[Funland] Hậu sáp nhập: những cái tên Quê Hương giờ trở thành hoài niệm.

Ennho88

Xe tăng
Biển số
OF-717378
Ngày cấp bằng
23/2/20
Số km
1,340
Động cơ
550,909 Mã lực
Em vào nhận đồng hương Thái Bình với mợ chủ và đánh dấu để đọc dần!
Chúc các cụ mợ một ngày cuối tuần vui vẻ!
Nay nhà em có khách nên chắc bận đến tối hihihi!
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,815
Động cơ
1,323,486 Mã lực
Nói thật các cụ, em đã đi nhiều tỉnh lẻ, nhiều nơi mà cái gọi là Thành Phố nó bé tý tẹo không bằng 1 cái Phường của HN hay TPHCM ( xét về quy mô dân số, quy mô GRDP.....), TP gì mà đi ba bước chân hết TP rồi.
Đấy....thế thì bỏ đi có gì tiếc ??? :D
Em thấy tinh gọn là đúng, bỏ bớt các cấp trung gian giúp giảm chi phí, các thủ tục hành chính ...
Có điều em băn khoăn là đối với nhưng thành phố lớn (như Nam Định, Hải Dương ...), hoặc theo kiểu địa danh du lịch nổi tiếng (như Đà Lạt, Hội An ...), bỏ thành phố thì có ảnh hưởng gì đến phát triển của các địa phương đó không thôi.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
7,145
Động cơ
825,886 Mã lực
Em thấy tinh gọn là đúng, bỏ bớt các cấp trung gian giúp giảm chi phí, các thủ tục hành chính ...
Có điều em băn khoăn là đối với nhưng thành phố lớn (như Nam Định, Hải Dương ...), hoặc theo kiểu địa danh du lịch nổi tiếng (như Đà Lạt, Hội An ...), bỏ thành phố thì có ảnh hưởng gì đến phát triển của các địa phương đó không thôi.
Theo em thì không ảnh hưởng.
Các địa danh du lịch...vẫn còn đó.
Người ta vẫn ngầm hiểu các TP / Khu vực (thuần địa giới Địa lý - không phải địa giới Hành Chính ) Đà Lạt, Hạ Long, Hội An, Vinh (thành Vinh), Nam Định (thành Nam) hay Sapa, Tam Đảo....vv....
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
7,145
Động cơ
825,886 Mã lực
Nhân thớt này có 1 số cụ tâm tư về các TP , TT, TX, địa danh du lịch sau sáp nhập tỉnh thành +xóa cấp HC trung gian (quận/huyện, xóa TP, TT, TX tỉnh lỵ ...) ở VN, em có chia sẻ với các cụ như sau:

Trên thế giới, có một số quốc gia mà khái niệm "thành phố" (city/town) không mang ý nghĩa hành chính, hoặc chỉ còn mang tính chất danh xưng địa lý – lịch sử – văn hóa – du lịch, không gắn với bộ máy hành chính độc lập. Dưới đây là một số ví dụ điển hình:

1. Ở Vương quốc Anh (đặc biệt là Anh quốc - England)
"City" hay "Town", tiếng Việt gọi là Thành Phố, Thị Xã, không tương đương cấp hành chính độc lập. Nhiều nơi gọi là "City" nhưng không phải đơn vị hành chính tách biệt.
Hệ thống hành chính thực tế là: County (hạt), Unitary authority (chính quyền đơn nhất).

Ví dụ:
City of Cambridge chỉ là tên gọi lịch sử – không phải cấp hành chính riêng, mà thuộc Cambridgeshire County.
Một "city" có thể không có chính quyền riêng biệt, mà được quản lý bởi một Hội đồng địa phương chung với các khu vực khác.

Quy chế "city" ở Anh do Nữ hoàng/Vua ban tặng, không nhất thiết gắn với cấu trúc quản trị riêng.

Tóm lại: ở Anh, "city" hay "town" là danh xưng có thể dùng cho mục đích bản sắc địa phương – văn hóa – du lịch, không phải là cấp hành chính chính thức.

