[Funland] Áo giáp và thanh gươm

enhat4ever

Xe tăng
Biển số
OF-407514
Ngày cấp bằng
29/2/16
Số km
1,129
Động cơ
-18,907 Mã lực
Tuổi
41
(Một phiên bản của bài này đã đăng trên VnExpress)

Tôi lên mạng lần đầu gần 20 năm trước và có lẽ chưa bao giờ ngừng kết nối.

Tôi thuộc thế hệ thanh niên Việt Nam đầu tiên lớn lên với Internet. Thật sự tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống của mình sẽ thế nào nếu thiếu nó. Bao nhiêu năm đến trường ở Việt Nam, tôi âm thầm học được cách "tự kiểm duyệt". Tôi biết cái gì không nên nói, biết vâng lời và không dám đặt câu hỏi. Cuộc sống thật đơn giản, trắng - đen, bạn - thù, đúng - sai đã được phân định sẵn, chỉ cần học thuộc lòng.

May thay, những gì không được học ở trường, tôi đã học được từ Internet. Những người bạn từ khắp nơi trên thế giới, thông qua các bài viết, blog hay tranh luận trên các diễn đàn mở đã dạy tôi cách suy nghĩ, khuyến khích tôi đặt câu hỏi, yêu cầu tôi phải luôn nghi ngờ, hướng dẫn tôi cách đồng ý và không đồng ý với người khác và với chính mình.

Tôi không phải học trò giỏi, nhưng người thầy Internet đã giúp tôi hiểu rằng thế giới nhị nguyên chỉ có trong sách giáo khoa; rằng những gì tôi tin chắc là đúng có thể chỉ là định kiến; những gì tôi đinh ninh là sự thật có thể chỉ là một nửa; những gì tôi tưởng mình biết có thể chỉ là do ai đó muốn tôi thấy chúng là như vậy. Cùng một nhân vật lịch sử, nhưng người ta "bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao".

Không chỉ giúp tôi soi rọi những góc khuất trong tư duy, Internet còn cho tôi kiến thức chuyên môn và cơ hội nghề nghiệp vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Bây giờ, làm việc cho một trong những công ty Internet lớn nhất thế giới, tôi được là một con ốc trong cỗ máy khổng lồ mỗi ngày góp phần làm Internet hữu ích hơn, nhanh hơn và an toàn hơn cho tất cả mọi người. Công việc cho tôi cơ hội nhìn thấy tầm ảnh hưởng sâu rộng của Internet đến mọi mặt đời sống nước Mỹ. Ngành công nghiệp Internet của Mỹ có giá trị vài nghìn tỷ USD, là đầu tàu sáng tạo của quốc gia, tạo ra hàng triệu việc làm và rất nhiều triệu phú, tỷ phú. Thanh niên Mỹ trước kia ôm mộng làm giàu thường nghĩ đến Wall Street. Còn bây giờ, họ mơ về San Francisco.

Mỗi người một hoàn cảnh. Chẳng có lý do gì để trải nghiệm của tôi phải giống trải nghiệm của bạn. Nhưng nếu Internet đã có thể giúp tôi thì nó cũng sẽ giúp được nhiều người khác. Và nếu Internet có thể giúp nước Mỹ trở nên hùng mạnh thì tại sao không thể tạo ra thay đổi tích cực cho Việt Nam? Muốn vậy, tôi nghiệm ra rằng điều tiên quyết là phải để không gian mạng luôn đủ tự do, thông thoáng.

Năm 2018, khi Quốc hội Việt Nam chuẩn bị thông qua Luật An ninh mạng, tôi dành nhiều thời gian tìm hiểu luật và chính sách quản lý Internet, cốt cũng chỉ mong Việt Nam chọn được một hướng đi hợp lý. Tôi tự hỏi người Mỹ quản lý Internet ra sao và phát hiện ra rằng Internet như chúng ta biết ngày nay được tạo ra bởi một điều luật chỉ có 26 chữ. "Không người dùng hoặc nhà cung cấp dịch vụ điện toán tương tác nào phải chịu trách nhiệm cho nội dung do người khác cung cấp" [0]. Dòng chữ này, một phần của Section 230 trong Bộ luật Hoa Kỳ, đã tạo nền tảng pháp lý thúc đẩy sự phát triển rực rỡ của Thung lũng Silicon trong suốt hai thập niên qua.

