[Funland] Hậu sáp nhập: những cái tên Quê Hương giờ trở thành hoài niệm.

Linh Danh Thue

Xe tải
Biển số
OF-348917
Ngày cấp bằng
31/12/14
Số km
367
Động cơ
279,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em thấy các cụ bây giờ cũng giống như Hà Tây quê em năm 2008, rồi sau này cccm cũng sẽ quen thôi
các cụ ấy hoài niệm thôi, e thấy không ảnh hưởng gì, sau dần quen rồi quên thôi
 

Đào Tử Thi

Xe container
Biển số
OF-413600
Ngày cấp bằng
30/3/16
Số km
9,994
Động cơ
373,441 Mã lực
Nơi ở
Văn Điển
THÁI BÌNH ơi THÁI BÌNH
Sao mà yêu đến thế!


Thưa các cụ mợ,

Em không sinh ra và lớn lên ở Thái Bình. Nhưng Thái Bình là một phần ký ức tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ và quí báu của em. Trước thời khắc giao thời sắp tới, em lại mênh mang nhớ thương về một miền đất mà chỉ còn vài tiếng nữa thôi là vĩnh viễn chỉ còn trong hoài niệm.

Cụ mợ nào người Thái Bình hoặc có liên quan đến Thái Bình thì vào đây cùng chia sẻ những kỷ niệm. Để nhớ về một vùng đất trù phú, tươi đẹp, hào hùng với một bề dày lịch sử, với những con người hào sảng, cần cù chịu khó chịu thương. Vùng đất lưu giữ một nền văn hoá lâu đời của nền văn minh lúa nước Đồng bằng Bắc Bộ.

Kỷ niệm của em là những hành trình tuổi thơ gian nan từ Hạ Long về quê Thái Bình. Em kể để cụ mợ nào từng có những chuyến đi về quê giống em thì cùng nhớ lại nhé.

Em sinh ra ở đất mỏ Quảng Ninh, nhưng lớn lên ở một vùng rừng núi Thái Nguyên quê ngoại. Thỉnh thoảng mỗi kỳ nghỉ hè, 3 anh em em được về Hạ Long rồi từ đó, bố hoặc mẹ em sẽ đưa chúng em về quê nội ở Tiền Hải - Thái Bình. Thường là bố sẽ đưa vì chặng đường về quê vô cùng gian khổ. Từ tối trước mẹ em sẽ nắm cơm và muối vừng gói lá chuối cho bố con em mang đi. Bọn em ngồi túm tụm xung quanh mẹ nhìn mẹ nắm cơm với một cảm giác rất nôn nao khó tả. Bố em giục mấy anh em đi ngủ sớm vì sáng mai 3h30 là phải dậy ra bến tàu. Từ nhà ra bến không xa nhưng ngày ấy phương tiện đi lại nghèo nàn, hành khách đông nên phải đi từ sớm để chen lên tàu. Chúng em dậy khi trời còn tối đen, lục tục vệ sinh sáng thật nhanh rồi khuân đồ xuống chân đồi để bố đèo xe đạp ra bến. Những cụ mợ nào người gốc Hòn Gai chắc còn nhớ bến tàu thuỷ đi Hải Phòng, bây giờ vẫn gọi là phố Bến Tàu dưới chân núi Bài Thơ. Con phố với em ngày nhỏ đầy nguy hiểm và sợ hãi bởi tệ nạn móc túi và cướp giật. Em đi qua những ngôi nhà lụp xụp tối tăm, những bóng người vạ vật rồi tới bến tàu. Bố em đi trước mở đường, em đi sau bố. Anh cả và anh hai đi sau em, mẹ đi sau cùng. Cả một gia đình 5 con người dặn nhau phải áp sát không được tách rời bởi đám đông chen chúc có thể đánh bật chúng em bất cứ lúc nào. Có thể ngã xuống và bị đám đông dẫm đạp lên. Đó là một trải nghiệm kinh hoàng nhưng mà sau trải nghiệm ấy, lên được đến tàu rồi thì vui sướng biết bao. Chúng em sẽ nhanh chóng tìm cho mình một chỗ trên khoang tàu và ngồi bệt trên nền tàu cùng đám đông vui sướng. Đôi khi hành khách người lớn nhìn đám trẻ chúng em mà nhường cho vài chỗ. Thế rồi mẹ em tất tả quay lên bến. Chúng em đứng ra lan can tàu vẫy theo mẹ cho đến khi bóng mẹ nhỏ xíu xa dần.

