[Funland] Ảnh về cuộc chiến tranh Việt-Trung

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,810
Động cơ
689,365 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bộ đội ta chiến đấu





1 lính TQ chết


 

cogang

Xe tăng
Biển số
OF-333859
Ngày cấp bằng
8/9/14
Số km
1,083
Động cơ
-610,604 Mã lực
Nơi ở
Quận Hoàn Kiếm
cụ en_lờ ơi cụ còm chán quá, dù cụ đã xóa đi nhưng em đọc các còm của cụ từ thớt "Tây Sơn" đến thớt này thì quả thực em không mong gặp cụ ở bất kỳ 1 thớt nào nưã. kính tiễn cụ
 

Hoàng_Phú Thọ

Xe container
Biển số
OF-307823
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
6,803
Động cơ
607,533 Mã lực
Nơi ở
huyện Cẩm Khê - Phú Thọ
Ngày 17.2.2009 em vào OF đọc bài về chiến tranh Biên Giới và quyết định lập nick dù hóng hớt trên OF cũng khá lâu:)
Hôm nay, em tròn 7 Tuổi OF
Chúc cụ khoẻ.
Nhà cháu bị hết rượu rồi.
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
3,572
Động cơ
521,119 Mã lực
Viết sử mà nghe kể thì bỏ mẹ, phải có sử liệu tin cậy chứ..
Sau thớt này, nếu không quá nhạy cảm, em sẽ trình bày 1 vài đoạn sử có liên quan đến các giai đoạn 1949-1954, 1955-1963, Sử liệu em đã có các tài liệu " top Secret" của CIA, " Sensitive" của Lầu Năm Góc, có ảnh chụp đàng hoàng.
Dư này:
Vâng hóng chờ tư liệu của cụ!
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
659
Động cơ
249,456 Mã lực
Cụ BM-27 Uragan thằng khựa vác khẩu bắn tỉa loại gì đấy
Khẩu SVD cụ ạ. Nom như đây là khẩu do khựa sản xuất vì em thấy có 1 số điểm khác với súng của Liên Xô.

 

roninVN

Xe buýt
Biển số
OF-51390
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
620
Động cơ
459,531 Mã lực
Cảm ơn cụ chủ cho xem những bức ảnh tư liệu.
Xin cúi đầu tưởng nhỡ những chiến sĩ và những đồng bào đã hy sinh.
Ngày đó dù mới học cấp 1 bọn em còn nhớ mãi không khí hừng hực, sắc mặt đanh lại của người lớn khi nghe các bản tin từ cái đài truyền thanh. Ngày đó bọn học sinh trường em còn tập trung ở sân trường hát bài "Tiễn thầy đi bộ đội" , anh chi lớn đào hào, học sinh đi học mang theo túi cứu thương....
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,810
Động cơ
689,365 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quân TQ tại 1 điểm cao





Quân Tàu chiếm đóng, không rõ đây là chỗ nào


 

AZUMIDIEP

Xe điện
Biển số
OF-322765
Ngày cấp bằng
8/6/14
Số km
2,335
Động cơ
312,150 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em góp với các cụ bài hát em vừa nghe được, thấy hay lắm:

Cảm ơn các cụ,nghe xong ko cầm nổi nc mắt.:(

Kỉ niệm ngày 17/2 này.Em kính chúc các cụ CCB và gia đình luôn khỏe,hạnh phúc và bình an.!
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,056
Động cơ
667,011 Mã lực

