ tam, luôn đi kèm với nhau, nửa bước không rời, có lẽ chỉ trừ lúc đi giải quyết việc riêng.

Ngày 09 tháng 05 năm 1980, thiếu áo Báo đã có buổi liên hoan mừng ngày lễ với các chuyên gia Liên Xô trong ‘Khu làng Chuyên gia Liên Xô’, từ 6 giờ tối cơ.

Đến khi ra về, con xe ‘Ni-va’ đưa thiếu uý Báo và phiên dịch chuyên biệt, em Dung, về chỗ ở của Dung ở ngoài Tổng Công ty.

Tại đây, đương nhiên là có 1 liên hoian mi-ni nữa, với ‘vốt-ka Nga 3 ngôi sao’ và cá hộp, loại thực phẩm không bai giờ thiếu trong phòng của Dung.

Đương nhiên là thiếu uý say đứ đừ.
Trong trạng thái bồng bềnh, thiếu úy không còn nhớ gì cả.

Tuy nhiên, đến hôm nay, thiếu uý vẫn nhớ đến ngày Lễ hội năm 1980 ấy.
Đó là ngày 09 tháng 05 năm 1980.

Hình là do trí tuệ nhân tạo (AI) vẽ. Thiếu uý không liên quan.

8-05.jpeg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,909
Động cơ
378,885 Mã lực
CHỮ KÝ

Theo thuật tướng số, người có chữ ký loằng ngoằng, lên bổng xuống trầm, thường là không phát và vận hạn thường bị thăng giáng thất thường.

Ấy thế mà bây giờ đến cuối đời, bản thân thấy dường như là thầy bói sai sai. Bởi lẽ, các thủ trưởng của bản thân, ông nào cũng có chữ ký loằng ngoằng.
:D
Hiến.jpg


Nghiễn.jpg


Ước.jpg


Viên.jpg


Vinh.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,909
Động cơ
378,885 Mã lực
TÊN CỦA TÔI ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN BÁO NHÂN DÂN

Nhớ có dạo, bạn bè - họ hàng – người quen, cứ nhìn thấy tôi là tóm lấy:

-Tên của mày, được đăng trên báo Nhân Dân của Đ..ảng kia kìa, biết chửa. (he he)

Chuyện là thế này.

Đúng ngày này, 36 năm về trước – ngày 22 tháng 05 năm 1989, tôi bay sang Iraq làm nhiệm vụ quốc tế.

Nguyên do là hồi đánh Mỹ, Việt Nam ta, có vay của Tổng thống nước Iraq, là ông Sát-đam rất nhiều dầu mỏ, rồi bán ra chợ đen, để lấy tiềng đánh Mỹ.

Năm 1975, hoà bình rồi, Việt Nam ta quên khuấy đi khoản nợ này, ông Sát-đam cũng không hỏi.

Mãi đến khoảng năm 1986 hay 1987 gì đó, ông Sát-đam mới nhớ ra, và hỏi VN ta về khoản nợ này.

Những năm 198x, VN ta còn nghèo, đào đâu ra đô-la để trả ông Sát-đam.

Vậy là VN ta gãi tai:

-Ngài Sát-đam này, hay là ông lấy ít quân của VN, sang làm các công trình quân sự của ông, rồi trừ béng đi nợ cho VN tôi.

Dễ tính và yêu VN, ông Sát-đam gật phéng.

Và đây là nguồn cơn, ngày 22 tháng 05 năm 1989, tôi – với cấp hàm ‘Giám đốc quân VN’, dẫn quân sang làm ở công trình quân sự có bí số 74, tên dân sự là ‘Nhà máy lọc dầu Dora’ - ở Thủ đô Baghdad của Iraq.


Do là đi làm nhiệm vụ quốc tế, nên ở VN, tiền lương của quân VN, vẫn được hưởng 100% và do gia đình, hàng tháng đến đơn vị cũ ở VN để nhận về.

Còn ở Iraq, tiền lương của quân VN, được phía VN gán nợ 70% cho ông Sát-đam để trả nợ. Còn 30% để lại, cho quân VN tiêu vặt. Ngoài ra, khi hết hạn 2 năm nghĩa vụ quốc tế, khi về nước, ông Sát-đam còn cho mỗi người một tờ séc, trị giá gần 3 ngàn đô-la, để về In-téc-sốp ở Giảng Võ, mua quà về cho gia đình.

Đang yên lành, đột nhiên, chiến tranh vùng Vịnh nổ ra.

Lúc ấy, tôi đã xong nghĩa vụ và về nhà từ tám hoánh…..dồi.

Ấy thế nhưng, số ruồi bâu thì không làm gì vẫn có ruồi.

Năm 2000, chiến tranh Vùng Vịnh xong lâu rồi, và Liên hợp quốc bàn việc phân chia tài sản của ông Sát -đam.

Trong đó, có việc chia tiền cho những người, đã từng đến làm nhiệm vụ Quốc tế ở Iraq.

Vụ này, tôi có tên trong danh sách của Liên hợp quốc. nên được chia một mớ tiền. Quãng đâu như 4 ngàn rưởi đô-la Mỹ. Quy ra vàng tại thời điểm tháng 05 năm 2000, là 79 (bẩy chín) chỉ vàng.

Nhưng (lại nhưng). Năm 2000, thì tôi đã đi làm cho Tổ chức quốc tế được 6 năm rồi. Khi đó, lương và các loại phụ cấp của tôi, hàng tháng cũng được đâu đó trên 5 cây vàng.

Vậy nên, số tiền được Liên hợp quốc chia quả thực, tôi nướng hết vào thịt chó cùng bạn bè, chỉ trong 1 nốt nhạc.


Ôi trời, tuổi trẻ luôn ngông cuồng và dại dột.

Có những lúc, tiêu 79 chỉ vàng không thèm đếm.

Còn bây giờ, ‘về hiêu’ rồi, biết đếm tiền rồi, biết ăn cơm với trứng rán là ngon……dồi.

Hình minh hoạ là tên của tôi, trên tờ báo Nhân Dân của Đ…ảng, dạo nào.
01.jpg


02.jpg


03.jpg


04.jpg
 

Tuankhoi001

Xe buýt
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
582
Động cơ
28,563 Mã lực
NGÀY 09 THÁNG 05

Ngày 09 tháng 05 đó, lâu lắm rồi, tận năm 1980 cơ.

Hồi đấy, có người lính có tên là Báo, số hiệu sỹ quan: 80.02.3727, được phân công làm ‘Chánh OTK’ của ‘Khu làng Chuyên gia Liên Xô’, tại công trình ‘Thuỷ điện Hoà Bình’.

Theo chức trách và nhiệm vụ, bộ 3 gồm: ‘thiếu uý Báo + Kỹ sư trưởng Ti-mô-sen-ko + em Dung phiên dịch’, hình thành bộ tam, luôn đi kèm với nhau, nửa bước không rời, có lẽ chỉ trừ lúc đi giải quyết việc riêng.

