[TT Hữu ích] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,930
Động cơ
382,095 Mã lực
Ngoài phi công thì chắc Triều Tiên họ phải cử cả bộ phận dẫn đường mặt đất sang VN chứ các cụ nhỉ, vì phi công của họ không biết tiếng Việt và ngược lại dẫn đường của mình cũng không biết tiếng Hàn
Tổng cộng quân số của KQND Triều Tiên sang Việt Nam có 422 (lượt) người trong đó có 117 phi công.
Như vậy, '.... bộ phận dẫn đường mặt đất sang VN ....' là hoàn toàn có cơ sở.
 

HSBC

Xe tăng
Biển số
OF-5650
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
1,945
Động cơ
1,024,286 Mã lực
'Nghĩa binh' là 1 từ Hán-Việt.
Từ này, nghĩa đen là: những binh lính đã khởi nghĩa để chống lại chỉ huy hiện tại, và đầu quân cho đối phương bên kia.
Nghĩa bóng là để chỉ những người lính VNCH, quay trở về với cách mạng.
Cảm ơn bạn đã đọc bài nhé ~o)
Cụ Baoleo tiện cho e hỏi. Bên VNCH cũng có dùng từ nghĩa quân (kênh Tung tăng khắp miền hay nói) có phải tương đương với dân quân của bên VNDCCH không ạ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,930
Động cơ
382,095 Mã lực
Cụ Baoleo tiện cho e hỏi. Bên VNCH cũng có dùng từ nghĩa quân (kênh Tung tăng khắp miền hay nói) có phải tương đương với dân quân của bên VNDCCH không ạ?
Đúng là có nơi, Bên VNCH cũng có dùng từ nghĩa quân - là tương đương với dân quân của bên VNDCCH ;) ;);)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,930
Động cơ
382,095 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 3:
KHÔNG CHIẾN MỸ - TRUNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM)

THÔNG TIN BỔ XUNG NGÀY 21 THÁNG 07 NĂM 2025


(Báo cáo của Tình báo Mỹ về hoạt động của Không quân Trung quốc năm 1965-1966 - PHỤ LỤC ĐẶC BIỆT IV)

Về: Hoạt động trên không và trên bộ của Trung Quốc-VNDCCH, từ tháng 2 năm 1965 đến tháng 2 năm 1966.


Hợp tác không quân Trung Quốc-VNDCCH bắt đầu sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, trở nên gần gũi hơn và được cải thiện đáng kể trong giai đoạn tháng 2 năm 1965 đến tháng 2 năm 1966.
Thông tin tình báo của DIA [1], INR [2] cho thấy sự hợp tác này tiếp tục phát triển, cho dù người Nga [3] đã thay Trung Quốc đảm nhận việc cung cấp máy bay chiến đấu và huấn luyện bay từ mùa xuân năm 1965.
Diễn biến cho thấy có sự chuẩn bị sử dụng máy bay chiến đấu Trung Quốc trên không phận Bắc Việt Nam cũng như để bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc.

Tại Trung Quốc, việc xây dựng bắt đầu trên bốn sân bay nữa ở miền Nam Trung Quốc và trên đảo Hải Nam, trong đó có một sân bay – Tienyang (???) – được bố trí thuận lợi cho triển khai các hoạt động ở Bắc Việt. L
ực lượng máy bay chiến đấu của Trung Quốc tại các căn cứ phía nam khác đã được tăng cường thêm về số lượng và chất lượng.

Vào cuối năm ngoái (năm 1965), sự phối hợp Trung Quốc - Bắc Việt đã được mở rộng và nâng tầm hơn nữa, khi các cuộc ném bom của Hoa Kỳ ngày càng có cường độ cao hơn và các mục tiêu ném bom ngày càng gần Trung Quốc C.ộng s.ản hơn.

Cùng lúc đó, có hàng loạt các chuyến bay của Bắc Việt đến các căn cứ Trung Quốc, sân bay Tường Vân/Vân Nam bắt đầu được Bắc Việt sử dụng để huấn luyện và bảo dưỡng lực lượng.