Chốt máu Pha Long
Trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh biên giới, các chiến sĩ biên phòng đã cầm chân lính Trung Quốc suốt 4 ngày liền, không cho chúng chớp nhoáng kéo về TT.Mường Khương, theo QL4D ra Bảo Thắng, ngược lên TP.Lào Cai hoặc xuôi theo QL70 về tỉnh Yên Bái...
Bẻ gãy công kiên
Lúc 5 giờ ngày 17.2.1979, trời còn tối đen như mực và gió mùa đông bắc lạnh buốt, 2 trung đoàn bộ binh Trung Quốc lặng lẽ vượt qua biên giới bao vây căn nhà lá của Trạm kiểm soát biên phòng (BP) Lồ Cố Chin và bắn xối xả hòng tiêu diệt 5 cán bộ chiến sĩ của trạm.
Chúng không biết: Bộ đội ta đã phát hiện ý đồ ngay từ trước và rút sang chân cao điểm 1612 ngay cạnh đó, nổ súng đánh thẳng vào đội hình địch, báo hiệu cuộc chiến nổ ra trên khắp tuyến biên giới Mường Khương. Thời điểm này, Đồn trưởng Mai Khánh Thát đi họp ngoài tỉnh nên nhiệm vụ chỉ huy dồn hết lên vai thượng úy Trần Ngọc, Chính trị viên của đồn. Nghe tiếng súng nổ, ngay lập tức thượng úy Ngọc lệnh cho lực lượng tăng cường lên phía bắc phòng ngự, cùng với cụm chốt cửa khẩu, chốt chặn quanh pháo đài Lê Đình Chinh cầm chân địch dưới chân cao điểm 1612 nguyên ngày 17.2.1979, để ở đồn có thời gian bố trí binh, hỏa lực cho 3 đại đội cơ động mới được tăng cường...
“Bộ đội đồn Pha Long thuần thục kỹ thuật vận động thoát ly công sự dưới làn hỏa lực của địch, ít bị sát thương!”, thượng tá Trần Quốc Khải, nguyên Đồn trưởng BP Pha Long, khẳng định như vậy sau khi liệt kê 4 lần thượng sĩ Lê Khắc Xuân, Đội phó Vận động quần chúng, dẫn bộ đội vượt qua lửa đạn đi đột kích, chuyển thương binh về đồn, nhưng không bị thiệt hại về người. Thượng tá Khải kể tiếp: “Nét nổi bật nữa là cách đánh không cho địch tiếp cận pháo đài. Từ ngày 18 - 20.2.1979, chỉ với quân số 9 người, nhưng bộ đội đã đánh bật 13 đợt xung phong của lính Trung Quốc, buộc chúng phải gọi pháo tầm xa và hỏa lực đi cùng chi viện, để tháo lui!”. Thực tế, lính Trung Quốc được huấn luyện rất kỹ việc đánh bộc phá và có nhiều bộc phá để đánh công kiên, nhưng suốt 4 ngày tấn công đồn Pha Long, chúng không đặt được một quả nào.
Đập tan “biển người”
Trung tá Phan Đức Mạnh, Chính trị viên Đồn BP Pha Long, cho biết: “Nói về so sánh lực lượng, địch đã tung vào cuộc tấn công một số quân đông gấp 4 lần bên ta. Nhưng khi kết thúc trận đánh, chúng bị diệt 800 tên. Phía đồn BP, sau khi phá vây quân số còn 80%” và khẳng định: “Đấy là kỳ tích, nhất là trong điều kiện khó khăn như 1979”.
Những cựu chiến binh Pha Long đến bây giờ gặp nhau vẫn kể về những pha “chọi lựu đạn” trong 4 ngày đêm quyết tử: Tối 18.2, non trung đội lính Trung Quốc bám theo tường lọt vào sân đồn. Trời nhá nhem tối, rất khó phân biệt địch - ta bởi quân phục giống nhau nên anh em hô nhau lao vào vị trí chiến đấu quen thuộc và dùng lựu đạn tung ra tiêu diệt những tên cũng quần áo Tô Châu màu xanh, nhưng đứng lớ ngớ ngoài sân; liên tục trong đêm 19 và tối 20.2, lính Trung Quốc hò dô leo tường vào chiếm đồn, do cự ly gần không thể dùng súng, bộ đội BP Pha Long tung lựu đạn diệt sạch từng toán, khiến chúng khiếp đảm, phải tháo chạy lên đồi cao, để lại vô số xác chết và súng đạn...