Ngày 09 tháng 05 năm 1980, thiếu áo Báo đã có buổi liên hoan mừng ngày lễ với các chuyên gia Liên Xô trong ‘Khu làng Chuyên gia Liên Xô’, từ 6 giờ tối cơ.

Đến khi ra về, con xe ‘Ni-va’ đưa thiếu uý Báo và phiên dịch chuyên biệt, em Dung, về chỗ ở của Dung ở ngoài Tổng Công ty.

Tại đây, đương nhiên là có 1 liên hoian mi-ni nữa, với ‘vốt-ka Nga 3 ngôi sao’ và cá hộp, loại thực phẩm không bai giờ thiếu trong phòng của Dung.

Đương nhiên là thiếu uý say đứ đừ.
Trong trạng thái bồng bềnh, thiếu úy không còn nhớ gì cả.

Tuy nhiên, đến hôm nay, thiếu uý vẫn nhớ đến ngày Lễ hội năm 1980 ấy.
Đó là ngày 09 tháng 05 năm 1980.

Hình là do trí tuệ nhân tạo (AI) vẽ. Thiếu uý không liên quan.

8-05.jpeg
AI vẽ giỏi thật, thấy rõ em Dung đang nổi gai ốc với thiếu úy Báo. =))
 

Dao tuan Vu

Xe buýt
Biển số
OF-8930
Ngày cấp bằng
27/8/07
Số km
549
Động cơ
541,619 Mã lực
MỘT CÂU CHUYỆN VỀ CU BA

Sau giải phóng Sài Gòn tháng 04 năm 1975, Bộ quyết định thành lập mới Lữ đoàn Thông tin 596, để vận hành và sử dụng toàn bộ thiết bị và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và xịn xò, do Mỹ để lại cho quân đội Sài Gòn.

Căn cứ chính của 596 ở Phú Lâm Q.6.
Địa bàn hoạt động của 596 là từ Thừa Thiên Huế vào đến Hà Tiên Phú quốc, vùng 5 Hải quân, lấy tình hình tác chiến của các mặt trận bên CPC như 479-579-779-979, và của Trung đoàn thông tin 136 đóng bên K, có hậu cứ ở Phnompenh.

Mùa đông năm 1986, sau ĐH 6 Đảng CSVN, Lữ 596 nhận lệnh của Bộ, thành lập 1 tiểu đoàn thông tin sử dụng thiết bị Mỹ, điều động từ miền Nam ra, làm tuyến Hà Nội - Vinh - Đà Nẵng.

Thời gian đó, Cu Ba có cử một đoàn sang Lữ 596, để giúp ta khai thác và vận hành các thiết bi liên lạc của Mỹ.
Khi có tiểu đoàn mới, tốp chuyên gia Cu Ba đi cùng luôn với tiểu đoàn này, để làm công trình quan trọng như vừa nói.


Hồi sau năm 75, VN bị Mỹ cấm vận thông qua luật COMCOM, nên ta vô cùng khó khăn trong tiếp cận kinh tế và công nghệ tiên tiến với các nước phương Tây.

Ngành BĐ có vẽ tem và bán tem trên thị trường quốc tế được 1 triệu đô la Mỹ, định dùng số tiền đó để mua những linh kiện quan trọng nhằm sử chữa các thiết bị máy móc thông tin của Mỹ ở miền Nam, nhưng ta không các cách nào mua linh kiện được.
Về sau VN nhờ Cuba họ mua giúp rất nhiều các linh kiện điện tử quan trọng thông qua chợ đen bằng chính số tiền bán tem đó.


Đợn vị bộ đội của bạn tôi, chính là nơi tiếp nhận các linh kiện điện tử do Cuba mua hộ để có nguồn vật tư sửa chữa thay thế các thiết bị thông tin của Mỹ ở miền Nam, cũng như cho chính trục thông tin HN - ĐN đang làm.
Đến nay chưa có một tài liệu nào, sách nào trong ngành BĐVN hoặc của Nhà nước công bố về việc này, về việc Cuba đã giúp đỡ chúng ta ngày đó.


Bạn tôi thạo cả tiếng Mỹ và tiếng Tây Ban Nha, nên là của báu của 596, và gắn liền với đoàn Cu Ba như hình với bóng.
Rồi những chuỗi ngày các năm sau đó, bạn tôi và các chuyên gia Cuba cùng sánh vai nhau rong ruổi suốt HNI- VINH, trèo hết ngọn núi này sang ngọn núi khác, hết cung đường này sang cung đường khác cho trục thông tin mới.
Theo thời cuộc, đến năm 1990, bạn tôi ra quân.
+++ Bạn tôi kém tôi 5 tuổi, nên còn rất trẻ con.
Khi đã đeo quân hàm Thượng úy, vẫn bế chó, bế mều, như các cô nàng yểu điệu và thẹn thò.