2. Nhật Bản

Nhật vẫn duy trì các đơn vị hành chính như thành phố (shi), thị trấn (machi/chō), làng (mura/son).

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một khu vực có thể được gọi là "thành phố" về mặt địa lý/lịch sử nhưng không còn chính quyền cấp thành phố độc lập.

Ví dụ:
Sau khi sáp nhập, một số địa danh cũ như "Thành phố Yamakawa" biến mất khỏi bản đồ hành chính, nhưng vẫn được người dân và du khách dùng như tên gọi quen thuộc.

Ở Nhật, các "thành phố cũ" sau sáp nhập có thể tồn tại như địa danh văn hóa, du lịch, dù đã không còn là đơn vị hành chính thực tế.

3. Thụy Điển

Không có "thành phố" trong cấu trúc hành chính chính thức.
Toàn bộ đất nước chia thành các "đô thị" (kommun) – mỗi kommun có thể bao gồm nhiều khu vực nông thôn và đô thị.

Tuy vẫn gọi Stockholm, Malmö... là "thành phố", nhưng "thành phố" chỉ là danh xưng văn hóa –du lịch, không phải cấp hành chính chính thức.

Ở Thụy Điển, "city" không có vai trò hành chính, chỉ là định danh địa lý – du lịch – kinh tế.

4. New Zealand

Cũng giống Thụy Điển, các địa phương được tổ chức thành “khu vực” và “cơ quan chính quyền địa phương”, không gọi là “thành phố” hay “huyện”.

Một "city" như Wellington hay Auckland được gọi là thành phố vì lý do lịch sử ...nhưng về mặt hành chính có thể được quản lý như "council" hoặc "region".

Túm lại, VN không làm điều duy nhất trên TG không nước nào làm....:D


Em nghĩ rằng, rồi tới đây ...có lẽ Bộ VH nên xem xét duy trì "danh xưng" Thành Phố mang tính biểu tượng dùng cho du lịch-văn hóa, như các TP Nam Định, Vinh, Đà Lạt, Hạ Long, Hội An....vv....
Việc này là cần thiết, và không ảnh hưởng gì đến chính sách sáp nhập, tinh giản bộ máy HC của Đ ản và NN.
Ở khu vực HN có nhiều "danh xưng City - Thành Phố" mà có cấp Hành chính nào đâu, ví dụ như Royal city, Times city, Ocean city, Vinhomes Smart city, Louis city....vv....Các cụ check trên bản đồ Google Map cũng thấy mà, nói các "city" này ai chả biết....chúng là địa danh địa lý thôi. :))
 
Chỉnh sửa cuối:

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,815
Động cơ
1,323,486 Mã lực
Theo em thì không ảnh hưởng.
Các địa danh du lịch...vẫn còn đó.
Người ta vẫn ngầm hiểu các TP / Khu vực (thuần địa giới Địa lý - không phải địa giới Hành Chính ) Đà Lạt, Hạ Long, Hội An, Vinh (thành Vinh), Nam Định (thành Nam) hay Sapa, Tam Đảo....vv....
Ngầm bây giờ thì được, lâu dài và chính thống thì làm sao được hả cụ? Chỉ có làm lại thương hiệu từ đầu thôi. Em lấy ví dụ một homestay ở Đà Lạt chẳng hạn, giờ nếu thuộc một phường không có tên là Đà Lạt thì trong địa chỉ chẳng có gì liên quan đến Đà Lạt nữa.
 

thuhien98

Xe tăng
Biển số
OF-104189
Ngày cấp bằng
26/6/11
Số km
1,857
Động cơ
408,621 Mã lực
Chúng ta sẽ dần quen kiểu chú cá voi ở Bản đôn thôi!
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
7,145
Động cơ
825,886 Mã lực
Ngầm bây giờ thì được, lâu dài và chính thống thì làm sao được hả cụ? Chỉ có làm lại thương hiệu từ đầu thôi. Em lấy ví dụ một homestay ở Đà Lạt chẳng hạn, giờ nếu thuộc một phường không có tên là Đà Lạt thì trong địa chỉ chẳng có gì liên quan đến Đà Lạt nữa.
Thì mợ chua thêm câu trong ngoặc ( thuộc TP Đà lạt cũ ).