Anh hùng Lê Khắc Xuân (sinh năm 1953, hiện đang nghỉ hưu ở xã Thiệu Vận, H.Đông Sơn, Thanh Hóa) vẫn nhớ như in những ngày lửa đạn Pha Long, kể: “Lính Trung Quốc có hỏa lực mạnh, từ pháo tầm xa đến pháo đi cùng, song sự hiệp đồng của chúng không ăn khớp, để hở nhiều thời gian lúc bộ binh tiến hoặc lùi; ban đêm chúng không dám tấn công, chỉ co cụm trên sườn đồi!”.
Rồi vị cựu chiến binh cười kể: “Bộ đội ta lợi dụng thời cơ này để củng cố các chốt, di chuyển vị trí, thậm chí vượt ra khỏi pháo đài để thu nhặt súng đạn, lương khô chúng bỏ lại!”. Còn ông Vàng Sảo Hòa, cựu Bí thư Đảng ủy xã Pha Long (Mường Khương, Lào Cai) thì nhớ lại những ngày giúp bộ đội đánh quân Trung Quốc xâm lược: “Anh em rất ngạc nhiên trước tác phong chiến đấu lạ lùng của địch là chỉ sợ B40 và lựu đạn, nghe tiếng súng CKC bắn trả chỉ cười và tiến dồn đống, làm mồi cho hỏa lực đại liên, trung liên!” và lắc đầu: “Một thằng bị thương, cả bọn túm tụm kêu la inh ỏi!”...
Trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược đầu tháng 2.1979, mặc dù rơi vào thế bị bao vây cô lập, nhưng cán bộ chiến sĩ của đồn đã chiến đấu phòng thủ ác liệt, trụ vững trong 4 ngày đêm (17 - 20.2.1979) vừa tiêu diệt nhiều sinh lực địch vừa ngăn cản đường tiến quân, chờ quân chủ lực ta từ phía sau tiếp ứng.
Lời thề biên cương
Cả chục năm nay, cứ ngày 16.2 là nhà ông Mai Khánh Thát (nguyên Đồn trưởng BP Pha Long) ở thành phố Yên Bái lại chộn rộn những gương mặt cựu chiến binh Pha Long từ khắp các địa phương như Thanh Hóa, Phú Thọ, Ninh Bình, Lào Cai và các huyện trong tỉnh kéo về. Họ ngồi sát bên nhau gượng nhẹ ăn bữa cơm, run run uống chén rượu và rưng rưng từng mẩu chuyện về 26 người đồng đội đã ngã xuống trên mảnh đất Pha Long, trong 4 ngày giữa tháng 2.1979. “Đa số anh em toàn từ 18 - 20 tuổi, chưa vợ và nghịch như quỷ. Buổi chiều 16.2 năm ấy tôi ra tỉnh họp, chúng nó còn đứng tràn cổng đồn vẫy tay bảo: Đồn trưởng về nhớ có quà!” - ông Mai Khánh Thát nghẹn ngào, rồi nức nở: “Hôm sau, tôi đang cùng các đồn trưởng BP họp bàn Kế hoạch dọn sạch địa bàn, phương án đánh trả quân xâm lược ở Phố Lu thì Trung Quốc đã bất ngờ tấn công, giết hết 26 chiến sĩ của tôi!”. “Ở miền xuôi, những ngày này ít người nhắc đến ngày 17.2.1979. Nhưng ở biên giới, dịp này linh thiêng và đau xót lắm anh à! Tôi sống ở biên giới gần hết đời người, nên hiểu rất rõ mấy chữ: Dã tâm xâm lược. Nhưng tôi rất tin vào anh em BP trung kiên, lực lượng ta lớn mạnh và ý chí bảo vệ chủ quyền của mọi người dân!”, người cựu Đồn trưởng BP Pha Long khẳng định vậy và đanh thép: “Pha Long bây giờ cũng sẽ giống Pha Long 37 năm trước, kiên cường để hậu phương phía sau không bị bất ngờ!”.
Tôi tin như vậy, bởi ông khi rời cây súng về nghỉ hưu, nhiệm vụ bảo vệ biên cương vẫn giao cho người con trai, thiếu tá Mai Đức Thịnh, hiện là Phó trưởng phòng Trinh sát - Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai, đã từng là Đồn phó Trinh sát của chính đồn bố mình chỉ huy: Đồn BP Pha Long anh hùng...
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,810
Động cơ
689,365 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một lính TQ đang uống nước thì bị bắn chết