View attachment 8759102
Ôi! Hôm nay mới đọc phần này, vì bây giờ suốt ngày là chiến tranh U- Cà. Đây là đồng chí Thức. Số chuyên gia CuBa hồi 1990 mình gặp suốt vì hay sang phòng của Thức ở khu VT40 Cty viba Bắc Nam. Nghe Bác Báo kể, lại nhớ ngày đó, đúng là toàn nhờ CuBa mua linh kiện tại Mỹ, nhờ ngay hội CuBa lưu vong mua ở chợ trời ( khu Lưu vong đó giống như khu Cali Việt mình bây giờ). Tôi không thuộc ngành thông tin, nhưng ngồi hóng hớt đã nghĩ đến sự tồn tại của các thiết bị của Mỹ, mà phải ăn đong thế này. Hệ thống đó gọi là ICs ( hình như vậy). Được lắp đặt từ Hà Nội đến Vinh, còn từ Vinh đến Đà Nẽng là hệ thống VC 300 ( viết tắt của VN- CB) do Cu Ba giúp mình. Vì có hệ thống lấy được của Mỹ này nên năm 1986 lần đầu tiên các tỉnh, các huyện có đặt Trạm VIba dân mới đc xem bóng đá trực tiếp Woldcup 1986 (còn ở Hà Nội thì xem qua hệ thống của Liên Xô InterSat) . Em là y tế nên hồi đó đi tuyến suốt, nghe nhiều chuyện về đợt bóng đá trực tiếp 1986 mới thấy sức nóng của dân mình, một số trạm VIễn thông nằm các tỉnh hoặc trong khu đồi núi, dân kéo nhau đến các Trạm đó để xem bóng đá, trèo lên nhà mái bằng của trạm để xem, lúc đó TV có 14 in thôi mà xem đc kể cũng tài. AE ksu nhân viên trạm lúc đầu sợ ảnh hưởng máy móc, nhưng về sau cũng phải để TV ra sân trạm cho mọi người dân xem. Lúc đó dân quen đc mấy AE trạm thì thích lắm, mà AE cũng được uy tín như "chủ tịch huyện" đi chợ đc chào hỏi liên tục. Tại Huế, đài truyền hình xin đường truyền của Trạm Vi Ba Huế ( ngay sát qua bên đường) để dẫn sang hội trường của đài và bán vé cho dân xem. Đến những năm 1995-1996 hệ thống này mới dần bỏ, vì Mỹ bỏ cấm vận và TC Bưu Điện trang bị loại hệ thống xịn hơn và cho đến bây giờ. Chà, viết nhiều mỏi quá, vì lâu nhìn thays ông bạn Thức, kỷ niệm mấy chục năm trước ùa về.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,909
Động cơ
378,885 Mã lực
Ôi! Hôm nay mới đọc phần này, vì bây giờ suốt ngày là chiến tranh U- Cà. Đây là đồng chí Thức. Số chuyên gia CuBa hồi 1990 mình gặp suốt vì hay sang phòng của Thức ở khu VT40 Cty viba Bắc Nam. Nghe Bác Báo kể, lại nhớ ngày đó, đúng là toàn nhờ CuBa mua linh kiện tại Mỹ, nhờ ngay hội CuBa lưu vong mua ở chợ trời ( khu Lưu vong đó giống như khu Cali Việt mình bây giờ). Tôi không thuộc ngành thông tin, nhưng ngồi hóng hớt đã nghĩ đến sự tồn tại của các thiết bị của Mỹ, mà phải ăn đong thế này. Hệ thống đó gọi là ICs ( hình như vậy). Được lắp đặt từ Hà Nội đến Vinh, còn từ Vinh đến Đà Nẽng là hệ thống VC 300 ( viết tắt của VN- CB) do Cu Ba giúp mình. Vì có hệ thống lấy được của Mỹ này nên năm 1986 lần đầu tiên các tỉnh, các huyện có đặt Trạm VIba dân mới đc xem bóng đá trực tiếp Woldcup 1986 (còn ở Hà Nội thì xem qua hệ thống của Liên Xô InterSat) . Em là y tế nên hồi đó đi tuyến suốt, nghe nhiều chuyện về đợt bóng đá trực tiếp 1986 mới thấy sức nóng của dân mình, một số trạm VIễn thông nằm các tỉnh hoặc trong khu đồi núi, dân kéo nhau đến các Trạm đó để xem bóng đá, trèo lên nhà mái bằng của trạm để xem, lúc đó TV có 14 in thôi mà xem đc kể cũng tài. AE ksu nhân viên trạm lúc đầu sợ ảnh hưởng máy móc, nhưng về sau cũng phải để TV ra sân trạm cho mọi người dân xem. Lúc đó dân quen đc mấy AE trạm thì thích lắm, mà AE cũng được uy tín như "chủ tịch huyện" đi chợ đc chào hỏi liên tục. Tại Huế, đài truyền hình xin đường truyền của Trạm Vi Ba Huế ( ngay sát qua bên đường) để dẫn sang hội trường của đài và bán vé cho dân xem. Đến những năm 1995-1996 hệ thống này mới dần bỏ, vì Mỹ bỏ cấm vận và TC Bưu Điện trang bị loại hệ thống xịn hơn và cho đến bây giờ. Chà, viết nhiều mỏi quá, vì lâu nhìn thays ông bạn Thức, kỷ niệm mấy chục năm trước ùa về.

Ôi, quả đất thật là tròn.
Tôi và Thức vẫn gập nhau luôn.
Tôi sẽ kể cho Thức nghe chuyện này, chắc bạn lính của tôi vui lắm.

Thanks bạn Dao tuan Vu ~o)
 

crYztaL

Xe tăng
Biển số
OF-315514
Ngày cấp bằng
11/4/14
Số km
1,279
Động cơ
329,417 Mã lực
MỘT CÂU CHUYỆN VỀ CU BA

Sau giải phóng Sài Gòn tháng 04 năm 1975, Bộ quyết định thành lập mới Lữ đoàn Thông tin 596, để vận hành và sử dụng toàn bộ thiết bị và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại và xịn xò, do Mỹ để lại cho quân đội Sài Gòn.

Căn cứ chính của 596 ở Phú Lâm Q.6.
Địa bàn hoạt động của 596 là từ Thừa Thiên Huế vào đến Hà Tiên Phú quốc, vùng 5 Hải quân, lấy tình hình tác chiến của các mặt trận bên CPC như 479-579-779-979, và của Trung đoàn thông tin 136 đóng bên K, có hậu cứ ở Phnompenh.

Mùa đông năm 1986, sau ĐH 6 Đảng CSVN, Lữ 596 nhận lệnh của Bộ, thành lập 1 tiểu đoàn thông tin sử dụng thiết bị Mỹ, điều động từ miền Nam ra, làm tuyến Hà Nội - Vinh - Đà Nẵng.

Thời gian đó, Cu Ba có cử một đoàn sang Lữ 596, để giúp ta khai thác và vận hành các thiết bi liên lạc của Mỹ.
Khi có tiểu đoàn mới, tốp chuyên gia Cu Ba đi cùng luôn với tiểu đoàn này, để làm công trình quan trọng như vừa nói.


Hồi sau năm 75, VN bị Mỹ cấm vận thông qua luật COMCOM, nên ta vô cùng khó khăn trong tiếp cận kinh tế và công nghệ tiên tiến với các nước phương Tây.

Ngành BĐ có vẽ tem và bán tem trên thị trường quốc tế được 1 triệu đô la Mỹ, định dùng số tiền đó để mua những linh kiện quan trọng nhằm sử chữa các thiết bị máy móc thông tin của Mỹ ở miền Nam, nhưng ta không các cách nào mua linh kiện được.
Về sau VN nhờ Cuba họ mua giúp rất nhiều các linh kiện điện tử quan trọng thông qua chợ đen bằng chính số tiền bán tem đó.


Đợn vị bộ đội của bạn tôi, chính là nơi tiếp nhận các linh kiện điện tử do Cuba mua hộ để có nguồn vật tư sửa chữa thay thế các thiết bị thông tin của Mỹ ở miền Nam, cũng như cho chính trục thông tin HN - ĐN đang làm.
Đến nay chưa có một tài liệu nào, sách nào trong ngành BĐVN hoặc của Nhà nước công bố về việc này, về việc Cuba đã giúp đỡ chúng ta ngày đó.