Sau này nền kinh tế VN phát triển lên, xu hướng sẽ xóa nhòa ranh giới....
 

kopok

Xe buýt
Biển số
OF-861057
Ngày cấp bằng
9/6/24
Số km
876
Động cơ
30,064 Mã lực
Tuổi
29
Em thấy bản chất của việc sáp nhập tỉnh - thành, tinh gọn bộ máy HC công lần này là Nhà nước ta muốn bỏ những cấp HC trung gian.
Những cấp HC trung gian là đối tượng chính gây ra phiền toái, "hành hạ" dân và doanh nghiệp, lợi dụng kẽ hở luật để trục lợi....vv....
Muốn vậy phải chấp nhận 1 số bất cạp ban đầu khi sáp nhập tỉnh-thành, bỏ cấp HC Quận-Huyện, Thị trấn, Thị xã, TP trực thuộc tỉnh....vv...
Một thời gian sau sẽ quen thôi.

Nói thật các cụ, em đã đi nhiều tỉnh lẻ, nhiều nơi mà cái gọi là Thành Phố nó bé tý tẹo không bằng 1 cái Phường của HN hay TPHCM ( xét về quy mô dân số, quy mô GRDP.....), TP gì mà đi ba bước chân hết TP rồi.
Còn cái gọi là Thị trấn, Thị Xã ở nhiều tỉnh lẻ thì.....đúng là chỉ là 1 con đường, vài trăm nóc nhà ống bám con đường đó buôn bán nhỏ lẻ mà thành. Bé tý be tẹo.....:))
Thế nhưng các cụ đã biết đó, ở các TP, Tthij trấn, TX bé tý bé tẹo đó...có cả 1 bộ máy kồng kềnh các Công chức, Viên chức, các CB lãnh đạo như 1 TP lớn của TƯ, có cả các Sở-Ban-Ngành....uy nghi...toàn thể 1 bộ máy do "chạy chức"-"chạy ghế" mà thành, đê làm gì ? .....Thưa các cụ, người ta vẽ ra để tiêu tiền của NSNN, tức là tiêu tiền thuế của các cụ....nhưng không phải mục đích phục vụ các cụ, mà là để "hành" các cụ....Đấy....thế thì bỏ đi có gì tiếc ??? :D
Cụ quá chuẩn
Vd huyện em có 120km2, dân số có 180.000 người nhưng có bao nhiêu ban bệ, từ ban tổ chức huyện, dân chính đảng, mtran (nếu không trong nhà nước thì không biết có những ban bệ này) Nguyên lực lượng cán bụ lái xe cũng cả chục vị
Giờ giải tán hết, ban đầu cũng nhét chỗ nọ chỗ kia, nhưng tình hình này, nghe nhiều vị cũng nản và muốn cởi áo xin về rồi cụ
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,646
Động cơ
541,239 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Cả một đại gia đình nhà ông bà nội em cùng các anh em của ông nội sống trên một dải đất dài. Nó sẽ hạnh phúc và hanh thông biết nhường nào nếu không bị duy nhất một bức tường ngăn cách giữa nhà ông bà nội em và nhà ông Cả. Bình thường lũ trẻ chúng em sẽ lốc nhốc chạy chơi một hơi dài xuyên qua những sân gạch nối tiếp giữa nhà nọ với nhà kia. Duy chỉ đến sân nhà ông bà nội em là dừng lại. Ở bên kia nhà bà là một thế giới khác, một thế giới mà em rất háo hức tò mò muốn khám phá. Em cảm nhận được một sợi dây máu mủ vô hình xuyên qua bức tường gạch cổ kính rêu phong im lìm kia. Nhưng em không được phép qua đó. Bà nội không bao giờ nói nguyên nhân vì sao không được phép qua mà chỉ nhắc chúng em không qua đó. Em linh cảm điều gì đó rất nguy hiểm và nghiêm trọng. Tâm thức của một đứa trẻ luôn cảnh giác và tự bảo vệ mình. Em nghĩ chắc bà bên kia là phù thuỷ chuyên đi ăn thịt trẻ con nên càng sợ.