Hình như tên này đã chết


 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,810
Động cơ
689,365 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một dàn hỏa tiễn của ta


 

Bắp cải

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-201067
Ngày cấp bằng
7/7/13
Số km
2,952
Động cơ
352,615 Mã lực
Nơi ở
vườn rau
Em gửi các cụ link bài hát Về đây Đồng đội ơi của CCB Trương Quý Hải
 

lenguyen457

Xe điện
Biển số
OF-313823
Ngày cấp bằng
29/3/14
Số km
2,243
Động cơ
318,364 Mã lực
Em có một câu hỏi:
Khi TQ tấn công, VN hoàn toàn bị động hay sao? vì hầu hết các ảnh chỉ thấy dân quân và biên phòng chiến đấu, không thấy các lực lượng chủ lực. Những hình ảnh quân chủ lực chỉ xuất hiện thời gian sau này (sau khi TQ rút).
Thông thường khi tiến hành cuộc tấn công quân sự, ít nhiều phải có các động thái, ví dụ cắt đứt quan hệ, triệu đại sứ về nước.., tuyên bố. hoặc tình báo phải nắm được tình hình (nếu là cuộc tấn công hoàn toàn bí mật).
Cụ nào biết thông não nhà cháu phát
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
659
Động cơ
249,456 Mã lực
Quảng Ninh là 1 trong 6 mũi tiến công của quân Trung Quốc, ngay từ ngày đầu chiến tranh 17/02/1979.
Ngay ngày đầu tiên đó, Tại chốt Pò Hèn ở Móng Cái- Quảng Ning, đã có chị Hoàng Thị Hồng Chiêm - quân nhân phục viên - mậu dịch viên đã cùng các chiến sỹ biên phòng đồn Pò Hèn -> bắn đến viên đạn cuối cùng và hy sinh anh dũng để bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Chị Chiêm đã được tuyên dương là Anh hùng quân đội.
Cũng tại đồn biên phòng Pò Hèn, Anh hùng LLVT, liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa, chính trị viên đồn Biên phòng Pò Hèn đã có câu nói bất hủ khi bọn xâm lược Trung quốc bao vây đồn, gọi loa chiêu hàng: " Người Việt nam chỉ biết đứng chứ không biết quỳ gối, chúng mày đến đây, chúng mày sẽ chết"

Baoleo tôi tự hào là đồng đội của các anh chị, trong cuộc chiến đấu đánh quân Trung Quốc xâm lược thời điểm 17/02/1979.
Ảnh của họ đây cụ ơi :(( :((



Tấm hình chụp những chiến sĩ đồn Pò Hèn dịp cuối năm 1978, đón xuân 1979, chưa đầy hai tháng sau hầu hết những người lính trong ảnh đều hi sinh! - Ảnh tư liệu của đồn Pò Hèn
 

BM-27 Uragan

Xe buýt
Biển số
OF-382979
Ngày cấp bằng
16/9/15
Số km
659
Động cơ
249,456 Mã lực
Bọn em lính thông tin, mỗi đài 15w được phát 1 thùng kẽm đạn AK. Khi mở ra toàn là đạn K54. Mặt tái dại. HIC.

Cứ đến ngày 17/02 là không thể nào ngủ được.
Ở trong cát tút đạn AK toàn cát nữa cụ ợ, đếch phải thuốc phóng :((
 

Bino

Xe điện
Biển số
OF-68687
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
2,778
Động cơ
459,571 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Em có một đồng nghiệp làm cùng tổ chức, người Trung Quốc, ở Thượng Hải. Có 1 lần đi công tác vào nhà cậu ấy chơi, ông nội cậu ấy bảo "Năm 1979 nhiều người Trung Quốc đau lòng vì Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam". Em nghĩ đây là một lời nói thật lòng. Nhà em cũng có nhiều người trưởng thành từ các trường đào tạo của Trung Quốc (Khu học xá Trung ương Nam Ninh, Trung Quốc) và cũng nhiều kỷ niệm ở đó. Tuy nhiên thế hệ bọn em ai cũng căm ghét Trung Quốc. Các học giả Tàu đã phải nghiên cứu lại tại sao người VN lại ghét TQ như vậy, bài này khá hay ở trên Nghiên cứu Quốc tế. Mà nói thật thì hầu như cả thế giới đều ghét TQ.

