[TT Hữu ích] Ảnh phục chế-xử lý màu về Việt Nam xưa [phần 2]

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nam Kỳ, những lò gạch gần Sài Gòn, ảnh chụp năm 1866.
Tiếng Pháp:
Cochinchine - Fours à briques près Saïgon.
-------------------------
Cette photographie montre les deux fours coniques d'une briqueterie. Comme toutes les autres activités économiques dans le delta, la production de briques dépendait du transport par eau. L'art de la brique était ancien au Cambodge. Ce matériau avait été très utilisé pour les monuments les plus anciens, avant d'être remplacé par le grès. La brique fut de nouveau très utilisée après la période classique khmère.
Tạm dịch:
Bức ảnh này chụp lại hai lò gạch hình nón của một xưởng làm gạch. Giống như mọi hoạt động kinh tế khác trong vùng đồng bằng sông, việc sản xuất gạch cũng phụ thuộc vào đường thủy để vận chuyển. Nghề làm gạch có lịch sử lâu đời ở Chân Lạp xưa. Loại vật liệu này được sử dụng rất nhiều để xây dựng các công trình cổ xưa, trước khi bị thay thế bằng đá sa thạch. Gạch lại trở nên phổ biến sau thời kỳ hoàng kim của người Khmer.
----------------------------
Ảnh của Émile Gsell.
1000022137.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh chụp một phụ nữ Bắc Kỳ và một bé gái, không rõ là con gái hay người hầu?, khoảng 1875-1879.
--------------
Tiếng Pháp:
Femmes Tonkinoise.
--------------
Cụ phụ nữ mặc áo Ngũ Thân, cầm quạt, hình như cụ đang cầm 1 điếu thuốc lá???
Cụ bé gái mặc áo Tứ thân, cũng cầm quạt như bà chủ.
Ảnh của Emile Gsell studio, đây có thể là những bức ảnh rất sớm về miền Bắc.
1000022009.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một ông quan trẻ về quê ăn Tết, thập niên 1920s. Nhà quan xem ra khá xoàng xĩnh.
1000021444.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một cụ già trong lễ đền Hai Bà Trưng, tức là đền Đồng Nhân, Hà Nội, thập niên 1920s.

1000021551.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ông lão thợ săn, cụ mặc áo tơi, đội nón rộng vành và đang chuẩn bị giương cung tên....hình chụp năm 1890.
-----------------
1000025082.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phong cảnh Thủ Đức, cuộc sống người dân bên một con lạch, hình chụp khoảng 1880.
-------------------
Cochinchine : Bords de l'arroyo à Tu Duc.
-------------------
Theo chú thích của thư viện Pháp, khu vực nầy hiện nay nằm trên đường số 13, phía sau chùa Ông và nối ra đường Kha Vạn Cân.
-------------------
Ảnh được cho là Louis Dumoulin chụp.
1000025063.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một cây cầu gỗ bắc qua kênh ở Huế, hình chụp ngày 6 tháng 4 năm 1898.
-----------------------
Annam. Hué. Pont sur le canal.
-----------------------
Ảnh của André Salles.
1000025061.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nha Trang, những người dân ven một con đường, hình chụp tháng 5 năm 1896.
-------------------
Annam. Nha-tran. Au bord d'un chemin.
------------------
Hình do André Salles chụp,ảnh nhạy cảm do trẻ em xưa hay chuổng cời nên xin phép được che.
-----------------
1000025059.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Miền Bắc, hai cô gái trẻ đi hái rau muống, ảnh chụp năm 1916.
------------------------
Tonkin 1916 - Deux jeunes filles à la cueillette du liseron d'eau.
--------------------------
Ảnh của Léon Busy, 2 cụ còn làm mẫu cho ông chụp mấy kiểu ảnh nữa. Bức ảnh này có chất lượng khá cao so với các ảnh khác.
1000025084.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sài Gòn, năm 1866, hình chụp từ kinh Chợ Vải lên phố kinh doanh sầm uất.
-------------------------
Cochinchine : Saigon, rue Charner.
-------------------------
Kinh còn có tên là Kinh Lớn [tiếng Pháp: Grand Canal] nối sông Sài Gòn với thành Bát Quái, tòa thành do chúa Nguyễn Ánh xây dựng tại Gia Định năm 1790. Người dân còn gọi kênh là kinh Chợ Vải do nơi đây tập trung buôn bán vải vóc. Khi quy hoạch lại đô thị, ban đầu người Pháp vẫn giữ lại kênh này, hai con đường cặp theo kênh được đặt là đường số 18. Đến tháng 2 năm 1865, một đường được đặt tên là Quai Charner và đường kia là Quai Rigault de Genouilly. Chợ Bến Thành cũ do người Pháp xây dựng lúc bấy giờ cũng nằm bên con kênh này nên ghe tàu đi lại trên kênh rất tấp nập.
Về sau, do kênh bị ô nhiễm nên một số cư dân đã đề nghị lấp lại. Việc này đã được Hội đồng thành phố Sài Gòn bấy giờ thảo luận trong một thời gian dài. Cuối thập niên 1860, chính quyền đã cho lấp đoạn trên của kênh [từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Mạc Thị Bưởi ngày nay], đến năm 1887 thì lấp toàn bộ và xây dựng thành đại lộ Charner; tuy nhiên cho đến thập niên 1930 người dân vẫn quen gọi là đường Kinh Lấp.
Từ năm 1926, ở giữa đại lộ có một dải phân cách trồng cỏ phân đại lộ làm hai, do thị trưởng Rouelle cho làm.Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên đại lộ Charner thành đại lộ Nguyễn Huệ, tên gọi này được giữ nguyên cho đến ngày nay.
----------------------------
Hình do Émile Gsell chụp.
---------------------------
1000024989.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình chụp quan Tổng đốc Quảng Nam [hoặc Đà Nẵng?] tên là Nguyễn Đình Kiêm?, khoảng 1888-1891.
----------------------
Ảnh do sĩ quan Trumelet-Faber, Gustave [1852-1916] chụp,nằm trong loạt ảnh về Đà Nẵng-Quảng Nam-Huế. Hiện chưa tìm được thông tin về vị quan nầy.
----------------------
1000024987.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Miền Bắc, 3 người đàn ông đi đánh dậm [có nơi gọi là đánh giậm],các cụ đang ngồi nghỉ ven bờ sông, năm 1892.