Bạn tôi thạo cả tiếng Mỹ và tiếng Tây Ban Nha, nên là của báu của 596, và gắn liền với đoàn Cu Ba như hình với bóng.
Rồi những chuỗi ngày các năm sau đó, bạn tôi và các chuyên gia Cuba cùng sánh vai nhau rong ruổi suốt HNI- VINH, trèo hết ngọn núi này sang ngọn núi khác, hết cung đường này sang cung đường khác cho trục thông tin mới.
Theo thời cuộc, đến năm 1990, bạn tôi ra quân.
+++ Bạn tôi kém tôi 5 tuổi, nên còn rất trẻ con.
Khi đã đeo quân hàm Thượng úy, vẫn bế chó, bế mều, như các cô nàng yểu điệu và thẹn thò.

View attachment 8759102
Vụ này thì bố em chắc chắn biết :) Đầu năm 8x còn phải đích thân đưa chuyên gia Cu Ba đi từ HN vào SG (dù phải vắng mặt 1 việc rất quan trọng của gđ). Thời gian đó nghành BĐ khó khăn lắm, mua thiết bị phải ngồi mặc cả từng nghìn $ một. Cho đến khi Mỹ bỏ cấm vận mới dễ thở. Ah, hồi đó Công ty tem của BĐ có lương thuộc dạng top 1 trong nghành thì phải.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,909
Động cơ
378,885 Mã lực
Vụ này thì bố em chắc chắn biết :) Đầu năm 8x còn phải đích thân đưa chuyên gia Cu Ba đi từ HN vào SG (dù phải vắng mặt 1 việc rất quan trọng của gđ). Thời gian đó nghành BĐ khó khăn lắm, mua thiết bị phải ngồi mặc cả từng nghìn $ một. Cho đến khi Mỹ bỏ cấm vận mới dễ thở. Ah, hồi đó Công ty tem của BĐ có lương thuộc dạng top 1 trong nghành thì phải.
Bác nhờ ông cụ nhà mình, nhớ thêm vài ký ức về câu chuyện viễn thông và chuyên gia Cu Ba hồi ấy thì hay quá. Đó là 1 thời gian khó và nhiều nghĩa tình.
Thanks bác nhé ~o)
 

hm.tuan

Xe điện
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,511
Động cơ
563,381 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Tháng 7 có ngày thương binh – liệt sỹ.
Tháng 7 là nhớ về đồng đội, những người đã không về. Nhớ những đồng đội vừa mới ra đi trên con MI, và những đồng đội đã ra đi từ lâu lắm rồi.
Tháng 7, là nhớ về những đồng đội, những cùng thời quân ngũ, nay đã lâu rồi không gặp – chúng ta đã già.
Tháng 7, là thời gian mà ta nhìn thấy nhiều nhất các xe ca mang băng rôn : ‘Về thăm chiến trường cũ’ ngược xuôi trên mọi nẻo đường.
Tháng 7 này, chợt nhớ về các anh.


Tháng 7, nhớ về đồng đội (1)

Nhớ người lính không về.



12 giờ 15. Trưa tháng 7 nắng cháy ở trên đầu.
Quán cơm ‘đầu ghế’ vỉa hè Bùi Thị Xuân, đang lúc đông người.

Cô chủ quán béo núc nỉu, vừa đếm tiền, vừa hất hàm với mấy cháu ‘chạy cơm’:
-Cái ông già hâm hâm ấy, lại đến mua cơm kìa.

Mấy cháu trẻ trẻ, lanh chanh:
-Vâng, mấy hôm nay, hôm nào ông ấy cũng lấy hai đôi đũa, và hai cái bát, mà có mỗi mình ông ấy ăn. Những người như ông ấy, già nên lẩn thẩn mất rồi.
…….


Tháng 7, mùa hè, nắng thắt ngực.
Những tia nắng mặt trời chói chang, đưa Baoleo trở về những năm tháng biên giới - chiến tranh, thủa Baoleo còn là một chỉ huy trong quân ngũ.




Hôm đó, khi đưa người mẹ, đi thăm ngôi mộ của con trai mẹ, là 1 chiến sỹ Hải quân bậc đàn anh, hy sinh thời năm 67 khi đánh nhau với máy bay Mỹ, Baoleo có hỏi:
-Mẹ có định đưa anh về gần nhà không.

Mẹ già đã trả lời, mà đến bây giờ, sau hơn 20 năm Baoleo còn nhớ, và vẫn nhớ đến, để tự răn lòng mình.
Mẹ già thủng thẳng:
-Nhà cháu hiếm hoi, chỉ có mình em nó. Nhà cháu giờ chỉ còn một mình. Và cũng chẳng có gì. Nhà cháu muốn để em nó ở lại đây, để bây giờ, cũng như sau này, khi nhà cháu đã mất rồi, em nó vẫn còn có các anh (nói đến đây, mẹ già đập đập vào tay Baoleo) là đồng đội, để làm bầu bạn. Và vẫn còn được quân đội, cho ăn cơm một năm/2 lần.

Nghẹn thắt lòng, mẹ ơi.

Hôm nay, Baoleo đã về với đời thường.
Cũng như bạt ngàn các cựu chiến binh khác, ngày ngày, Baoleo nhà cháu vẫn côi cút làm ăn, chăm chỉ bới đất – lật cỏ để mong kiếm được cân gạo xấu, sắm được bìa đậu phụ, đắp đổi lần hồi qua ngày.

Nghèo nhưng lòng thanh thản, bởi mình còn được trở về.
Còn biết bao các anh khác, giỏi hơn mình, tốt hơn mình, đã không về.
Baoleo như thấy mình luôn mắc nợ các anh.

Hôm nay, không khá giả như ‘một đại bộ phận không nhỏ các đồng chí’, luôn có những bữa ăn dư dật, thừa mứa.
Baoleo nhà cháu chỉ có bữa cơm ‘đầu ghế’ qua ngày.
Nhưng, ăn cơm cùng Baoleo nhé, các anh, đồng đội thân yêu, những người lính không về.

Mình cũng ăn bữa trưa này, như năm xưa chúng ta đã chia nhau từng hớp nước trên pháo thuyền nắng lửa, bẻ cho nhau mẩu lương khô cuối cùng trên boong tầu chiến hạm, dưới lớp lớp con sóng bạc đầu.
Ăn cơm, anh nhé – người lính không về.
……………..
12 giờ 15. Trưa tháng 7 nắng cháy ở trên đầu.
Vẫn quán cơm ‘đầu ghế’ vỉa hè Bùi Thị Xuân, đang lúc đông người.
Cô chủ quán béo tròn núc nỉu, vừa đếm tiền, vừa hất hàm:
-Cái ông già hâm hâm ấy, lại đến mua cơm kìa.

Mấy cháu trẻ trẻ, dường như đã quen:
-Lại ông già hâm, mua mỗi xuất cơm còi, mà cũng lấy hai đôi đũa, hai cái bát. Những người như ông ấy, già nên lẩn thẩn mất rồi….