Tháng 10/1994, một người dùng gửi lên diễn đàn của Prodigy - nhà cung cấp dịch vụ Internet hàng đầu của Mỹ thời bấy giờ - một bài viết tố cáo công ty chứng khoán Stratton Oakmont gian lận. Stratton Oakmont kiện Prodigy và cả người viết bài tội phỉ báng.

Những người yêu điện ảnh hẳn đều nhớ Stratton Oakmont, công ty chứng khoán đầy tiểu xảo được mô tả trong phim Sói già phố Wall, sáng lập bởi nhân vật có thật Jordan Belfort (Leonardo Di Caprio thủ vai).

Luật và án lệ của Mỹ lúc bấy giờ quy định rằng Prodigy chỉ có thể bị kiện tội phỉ báng nếu họ là "nhà cung cấp thông tin" (publisher), còn nếu chỉ đóng vai trò "nhà phân phối" (distributor) họ sẽ được bảo vệ bởi quyền tự do ngôn luận, ghi trong Tu chính án Thứ nhất Hiến pháp Mỹ [1].

Câu hỏi mấu chốt trong vụ kiện của Stratton Oakmont là: liệu một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) như Prodigy có phải chịu trách nhiệm cho nội dung do khách hàng của họ tạo ra? Cụ thể hơn, liệu công ty vận hành một diễn đàn có phải chịu trách nhiệm cho những bài viết của người dùng [2]?

Stratton Oakmont cho rằng Prodigy giữ vai trò "nhà cung cấp thông tin" vì nó không chỉ chuyển tải thông tin thụ động mà còn có quyền biên tập nội dung, đưa ra luật chơi cho các diễn đàn và đặc biệt là quảng bá và sử dụng các công nghệ cản lọc nội dung phản cảm như một chiến lược kinh doanh. Tòa tối cao New York đồng ý với nguyên đơn, xử Prodigy thua. Đây là một trong những vụ kiện đầu tiên ở Mỹ có liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet, kết quả của nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các vụ kiện có tình huống tương tự [3].

Phán quyết của Tòa New York đưa các công ty Internet vào thế kẹt. Nếu muốn không bị kiện như Prodigy, tức muốn chứng minh họ chỉ là nhà phân phối, các công ty phải dừng mọi hoạt động kiểm soát nội dung do người dùng cung cấp. Nhưng nếu tất cả các công ty không kiểm soát nội dung nữa thì Internet sẽ nhanh chóng trở thành một bãi hổ lốn, với toàn nội dung phản cảm, tục tĩu, kích động hận thù sắc tộc, tôn giáo... Khi đó, Internet không thể phát triển mà sẽ sớm lụi tàn.

Nhận thấy tiềm năng to lớn của Internet trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị của nước Mỹ và của cả nhân loại, Quốc hội Mỹ nhanh chóng vào cuộc. Hai nghị sĩ Chris Cox và Ron Wyden, một thuộc Đảng Cộng hòa, một thuộc Đảng Dân chủ, bắt tay nhau để cùng các chuyên gia công nghệ tạo ra một điều luật mà ngày nay chúng ta biết đến với tên gọi Section 230 [4].

Được Clinton ký thành luật vào năm 1996, Section 230 cung cấp cho các công ty Internet "tấm áo giáp và thanh gươm". Các công ty sẽ không phải chịu trách nhiệm cho nội dung do người khác cung cấp, nhưng vẫn được quyền biên tập, chỉnh sửa, thay đổi, cản lọc chúng theo cách mà họ nghĩ là tốt nhất cho khách hàng của mình. Và chỉ cần có vậy, Internet đã trở nên tự do và phát triển rực rỡ.

Giờ đây ngành công nghiệp "dựa vào nội dung do người khác cung cấp" đã có giá trị hàng nghìn tỷ USD với Google, Facebook, Twitter, Instagram, YouTube... Không chỉ có những tập đoàn vì lợi nhuận, bách khoa toàn thư mở Wikipedia cũng tồn tại hoàn toàn nhờ vào "nội dung do người khác cung cấp". Wikipedia có hơn 6 triệu bài viết tiếng Anh và hơn một triệu bài tiếng Việt, phần lớn được đóng góp bởi tình nguyện viên từ khắp nơi trên thế giới. Nói đâu xa, nếu thiếu đi bình luận của độc giả thì nhiều báo mạng cũng sẽ kém hấp dẫn hơn. Bình luận của người dùng đôi khi còn thú vị hơn nội dung bài viết bởi góc nhìn mới lạ, tạo thêm tương tác.