--------------
Một bộ dụng cụ để đi đánh dậm gồm dậm và mõ dậm. Dậm được đan băng nan tre nhỏ, mềm, có hình bán nguyệt, phía dưới phẳng để luôn sát đáy khi đánh bắt. Còn mõ dậm dùng để xua tôm, cá vào trong dậm. Mõ được làm bằng một đoạn cây tre thẳng, có nhiều đốt, được chẻ bỏ đi 1/3 phía dưới để tạo mặt phẳng. Mõ có cán hình vòng cung, điểm cuối hai đầu cán đính chặt hai đầu mõ.
----------------------
Ảnh do G.T.Faber chụp.
1000024844.jpg

-----------------------
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Miền Bắc, những người đi bán gạo, năm 1908.
---------------
Tonkin. Marchandes de riz.
--------------
Những người mua thóc về xay giã, rồi đem bán gạo, cám, kiếm lời, ngày xưa gọi là Hàng xáo. Nghề này khá vất vả, nhất là xay thóc, giã gạo.
--------------
Ảnh do sĩ quan Pháp Edgard Imbert chụp, khu vực nầy có lẽ cũng quanh Hà Nội, ven đường ta thấy có những ngọn đèn đường và cả những cột điện báo, nên ngày xưa người ta hay dùng từ "đánh dây thép" nghĩa là gọi điện thoại.
Ảnh được xử lý mầu, ảnh gốc xin coi phần comment.
-------------------
1000024919.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tiểu ni cô ở chùa Đáp Cầu đang đập lúa, ảnh chụp khoảng 1914-1916. Hình chụp vào buổi trưa nắng trước sân chùa, nhìn thấy ni cô có vẻ buồn.
------------------------
Tonkin, Indochine le battage du riz après la récolte devant la pagode du Dap-Câu.
-------------------------
Chùa Đáp Cầu [tên chữ của chùa là Bảo Uyên tự] nằm ở triền đê bờ nam sông Như Nguyệt, phường Đáp Cầu, thành phố Bắc Ninh. Tại chùa Đáp Cầu, nhiếp ảnh gia Léon Busy có chụp khoảng 10 ảnh vào vụ gặt và các Ni sư.
-------------------------
Không rõ vì lý do gì mà tiểu ni cô lại gửi thân mình vào chốn cửa chùa khi còn rất trẻ????
Thời trước, các Tăng, Ni, Tiểu, Ni cô, Sãi....ở chùa thường phải tự cày ruộng, trồng lúa, trồng hoa màu...để sống, ngoài ra dân làng có thể đóng góp và phụ giúp nhà chùa khi vào mùa vụ, thu hoạch.
Ngày nay,rất nhiều sư sãi rất giàu có, đi xe hơi xịn, chùa cực kỳ hoành tráng.
-------------------------
1000025085.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một đám tang của người Mường, hình chụp năm 1902.
------------------
Cérémonie funéraire Muong.
-----------------
Nhìn trang phục của các cụ cũng không khác người Kinh là bao nhiêu.
Người Mường là dân tộc sống ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc, họ nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường trong ngữ chi Việt thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á.
Người Mường có quan hệ rất gần với người Kinh, có cùng nguồn gốc với người Kinh. Các nhà dân tộc học ngôn ngữ đưa ra thuyết cho rằng người Mường và người Kinh có nguồn gốc chung là người Việt-Mường cổ. Vào thời kỳ ngàn năm bắc thuộc thì bộ phận người cư trú ở miền núi, bảo tồn bản sắc cổ Âu Lạc, và sau này trở thành người Mường. Bộ phận ở trung du và đồng bằng có sự hòa trộn với người phương bắc về văn hóa, ngôn ngữ và nhân chủng thì thành người Kinh. Quá trình chia tách Mường - Kinh, xác định theo ngôn ngữ học thì diễn ra bắt đầu từ thế kỷ 7-8 và kết thúc vào thế kỷ 12, thời Nhà Lý.
-------------------------
1000025057.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình chụp những cô gái Nhật Bản tại miền Nam [có lẽ là Sài Gòn, khoảng 1899].
--------------------
Thời kỳ đầu Pháp thuộc, một khái niệm mới xuất hiện trong tiếng Nhật, được gọi là "Karayuki-san" 唐行きさん, danh từ này chỉ những người Nhật [chủ yếu là phụ nữ] đi đến nước ngoài để làm việc [phần lớn là làm gái lầu xanh].
Trong sách "Sandakan Brothel No.8: Journey into the History of Lower-class Japanese Women" của tác giả Yamazaki Tomoko xuất bản năm 1972 có đề cập đến cuộc sống của các Karayuki-san, họ xuất hiện ở khắp nơi tại Đông Nam Á, bao gồm Singapore đến Malaysia (Penang, Malacca, Port Swettenham, Sandakan, Kuching), Indonesia (Jakarta, Surabaya), Thái Lan (Bangkok), Hong Kong và Việt Nam (Sài Gòn, Hải Phòng và Hà Nội).
Người môi giới buôn bán người nổi tiếng nhất ở Nhật vào thời gian này là Muraoka Iheizi, ông ta làm việc chủ yếu ở khu vực Shimabara và Amakusa từ năm 1885 đến 1919. Trong vòng 5 năm, Muraoka có thể bán hơn 3.000 phụ nữ Nhật Bản đi làm gái lầu xanh. Cả sự nghiệp buôn người 35 năm của ông ta, không biết bao nhiêu phụ nữ đã qua tay Muraoka.
Thường thì phụ nữ ở Amakusa sẽ đến Nagasaki, sau đó từ cảng Nagasaki sẽ đến Hải Phòng, Sài Gòn hoặc xa hơn thế. Lúc này, hoạt động mại dâm là hợp pháp ở Nhật Bản, gái bán dâm thường mặc Kimono để hành nghề vì vậy những cô gái ở Việt Nam cũng vậy, họ mặc thứ quần áo truyền thống vô cùng tinh xảo này để mời gọi khách.
Một Trung Tá Hải Quân người Nhật tên Kimura Saburo thuật lại tình hình ở Đông Dương lúc đó:
"Những gì diễn ra ở Đông Dương cũng tương tự như các nơi khác ở Đông Nam Á. Những người Nhật đầu tiên đặt chân đến vùng đất này là gái bán hoa và những người chủ nhà thổ. Sau đó, hàng loạt những người chủ cửa hàng khác cũng theo sau để cung cấp nhu yếu phẩm cho các lầu xanh này, bao gồm: cửa hàng may Kimono, giặt ủi, làm tóc, nhiếp ảnh..."
-------------------------
Hoàn toàn khác biệt với những người hành nghề bán thân ở địa phương, những cô gái Nhật Bản phục vụ mang tính chuyên nghiệp hơn hẳn hòi, họ thực sự đầu tư cho nghề nghiệp với phục trang lộng lẫy, mỹ phẩm, những kỹ năng cần thiết. Thu hút nhiều quan khách là người có tiền, người làm quan lớn, các binh lính sĩ quan người Pháp đồn trú tại những đô thị lớn nhất của Việt Nam lúc bấy giờ.