Em thường xin phép bố cho lên boong tàu. Tàu Hòn Gai - Hải Phòng chạy ngang qua vịnh và ngang qua nhà em. Từ dưới tàu em có thể nhìn thấy xa xa quả đồi nhà em sống. Em thường nghĩ chắc giờ này mẹ về đến nhà rồi và cũng đứng từ nhà nhìn con tàu chở chúng em chạy qua. Rồi tàu đi vào vùng đảo. Em ngây ngất nhìn những hòn núi đá vôi sừng sững muôn hình vạn trạng, ngạc nhiên và choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vỹ của vịnh. Tàu chạy qua hòn ấm chén, hòn gà chọi. Nắng lên, chúng em chui vào khoang. Lúc này bố em và các hành khách xung quanh đã bắt thân được với nhau. Mà ngày ấy, con người chân chất thật thà. Rất nghèo, rất khổ nhưng tình cảm vô cùng. Em rất thích lắng nghe những câu chuyện của họ. Về vụ mùa năm nay cấy hái ra sao? " Tôm bay - châu chấu" đầy đồng cứ chiều đem lưới ra quây, bắt được cứ hàng đấu ( Có cụ mợ nào biết đấu là cái gì không?). Cấy giống gì thì năng suất cao? Loại gạo nào thì thơm dẻo? Rồi chuyện chiến tranh, chuyện đủ thứ trên giời. Tới giờ đói, cả khoang giở cơm nắm ra ăn và í ới mời nhau. Anh em em sẽ khoanh tay mời các ông các bà, các cô bác xơi cơm rồi nhón cơm nắm chấm muối vừng ăn với nhau. Các ông bà ngồi quanh vừa ăn vừa hỏi chuyện học lớp mấy, tên gì, năm nay được học sinh giỏi không? Ngày ấy tuy bé nhưng anh em em đều đã biết xem mặt bắt bệnh. Vì đói vì nghèo nên hầu hết xung quanh chúng em ngoài suy dinh dưỡng, ai cũng bị đau dạ dầy.
Cụ có cảm xúc và hoàn cảnh sao giống em đến thế, em còn giữ nguyên những cảm xúc, nhưng hình ảnh những ngôi nhà lụp xụp ngoài bến Hòn Gai và núi Bài Thơ đến tận bây giờ.
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
14,381
Động cơ
1,625,526 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Cụ có cảm xúc và hoàn cảnh sao giống em đến thế, em còn giữ nguyên những cảm xúc, nhưng hình ảnh những ngôi nhà lụp xụp ngoài bến Hòn Gai và núi Bài Thơ đến tận bây giờ.
Có phải ngày xưa núi Bài thơ nó rất xa bờ không cụ?
 

MinhKhoi2007

Xe tăng
Biển số
OF-75957
Ngày cấp bằng
21/10/10
Số km
1,328
Động cơ
1,031,205 Mã lực
Lại nói đến bến tàu Cửa Ông e lại nhớ hơi thở cuối cùng của ông cụ nhà e nằm lại nới đó cách đây 44 năm ngày giáp tết năm 1981. Vụ đắm tàu đó e chỉ đc nghe kể lại nhưng nó là 1 ký ức đau thương với gia đình em khi cụ nhà e có mặt trên chuyến tàu đó để về quê Thái Bình ăn tết. 🥺
Hình ảnh quê hương Thái Bình của em đây
Tai nạn năm đó kinh hoàng lắm vì giáp tết người xuống tầu như xếp cá mòi, quá đông nên mới chìm. Còn nhớ có chị gần nhà làm công nhân mỏ cũng đi chuyến đó nhưng 4 người mà chỉ mua được 3 vé nên rủ nhau ở lại thì thoát chết.
 