Trong chính sách với Internet của Việt Nam, tôi chưa thấy một luật hay quy định nào cung cấp được "áo giáp và thanh gươm" như Section 230 đã trao cho các công ty Mỹ. Phải chăng vì thế, khi đứng trước rủi ro va chạm với chính quyền, nhiều công ty thường sẽ chọn giải pháp an toàn là tự kiểm duyệt, khiến đôi khi người ta phải đặt câu hỏi về sự tự do và an toàn khi sử dụng các dịch vụ Internet nội địa.

Chính phủ đang soạn thảo và lấy ý kiến Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013 về quản lý Internet. Đọc hết bản dự thảo và các ý kiến đóng góp, tôi thấy Ban soạn thảo rất cầu thị tiếp nhận ý kiến của các cá nhân, tổ chức, công ty trong và ngoài nước. Nhưng so với Section 230 của Mỹ, cách tiếp cận của Việt Nam đang rất khác với cùng một vấn đề.

Thoạt nhìn, Section 230 để quản lý Internet, nhưng kỳ thực mục tiêu chính của Chris Cox và Ron Wyden là để giảm thiểu sự can thiệp của chính quyền Mỹ vào sự phát triển tự nhiên của Internet. Những nhà lập pháp Mỹ hiểu rằng đôi khi chính quyền cần phải biết lùi lại để tư nhân và thị trường quyết định. Nếu các công ty không có chính sách kiểm soát nội dung phù hợp thì tự khắc sẽ bị thị trường đào thải, chưa cần đến bàn tay chính quyền can thiệp. Cách đây gần một phần tư thế kỷ, thị trường Internet Mỹ thua xa Việt Nam bây giờ, nhưng người Mỹ đã có được những nghị sĩ hiểu rằng làm chính sách không phải là cấm và phạt mà là tạo ra động lực và giải thưởng.

Còn Việt Nam, với dân số trẻ, sành công nghệ và không hiếm tài năng, song vì sao ngành công nghệ số rất nhiều tiềm năng chưa bung nở? Vì sao Việt Nam vẫn chưa có các doanh nghiệp thành công trong ngành công nghiệp nội dung do người dùng tạo ra, còn dân chúng vẫn chuộng nền tảng của các công ty nước ngoài? Tôi tin tương lai của Việt Nam sẽ khác đi nếu có cách tiếp cận khác ngay từ bây giờ.

Section 230 không phải không có nhược điểm và Việt Nam không thể sao chép nguyên xi [5], nhưng theo tôi tinh thần của nó rất đáng để các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và áp dụng. Trao quyền cho doanh nghiệp và thị trường một cách chính đáng là chìa khóa mở chiếc lồng đang "nhốt" ngành công nghiệp số trị giá nhiều tỷ USD của Việt Nam.

---

Ghi chú

[0] Nguyên văn của dòng chữ này nằm ở Section 230(c)(1): No provider or user of an interactive computer service shall be treated as the publisher or speaker of any information provided by another information content provider. Có hẳn nguyên một cuốn sách viết về 26 chữ này.

[1] Sự phân biệt giữa "distributor" và "publisher" trong luật Mỹ được quyết định bởi vụ kiện Smith v. California.

[2] Có thể thay Prodigy bằng FPT, Viettel, Web Trẻ Thơ, Tinh Tế, Otofun để thấy rằng hai câu hỏi này rất liên quan đến Việt Nam.

[3] Vì không phải là Tòa phúc thẩm Liên bang nên phán quyết của Tòa New York không được tính là án lệ. Dẫu vậy các thẩm phán ở Mỹ thường tham khảo ý kiến của các thẩm phán trong các vụ kiện tương tự, nên Stratton Oakmont v. Prodigy vẫn có ảnh hưởng lớn vì nó là một trong hai vụ kiện đầu tiên liên quan đến các công ty Internet.

[4] Section 230 nằm trong Đạo luật về chuẩn mực truyền thông (Communications Decency Act), nhưng phần lớn CDA bị Tối cao Pháp viện (Supreme Court) xử vi hiến (xem Reno v. ACLU), chỉ còn mỗi Section 230 được giữ lại.