Trung Tá Kimura Saburo thuật lại tiếp:
"Đến tháng 4 năm 1923, tất cả nhà thổ Nhật Bản ở Đông Dương mới bị đóng cửa. Tuy nhiên, những Karayuki không quay về quê hương, họ đi tìm việc làm khác để được ở lại đây.
Bên cạnh 5 trường hợp được ghi nhận là kết hôn với quan chức Pháp, còn lại những người khác làm ở tiệm massage, nhà hàng, những người lớn tuổi một chút thì đi làm người giúp việc cho các gia đình người bản xứ."
-----------------------

1000024913.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đường đi ra cầu Bình Lợi, một chiếc xe ngựa đang chạy, hình chụp năm 1910.
----------------
Đường nầy có lẽ là đường Phạm Văn Đồng bây giờ?
---------------
Ảnh phát hành dưới dạng bưu thiếp nên chất lượng trung bình.
1000024911.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình chụp Phả Lại [tiếng Pháp gọi là Sept Pagodes], năm 1890, góc chụp nầy từ chợ Thành Phao ngày nay hướng ra ngã 3 sông chỗ nhà máy Nhiệt điện Phả Lại.
---------------------
Chú thích của thư viện
Vue de la ville de Sept Pagodes. Sept Pagodes est le nom du premier territoire militaire du Tonkin en 1891, devenu Territoire de Mong Cai en 1895. Son nom actuel est Pha Lai (cf. carte). On voit sur cette photographie des bâtiments occidentaux côtoyer des maisons vietnamiennes. La ville est installée au bord de la rivière Duong. Il s'agit d'une photo de Raphael Moreau si l'on se fie à la liste des clichés de ce dernier dressée par Terry Bennett.
[Cảnh thành phố Phả Lại. Phả Lại là tên của vùng lãnh thổ quân sự đầu tiên ở Bắc Kỳ vào năm 1891, sau đó trở thành Lãnh thổ Móng Cái vào năm 1895. Tên gọi hiện tại của nơi này là Phả Lại (xem bản đồ). Trong bức ảnh này, có thể thấy các tòa nhà kiểu phương Tây nằm cạnh những ngôi nhà Việt Nam. Thành phố được xây dựng ven sông Dương. Đây là một bức ảnh của Raphael Moreau, nếu dựa theo danh sách các bức ảnh của ông do Terry Bennett lập ra.
Nguồn mô tả: Bennett, Terry, Early Photography in Vietnam , Renaissance Books, 2020, trang 281."
------------------------
1000024909.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ảnh chụp quan Tân Tuần phủ tỉnh Hải Dương, năm 1874-1876
-------------------------------
Chú thích tiếng Pháp :Tân-Phủ-Thủ Gouverneur de Hải-Dương.
Ảnh của nhiếp ảnh gia Pháp Emile Gsell, có lẽ chụp trong thời gian tác giả ra ngoài Bắc tham gia chuyến thám hiểm sông Hồng. Dịp nầy, E. Gsell có đến Hải Dương [gồm cả Hải Phòng ngày nay],Nam Định...và ghi lại một số ảnh đầu tiên của Hải Phòng, Kẻ Sở...
------------------------------
Theo nhiều nguồn tìm hiểu thời gian chụp và tham khảo văn bản, vị quan trong ảnh là cụ Đặng Xuân Bảng [1828-1910].
Cụ mặc trang phục Đại triều, cầm hốt, mũ, Mãng [Hoa] bào cho biết cụ làm quan to, hàm cỡ Nhị phẩm.
--------------------------------
Căn cứ theo Đại Nam thực lục, Chánh biên, Đệ Tứ kỷ, thì có thông tin sau:
Năm Nhâm Thân, Tự Đức năm thứ 25 [1872]:
Tháng 5, Bố chính Hải Dương là Tôn Thất Thuyết.
Tháng 9, đặt thêm chức Tuần phủ ở Hải Dương [vì cớ phòng bị ở sông biển rất cần]. Chuẩn cho Thự tuần phủ Hưng Yên là Đặng Xuân Bảng đổi làm Thự tuần phủ Hải Dương. Nguyên Quyền lĩnh án sát Thanh Hóa cáo nghỉ về quê là Nguyễn Đức Đạt được thăng Thự bố chính lĩnh Tuần phủ Hưng Yên.
Tháng 11, ba chiếc tàu của người Pháp là Đồ Phổ Nghĩa (Jean Dupuis) đến cửa Cấm, tỉnh Hải Dương, xin mượn đường để đi Vân Nam.
...
Trước đây, tướng nước Pháp đưa thư cho viện Thương bạc nói rằng: " Có phái tàu Bô Len đi đến các phận biển ở dọc biển Bắc Kỳ để dò bắt giặc biển và thăm hỏi địa phận của đạo giáo, rồi tiện đường đi Hương Cảng.
...
Quan ở tàu Bô Len gửi thư cho Kinh lược Lê Tuấn nói rằng: Người đi buôn ở tàu Đô Phối nhờ quan ở tàu Bô Len bẩm giúp, cho được đi khắp các dòng sông ở Bắc Kỳ để tiện mở đường thông thương mới.
...
Lê Tuấn cùng với Tổng đốc Hải Dương là Lê Hữu Thường đem việc ấy tâu lên".
Chức Tuần phủ Hải Dương mới được đặt vào tháng 9 năm 1872, và cụ Đặng Xuân Bảng là người đầu tiên giữ chức này.
------------------------------
Đặng Xuân Bảng 鄧春榜 [1828-1910] tự là Hy Long, hiệu là Thiện Đình, là quan nhà Nguyễn và đồng thời cũng là một nhà sử học.
Cụ sinh năm Mậu Tý (năm 1828), đời vua Minh Mạng thứ 8 (1828), trong một gia đình Nho học, quê ở làng Hành Thiện, Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định. Thuở nhỏ cụ theo học cha mình là Đặng Viết Hòe (tức Mền Hòe). Đặng Xuân Bảng đỗ Tú tài năm 18 tuổi (năm 1846), đến khoa thi sau lại đỗ Tú tài một lần nữa, người đời gọi cụ là kép Bảng.
Ông nội cụ là Đặng Nguyên Quế (tức Xã Quế), là nhà Nho chuyên nghề dạy học. Cụ bà chuyên nghề làm vườn, trồng dâu, nuôi tằm. Nhân do làm ăn, sinh sống ở quê gặp khó khăn, cụ di cư gia đình đến xã An Dương [nay thuộc Hải Phòng] và tiếp tục làm nghề cũ.