Đọc rớt nước mắt cụ ạ. Đúng là chả bà mẹ VN nào muốn trở thành Anh hùng cả.
 

hm.tuan

Xe điện
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,511
Động cơ
563,381 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
h em, nhớ lại thời mặc áo lính mà làm gì, thêm buồn.
CUỘC ĐỜI CỦA PHÓ THƯỜNG DÂN

Lại thẩm tra lý lịch

Rồi xã hội và quan niệm về cuộc sống bắt đầu có những đổi thay.
Các tổ chức nước ngoài, bắt đầu được vào Việt Nam. Họ cần người Việt, để làm cho văn phòng của họ.
Xã hội lúc đấy, cũng không còn giè bửu, những người dân đen loại 3 - những người làm cho các tổ chức nằm ngoài ‘thể chế’, những người không thuộc biên chế nhà nước.
Miễn là họ làm ăn lương thiện và đóng thuế.

Nhờ có chút tiếng Anh còm, học mót qua cuốn từ điển- được chia sau 1 đợt tuần tra trên biển năm xưa.
Nhờ đêm đêm, cần cù tu luyện tiếng Anh trong các lớp buổi tối – giá rẻ, baoleo tìm được công việc trong 1 văn phòng nước ngoài.

Thời đấy, để vào làm việc cho văn phòng nước ngoài, phải được chính quyền Việt Nam cấp Giấy phép, sau khi đã cử an ninh điều tra đi thẩm định lý lịch 3 đời, đảm bảo chắc chắn đã từng ăn ‘củ chuối’.
Xin góp cái Giấy phép ấy lên đây, để các bác « ngự kiểm »




Em làm cho dự án của UNDP tại tỉnh lẻ, cũng phải có cái giấy này. Sau ra làm cho FDI nên vứt hết.
 

hm.tuan

Xe điện
Biển số
OF-65092
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,511
Động cơ
563,381 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Baoleo xin gứi các bác, một truyện ngắn của người bạn, đồng đội của Baoleo - Trung Sỹ.
Đây là một câu chuyện được đăng trên tạp chí Văn nghệ QĐ tháng 11/2020, nên có những chi tiết được ‘văn học’ thêm. Nhưng vẫn cơ bản là đúng với cuộc đời quân ngũ của những người lính chúng tôi – thời chiến tranh.
Xin mời các bác ‘ngự lãm’ nhé.

Xóm vui ngày nắng


Tốp tân binh Thành, Cang, Lương được dẫn về ở nhờ nhà ông Bộ chủ nhiệm hợp tác xã. Ngôi nhà ba gian hai chái có mỗi ba người. Hai ông bà ở một chái đầu hồi, chái bên kia là buồng chị Luyến, cô con dâu ông ở. Ba gian giữa ông tháo các cánh cửa bức bàn xuống, làm phản cho lính mới nằm.

Bộ đội về làng Vực, căn nhà vắng nay thêm người trẻ đã vui trở lại. Anh con trai ông, anh Thế chồng chị Luyến cũng đi bộ đội đánh nhau trong Nam. Thống nhất đất nước đã mấy năm. Lác đác đã có những người lính giải ngũ về làng nhưng anh Thế vẫn bặt vô âm tín. Thậm chí một lá thư cũng không thấy gửi.

Đơn vị huấn luyện đợt này toàn lính Hà Nội. Thanh niên thủ đô thông minh tài hoa nhưng ngang tàng ương bướng, khiến cán bộ khung nhiều phen vất vả. Thằng Lương đẹp trai như tài tử Deyanov trong phim Trên Từng Cây Số, hát hay mê mẩn nhưng là vua nghịch ngợm trời gầm. Cang gõ bát sắt theo nhịp ca khúc Lương đang hát, ghen tị tuyên bố, rằng nghe thằng này hát bài Chiều ngoại ô Moskva, chắc chắn nhiều chị em xã viên sẽ chuyển từ ngẩn ngơ sang ngây ngất.

Một tối muộn sau giờ sinh hoạt đại đội, Lương kéo Thành lại, lào thào:
- Về ngủ sớm buồn chết mẹ! Ở lại ăn oản đã.
- Oản đâu ra mày?
- Im lặng tuyệt đối. Thấy tao làm gì làm theo đúng thế, nghe chưa!
Lương dẫn Thành luồn ra sau lán các em tổ bếp nuôi quân. Hai thằng ghé mắt qua khe liếp đan nứa. Trong lán, dưới ánh đèn bão vàng vọt, các cô gái đang thay áo lót chuẩn bị đi ngủ. Những chiếc su chiêng quân đội nhọn hoắt và cứng đanh ban ngày đang được dềnh dàng tháo bỏ, để lộ những khuôn ngực tròn đầy. Lương bấm Thành kéo ra sau bóng tối kho gạo liền kề, thì thào phân công:
- Tao bò vào trước, mày vào sau. Phần mày em Lành phản đầu tiên. Tao phản thứ hai em Lụa, rõ chưa.
- Liều quá đi mày!
- Oản bự cả đấy! Không liều vào mặt trận chết, lại hối hận chẳng biết cái oản nó vuông tròn thế nào.
- Cửa chốt mà. Họ làm ầm lên thì chạy đằng nào?
- Thằng ngẫn! Cửa không chốt và Lành nó sẽ không kêu đâu. Tao thử rồi! Còn cái Lụa hôm nay tao sẽ thử.

Phía bên kia sân lúa hợp tác xã là kho hậu cần đại đội. Bóng người lính gác ca đầu đi lại quanh quẩn đầu hồi dưới ánh trăng mờ. Súng không đạn, gác lại chọn chỗ sáng, đúng là lính mới tò te. Rạo rực bầu máu nóng tuổi trẻ, Thành hồi hộp lặng lẽ bò theo Lương trở lại lán nuôi quân. Quả nhiên cánh liếp cửa không chốt, chỉ lẹt sẹt tiếng kêu quệt nền đất khe khẽ. Trong bóng tối nhờ nhờ từ chiếc đèn khêu nhỏ bấc, trên tấm phản đầu, Thành thấy Lành đang nằm nghiêng úp vào trong, bỗng trở mình nằm ngửa. Ngực Lành phập phồng. Tiếng cô thở đều đều trong mùng, chừng đã sâu giấc ngủ.
Tình huống quá thuận lợi. Lương lựa vén diềm mùng, thận trọng đặt khẽ tay lên bầu ngực cô. Êm ái, không một phản ứng nhỏ. Không gian đông cứng lại trong sự im lặng đến nghẹt thở. Chỉ còn nghe tiếng dế kêu đều đều rả rích ngoài hè.

Lương ngoắc nhè nhẹ ra hiệu. Thành bò lại, đôi tay run rẩy một cách vô thức, đặt lên bầu vú Lành. Ấm nóng thịt da, dập dồn hơi thở. Thành thảng thốt, thoáng giật mình với cảm giác dường như Lành còn thức, nhưng vẫn im lặng đồng lõa với bóng đêm đang sẵn chứa một núi lửa đam mê thôi thúc. Bên kia, Lương đã tiếp cận tới phản Lụa nằm. Tấm mùng lung lay nhè nhẹ. Thời gian chết lặng, đong đếm bằng nhịp tim thình thịch dội như trống làng đang khát khao đập trong những lồng ngực trẻ. Có tiếng lính hô mật khẩu đổi ca gác bên kia sân kho.