Greenpips

Xe buýt
Biển số
OF-705896
Ngày cấp bằng
29/10/19
Số km
909
Động cơ
106,857 Mã lực
Tuổi
46
các cụ tâm hự thía :-w :-w
 

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
4,341
Động cơ
534,881 Mã lực
Thái Bình, nguyên quán hiện lên trong CMT Quỳnh Côi Quỳnh Phụ, kỉ niệm nó mờ lắm cho lần đầu về quê khoảng năm 1982. Ông bà mỗi người một xe đạp từ HN đạp về TB, bố đèo mình, về đến bến Phà bến Hiệp là đã lên đèn, đi qua tấm ván nhỏ dài để lên thuyền. Về quê trc mặt là con mương hai bên bờ dứa dại cao ngút. Bố bẻ lá dứa làm cái chong chóng cho m chơi. Đó là lần đầu về quê cũng là là lần cuối ở căn nhà ông bà mình ở (ông đã mất khi tham gia cách mạng chống Pháp) về lần này bố bàn với bà bán nhà rồi đưa bà lên HN sống cùng ( e nghe kể lại thế)...
FB_IMG_1744529882110.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

tienlong

Xe tăng
Biển số
OF-550929
Ngày cấp bằng
17/1/18
Số km
1,226
Động cơ
166,619 Mã lực
Thời thế khác rồi cụ, giờ Hưng Yên nổi tiếng hơn nhiều.
Lịch sử tính đến nay Đ C S Việt Nam đã trải qua 13 kỳ đại hội đại biểu toàn quốc với 13 Tổng Bí thư qua các thời kỳ, trong đó Hưng Yên có 2 TBT đấy...

Hưng Yên là mảnh đất chính trị, cách mạng đấy.
 

Moriarty

Xe container
Biển số
OF-84825
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
6,997
Động cơ
553,696 Mã lực
bánh cáy Hưng Yên, nghe cứ xao xao ý nhỉ
 

Solitude

Xe hơi
Biển số
OF-314754
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
148
Động cơ
893,666 Mã lực
Trong cccd của em cái còn lại duy nhất là số nhà em và tên đường.
Xã ở quê mất
Huyện ở quê mất
Tỉnh ở quê mất
Phường nơi ở mất
Tp nơi ở mất
Tỉnh nơi ở mất.
Hôm nay cháu hết mất rượu rồi nên không mời cụ chén rượu nhạt.
Chia sẻ cùng cụ.
 

Solitude

Xe hơi
Biển số
OF-314754
Ngày cấp bằng
5/4/14
Số km
148
Động cơ
893,666 Mã lực
Xin trích ý kiến của một cụ:
Tôi nghĩ, bỏ quản lý hành chính cấp quận huyện, nhưng tên quận huyện vẫn nên giữ. Nói cách khác, chỉ xóa bỏ quận huyện với tư cách là đơn vị quản lý hành chính, vẫn giữ chúng với tư cách địa danh.

Ví dụ, nhà 35, phố Nguyễn Thái Học, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nhà 35 phố Nguyễn Thái Học quận Hà Đông, Hà Nội, và nhà 35 phố Nguyễn Thái Học, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nếu vẫn giữ lại tên quận huyện, thì người ta phân biệt được ngay, giấy tờ (khai sinh, sổ đỏ, địa chỉ trong Ngân hàng, học bạ, bằng cấp,... sổ sách khác...) không phải đổi, còn bỏ tên quận huyện sau lại phải đổi hết, phiền phức và tốn kém.

Ngoài ra, các địa danh đều rất quý về văn hóa lịch sử, ví dụ quận Hoàn Kiếm, thị xã Son Tây, Hà Đông... đều không nên bỏ.
Ý kiến này rất hay cụ nhỉ.
Vì ít ra vẫn còn một chút gì đó của “quê cha đất tổ” còn lưu lại.
Cháu nghĩ từ thế hệ sau (giờ đang tầm tin tin) trở đi mới quen được phường xã mới, còn thế hệ cũ chắc chắn sẽ vẫn sử dụng tên địa danh gắn liền với quận/huyện cũ mỗi khi gọi xe, hỏi chuyện đồng hương, quê quán.
 