Cha là cụ Đặng Viết Hòe [1807 - 1877], một nhà Nho đỗ tới 7 khoa Tú tài [vào các năm 1828, 1831, 1846, 1847, 1848, 1850 và 1852]. Cụ Đặng Viết Hòe cùng cha ra Hải Phòng sinh sống, theo học cha, đỗ Tú tài thì trở về Hành Thiện dạy học.
Theo "Hành Thiện hợp phả" của cụ Đặng Xuân Viện viết năm 1933 và "Đặng tộc phả chí thông khảo" của Thiếu Nam thì tổ họ Đặng làng Hành Thiện là Quốc công Đặng Tất.
Đến năm 22 tuổi, triều vua Tự Đức, cụ đỗ Cử nhân, được bổ làm Giáo thụ phủ Ninh Giang (Hải Dương).
Khoa thi vào tháng 5 năm Bính Thìn 1856, Đặng Xuân Bảng 28 tuổi, vào Huế thi Hội và đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân [cùng Trần Huy San, Ngô Văn Độ, Phan Hiển Đạo, Phan Đình Bình. Khoa thi này Ngụy Khắc Đản đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh- tức là thám hoa]. Quyển thi của cụ Bảng đáng đậu Hoàng giáp, nhưng cuối bài sách có câu can vua về thanh sắc tuần du. Vua không ưng, đánh xuống đầu tam giáp Tiến sĩ. Khi vào lĩnh mũ áo, dự yến tiệc xong, vua hỏi:
- Người ở nhà học ai?
- Tâu bệ hạ, từ thuở bé đến lớn, hạ thần chỉ học cha ở nhà thôi.
- Cha ngươi đỗ gì?
- Tâu bệ hạ, cha hạ thần đỗ bảy khoa tú tài. Vua liền ban cho bốn chữ "Giáo tử đăng khoa" [Cha dạy con mà con thi đỗ Đại khoa].
------------------------
Sau khi đỗ tiến sĩ, Đặng Xuân Bảng được vào làm việc ở Nội các, tham gia chỉnh lý bộ sách Khâm định nhân sự kim giám bàn về đạo trị nước của các bậc đế vương; rồi từ đó lần lượt giữ các chức vụ:
- Tri phủ Thọ Xuân (Thanh Hóa),
- Tri phủ Yên Bình (1860),
- Giám sát ngự sử (1861),
- Chưởng ấn ở Lại Khoa (1863),
- Án sát Quảng Yên (1864),
- Bố chính Thanh Hóa (1867),
- Bố chính Tuyên Quang (1868),
- Bố chính Sơn Tây (1869),
- Tuần phủ Hưng Yên (1870),
- Tuần phủ Hải Dương (1872),
- Đốc học Nam Định (1886)...
----------------------------------
Thời gian cụ làm Tuần phủ Hải Dương vì để mất thành vào tay Pháp [ngày 2 - 12 – 1873, Thiếu uý Trentinian tuân lệnh Đại uý Francis Garnier đem một toán quân đi đường thuỷ đến Hải Dương. Trentinian mời cụ Tuần Phủ Hải Dương xuống tàu của y nói chuyện, yêu cầu Cụ Đặng Xuân Bảng cho phép y đóng quân trong thành Hải Dương để bảo vệ thuyền buôn của Jean Dupuis qua lại trên sông Hải Dương. Cụ trả lời là việc này quan trọng, cụ không thể tự quyết định và cụ phải đợi lệnh triều đình, Trentinian xác nhận lời cụ là hợp lý, hơn nữa cụ đối xử với y rất lịch sự, giữ được thể diện quốc gia. Nhưng vì Trentinian đã nhận được lệnh cấp trên là phải đóng quân trong thành Hải Dương ngay sau khi tiếp xúc với quan Tuần Phủ Hải Dương, không cần đợi triều đình Huế cho phép đóng quân hay không.
Cụ Đặng Xuân Bảng ra về được hai giờ đồng hồ thì Trentinian ra lệnh cho thuỷ quân của y ở các chiến thuyền trên sông trước Thành Hải Dương tấn công Thành Hải Dương. Cụ Đặng Xuân Bảng cùng quan Đề đốc Lê Hữu Thường đốc suất quân ta ở trên thành nã súng chống trả cuộc tấn công của quân Pháp. Đại bác và súng ống của Pháp quá mạnh, súng của ta quá thô sơ nên mặc dầu quân ta anh dũng chống trả, quân Pháp vẫn đổ bộ vào Thành Hải Dương được. Cụ Đặng Xuân Bảng cùng quan Đề đốc Lê Hữu Thường và các quan tỉnh Hải Dương kéo quân rút ra khỏi thành chạy về Bình Giang rồi chạy về phía Nam. Về việc để mất Thành Hải Dương, Vua Tự Đức nói là Cụ Đặng Xuân Bảng không sơ suất, cố chiến đấu giữ thành, lúc rút lui lại bảo toàn được toàn thể lực lượng quân sự, nhưng để mất thành là một tội. Cụ Đặng Xuân Bảng cùng các quan đầu tỉnh Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định được triệu về Huế để chịu tội] nên cụ bị cách chức. Sau được bổ làm Đốc học Nam Định.
Năm 1888,cụ Đặng Xuân Bảng xin về nghỉ an dưỡng tại quê nhà và qua đời năm 1910, thọ 83 tuổi.
-------------------------------------
Cụ Đặng Xuân Bảng chính là ông nội của Tổng bí thư Trường Chinh.
------------------------------------
1000024907.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,430
Động cơ
709,036 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình chụp chân dung ông Nguyễn Văn Tường, năm 1874, lúc nầy, ông giữ chức Thượng thư Bộ Hình kiêm Thương bạc đại thần tại kinh đô Huế, Cơ mật viện đại thần.
------------------------
Nguyễn Văn Tường 阮文祥 [1824–1886], là đại thần phụ chính của nhà Nguyễn, xuất thân từ một gia đình lao động nghèo thuộc làng An Cư, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Vào năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), tại trường thi Thừa Thiên, có một sĩ tử người Quảng Trị, đã thi đỗ tú tài, nhưng bị phát hiện tên trùng với quốc tính. Dưới triều Minh Mạng đã có sắc dụ, ai mang họ Nguyễn mà tên kép có lót chữ Phước (Phúc), thì phải đổi chữ lót ấy. Nhưng sĩ tử họ Nguyễn, tên Phước Tường này lại không chịu đổi. Do đó, người tú tài tân khoa phải bị gạch tên trong danh sách trúng tuyển và đồng thời bị tội đồ (đày nơi gần) một năm.