Trong cùng thời kỳ đó, Trung Quốc tăng cường tuần tra trên không dọc biên giới và vào ngày 24 tháng 12 năm 1965 đã vượt qua biên giới bay vào không phận Bắc Việt để bắn hạ một máy bay không người lái đang trên đường xâm nhập Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc làm như vậy, nhưng Hà Nội lại nhận công.
Trong thời gian ngừng bắn, máy bay chiến đấu Trung Quốc tiếp tục truy đuổi các chuyến bay trinh sát của Hoa Kỳ bay vào Trung Quốc, nhưng điều đáng lo ngại hơn là việc chúng ta đã phát hiện máy bay chiến đấu Trung Quốc nhiều lần tập dượt xông vào không phận Bắc Việt Nam ở độ cao tương ứng với phạm vi hoạt động của các biên đội tuần phòng (CAP - Combat Air Patrol) bay hộ tống lực lượng máy bay ném bom.

Khi các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ cân nhắc các lựa chọn cho những hành động trong tương lai dựa trên sự không phản hồi của Hà Nội đối với việc ngừng bắn, INR lưu ý những diễn biến này, cảnh báo về khả năng Trung Quốc can thiệp khi Mỹ leo thang ném bom.

Trên mặt đất, vào giữa tháng 6 năm 1965, INR đã theo dõi chặt chẽ diễn biến này, đưa những thông tin cập nhật mới nhất đến sự chú ý của các Phòng – Ban có liên quan.

[1] Tình báo quốc phòng

[2] Ban Tình báo và Nghiên cứu

[3] Russians, tài liệu không ghi L.iên X.ô/USSR

1753070846379.png
 

WED88l1210

Xe tăng
Biển số
OF-883911
Ngày cấp bằng
22/6/25
Số km
1,689
Động cơ
9,809 Mã lực
thớt hay quá :D
 

Bachnguyenviet

Xe đạp
Biển số
OF-804702
Ngày cấp bằng
22/2/22
Số km
22
Động cơ
8,064 Mã lực
Đúng chuẩn bạn XPQ .
Hồi đó, người ta gọi đó là "ô-doa" - phiên âm từ tiếng Pháp sang.
À, các cụ có nhiều còm nói rằng đã được hưởng thụ vòi tắm hoa sen trước cả Kít-xinh-giơ :D.

Baoleo tôi không phản đối :D.
Tuy nhiên, tút này tôi đưa lên, là muốn nói rằng:
-Thời trước 1980, mà nhà tư nhân nào, có đủ com-lê: Tắm nóng lạnh hoa sen, xí bệt, bồn rửa mặt bằng sứ trắng bóng, thì...
-Đích thị gia đình đó, thuộc loại 'người nhà zời' ...dồi :D
Rất thích đọc bài của bác vì nhiều tư liệu và cả tinh thần của nó.

Vòi tắm hoa sen thì em không nhớ nhưng chắc chắn nhà vệ sinh của hàng xóm nhà em đã có xí bệt, gạch men từ trước năm 80 - khi đó nhà em, nhà ông Phán bên cạnh vẫn là hố xí 2 ngăn kinh hoàng.

Căn nhà có xí bệt gạch men đó có cụ nhân văn giai phẩm là nhạc sĩ Tử Phác ở - nhà 64 hàng Giấy.

Nhà đó cũng là nơi ở của gia đình họa sĩ - em không nhớ chính xác tên, chỉ nhớ gia đình 2 vợ chồng, 2 con trai tên Cần - Kiệm - Minh - Mẫn.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,930
Động cơ
382,095 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 61:

TRẬN ĐÁNH ĐẦU TIÊN CỦA TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG VIỆT NAM


Đúng 60 năm trước, chiều 24-7-1965, các trận địa tên lửa S-75 của Trung đoàn tên lửa 236 (đoàn Sông Đà) khai hỏa nhằm vào tốp 04 chiếc tiêm kích F-4 của KQ Mỹ xuất phát từ căn cứ Ubon vào đánh khu vực Việt Trì và nhà máy Lâm Thao, đánh dấu lần đầu tiên tên lửa đất đối không tham chiến ở miền Bắc Việt Nam.

Tiểu đoàn 63 với 02 đạn và Tiểu đoàn 64 với 02 đạn, cùng bắn rơi 01 F-4 ở cự ly 23-25km. Phía Mỹ sau này thừa nhận mất chiếc F-4C số 63-7599 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 47 (47 TFS), Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 15 (15 TFW) và bị hư hỏng nhẹ 03 chiếc F-4C còn lại. 02 phi công Mỹ nhảy dù, sau đó 01 chết và 01 bị bắt.

Sự tham gia của quân đội Liên Xô ở thời điểm này được giữ bí mật nên ngày 24-7-1965 sau này được coi là ngày truyền thống đánh thắng trận đầu của bộ đội Tên lửa QĐNDVN.