http://nghiencuuquocte.org/2016/02/17/vi-sao-nguoi-vn-it-than-thien-voi-nguoi-tq/
 

km18 yenson

Xe buýt
Biển số
OF-390015
Ngày cấp bằng
1/11/15
Số km
946
Động cơ
247,990 Mã lực
Tuổi
43
Tự nhiên mấy nay rộ lên phong trào này , kể cả fb khắp nơi moi lại tư liệu về cuộc chiến 1979 :-?
Cụ không nên dùng từ moi móc,em nghĩ trên này không chỉ em mà tất cả các cụ quan tâm đến lịch sử,đặc biết giai đoạn này,cụ thấy đấy nếu không có những người mà cụ nói moi lại tư liệu về cuộc chiến,thì em dự là con cháu chúng ta chưa bao giờ biết tới chiến tranh BGPB,nó là một phần của lịch sử,trân trọng tưởng nhớ tới các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh,một lời tri ân tới các CCB,cảm ơn cụ chủ đã có nhưng tư liệu bổ ích
 

tratida

Xe container
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
9,655
Động cơ
516,513 Mã lực
Vulcan V70 nói:
Vài ngày sau 17-2, bà ngoại cháu mỗi ngày giêdt một con gà, bu cháu ngạc nhiên hỏi sao bà không để giành chợ cậu út về phép ? bà vẫn nhắc như vậy mà.
Bà ngoại cháu bình thản bảo giặc khách nó mà sang thì chả biết có được ăn không( không hiểu rõ ý cụ sợ nó bắt mâdt gà hay nghĩ nó sẽ giết - hoặc cụ nói hàm ý cả 2).
Thời Pháp càn thì lợn gà bị lính bắt ăn thịt là chuyện thường, nên cụ nghĩ đơn.giản thế.
Về thì nuôi gà lại thôi, chỉ sợ không về. Sơ tán thì cũng mất gà mà. Cụ bà nghĩ thấu đáo vậy mà.
 

8 banh 2 tai

Xe buýt
Biển số
OF-377036
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
739
Động cơ
1,235 Mã lực
Ngày 17.2.2009 em vào OF đọc bài về chiến tranh Biên Giới và quyết định lập nick dù hóng hớt trên OF cũng khá lâu:)
Hôm nay, em tròn 7 Tuổi OF
vậy sau này lão có đi lính không ạ ??
iem đầu năm 88 nhập ngũ vào Sư 337 ở Lạng sơn, huấn luyện tại chỗ chờ lên chốt - thời đó chỉ còn Hà giang là còn oánh nhau, Lạng sơn hàng tâm lý chiến như đèn pin, vỏ chăn con công, phích nước, bật lửa cần cối ... bọn tung cẩu mang sang đổi móng trâu bò, rễ hồi, quế ... của bà con dân tộc
sau này chuẩn bị đổi quân lên chốt thì em trong danh sách đổi quân cho Sư 3 ... mới vậy mà cũng gần 30 niên roài
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,713
Động cơ
565,586 Mã lực