Đến kì thi hương vào năm Tự Đức thứ 3 (1850), sự cố chữ "Phúc" lại được Cao Xuân Dục và Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép như sau:
"Nguyễn Văn Tường, người xã An Cư, huyện Đăng Xương [Triệu Phong - chua thêm], tỉnh Quảng Trị. Nguyên tên là Nguyễn Phước Tường; vì tên trùng với quốc tính, không chịu đổi, nên bị đi đày; hết hạn lại được phục hàm cử nhân".
[Có tin đồn là vì khi Minh Mạng đi tuần du Quảng Trị, có đem Tường Khánh Công (tức vua Thiệu Trị sau này) đi theo. Ở hành cung Quảng Trị, thấy một người con gái đẹp đi ngang, gọi vào "dùng", sau đó Công theo phụ hoàng trở lại Huế, không ngờ người con gái ấy có thai và đã sinh ra Nguyễn Văn Tường. Khi sinh còn, bà mẹ đã nói sự thật, nên Nguyễn Văn Tường lấy họ vua để đi thi].
---------------------
Con đường quan lộ của ông Nguyễn Văn Tường khá thuận lợi, tuy nhiên, đời sau nhớ đến ông nhất là việc ông là quan Phụ Chính đại thần cùng với ông Tôn Thất Thuyết thuộc phe chủ chiến chống Pháp và đã giết chết 2 vua là Dục Đức, Hiệp Hòa.
---------------------
Giết vua Dục Đức:
Ngày 15 tháng 7 năm 1883, vua Tự Đức lâm trọng bệnh, đưa di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân, và dùng Trần Tiễn Thành làm Phụ chánh Đại thần, Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết làm Đồng Phụ chánh Đại thần. Nhưng trong di chiếu có đoạn phê bình tính nết của tự quân như sau:
"... Ưng Chân tuy từ lâu nay đã trưởng thành nhưng vì có tật ở mắt nên hành vi mờ ám sợ sau này thiếu sáng suốt, tính lại hiếu dâm cũng là điều chẳng tốt chưa chắc đã đảm đương được việc lớn. Mà nước có vua lớn tuổi là điều may cho xã tắc, nếu bỏ đi thì biết làm sao đây".
Các quan Phụ chính Trần Tiễn Thành, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết dâng sớ lên vua Tự Đức xin bỏ mấy đoạn có liên quan đến tính nết xấu của tự quân và câu "chưa chắc đã đảm đương được việc lớn" nhưng vua Tự Đức từ chối, vì cho rằng viết như thế để tự quân biết kiểm điểm và tu tỉnh.
Vào giờ Thìn (11-13 h) ngày 19 tháng 7 năm 1883, Tự Đức qua đời ở điện Càn Thành, Ưng Chân khóc lạy tờ cố mệnh ở điện Cần Chánh, sau đó vào điện Hoàng Phước chịu tang.
Trước kia, Tự Đức còn sinh tiền không yêu quý Ưng Chân, thường kiếm cớ bắt lỗi, quở mắng, ngược lại thương yêu người con nuôi thứ 3 là Ưng Đăng (sau là Hoàng đế Kiến Phúc). Nguyễn Văn Tường thấy vậy, nghĩ rằng thế nào Ưng Đăng cũng được chọn nối ngôi, nên khinh thường Ưng Chân ra mặt, không ngờ tờ di chiếu lại viết như thế, khiến trong lòng Tường chẳng được yên, và Tôn Thất Thuyết cũng không bằng lòng với tự quân. Gặp lúc Tự quân đem nhiều người thân cận vào làm hộ vệ trong điện Hoàng Phước và các sở Quang Minh, những người này tự do ra vào cung điện, trong khi các tờ tâu trình khẩn cấp, cơ mật từ các viên đại thần các tỉnh dâng lên để trong điện một đêm vẫn chưa giao ra. Lại trong khi làm lễ cúng tiên đế mà tự quân vẫn mặc áo sắc lục cũ, hoặc sai chế ngay các đồ dùng riêng, đều là những hành động bị cấm trong thời gian để tang. Hai viên phó Phụ chánh thấy vậy càng thêm ganh ghét.
Tường mật bàn với Thuyết rằng:
- Tiên đế đã bảo vua nối ngôi chưa chắc đương nổi việc lớn, lại giao cho ngôi lớn. Nay bắt đầu, cử động đã như thế, huống chi là ngày sau ư? Đó là việc lo riêng cho chúng ta.
Thuyết vốn ỷ mình cầm quân đội trong tay, cũng có mưu đồ phế lập, mới đáp:
- Cứ như lời chiếu thì mưu tính là vì Xã tắc, bất đắc dĩ mà làm việc nhỏ như Y Doãn, Hoắc Quang,cũng là chí của Tiên đế.
Tự quân cho rằng trong di chiếu có đoạn nói không tốt về mình, không muốn đọc cho mọi người nghe thấy, mới triệu ba viên Phụ chính vào bàn việc bỏ đoạn ấy đi, nói rằng:
- Vua là bậc đứng đầu trăm họ, phải là người có đạo đức đứng đầu, di chiếu của Tiên đế vì lo trăm họ, nên có lời răn bảo nghiêm khắc như trên. Ngày nay việc nước khó khăn, quan hệ ngoại giao căng thẳng, nếu để di chiếu lan truyền thì quân Pháp sẽ tìm cớ gây rối, mà các lân bang cũng xem thường, với tình hình như vậy, đình thần giải quyết ra sao.
Và đề nghị xóa phần di chiếu đó. Trần Tiễn Thành bằng lòng, hai viên còn lại cũng giả vờ đồng ý. Vì thế Tự quân tự tay xóa bỏ đoạn ấy trong tờ di chiếu, lại dặn riêng với Trần Tiễn Thành cách hành xử lúc tuyên đọc di chiếu.
Đến hôm đọc di chiếu, Trần Tiễn Thành khi đến đoạn ấy thì đọc lướt và nhỏ tiếng, không ai nghe thấy cả. Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết khi đó mới giở trò lật mặt, giả bộ làm ra vẻ quái lạ, rồi chất vấn vua nối ngôi sao dám giấu bớt di chiếu của Tiên đế, thật là bậy bạ vô cùng, lại vặn hỏi Tiễn Thành. Tiễn Thành biết rằng đã bị đánh lừa, mới đáp rằng mình bị chứng khan tiếng, đọc đến đoạn ấy thì hết hơi. Tường và Thuyết không chịu, lập tức sai quân cấm vệ bắt giữ 10 người hộ vệ của vua nối ngôi đứng đầu là Nguyễn Như Khuê, giam vào ngục, rồi cho Tham tri Nguyễn Trọng Hợp lấy di chiếu đọc lại. Sau đó họp các hoàng thân và các quan ở Tả vu, nói về tội lỗi của Ưng Chân, và xin lập vua khác. Trần Tiễn Thành muốn can ngăn, nhưng Tôn Thất Thuyết quát rằng:
- Ông cũng có tội to, còn muốn nói gì nữa.