Ngày nay Việt Nam đã chính thức công khai từ lâu việc trận đánh được thực hiện bởi các kíp chiến đấu Liên Xô để đảm bảo khả năng giành thắng lợi. Tiểu đoàn 63 do Trung tá Mozhayev chỉ huy, sĩ quan điều khiển Konstantinov và các trắc thủ Palushov, Tischenko, Bondarenko trực tiếp vận hành. Tiểu đoàn 64 do Thiếu tá Ilinykh chỉ huy, sĩ quan điều khiển Bondarev và các trắc thủ Bordanov, Malyga, Daminski trực tiếp vận hành. Các kíp chiến đấu Việt Nam theo dõi, học tập rút kinh nghiệm.

Sau trận đánh này, ngày 8-8-1965, Tiểu đoàn 62, Trung đoàn 236 do kíp chiến đấu Liên Xô vận hành bằng 02 đạn tiếp tục bắn rơi 01 cường kích F-105 của KQ Mỹ ở khu vực Phú Thọ (phía Mỹ không công nhận).

Ngày 11-8-1965, Tiểu đoàn 61, Trung đoàn 236 do Tiểu đoàn trưởng Hồ Sỹ Hưu và Chính trị viên Vũ Ngọc Thụy chỉ huy, kíp chiến đấu Liên Xô và Việt Nam cùng phối hợp vận hành bằng 03 đạn đã bắn rơi 01 và bị thương 01 cường kích A-4 của HQ Mỹ ở khu vực Ninh Bình. Phía Mỹ thừa nhận mất chiếc A-4E số 151185 thuộc Phi đoàn cường kích số 23 (VA-23) "Black Knights", Không đoàn không quân hạm số 2 (CVW-2) trên tàu sân bay USS Midway (CVA-41), phi công chết.

Đúng 1 tháng sau, bộ đội Tên lửa có trận thắng tự lực 100% đầu tiên từ chuẩn bị đến thực hành chiến đấu. Ngày 24-8-1965, Tiểu đoàn 63, Trung đoàn 236 do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Thân, Chính trị viên Nguyễn Tuân chỉ huy, sĩ quan điều khiển Lã Đình Chi và các trắc thủ Thực, Khởi, Nghĩa trực tiếp vận hành bằng 05 đạn bắn rơi 02 tiêm kích F-4 ở khu vực Ninh Bình. Phía Mỹ thừa nhận mất chiếc F-4B số 152215 thuộc Phi đoàn tiêm kích số 21 (VF-21) "Freelancers", Không đoàn không quân hạm số 2 (CVW-2) trên tàu sân bay USS Midway (CVA-41). Cả 02 phi công đều bị bắt làm tù binh, trong đó có trung tá Phi đoàn trưởng VF-21.

------------------

Ảnh minh hoạ về các Chuyên gia quân sự Liên Xô của Trung đoàn tên lửa 236 (đoàn Sông Đà) trong trận đánh ngày 24-7-1965.

Ảnh 1: Trung tá Boris Stepanovich Mozhayev và nhóm chuyên gia Tiểu đoàn 63, Trung đoàn 236 ngày 21-7-1965.
1753354468440.png


Ảnh 2 (từ trái qua phải): Hạ sĩ Piotr Zalivsky, Binh nhất Valery Pavlovich Malyga (kíp chiến đấu Tiểu đoàn 64), Thượng úy Vladislav Mikhailovich Konstantinov, Binh nhất Yuri Palushov (kíp chiến đấu Tiểu đoàn 63).

1753354507928.png


Ảnh 3 (từ trái qua phải): Binh nhất Yuri Palushov, Thượng úy Vladislav Mikhailovich Konstantinov, Binh nhất Vladimir Tischenko, Hạ sĩ Anatoly Bondarenko (kíp chiến đấu Tiểu đoàn 63).

1753354540197.png


NOTE THÚ VỊ:

Phòng không xuất xứ từ Lục quân (Bộ đội) mà ra. Bộ đội tên lửa phòng không vì thế được gọi là "Tam pháo", sau "Nhị pháo" là Bộ đội tên lửa mặt đất.

Bộ đội tên lửa phòng không nước ta khởi nguồn từ Trung đoàn cao xạ 228b, sau đổi thành Trung đoàn cao xạ 236 để giữ bí mật vũ khí mới.

Vì thế cho tới chuẩn hoá quân phục mẫu năm 1974, Bộ đội tên lửa phòng không vẫn đeo tiết đỏ Lục quân.

1753354574131.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top