- Trộm, trộm...! Tiếng một cô gái mé phản trong cùng chợt hốt hoảng, kêu ré lên thất thanh.
Lương vòng sang, giật kéo Thành bung cửa chạy biến. Xóm ngoài xôn xao, ong óc dậy tiếng chó sủa. Tiếng còi báo động roét roét...! Hai người hổn hển chạy về đến nhà. Chị Luyến vừa tắm xong, đang ngồi hong tóc bên bậc cổng hỏi khẽ:
- Các chú đi đâu về muộn thế?
- Chúng em sang thằng bạn cùng phố đóng bên xóm Đông chơi.
Lương trả lời quấy quá. Hai đứa vọt vào phản mình mắc vội mùng, nằm im thin thít giả vờ ngủ. Ngoài ngõ, tiếng chân người chạy thình thịch, tiếng còi roét roét tới gần. Ánh đèn pin sáng trắng lia loang loáng cùng tiếng anh Liên hỏi gắt:
- Tổ ba người có mặt trong nhà không Luyến?
- Chúng nó mệt. Ngáy khò từ lâu rồi! - Chị Luyến trả lời tỉnh bơ.
Trung đội trưởng cùng hạ sỹ Liên vẫn sục vào nhà kiểm tra, soi đèn pin tận mặt, đếm đủ từng người lính trong giường rồi mới sang nhà khác. Chị Luyến ra chốt cổng trở vào, vén mùng cốc vào đầu mỗi đứa một phát đau điếng. Tấm cửa buồng rên lên ken két trong ổ mộng khô. Chị vào buồng đi ngủ, nhưng hương sả, hương bồ kết trên mái tóc dày nặng của chị không ngủ, cứ thao thức lẩn quất mãi trong đêm.

Hôm sau, câu chuyện trộm đột nhập lán nữ nuôi quân tối qua loang ra khắp đại đội. Hết kêu gọi tự giác đến kiểm điểm, kiểm thảo sinh hoạt vẫn không tìm được ra ai là thủ phạm. Quân tư trang không mất gì, đến ngay cả bị hại cũng không biết ai do trời tối, lại vẫn vui vẻ nên chuyện dần lắng xuống. Chậu cơm có tổ ba người của Lương, Thành, Cang kể từ hôm đó bao giờ cũng được ấp thêm một miếng cháy to tướng giòn tan nơi đáy chảo gang, mỗi khi Lành hay Lụa đứng chia cơm.

Ngày lại ngày trôi qua. Chiếc loa truyền thanh của xã ông Bộ cho treo trên cây xoan trước cổng nhà, sau các bản tin vẫn hát: “Nghe không anh mùa xuân, về cùng tin chiến thắng, xóm vui trong ngày nắng, như gọi đồng chín vàng...” .

Tin chiến thắng về đã lâu, lúa đã vàng đồng mấy bận, nhưng anh Thế mãi không thấy về khiến ông bà ngày thêm sốt ruột. Các buổi giao lưu văn nghệ với chi đoàn địa phương hồi làng mới đón tân binh, chị Luyến vẫn song ca với thằng Lương bài hát này. Sân kho hợp tác biến thành sân khấu, dát bạc dưới ánh trăng vằng vặc đêm rằm. Trong nhịp đàn guitar lắt lẻo của Thành, hai chị em giao lưu tình cảm, ăn ý đưa đẩy giọng nam trầm, giọng nữ thanh bắt nhau rất ngọt.

Nhưng từ lúc xảy ra chuyện trộm ở lán nữ nuôi quân, Thành không thấy chị hát nữa. Chị buồn. Lại có một tin đồn loang ra không rõ từ đâu, rằng anh Thế đã mất tích trong một trận đánh. Tử trận, hy sinh đã đành một lẽ. Đau đớn xót xa một lần, rồi cũng sẽ dần nguôi, rồi có thể tính tiếp bước tương lai. Sự mất tích nó như một chiếc thòng lọng vô hình, tròng hờ vào số phận những người thân đang phấp phỏng ngóng chờ trong vô vọng, khiến người ta chẳng thể làm gì.

Nỗi rạo rực chờ mong của một người đàn bà trẻ đầy sung mãn ngày thêm mòn mỏi, mà tiếng loa nén vẫn oang oang mãi đến vô tình bài hát cũ hôm nào. Chị rón rén dậy ra sân kho đi làm sớm hơn, như muốn tránh cánh lính trẻ phổng phao ngồng ngỗng đang vô tư ngủ trên các tấm phản gian ngoài. Nghe tiếng xoay “két..két...” lỗ mộng tấm cửa, Thành biết chị đã vào buồng đi ngủ hay đã trở dậy sớm. Sau tiếng két cửa sáng một lát là tiếng rít thuốc lào sòng sọc ngoài sân của ông Bộ. Ông ngồi chờ đóng cổng cho con dâu, lần nào cũng độc một câu quen thuộc, lí nhí như người đang mắc lỗi:
- Thầy mới lên quân sự tỉnh, vẫn chửa tin gì con ạ!
- Thầy yếu rồi. Đừng đạp xe lên nữa, khổ ra!
- Thầy u xin lỗi con!
- Thầy u làm gì có lỗi. Còn sống anh ấy khắc tìm về!
Tiếng chị Luyến gắt nhẹ, như có cả sự rấm rứt ở bên trong. Tiếng dép nhựa chị vừa khuất sau cổng là tiếng còi báo thức rộn rã của hạ sỹ Liên tiểu đội trưởng tiếp nối. Hằng ngày trôi qua đều đều như vậy, từ bài bắn đạn thật bia số 4 đến bia “thằng còm” số 7 rách áo ăn tiền.

***
Cuối thu. Lúa vàng ngợp đồng dưới bầu trời xanh lơ lắc. Bộ đội cuối kỳ huấn luyện, đổ ra đồng gặt lúa giúp dân. Lũ chó cũng bận rộn theo chủ, ngồi chồm hỗm trên bờ ruộng rình chuột đồng, hoặc hồng hộc đuổi theo đoàn xe cải tiến lọc cọc kéo dọc bờ mương về sân kho. Đàn chèo bẻo như những nốt nhạc đen cao thấp, theo mùa về đậu kín đường dây trung thế băng ngang cánh đồng. Chúng rít lên chèng chẹc, bám từng thửa ruộng đã gặt quang để săn tìm nhái con, châu chấu. Không gian thơm ngậy mùi muồm muỗm nướng. Lắc rắc nhẹ tan trong gió heo may lạnh thổi cuối chiều, là tiếng nổ những quả muồng khô sau một ngày tàn phơi cơn nắng nỏ.