Em nghe bọn em của em nói chuyện đó là gia đình người anh trai của ông nội. Bà nội vĩnh viễn không nhìn mặt người chị dâu bên kia và chính bà cho xây lên bức tường. Càng cấm em càng tò mò. Mỗi lần không có bà, em đứng bên này, trèo lên mấy viên gạch nghển cổ nhìn qua bên kia tường xem bên kia là những ai? Ngôi nhà bên kia cũng đẹp, cũng xây gạch và lát sân, kiểu nhà của người giàu có của ăn của để từ lâu đời để lại. Đôi khi em nhìn thấy một ông cụ hoặc một bà cụ thấp thoáng, cùng những người đàn ông và đàn bà ra vào ngôi nhà ấy. Một lần em đang đứng trên đống gạch ngó qua thì thấy bà cụ đi về phía em. Em sợ hãi định tụt xuống chạy thì bà cụ gọi: My đấy à? Về lâu chưa con? Rồi bà đưa cho em một chiếc bánh nếp. Em sợ không dám cầm. Sợ có thuốc độc ở trong. Bà bảo bà cho con, hôm nào qua chơi với bà. Em líu ríu cầm chiếc bánh, sợ hãi xen lẫn mừng vui. Cuối cùng thì người bên kia cũng không đáng sợ và họ còn biết tên em, muốn em qua đó chơi.

Câu chuyện kể rằng vào những năm kháng chiến. Ngày các cụ kị em còn sống, cả họ nhà em vừa sản xuất buôn bán vừa tham gia hoạt động cách mạng. Các cụ kị nhà em vốn là những đại địa chủ nên đóng góp cực kỳ nhiều tiền của và huy động con cháu tham gia. Không may sau này, cuộc cải cách sai lầm đã khiến cả một dòng họ tán gia bại sản. Người chị dâu của ông bà nội vì thương chồng, cực chẳng đã đã đứng lên tố cáo anh chồng để cứu mạng chồng mình. Chú thứ 5 nhà em kể lại ngày ấy chú còn bé. Đội đến bắt ông đi. Bà Nội đang có chửa chú thứ 6. Bà lăn xả vào chiến đấu cứu ông nhưng không được. Đúng ngày đấu tố thì lệnh sửa sai về. Ông em thoát chết và sau đó bà nội em cho đào vàng lên, bán đi mua gạch về xây nên bức tường ngăn cách giữa hai gia đình.

Sau này lúc em xa nhà, em nghe tin bà bên ấy mất, em rất thương. Đến bây giờ em vẫn nhớ khuôn mặt và dáng hình của bà. Chắc có lẽ ý nghĩ về một người bà "phù thuỷ" luôn găm vào tiềm thức nên chỉ cần gặp bà một lần là em bắt ngay hình ảnh và vĩnh viễn không thể quên. Bà đi xa nhiều năm rồi, con cầu xin bà yên nghỉ cõi Niết Bàn, bà nhé.
 

MyMac

Xe container
Biển số
OF-92785
Ngày cấp bằng
24/4/11
Số km
6,646
Động cơ
541,239 Mã lực
Nơi ở
Xa nhà
Ông cả nhà "bà phủ thuỷ" còn có thêm một bà nữa và được gọi là bà Bé. Bà sinh được 2 con trai. Cuộc chiến tranh chống Mỹ lúc ấy rất cam go nhưng cả nước đều một lòng hướng về miền Nam để giải phóng đất nước. Ông Cả đặt tên cho hai con là Quyết và Chiến. Ý là quyết chiến đấu.