Khi đó trong cả triều chỉ có quan Ngự sử là Phan Đình Phùng lên tiếng phản đối, vị lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương sau này liền bị bắt giam vào ngục. Trần Tiễn Thành và các hoàng thân đều khiếp sợ, không dám làm trái và cùng ký tên vào tờ hạch tội, tâu xin ý chỉ của Thái hoàng Thái hậu (Từ Dụ) truất bỏ đi. Tờ hạch tội buộc cho vua Dục Đức bốn tội lớn:
1. Muốn sửa di chiếu của vua cha: Ở đây Tự quân là con nuôi của Tự Đức, coi Tự Đức là "Dưỡng phụ" chứ không phải "phụ hoàng". Nhưng Tự Đức đã có di chiếu, Dục Đức lại coi Tự Đức như vua cha của mình. Tự Đức mất để lại di chiếu. Dục Đức thấy di chiếu còn thừa một đoạn nên cắt bớt đoạn đó.
2. Có đại tang mà mặc áo màu: Ở đây là lúc Tự Đức mất đi, các quan mặc áo tang để đi tang lễ Tự Đức. Dục Đức khi có tang lễ lại mặc áo màu, cởi áo long bào ra để an táng Tự Đức.
3. Tự tiện đưa một giáo sĩ vào Hoàng thành: Ở đây muốn nói Dục Đức nghe tin có một giáo sĩ, sai người đưa giáo sĩ ấy vào. Thái hậu Từ Dụ thấy vậy kinh sợ, nhưng Dục Đức lệnh giáo sĩ phải ở lại.
4. Thông dâm với nhiều cung nữ của vua cha: Ở đây ý nói Tự Đức có 300 cung nữ.
Sau khi nhận được sự đồng ý của Thái hoàng Thái hậu, hai quan Phụ chính liền ra chỉ phế truất ông vào ngày 23 tháng 7 năm 1883,giáng làm Thụy quốc công như trước, và giam vua Dục Đức ở nơi ở cũ là Dục Đức đường, rồi viện Thái y, và cuối cùng là Ngục thất trong Kinh thành Huế.
Nguyễn Văn Tường muốn lập Ưng Đăng lên làm vua, nhưng Tôn Thất Thuyết nắm quân đội trong tay, lập em của Tự Đức là Lãng quốc công Hồng Dật lên ngôi, với niên hiệu là Hiệp Hòa, lúc này Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết bàn nhau việc trừ khử Tự quân [vua Dục Đức, lúc đó đang bị giam ở viện Thái y], mới dời ông qua nhà ngục phủ Thừa Thiên và cho canh giữ cẩn mật, lại bắt các con của ông về quản thúc ở quê mẹ: hai hoàng tử thứ 7 [tức vua Thành Thái sau này] và thứ 9 theo mẹ là bà Vương phi Phan Thị Điều về xã Phú Lương, Hoàng tử thứ 10 theo mẹ là bà Nguyễn thị về xã Phú Xuân, còn Hoàng tử thứ 11 vẫn đang trong bụng mẹ. Các con của ông nguyên trong tên có bộ Sơn 山 đều phải đổi theo bộ Thạch 石. Hai người mật báo với quan cai ngục không cho Tự quân ăn uống gì nữa.
Giờ Thìn (7-9h) ngày 6 tháng 10 năm 1883, vua Dục Đức qua đời vì bị bỏ đói,hưởng dương 32 tuổi. Người cai ngục khai rằng ông tuyệt thực mà chết, và đem di hài an táng ở cánh đồng xứ Tứ Tây, xã An Cựu, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sau được gọi là An Lăng.
Tuy nhiên, theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì đang khi vua Dục Đức hết sức đau đớn vì đói khát, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã sai người giết vua bằng thuốc độc vì sợ để lâu sẽ sinh biến. Vì chỉ làm vua được mấy ngày chưa kịp đặt niên hiệu, Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ở Dục Đức đường.
Khi ông mất, có hai người lính bó thi thể ông trong chiếu rách, mang chôn. Thế nhưng đến đầu làng An Cựu, ngoại thành Huế thì xác vua rơi xuống bên khe nước nông. Tin rằng đây là nơi yên nghỉ do vua tự chọn, người ta chỉ chôn cất ông qua loa cho xong việc. Lâu ngày, ngôi mộ gần như trở thành phần đất bằng do không ai chăm sóc. Có lần, một người ăn mày đói chết, gục ngay trên mộ vua, dân nơi đó không biết vua Dục Đức đã nằm tại đó nên chôn người ăn mày ngay trên mộ vua. Sau này, khi vua Thành Thái lên ngôi, ông lần theo dấu vết và lời kể lại để tìm mộ vua cha. Thế nhưng khi đào lên, người ta thấy ở đó có tới hai bộ hài cốt, vậy là vua đành cho người ta lấp đất lại, xây nơi đó thành An Lăng.
----------------------------------
Giết vua Hiệp Hòa:
Năm 1883, Tự Đức băng hà mà không có con nối dõi. Theo di chiếu, người con nuôi là Nguyễn Phúc Ưng Chân [tức vua Dục Đức] lên nối ngôi nhưng chỉ 3 ngày, thậm chí chưa kịp đặt niên hiệu,thì Ưng Chân bị hai Phụ chính Đại thần là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường hạch tội để phế bỏ và bị bỏ đói đến chết vào ngày 06/10/1883.
Đồng thời với việc truất phế Dục Đức, hai Phụ chính trên đề nghị lên Hoàng thái hậu Từ Dụ, đưa Lãng Quốc công lên làm vua.
Nhà Hồng Dật ở Kim Long (Huế). Theo Phạm Khắc Hòe (1902-1995), nguyên là Ngự tiền Văn phòng Đổng lý của Bảo Đại, khi đình thần ra đó rước, dù năn nỉ mấy, Hồng Dật cũng không đi, nên cuối cùng phải dùng đến vũ lực mới đưa được ông vào Tử Cấm thành.
Hai hôm sau, 30 tháng 7 năm 1883, Hồng Dật lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Hiệp Hòa.