Nhưng làng xóm chẳng được yên lâu. Tin chiến sự biên giới Tây Nam dội về ngày càng nóng bỏng giữa mùa vụ bời bời. Bà Duật hàng xóm kế rào nhà ông Bộ nhận tin báo tử của anh con trai ngay trên ruộng gặt. Bà buông xõng đon lúa đang bó, ngồi phệt xuống, ngất xỉu liền bên bờ mương. Mọi người hô hoán cấp cứu, vực bà lên xe cải tiến đưa về trạm y tế xã.

Người từ cuộc chiến trước còn chưa kịp về, người của cuộc chiến sau đã vội ra đi. Còi tàu hỏa ngoài ga Bình Lục loang dài trong gió thu như lời chào vĩnh biệt. Hạ sỹ Liên quăng liềm, chùi đôi tay dính bùn vào hai ống quần, thét lạc giọng:
- Tiểu đội...Nghiêm...! Phút mặc niệm ...Bắt đầu!

Nắng quái buổi chiều hôm đổ dài bóng lính đứng lặng im phăng phắc giữa cánh đồng, tưởng nhớ người anh không quen biết vừa tử trận. Trên không gian cao tít, một đàn sếu trắng tinh xếp hình chữ V đang chớp cánh. Tiếng loài chim di cư lảnh lót gọi nhau, xao xác cả bầu trời. Gió bấc hiu hiu sếu kêu trời rét. Chúng sẽ bay xuyên đêm về phương Nam nắng ấm. Cả đơn vị mình nữa, chắc chỉ xong vụ gặt này là lên tàu vào mặt trận.

Mọi người ngừng tay liềm, ngẩn ngơ dõi theo đàn sếu bay mỗi lúc một xa. Thành thấy chị Luyến thẫn thờ đứng cạnh thằng Lương, nhìn nó với ánh mắt rất lạ. Một cái nhìn xót xa sâu thăm thẳm như thấu hiểu, như lòng trời thu cao lộng đang dựng hun hút ở trên đầu.

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối. Bóng tối sà xuống mâm cơm quân dân đoàn kết ngày mùa ăn muộn. Chiếc đèn chai soi tỏ đĩa châu chấu rang lá chanh và tép mài mại kho khế. Chị Luyến ngồi đầu nồi. Tiếng máy suốt lúa đang chạy ù ù không át được tiếng hờ con day dứt vọng sang từ bên nhà hàng xóm: “Lá vàng còn ở trên cây. Lá xanh rụng xuống trời hay hỡi trời...!”. Xã chưa tổ chức lễ truy điệu nên nhà bà Duật chưa phát tang, chỉ có tiếng hờ dai dẳng khàn khàn, nghe lúc được lúc mất.

Thằng Lương mở nút lá chuối, rót chai rượu ngang ra các chén. Vài ba chén con Thành đã thấy nóng mặt, nhưng ông Bộ vẫn ngồi im như tượng. Lương rót chén nào ông uống cạn chén đó. Tiếng loa nén lại sọt sẹt, rồi đoạn nhạc đệm của bài hát đợi chờ quen thuộc cất lên: Nghe không anh mùa xuân, về cùng tin chiến thắng, xóm vui trong ngày nắng, như gọi đồng chín vàng.

Xóm làng không vui. Xóm quê hương ta hôm nay buồn tê tái. Ông Bộ thở dài, làm một hơi cạn chén rượu cuối, đứng dậy nói trống không:
- Tôi sang anh cu Soạn thông tin, bảo mai mắc cái loa ra chỗ khác.
Bà Bộ cời cời lùa đũa nốt bát cơm vơi, tong tả ra bể nước mưa rồi chạy vội sang nhà Duật. Chị Luyến ngoảnh mặt vào bóng tối, giấu vội dòng nước mắt thoáng lấp lánh trong ánh đèn chai. Cang huých nhẹ tay Thành, hất hàm ra hiệu. Hai người liếc sang, thấy thằng Lương đang nhìn chị Luyến. Khuôn mặt đẹp trai của nó bỗng già đanh, ẩn đầy xa xót, như gương mặt một gã đàn ông đã sớm vụt trưởng thành.

Đêm cuối thu lạnh. Chiếc chăn chiên cá nhân dệt sợi Nam Định không đủ giữ nhiệt. Tổ ba người ghép phản chung mùng, nằm sát nhau cho ấm. Ngày mùa mệt mỏi, trung đội được nghỉ sinh hoạt tối. Thành rủ Cang đi nằm sớm. Thằng Lương chưa muốn nằm, đi lại lục sục, hỏi chỗ Thành cất chai dầu luyn. Nó mang khẩu AK ra ngoài thềm dạy chị Luyến cách tháo lắp, lau súng. Trong đêm yên tĩnh, tiếng khóc bên nhà bà Duật vọng sang càng rõ, giờ lại nghe thêm cả tiếng khóc bà Bộ bên ấy. Thành, Cang hai thằng trùm chăn kín đầu thao thức. Không lẽ hai người mẹ kia sẽ khóc hết đêm nay.

Tỉnh giấc nửa đêm về sáng, Thành trở mình quờ tay, thảng thốt thấy chỗ Lương nằm trống không. Phía trong, Cang vẫn ngáy đều đều. Tiếng gà eo óc gáy chừng đã sang canh. Thằng Lương biến đi đâu nhỉ? Một linh cảm dội lên. Thành căng mắt nhìn về phía cửa chái buồng chị Luyến. Cánh cửa gỗ hôm nay hình như không kêu ken két giống mọi khi. Thành chợt hiểu. Thì ra hai người lấy dầu lau súng lúc tối để làm chuyện này đây. Không lẽ Lương nó dám táo tợn đến thế. Một lúc nữa thật lâu, Thành thấy Lương vạch mùng rón rén chui vào. Ngực áo nó ướt đẫm nước mắt và thơm sực mùi vỏ bưởi khô quện hương bồ kết.

Gió bấc đầu mùa hun hút thổi ngày chuyển quân vào mặt trận. Ông Bộ thịt con gà trống hoa, đặt lên ban thờ lầm rầm khấn. Các con đi một về mười, đi tươi về tốt. Mùi khói hương bài quện hương bưởi vườn sau quyến luyến, trang nghiêm lòng thành. Bà Bộ thổi nồi cơm nếp thật to cho mấy đứa ăn. Lương trưng dụng hết chăn chiên tổ ba người, để lại cho gia đình, bảo chúng con vào trong đó khí hậu nóng, chăn đệm chẳng còn cần thiết nữa.

Có một sự cố nhỏ xảy ra vào hôm trước: Các cô gái tổ nuôi quân nhất loạt đứng ra tố cáo với đại đội, rằng Lương, Thành chính là những kẻ trộm đêm mò vào lán nữ. Lời tố cáo muộn màng không thể làm thay đổi mệnh lệnh chiến đấu. Lương với Thành vẫn hành quân vào mặt trận cùng đơn vị, họ chỉ không được phong quân hàm binh nhất như các anh em khác mà thôi.