Lớn lên cả hai bác đều vào Nam chống Mỹ. Bà Bé ở lại trong một căn nhà tranh vách đất tiếp giáp với bờ tường nhà ông bà nội em. Bà mở một cái quán bán nước chè xanh, bán thuốc lào và vài cái bánh nếp bánh gai. Ngày ấy người ta thường xây một cái quán bằng vách đất trộn rơm, có một cái cửa liếp lúc nào mở thì lấy cây tre chống lên. Trái lại với "bà phù thuỷ", bà nội em và bà bé rất thân nhau. Bố em cùng hai bác con bà Bé nhập ngũ cùng ngày. Bố em kể ngày ấy huyện đội về tuyển quân, nhiều thanh niên nô nức lên đường lắm. Thái Bình là vựa lúa nên dân số lúc bấy giờ rất đông. Người thì được gọi đi, người thì tình nguyện đi. Nhà bà Bé chỉ một suất đi thôi nhưng các bác tình nguyện xin đi hết. Huyện đội khám tuyển quân đến tối thì mệt quá bèn bảo thôi giờ cứ vạch "rái' ra anh nào có lông đen thì cho đi. Thế là những người khám sau lội xuống ao bèo vớt râu bèo phủ lên " rái" để được tòng quân.

Sau khi trải qua huấn luyện, bố em được giữ lại để dạy văn hoá cho các sĩ quan. Còn hai bác thì ra chiến trường. Sau này bác Quyết bị thương trong đợt tổng tiến công vào Sài Gòn 30/4 và ở lại làm Giám đốc công ty May mặc SG. Còn bác Chiến thì hy sinh tận bên Lào. Bác Quyết lấy vợ rồi đón bà Bé vào Nam ở cùng. Kỳ lạ thay là bá, (vợ của bác Quyết) luôn nhìn thấy bác Chiến. Sau này bá đi theo sự dẫn đường của bác Chiến mà tìm được mộ của bác cùng những đồng đội khác. Bác Chiến được đưa về nghĩa trang Liệt sĩ Tiền Hải. Cái đêm hôm đưa bác Chiến về nghĩa trang Tiền Hải, bá đứng thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, gọi tên bác Chiến về. Ngoảnh đầu lên nhìn thấy bác Chiến đứng ở cạnh bàn thờ. Rồi sau lần đó là không bao giờ nhìn thấy bác nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

baba77

Xe tăng
Biển số
OF-825566
Ngày cấp bằng
29/1/23
Số km
1,827
Động cơ
703,436 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
HÀ ĐÔNG - ĐỊA PHƯƠNG NHIỀU CẤP NHẤT VIỆT NAM.
1904 - Tỉnh Hà Đông
1923 - Thị xã Hà Đông
2006 - Thành phố Hà Đông
2008 - Quận Hà Đông
2025 - Phường Hà Đông 😁
 

ngxchinhs

Xe buýt
Biển số
OF-408855
Ngày cấp bằng
7/3/16
Số km
702
Động cơ
269,303 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Ông cả nhà "bà phủ thuỷ" còn có thêm một bà nữa và được gọi là bà Bé. Bà sinh được 2 con trai. Cuộc chiến tranh chống Mỹ lúc ấy rất cam go nhưng cả nước đều một lòng hướng về miền Nam để giải phóng đất nước. Ông Cả đặt tên cho hai con là Quyết và Chiến. Ý là quyết chiến đấu.