Sách Việt Nam sử lược chép:
"Trong Huế thì vua Hiệp Hòa cũng muốn nhận chính sách bảo hộ để cho yên ngôi vua, nhưng các quan có nhiều người không chịu, và lại thấy Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chuyên chế thái quá, muốn dùng kế mà trừ bỏ đi, bèn đổi Nguyễn Văn Tường sang làm Binh bộ Thượng thư, Tôn Thất Thuyết làm Lại bộ Thượng thư, để bớt binh quyền của Tôn Thất Thuyết.
Năm 1883, Hiệp Hòa buộc phải ký Hiệp ước Harmand với Pháp với những điều khoản nặng nề, như nước Nam phải chấp nhận sự bảo hộ của Pháp và Pháp có quyền kiểm soát quan hệ của nước Nam với các quốc gia khác, kể cả Trung Hoa; và tỉnh Bình Thuận phải nhập vào Nam Bộ do Pháp chiếm làm thuộc địa. Với bản hiệp ước này, uy tín vua Hiệp Hòa trong triều đình cũng như với dân chúng bị tổn hại nghiêm trọng.
Trong triều đình, Tôn Thất Thuyết ra mặt chống vua, như không chịu quỳ lạy và to tiếng với nhà vua. Sự thù nghịch này làm vua Hiệp Hòa lo ngại cho tính mạng của mình, nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Khâm sứ Pháp De Champeaux, tìm cách bãi bỏ các quan Phụ chính đại thần. Không may cho vua Hiệp Hòa, việc này bị Tôn Thất Thuyết phát hiện nên Tôn Thất Thuyết ra tay trước.
Hai người thấy vua có lòng nghi, sợ để lâu thành vạ, bèn vào tâu với bà Từ Dụ Thái hậu để lập ông Dưỡng Thiện là con nuôi thứ ba của vua Dực Tông [vua Tự Đức], rồi bắt vua Hiệp Hòa đem ra phủ ông Dục Đức cho uống thuốc độc chết. Vua Hiệp Hòa làm vua được hơn 4 tháng, sử gọi là Phế Đế.
Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã giết vua Hiệp Hòa rồi, lại thấy quan Phụ chính Trần Tiễn Thành không theo ý mình, cũng sai người giết nốt".
Vua Hiệp Hòa mất ngày 30 tháng 10 năm Quý Mùi, tức 29 tháng 11 năm 1883. Năm 1891, vua Thành Thái truy phong cho ông làm Văn Lãng Quận vương 文朗郡王, thụy là Trang Cung 莊恭
Việc bị bức tử, theo Việt sử tân biên (Quyển 5, Tập thượng) thì:
"Vua Hiệp Hòa thấy ông Tường và ông Thuyết có lập trường chính trị trái ngược mình, liền viết một bức thư giao cho Hồng Sâm, vừa là Bí thư vừa là anh em thúc bá của mình, để mang qua tòa Khâm để nhờ tay Pháp hạ hai quan Phụ chính trên.
Việc lén lút này, bị Nội giám Đạt biết được, mách với ông Tường. Và ông Tường bắt được lá thư nằm trong chiếc hộp sơn, có đóng dấu của nhà vua.
Ngay trưa hôm ấy (29 tháng 11 năm 1883), sau khi truyền đóng hết tất cả các cửa Hoàng thành lại, triều thần nhóm họp bất thường hạch tội vua Hiệp Hòa. Nhà vua bị buộc ba tội:
-Thâm lạm công nhu.
-Không chịu nghe lời khuyến cáo của các quan phụ chính.
-Tư thông với đại diện của Pháp.
Vua Hiệp Hòa không cãi được, triều đình buộc ông phải thoái vị...
Sau khi ký tên và đóng dấu son vào tờ tuyên ngôn, vua Hiệp Hòa không được nói một lời nào nữa. Trong khi ông trở về Nội cung thì bản án tử hình ông đã được quyết định. Chừng một giờ sau, võ tướng Ông Ích Khiêm được cử ra thi hành bản án... Ông vua vừa bị phế do dự một lát rồi chọn chén độc dược. Vào khoảng 4 giờ, người ta khuyên ông về đến tư thất rồi trút hơi tàn vào khoảng mặt trời lặn. Sáng hôm sau, hoàng thân Hồng Sâm cũng bị xử chém chết, vì tội đồng lõa với Hiệp Hòa để bán nước. Ông Trần Tiễn Thành, bấy lâu không đồng chính kiến với ông Thuyết, và cũng vì không chịu ký tên vào tờ phế truất vua Hiệp Hòa, cũng bị ông Thuyết cho lính Thân nghĩa đến tận nhà đâm chết. Sợ quá, Tuy Lý vương dẫn vợ con chạy ra cửa Thuận An nương nhờ Picard Destelan, chỉ huy tàu Vipère, nhưng rồi cũng bị bắt đày vào Quảng Ngãi (1884).
Cuộc khủng hoảng chính trị này đã làm cho phe thân Pháp, phe chủ hòa mất tinh thần. Làn không khí khủng bố bao trùm khắp kinh thành Thuận Hóa".
Kể lại cái chết thảm của nhà vua, trong sách Đại Nam thực lục có đoạn:
"Lúc bấy giờ, vua sai thái giám là Trần Đạt đem tờ chiếu nhường ngôi, yêu cầu lui về chỗ phủ cũ. Hai người giả cách nhận lời, sai Tôn Thất Thạ đem võng đưa vua cùng phi tần nội cung cho về phủ cũ (ở địa phận xã Phú Xuân). Nhưng mật dặn riêng Ích Khiêm, Văn Đễ trực trước ở ngoài cửa Hiển Nhân, đón đường sai đưa vua đến nhà Hộ Thành, cho uống thuốc độc giết đi... Lúc bấy giờ những phi tần đã cho về trước để hộ vệ đưa vua. Khi đến đấy, Ích Khiêm, Văn Đễ cho thuốc độc vào nước chè dâng lên, vua không chịu uống. Văn Đễ ra lạy khóc khuyên rằng:
- Vua tôi đến lúc biến không thể làm thế nào được.
Vua nói rằng:
- Ta lại không được bằng Thụy quốc công [Dục Đức] à ?
Còn lần chần không uống. Ích Khiêm bèn đem nước chè ấy đổ vào miệng vua. Lập tức phát lên như người phải gió. Một lúc lâu Trần Xuân Soạn ra truyền nói rằng:
- Nếu để chậm quá sẽ phải tội nặng!
Lập tức lấy tay bóp họng vua lè lưỡi, lồi mắt ra, rồi vua mới chết. Đến lúc đưa vua về phủ, thấy chỗ cổ họng vua sưng như cái cung giương lên, ai cũng thấy làm lạ. Ích Khiêm, Văn Đễ vào bảo rằng:
- Lãng quốc công đến đấy đã uống thuốc độc chết rồi.