Biển số
OF-737959
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
989
Động cơ
157,191 Mã lực
quê cụ em ấn tượng cái tên Hà Nhì
Hà Nhì chúng em cũng kinh qua rất nhiều lần đổi tên, sáp nhập.
Từ Tỉnh Hà Đông => Hà Tây => Hà Sơn Bình => Hà Tây => Hà Nội ;))
Hà Tây quê lụa không còn, nhưng ai hỏi em đều bảo em ở Hà Tây >:)
 

PDlong

Xe điện
Biển số
OF-482555
Ngày cấp bằng
6/1/17
Số km
2,983
Động cơ
196,931 Mã lực
Tuổi
33

Citronella

Xe tăng
Biển số
OF-528268
Ngày cấp bằng
23/8/17
Số km
1,133
Động cơ
227,250 Mã lực
Tuổi
47
Hà Nhì chúng em cũng kinh qua rất nhiều lần đổi tên, sáp nhập.
Từ Tỉnh Hà Đông => Hà Tây => Hà Sơn Bình => Hà Tây => Hà Nội ;))
Hà Tây quê lụa không còn, nhưng ai hỏi em đều bảo em ở Hà Tây >:)
Thà Hà Tây còn hơn Hà Nhì hay HN Lá ạ :) thôi kệ đâu cũng là nhà, cũng là quê hương hết ạ. Lòng cứ bảo dạ phải thế mà sao cả ngày hôm nay em cũng bần thần...
 

Ocxinh_85

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-303869
Ngày cấp bằng
4/1/14
Số km
11,159
Động cơ
519,813 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
THÁI BÌNH ơi THÁI BÌNH
Sao mà yêu đến thế!


Thưa các cụ mợ,

Em không sinh ra và lớn lên ở Thái Bình. Nhưng Thái Bình là một phần ký ức tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ và quí báu của em. Trước thời khắc giao thời sắp tới, em lại mênh mang nhớ thương về một miền đất mà chỉ còn vài tiếng nữa thôi là vĩnh viễn chỉ còn trong hoài niệm.

Cụ mợ nào người Thái Bình hoặc có liên quan đến Thái Bình thì vào đây cùng chia sẻ những kỷ niệm. Để nhớ về một vùng đất trù phú, tươi đẹp, hào hùng với một bề dày lịch sử, với những con người hào sảng, cần cù chịu khó chịu thương. Vùng đất lưu giữ một nền văn hoá lâu đời của nền văn minh lúa nước Đồng bằng Bắc Bộ.

Kỷ niệm của em là những hành trình tuổi thơ gian nan từ Hạ Long về quê Thái Bình. Em kể để cụ mợ nào từng có những chuyến đi về quê giống em thì cùng nhớ lại nhé.