Kẻng báo động di chuyển thôi thúc. Toàn đại đội tập trung tại sân kho hợp tác. Lành, Lụa lao vào ôm riết từ biệt Thành, Lương. Hai cô gái khóc òa xin lỗi, bảo chúng em làm thế chẳng qua vì muốn các anh bị kỷ luật, phải giữ lại. Xin tha thứ cho chúng em! Bà Duật tay run run xách nải chuối chín, vừa lăn vào túm áo từng đứa, vừa gào lên tru chéo tên con mình. Y tế xã phải len vào gỡ tay, dìu đưa bà ra.

Giờ phút chia xa đã đến. Giật lên tiếng đại đội trưởng hô dõng dạc:
- Đại đội hành quân một hàng dọc...Hướng hành quân ga Bình Lục! Tốc độ hành quân 4 km một giờ! Bước đều...Bước!
Rặng điền thanh bờ mương ngả nghiêng trong gió bấc, rì rào vẫy chào đưa tiễn. “Vừng đông đã hửng sáng. Núi non xanh ngàn trùng xa. Tổ quốc bao la hiền hòa...”. Tiếng quân đi rầm rập theo nhịp bài ca hành khúc cất lên từ trung đội đi đầu. Thành nghển cổ ngoái lại, thấy chị Luyến thẫn thờ đứng tít vòng ngoài, tay vẫn ghì chặt tấm chăn chiên của thằng Lương.

***
Tổ ba người được bổ sung vào trung đội trinh sát một đơn vị chiến đấu. Họ may mắn vẫn được ở cùng với nhau. Đêm dẫn tiểu đoàn luồn sâu, tới ngã ba cây tung lối vào phum Tà Chek, trung đội trinh sát dính ổ phục kích của địch. Trái B40 đầu tiên chớp nổ gần, tiếp theo là một trận mưa xối xả đạn đại liên. Lương gục xuống , dập nát hai đùi. Trung đội nằm tại chỗ nổ súng, tổ chức đánh trả.
Thành, Cang trườn lên kéo Lương trở lui. Cây tung cổ thụ với các bạnh rễ khổng lồ đã che chở cho họ. Khi các đại đội bộ binh tràn lên áp đảo đẩy lui địch thì Lương đã kiệt sức vì mất máu. Giây lát, Lương tỉnh lại, thều thào các câu nói đứt đoạn nhưng rành rẽ:
- Chúng mày còn về được phải qua thăm bố Bộ... Trong ba lô tao có cuốn sổ với xấp vải ka-tê.
- Nếu anh Thế đã về, hay Luyến đã lấy chồng thì thôi... Nếu Luyến vẫn ở vậy thì đưa cuốn sổ với xấp vải cho chị ấy. Nói với Luyến, là tao xin lỗi, và tao yêu chị ấy!
Lương he hé mắt nhìn Chí quân y đang ga rô băng bó cho mình, lại nói leo lẻo:
- Để băng cho thằng khác anh Chí ơi! Đằng nào em chả đi. Thành cho tao miếng nước.
Thành kề bi đông miệng Lương chắt từng ngụm nhỏ. Lương giật chiếc bi đông, dốc uống ừng ực. Nước tràn đầy ra khóe miệng. Khuôn mặt tài tử đẹp trai của nó phảng phất một nụ cười thỏa thuê giải khát trong phút vĩnh biệt cuộc đời.

***
Sau năm năm chiến trận, dù dính vài vết thương phần mềm nhưng bị Tử thần chê không vào sổ cái, Thành và Cang được giải ngũ. Hai người xuống ga Bình Lục, băng năm cây số qua cánh đồng Non tìm về xóm Vực như lời hẹn với bạn.

Rặng điền thanh ngày cũ lấm tấm lá vàng, ngả nghiêng dọc bờ mương trong gió cuối thu. Chiếc loa nén trên cây xoan vẫn hát vang vang: “Em ơi em mùa xuân đã về trên cành lá. Tiếng chim kêu ngọt quá cho trời xanh xanh thẳm... ”.

Lúa đang vàng rực đồng, và xóm quê ta hôm đó thật vui. Anh Thế đã trở về ngay mấy hôm sau khi đơn vị hành quân vào mặt trận. Chị Luyến hồi hộp chạy ra chạy vào. Gái một con khuôn mặt đỏ bừng, mồ hôi dấp dính tóc mai trong bếp lửa cời rơm. Gà cắt tiết kêu quang quác ngoài giếng và trên nhà bi bô đầy tiếng trẻ con. Xấp vải ka-tê của thằng Lương nằm trong túi quà chung của tổ ba người, chỉ có cuốn sổ của nó được ém lại như lời dặn.

Bà Duật thấy người về, chạy sang túm chặt tay Thành, Cang, lại khóc rống lên tu tu. Nước mắt dành cho ngày gặp mặt sao nghe buồn lạ. Cả xóm xúm vào hỏi Lương đâu? Cang ấp úng gãi đầu, nói Lương bận, được cử đi học trường Sĩ quan pháo binh Quân khu 7, không về chơi đợt này. Thành suýt nghẹn, cúi vội xuống, bế thằng cu khôi ngô dĩnh ngộ từ nãy vẫn bám lấy chân mình, bước ra ngoài.
Bên thềm, chị Luyến run rẩy ướm xấp vải ka-tê màu tím hoa cà, mắt ngân ngấn lệ. Dường như có điều gì đó khiến chị đã linh cảm thấy và thấu hiểu. Chị ngoảnh nhìn lên bầu trời giấu dòng nước mắt, hai chú cháu ngẩng nhìn theo chị.

Trên không gian cao tít đang chuyển mùa, một đàn sếu đang bay qua. Tiếng bầy chim di cư líu ríu gọi nhau xao xác cả cánh đồng.

(Lược trích trong: Tổ quốc trên hết! Cảm ơn VNQĐ số 953-tháng 11/2020)
127039958_3710322845698918_3138945877521937003_n.jpg
Em chưa thấy phim giải thế giới nào, hay nhưng tiểu thuyết đạt gải văn học nghệ thuật của ta hay tây nào mà làm em xúc động đến như thế này được. Chỉ người lính trải nghiệm mới có cảm xúc viết được như vậy.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,909
Động cơ
378,885 Mã lực
Em chưa thấy phim giải thế giới nào, hay nhưng tiểu thuyết đạt gải văn học nghệ thuật của ta hay tây nào mà làm em xúc động đến như thế này được. Chỉ người lính trải nghiệm mới có cảm xúc viết được như vậy.
Cảm ơn bạn đã có những đồng cảm với bộ đội Cụ Hồ ~o)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top