Chốt máu Pha Long
Trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh biên giới, các chiến sĩ biên phòng đã cầm chân lính Trung Quốc suốt 4 ngày liền, không cho chúng chớp nhoáng kéo về TT.Mường Khương, theo QL4D ra Bảo Thắng, ngược lên TP.Lào Cai hoặc xuôi theo QL70 về tỉnh Yên Bái...
Bẻ gãy công kiên
Lúc 5 giờ ngày 17.2.1979, trời còn tối đen như mực và gió mùa đông bắc lạnh buốt, 2 trung đoàn bộ binh Trung Quốc lặng lẽ vượt qua biên giới bao vây căn nhà lá của Trạm kiểm soát biên phòng (BP) Lồ Cố Chin và bắn xối xả hòng tiêu diệt 5 cán bộ chiến sĩ của trạm.
Chúng không biết: Bộ đội ta đã phát hiện ý đồ ngay từ trước và rút sang chân cao điểm 1612 ngay cạnh đó, nổ súng đánh thẳng vào đội hình địch, báo hiệu cuộc chiến nổ ra trên khắp tuyến biên giới Mường Khương. Thời điểm này, Đồn trưởng Mai Khánh Thát đi họp ngoài tỉnh nên nhiệm vụ chỉ huy dồn hết lên vai thượng úy Trần Ngọc, Chính trị viên của đồn. Nghe tiếng súng nổ, ngay lập tức thượng úy Ngọc lệnh cho lực lượng tăng cường lên phía bắc phòng ngự, cùng với cụm chốt cửa khẩu, chốt chặn quanh pháo đài Lê Đình Chinh cầm chân địch dưới chân cao điểm 1612 nguyên ngày 17.2.1979, để ở đồn có thời gian bố trí binh, hỏa lực cho 3 đại đội cơ động mới được tăng cường...
“Bộ đội đồn Pha Long thuần thục kỹ thuật vận động thoát ly công sự dưới làn hỏa lực của địch, ít bị sát thương!”, thượng tá Trần Quốc Khải, nguyên Đồn trưởng BP Pha Long, khẳng định như vậy sau khi liệt kê 4 lần thượng sĩ Lê Khắc Xuân, Đội phó Vận động quần chúng, dẫn bộ đội vượt qua lửa đạn đi đột kích, chuyển thương binh về đồn, nhưng không bị thiệt hại về người. Thượng tá Khải kể tiếp: “Nét nổi bật nữa là cách đánh không cho địch tiếp cận pháo đài. Từ ngày 18 - 20.2.1979, chỉ với quân số 9 người, nhưng bộ đội đã đánh bật 13 đợt xung phong của lính Trung Quốc, buộc chúng phải gọi pháo tầm xa và hỏa lực đi cùng chi viện, để tháo lui!”. Thực tế, lính Trung Quốc được huấn luyện rất kỹ việc đánh bộc phá và có nhiều bộc phá để đánh công kiên, nhưng suốt 4 ngày tấn công đồn Pha Long, chúng không đặt được một quả nào.
Đập tan “biển người”
Trung tá Phan Đức Mạnh, Chính trị viên Đồn BP Pha Long, cho biết: “Nói về so sánh lực lượng, địch đã tung vào cuộc tấn công một số quân đông gấp 4 lần bên ta. Nhưng khi kết thúc trận đánh, chúng bị diệt 800 tên. Phía đồn BP, sau khi phá vây quân số còn 80%” và khẳng định: “Đấy là kỳ tích, nhất là trong điều kiện khó khăn như 1979”.
Những cựu chiến binh Pha Long đến bây giờ gặp nhau vẫn kể về những pha “chọi lựu đạn” trong 4 ngày đêm quyết tử: Tối 18.2, non trung đội lính Trung Quốc bám theo tường lọt vào sân đồn. Trời nhá nhem tối, rất khó phân biệt địch - ta bởi quân phục giống nhau nên anh em hô nhau lao vào vị trí chiến đấu quen thuộc và dùng lựu đạn tung ra tiêu diệt những tên cũng quần áo Tô Châu màu xanh, nhưng đứng lớ ngớ ngoài sân; liên tục trong đêm 19 và tối 20.2, lính Trung Quốc hò dô leo tường vào chiếm đồn, do cự ly gần không thể dùng súng, bộ đội BP Pha Long tung lựu đạn diệt sạch từng toán, khiến chúng khiếp đảm, phải tháo chạy lên đồi cao, để lại vô số xác chết và súng đạn...