Hai người bèn rước Hoàng tử thứ 3 [Kiến Phúc] vào ở điện Hoàng Phước, đợi sẽ chọn ngày tốt tôn lên làm vua"..
-------------------------------------
Cuộc nổi dậy ở kinh thành Huế và bị bắt:
Ngày 23 tháng 5 âm lịch, Ất Dậu [khuya ngày 4 tháng 7, bước sang ngày 5 tháng 7 năm 1885], tuy thi hành kế sách "không biết gì", nhưng thực sự ông cùng Tôn Thất Thuyết chỉ huy cuộc tấn công một cách bất ngờ vào Sứ quán Pháp bên kia sông Hương và doanh trại Pháp tại Mang Cá (Huế), nhưng thất bại. Thực chất đó chỉ là đòn đánh trước để giành thế thượng phong, mặc dù biết rằng De Courcy cố dùng kế khích tướng, ép buộc quân Đại Nam phải tấn công trước (Đại Nam tấn công trước thì không nước nào trách được việc Pháp vi phạm các hòa ước).
Nguyễn Văn Tường cho người rước vua Hàm Nghi và Tam cung [thái hoàng thái hậu Từ Dũ, Trung phi Vũ thị, Học phi Nguyễn thị] ra khỏi kinh thành; trong khi đó, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn vẫn cố kìm giữ sự tấn công của Pháp. Trần Xuân Soạn là vị tướng can trường, ông có nhiệm vụ rút quân cuối cùng.
Theo dự kiến mà nhóm chủ chiến đã vạch ra trong trường hợp kinh đô thất thủ (phương án 2), Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lúc ấy liền quyết định đưa vua ra thành Quảng Trị, rồi sẽ đưa lên Tân Sở [tại huyện Thành Hóa, tức là Cam Lộ] để tránh đạn quân xâm lược Pháp, đồng thời phát Dụ Cần vương.
Trong lúc đó, một mặt được lệnh của bà Từ Dũ và vua Hàm Nghi, mặt khác là thực hiện phương án 2, ngăn cản Pháp truy kích xa giá, thực thi kế sách "kẻ ở người đi" (đàm và đánh), nên ông đã quay lại điều đình với Pháp. Nguyễn Văn Tường đã nhờ giám mục Caspar [có tên tiếng Việt là Lộc] của giáo đường Kim Long đưa sang Sứ quán để gặp tướng De Courcy [qua môi giới Caspar cũng là cách mà vào năm 1883, khi Thuận An thất thủ, Trần Tiễn Thành, Nguyễn Trọng Hợp đã thực hiện trong việc "cầu hòa"]. Sau khi De Courcy buộc Nguyễn Văn Tường ban bố một vài lệnh lạc "hòa hảo giữa hai nước Việt - Pháp", ông ta lại ra thời hạn cho Nguyễn Văn Tường: trong vòng hai tháng phải tìm cách để đưa vua Hàm Nghi và Tam cung về.
Nguyễn Văn Tường phái Phạm Hữu Dụng cầm sớ ra Quảng Trị, tâu xin rước vua về, nhưng Tôn Thất Thuyết cản sớ không cho vua biết. Tôn Thất Thuyết dặn Phạm Hữu Dụng: Nguyễn Văn Tường cố gắng thương thuyết với Pháp 2 điều là Pháp không được tiếp tục bức hiếp và phía ta cũng nên "đoàn kết" với Pháp. Nếu được như thế, mới có thể rước vua Hàm Nghi về lại kinh đô.
Nguyễn Văn Tường lại viết sớ vấn an Tam cung, và đệ trình về việc Tam cung tạm về Khiêm lăng (lăng Tự Đức) trong khi chờ vụ việc được giải quyết.
Lúc nầy, Nguyễn Văn Tường hoàn toàn bị Pháp quản thúc ngay tại Sở Thương bạc, do một trung đội lính viễn chinh thuộc Pháp canh giữ, sĩ quan Schmitz chỉ huy. Tất cả mọi sắc dụ ký tên thái hoàng thái hậu Từ Dũ đều do Miên Định [chú ruột vua Tự Đức, hiện giữ chức nhiếp chính giám quốc] bàn bạc, thông qua và Nguyễn Nhược Thị Bích [tác giả Hạnh Thục ca] chấp bút.
Tuy ở trong thế bị quản thúc nghiêm ngặt, Nguyễn Văn Tường vẫn đấu tranh hết sức gay gắt với nhóm người "đón gió xoay buồm", trực diện là với Nguyễn Hữu Độ [người đã có ý theo Pháp từ 1873—theo ghi chép đã xuất bản của Jean Dupuis và theo Đại Nam thực lục chính biên], trong việc phong chức hàm cho ông ta với quyền hạn "phó vương" tại Bắc Kỳ, thành lập Nha Kinh lược tại đấy, mà thực chất là mất hẳn Bắc Kỳ vào tay Pháp và các cố đạo như Puginier.
Trong khi đó, phong trào "Cần vương, bình Tây, sát tả đạo" đã bùng nổ ra khắp cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh tả kì [phía trái cửa ngõ vào kinh đô, tức là phía Nam]. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính Nguyễn Văn Tường đã lãnh nhiệm vụ chỉ đạo tổng quát ở miền đất ấy, trong khi Tôn Thất Thuyết phụ trách các tỉnh hữu kì (phía Bắc).
Ngày 27 tháng 7 Ất Dậu [5 tháng 9 năm 1885], Pháp ra lệnh bắt Nguyễn Văn Tường. De Courcy chỉ thị De Champeaux công khai cáo thị khắp nước. Thuyền Pháp chở Văn Tường đến Gia Định, sau chở gồm cả Phạm Thận Duật, Lê Đính [Tôn Thất Đính] đem về thuộc địa Tahiti. Thận Duật trong khi đi đường bị ốm chết ở trong tàu, buông xác xuống biển.
Lúc khoảng 4 giờ 30 sáng ngày 30 tháng 7 năm 1886, tại Papeete, một làng trên quần đảo thuộc địa Tahiti của Pháp, Nguyễn Văn Tường mất vì bệnh ung thư cổ họng. Sau một vài tháng quàn giữ, di thể ông được Tôn Thất Đính đưa về Đại Nam.
----------------------------------
Hậu duệ nổi tiếng của ông Nguyễn Văn Tường chính là ca sĩ Duy Khánh.
---------------------------------
Ảnh do Émile Gsell chụp.
--------------------------------
1000024898.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top