trong đàm phán thuế đối ứng hai bên có rất nhiều nội dung rào cản phí thuế quan trong đó có một nội dung này liện quan tới rào cản phi thuế quan anh hưởng tới các công ty nhập khẩu và người tiêu dùng,
Đó là Về thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) trong đánh giá sự phù hợp (conformity assessment), Việt Nam và Hoa Kỳ đã thống nhất kế hoạch thúc đẩy các cuộc họp kỹ thuật để xây dựng khung MRA áp dụng cho một số ngành chủ lực như điện tử, dệt may và nông sản. Tuy nhiên, đến nay hai bên vẫn chưa ký kết bất kỳ MRA chính thức nào.
1. MRA là gì?
MRA (Mutual Recognition Agreement) – tức Thỏa thuận công nhận lẫn nhau, là một hiệp định giữa hai quốc gia hoặc tổ chức, trong đó hai bên đồng ý công nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau, thay vì yêu cầu kiểm tra lại từ đầu.
Nói đơn giản: hàng hóa đã được kiểm định tại nước xuất khẩu sẽ không cần kiểm định lại khi nhập khẩu vào nước kia.
2. Đánh giá sự phù hợp là gì?
Trong thương mại quốc tế, hàng hóa muốn được nhập khẩu thường phải trải qua quy trình “đánh giá sự phù hợp” – tức kiểm tra xem sản phẩm có đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và an toàn của nước nhập khẩu hay không.
Quy trình này gồm:
Kiểm tra chất lượng
Kiểm định kỹ thuật (như an toàn điện, bức xạ, sóng vô tuyến…)
Chứng nhận hợp quy, tức xác nhận sản phẩm phù hợp với quy định của nước nhập khẩu
Ví dụ dễ hiểu:
Một chiếc tủ lạnh sản xuất tại Việt Nam muốn bán sang Hoa Kỳ cần được kiểm tra xem có đạt chuẩn an toàn điện theo quy định của Mỹ không.
Ngược lại, một chiếc laptop Dell hoặc HP chính hãng nhập khẩu vào Việt Nam cũng phải trải qua thủ tục kiểm định về màn hình, card Wi-Fi, sóng phát 4G/5G ( vì trình của ta cao hơn Mỹ , v.v.
Thậm chí, mỗi lô hàng thường bị kiểm tra ngẫu nhiên, khiến chi phí kiểm định có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Thủ tục kéo dài, có khi mất vài tháng mới hoàn tất.
Vì vậy, nhiều người chọn mua laptop hoặc điện thoại xách tay từ Trung Quốc thay vì hàng chính hãng nhập khẩu – bởi hàng xách tay tránh được kiểm định phi thuế quan, nhanh hơn và rẻ hơn.
Ví dụ: chiếc iPhone 17 sản xuất tại Mỹ đã đạt đủ tiêu chuẩn khắt khe của Mỹ, nhưng khi nhập vào Việt Nam vẫn có thể bị yêu cầu kiểm định lại về màn hình, sóng 5G, pin…, gây thêm chi phí và chậm trễ. Một sản phẩm phải qua hai lần kiểm định khiến chi phí đội lên và rào cản thương mại tăng.
3. MRA sẽ mang lại lợi ích gì?
Nếu hai nước ký kết MRA:
Kết quả kiểm định từ Việt Nam được Mỹ công nhận, và ngược lại – giống như nguyên tắc tránh đánh thuế hai lần, nhưng trong lĩnh vực kỹ thuật. Không cần gửi hàng sang nước kia để kiểm tra lại.
Tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu song phương.
Tóm lại nếu được và thông qua MRA thì các cụ đi mua máy laptop cho con cháu các cụ đi vào đại đọc xẽ rẻ đi rất nhiều so bây giờ.