Anh hùng Lê Khắc Xuân (sinh năm 1953, hiện đang nghỉ hưu ở xã Thiệu Vận, H.Đông Sơn, Thanh Hóa) vẫn nhớ như in những ngày lửa đạn Pha Long, kể: “Lính Trung Quốc có hỏa lực mạnh, từ pháo tầm xa đến pháo đi cùng, song sự hiệp đồng của chúng không ăn khớp, để hở nhiều thời gian lúc bộ binh tiến hoặc lùi; ban đêm chúng không dám tấn công, chỉ co cụm trên sườn đồi!”.
Rồi vị cựu chiến binh cười kể: “Bộ đội ta lợi dụng thời cơ này để củng cố các chốt, di chuyển vị trí, thậm chí vượt ra khỏi pháo đài để thu nhặt súng đạn, lương khô chúng bỏ lại!”. Còn ông Vàng Sảo Hòa, cựu Bí thư **** ủy xã Pha Long (Mường Khương, Lào Cai) thì nhớ lại những ngày giúp bộ đội đánh quân Trung Quốc xâm lược: “Anh em rất ngạc nhiên trước tác phong chiến đấu lạ lùng của địch là chỉ sợ B40 và lựu đạn, nghe tiếng súng CKC bắn trả chỉ cười và tiến dồn đống, làm mồi cho hỏa lực đại liên, trung liên!” và lắc đầu: “Một thằng bị thương, cả bọn túm tụm kêu la inh ỏi!”...
Trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược đầu tháng 2.1979, mặc dù rơi vào thế bị bao vây cô lập, nhưng cán bộ chiến sĩ của đồn đã chiến đấu phòng thủ ác liệt, trụ vững trong 4 ngày đêm (17 - 20.2.1979) vừa tiêu diệt nhiều sinh lực địch vừa ngăn cản đường tiến quân, chờ quân chủ lực ta từ phía sau tiếp ứng.
Lời thề biên cương
Cả chục năm nay, cứ ngày 16.2 là nhà ông Mai Khánh Thát (nguyên Đồn trưởng BP Pha Long) ở thành phố Yên Bái lại chộn rộn những gương mặt cựu chiến binh Pha Long từ khắp các địa phương như Thanh Hóa, Phú Thọ, Ninh Bình, Lào Cai và các huyện trong tỉnh kéo về. Họ ngồi sát bên nhau gượng nhẹ ăn bữa cơm, run run uống chén rượu và rưng rưng từng mẩu chuyện về 26 người đồng đội đã ngã xuống trên mảnh đất Pha Long, trong 4 ngày giữa tháng 2.1979. “Đa số anh em toàn từ 18 - 20 tuổi, chưa vợ và nghịch như quỷ. Buổi chiều 16.2 năm ấy tôi ra tỉnh họp, chúng nó còn đứng tràn cổng đồn vẫy tay bảo: Đồn trưởng về nhớ có quà!” - ông Mai Khánh Thát nghẹn ngào, rồi nức nở: “Hôm sau, tôi đang cùng các đồn trưởng BP họp bàn Kế hoạch dọn sạch địa bàn, phương án đánh trả quân xâm lược ở Phố Lu thì Trung Quốc đã bất ngờ tấn công, giết hết 26 chiến sĩ của tôi!”. “Ở miền xuôi, những ngày này ít người nhắc đến ngày 17.2.1979. Nhưng ở biên giới, dịp này linh thiêng và đau xót lắm anh à! Tôi sống ở biên giới gần hết đời người, nên hiểu rất rõ mấy chữ: Dã tâm xâm lược. Nhưng tôi rất tin vào anh em BP trung kiên, lực lượng ta lớn mạnh và ý chí bảo vệ chủ quyền của mọi người dân!”, người cựu Đồn trưởng BP Pha Long khẳng định vậy và đanh thép: “Pha Long bây giờ cũng sẽ giống Pha Long 37 năm trước, kiên cường để hậu phương phía sau không bị bất ngờ!”.
Tôi tin như vậy, bởi ông khi rời cây súng về nghỉ hưu, nhiệm vụ bảo vệ biên cương vẫn giao cho người con trai, thiếu tá Mai Đức Thịnh, hiện là Phó trưởng phòng Trinh sát - Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lào Cai, đã từng là Đồn phó Trinh sát của chính đồn bố mình chỉ huy: Đồn BP Pha Long anh hùng...
Không biết có nên tìm hiẻu nguyên nhân tất cả các đồn trưởng biên phòng bị triệu tập về họp(vấn đề họp rất chung chung) trong lúc nước sôi lửa bỏng và tảng sáng hôm sau thì bị đánh úp toàn tuyến???
Họp ở lại qua đêm thì có lẽ họp ở tỉnh lỵ chăng? người của TQ cài cắm ở chức vụ khá cao(nhận định trên là cảm nghĩ cá nhân mang tính giả tưởng)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top