Lớn lên cả hai bác đều vào Nam chống Mỹ. Bà Bé ở lại trong một căn nhà tranh vách đất tiếp giáp với bờ tường nhà ông bà nội em. Bà mở một cái quán bán nước chè xanh, bán thuốc lào và vài cái bánh nếp bánh gai. Ngày ấy người ta thường xây một cái quán bằng vách đất trộn rơm, có một cái cửa liếp lúc nào mở thì lấy cây tre chống lên. Trái lại với "bà phù thuỷ", bà nội em và bà bé rất thân nhau. Bố em cùng hai bác con bà Bé nhập ngũ cùng ngày. Bố em kể ngày ấy huyện đội về tuyển quân, nhiều thanh niên nô nức lên đường lắm. Thái Bình là vựa lúa nên dân số lúc bấy giờ rất đông. Người thì được gọi đi, người thì tình nguyện đi. Nhà bà Bé chỉ một suất đi thôi nhưng các bác tình nguyện xin đi hết. Huyện đội khám tuyển quân đến tối thì mệt quá bèn bảo thôi giờ cứ vạch "rái' ra anh nào có lông đen thì cho đi. Thế là những người khám sau lội xuống ao bèo vớt râu bèo phủ lên " rái" để được tòng quân.

Sau khi trải qua huấn luyện, bố em được giữ lại để dạy văn hoá cho các sĩ quan. Còn hai bác thì ra chiến trường. Sau này bác Quyết bị thương trong đợt tổng tiến công vào Sài Gòn 30/4 và ở lại làm Giám đốc công ty May mặc SG. Còn bác Chiến thì hy sinh tận bên Lào. Bác Quyết lấy vợ rồi đón bà Bé vào Nam ở cùng. Kỳ lạ thay là bá, (vợ của bác Quyết) luôn nhìn thấy bác Chiến. Sau này bá đi theo sự dẫn đường của bác Chiến mà tìm được mộ của bác cùng những đồng đội khác. Bác Chiến được đưa về nghĩa trang Liệt sĩ Tiền Hải. Cái đêm hôm đưa bác Chiến về nghĩa trang Tiền Hải, bá đứng thắp hương lên bàn thờ tổ tiên, gọi tên bác Chiến về. Ngoảnh đầu lên nhìn thấy bác Chiến đứng ở cạnh bàn thờ. Rồi sau lần đó là không bao giờ nhìn thấy bác nữa.
Em thương Thái Bình ☀
 

guoc

Xe buýt
Biển số
OF-90147
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
580
Động cơ
411,841 Mã lực
THÁI BÌNH ơi THÁI BÌNH
Sao mà yêu đến thế!


Thưa các cụ mợ,

Em không sinh ra và lớn lên ở Thái Bình. Nhưng Thái Bình là một phần ký ức tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ và quí báu của em. Trước thời khắc giao thời sắp tới, em lại mênh mang nhớ thương về một miền đất mà chỉ còn vài tiếng nữa thôi là vĩnh viễn chỉ còn trong hoài niệm.

Cụ mợ nào người Thái Bình hoặc có liên quan đến Thái Bình thì vào đây cùng chia sẻ những kỷ niệm. Để nhớ về một vùng đất trù phú, tươi đẹp, hào hùng với một bề dày lịch sử, với những con người hào sảng, cần cù chịu khó chịu thương. Vùng đất lưu giữ một nền văn hoá lâu đời của nền văn minh lúa nước Đồng bằng Bắc Bộ.

Kỷ niệm của em là những hành trình tuổi thơ gian nan từ Hạ Long về quê Thái Bình. Em kể để cụ mợ nào từng có những chuyến đi về quê giống em thì cùng nhớ lại nhé.