Em sinh ra ở đất mỏ Quảng Ninh, nhưng lớn lên ở một vùng rừng núi Thái Nguyên quê ngoại. Thỉnh thoảng mỗi kỳ nghỉ hè, 3 anh em em được về Hạ Long rồi từ đó, bố hoặc mẹ em sẽ đưa chúng em về quê nội ở Tiền Hải - Thái Bình. Thường là bố sẽ đưa vì chặng đường về quê vô cùng gian khổ. Từ tối trước mẹ em sẽ nắm cơm và muối vừng gói lá chuối cho bố con em mang đi. Bọn em ngồi túm tụm xung quanh mẹ nhìn mẹ nắm cơm với một cảm giác rất nôn nao khó tả. Bố em giục mấy anh em đi ngủ sớm vì sáng mai 3h30 là phải dậy ra bến tàu. Từ nhà ra bến không xa nhưng ngày ấy phương tiện đi lại nghèo nàn, hành khách đông nên phải đi từ sớm để chen lên tàu. Chúng em dậy khi trời còn tối đen, lục tục vệ sinh sáng thật nhanh rồi khuân đồ xuống chân đồi để bố đèo xe đạp ra bến. Những cụ mợ nào người gốc Hòn Gai chắc còn nhớ bến tàu thuỷ đi Hải Phòng, bây giờ vẫn gọi là phố Bến Tàu dưới chân núi Bài Thơ. Con phố với em ngày nhỏ đầy nguy hiểm và sợ hãi bởi tệ nạn móc túi và cướp giật. Em đi qua những ngôi nhà lụp xụp tối tăm, những bóng người vạ vật rồi tới bến tàu. Bố em đi trước mở đường, em đi sau bố. Anh cả và anh hai đi sau em, mẹ đi sau cùng. Cả một gia đình 5 con người dặn nhau phải áp sát không được tách rời bởi đám đông chen chúc có thể đánh bật chúng em bất cứ lúc nào. Có thể ngã xuống và bị đám đông dẫm đạp lên. Đó là một trải nghiệm kinh hoàng nhưng mà sau trải nghiệm ấy, lên được đến tàu rồi thì vui sướng biết bao. Chúng em sẽ nhanh chóng tìm cho mình một chỗ trên khoang tàu và ngồi bệt trên nền tàu cùng đám đông vui sướng. Đôi khi hành khách người lớn nhìn đám trẻ chúng em mà nhường cho vài chỗ. Thế rồi mẹ em tất tả quay lên bến. Chúng em đứng ra lan can tàu vẫy theo mẹ cho đến khi bóng mẹ nhỏ xíu xa dần.

Em thường xin phép bố cho lên boong tàu. Tàu Hòn Gai - Hải Phòng chạy ngang qua vịnh và ngang qua nhà em. Từ dưới tàu em có thể nhìn thấy xa xa quả đồi nhà em sống. Em thường nghĩ chắc giờ này mẹ về đến nhà rồi và cũng đứng từ nhà nhìn con tàu chở chúng em chạy qua. Rồi tàu đi vào vùng đảo. Em ngây ngất nhìn những hòn núi đá vôi sừng sững muôn hình vạn trạng, ngạc nhiên và choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vỹ của vịnh. Tàu chạy qua hòn ấm chén, hòn gà chọi. Nắng lên, chúng em chui vào khoang. Lúc này bố em và các hành khách xung quanh đã bắt thân được với nhau. Mà ngày ấy, con người chân chất thật thà. Rất nghèo, rất khổ nhưng tình cảm vô cùng. Em rất thích lắng nghe những câu chuyện của họ. Về vụ mùa năm nay cấy hái ra sao? " Tôm bay - châu chấu" đầy đồng cứ chiều đem lưới ra quây, bắt được cứ hàng đấu ( Có cụ mợ nào biết đấu là cái gì không?). Cấy giống gì thì năng suất cao? Loại gạo nào thì thơm dẻo? Rồi chuyện chiến tranh, chuyện đủ thứ trên giời. Tới giờ đói, cả khoang giở cơm nắm ra ăn và í ới mời nhau. Anh em em sẽ khoanh tay mời các ông các bà, các cô bác xơi cơm rồi nhón cơm nắm chấm muối vừng ăn với nhau. Các ông bà ngồi quanh vừa ăn vừa hỏi chuyện học lớp mấy, tên gì, năm nay được học sinh giỏi không? Ngày ấy tuy bé nhưng anh em em đều đã biết xem mặt bắt bệnh. Vì đói vì nghèo nên hầu hết xung quanh chúng em ngoài suy dinh dưỡng, ai cũng bị đau dạ dầy.
Công nhận Thái Bình có bài hát "Nắng ấm quê hương " hay xuất sắc. Quê em cũ chả có bài nào thật hay nên giờ chuyển qua làm liền chị quan họ í a người ơi người ở đừng về... ;))
 

sthd

Xe cút kít
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
16,315
Động cơ
1,059,742 Mã lực
mợ Mac đáng yêu quá.
kể chuyện Mỹ cũng đáng yêu, mà kể chuyện Thái Bình cũng rất đáng yêu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top