Em sinh ra ở đất mỏ Quảng Ninh, nhưng lớn lên ở một vùng rừng núi Thái Nguyên quê ngoại. Thỉnh thoảng mỗi kỳ nghỉ hè, 3 anh em em được về Hạ Long rồi từ đó, bố hoặc mẹ em sẽ đưa chúng em về quê nội ở Tiền Hải - Thái Bình. Thường là bố sẽ đưa vì chặng đường về quê vô cùng gian khổ. Từ tối trước mẹ em sẽ nắm cơm và muối vừng gói lá chuối cho bố con em mang đi. Bọn em ngồi túm tụm xung quanh mẹ nhìn mẹ nắm cơm với một cảm giác rất nôn nao khó tả. Bố em giục mấy anh em đi ngủ sớm vì sáng mai 3h30 là phải dậy ra bến tàu. Từ nhà ra bến không xa nhưng ngày ấy phương tiện đi lại nghèo nàn, hành khách đông nên phải đi từ sớm để chen lên tàu. Chúng em dậy khi trời còn tối đen, lục tục vệ sinh sáng thật nhanh rồi khuân đồ xuống chân đồi để bố đèo xe đạp ra bến. Những cụ mợ nào người gốc Hòn Gai chắc còn nhớ bến tàu thuỷ đi Hải Phòng, bây giờ vẫn gọi là phố Bến Tàu dưới chân núi Bài Thơ. Con phố với em ngày nhỏ đầy nguy hiểm và sợ hãi bởi tệ nạn móc túi và cướp giật. Em đi qua những ngôi nhà lụp xụp tối tăm, những bóng người vạ vật rồi tới bến tàu. Bố em đi trước mở đường, em đi sau bố. Anh cả và anh hai đi sau em, mẹ đi sau cùng. Cả một gia đình 5 con người dặn nhau phải áp sát không được tách rời bởi đám đông chen chúc có thể đánh bật chúng em bất cứ lúc nào. Có thể ngã xuống và bị đám đông dẫm đạp lên. Đó là một trải nghiệm kinh hoàng nhưng mà sau trải nghiệm ấy, lên được đến tàu rồi thì vui sướng biết bao. Chúng em sẽ nhanh chóng tìm cho mình một chỗ trên khoang tàu và ngồi bệt trên nền tàu cùng đám đông vui sướng. Đôi khi hành khách người lớn nhìn đám trẻ chúng em mà nhường cho vài chỗ. Thế rồi mẹ em tất tả quay lên bến. Chúng em đứng ra lan can tàu vẫy theo mẹ cho đến khi bóng mẹ nhỏ xíu xa dần.

Em thường xin phép bố cho lên boong tàu. Tàu Hòn Gai - Hải Phòng chạy ngang qua vịnh và ngang qua nhà em. Từ dưới tàu em có thể nhìn thấy xa xa quả đồi nhà em sống. Em thường nghĩ chắc giờ này mẹ về đến nhà rồi và cũng đứng từ nhà nhìn con tàu chở chúng em chạy qua. Rồi tàu đi vào vùng đảo. Em ngây ngất nhìn những hòn núi đá vôi sừng sững muôn hình vạn trạng, ngạc nhiên và choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vỹ của vịnh. Tàu chạy qua hòn ấm chén, hòn gà chọi. Nắng lên, chúng em chui vào khoang. Lúc này bố em và các hành khách xung quanh đã bắt thân được với nhau. Mà ngày ấy, con người chân chất thật thà. Rất nghèo, rất khổ nhưng tình cảm vô cùng. Em rất thích lắng nghe những câu chuyện của họ. Về vụ mùa năm nay cấy hái ra sao? " Tôm bay - châu chấu" đầy đồng cứ chiều đem lưới ra quây, bắt được cứ hàng đấu ( Có cụ mợ nào biết đấu là cái gì không?). Cấy giống gì thì năng suất cao? Loại gạo nào thì thơm dẻo? Rồi chuyện chiến tranh, chuyện đủ thứ trên giời. Tới giờ đói, cả khoang giở cơm nắm ra ăn và í ới mời nhau. Anh em em sẽ khoanh tay mời các ông các bà, các cô bác xơi cơm rồi nhón cơm nắm chấm muối vừng ăn với nhau. Các ông bà ngồi quanh vừa ăn vừa hỏi chuyện học lớp mấy, tên gì, năm nay được học sinh giỏi không? Ngày ấy tuy bé nhưng anh em em đều đã biết xem mặt bắt bệnh. Vì đói vì nghèo nên hầu hết xung quanh chúng em ngoài suy dinh dưỡng, ai cũng bị đau dạ dầy.
Câu chuyện của Cụ giống E rất rất nhiều. Tây Giang, Tiền Hải, Thái Bình( bây giờ là xã Ái Quốc - Hưng Yên )
E cũng QNinh và cũng rất……
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top