[5] Nếu có một điều giống nhau giữa Trump và Biden thì cả hai đều muốn bãi bỏ Section 230. Trump thì nói các công ty moderate nội dung quá nhiều, còn Biden thì nói các công ty moderate chưa đủ. Tình hình bây giờ cũng đã rất khác với 25 năm trước, các công ty công nghệ đã lớn mạnh và có rất nhiều quyền lực. Quốc hội Mỹ đang có nhiều bản thảo các đạo luật cải tổ Section 230, ví dụ như EARN IT hay gần đây là PACT.

Nguồn: https://vnhacker.blogspot.com/2020/07/ao-giap-va-thanh-guom.html
 

MiTa

Xe lăn
Biển số
OF-30644
Ngày cấp bằng
5/3/09
Số km
14,259
Động cơ
678,613 Mã lực

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
8,586
Động cơ
503,432 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
dài quá, toàn chữ ngại đọc luôn.
gươm giáp, chỉ để bem nhau thôi.
 

nuocnga173018

Xe tải
Biển số
OF-343064
Ngày cấp bằng
17/11/14
Số km
489
Động cơ
543,672 Mã lực
dài quá làm biếng đọc
Dài quá em ko đọc hết nên ko dám chém.
Lắm chữ quá, éo đọc đc:))
E dư 3 cụ chên. Cụ nào túm váy dễ hiểu phát đi.
Em cũng như các cụ thôi, chán nhỉ. Hơn nữa cái này liên quan đến Luật An ninh mạng không đọc kỹ, chém ẩu 1 tẹo là hết đường về quê ngay.
 
Biển số
OF-729441
Ngày cấp bằng
17/5/20
Số km
141
Động cơ
73,310 Mã lực
Tuổi
35
Có mỗi cái áo và thanh gươm sao phải tấu sớ Rài vậy cụ chủ :P
 

W123Lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-550803
Ngày cấp bằng
16/1/18
Số km
5,306
Động cơ
212,479 Mã lực
Cái này cần hiểu các khái niệm này nọ bên luật us mới được, đặc biệt là hình như mỗi luật nó dựa vào một case như án lệ gì đấy. không cần học sâu nhưng phải hiểu bản chất thì mới đem các vấn đề này làm mốc chuẩn so sánh với vấn đề kia.
 

ftts

Xe buýt
Biển số
OF-304051
Ngày cấp bằng
6/1/14
Số km
579
Động cơ
299,894 Mã lực
Bài viết hay quá. Cảm ơn cụ chủ thớt.
 

Ohno

Xe buýt
Biển số
OF-548982
Ngày cấp bằng
4/1/18
Số km
803
Động cơ
166,604 Mã lực
Em tóm tắt cho các cụ là chủ thớt muốn VN có 1 luật để thúc đẩy internet ở VN tương tự như section 230 của mẽo. Luật đó cho phép các cty của mẽo ko phải chịu trách nhiệm về nội dung do người dùng post lên.

Và tác giả cho rằng khi có 1 luật như thế thì có thể trả lời cho câu hỏi Tại sao Việt Nam, với dân số trẻ, sành công nghệ và không hiếm tài năng, song vì sao ngành công nghệ số rất nhiều tiềm năng chưa bung nở? Vì sao Việt Nam vẫn chưa có các doanh nghiệp thành công trong ngành công nghiệp nội dung do người dùng tạo ra, còn dân chúng vẫn chuộng nền tảng của các công ty nước ngoài?

E thấy bài viết chủ yếu muốn khoe kiến thức của tác giả, no ko có tí j thực tế cả vì VN ko phải đất nc đa nguyên đa đảng, mà có tự do thì cũng ko thể có các công ty khủng về công nghiệp nội dung do ng dùng sáng tạo được vì bản chất các cty VN ko đủ vốn để đối đầu với họ. Đơn cử là Grab vs Bee, sendo vs shope , lazada...
 

hoangduc.sbr

Xe container
Biển số
OF-627856
Ngày cấp bằng
30/3/19
Số km
6,481
Động cơ
183,106 Mã lực
Nơi ở
TP Hồ Chí Minh
Em cũng như các cụ thôi, chán nhỉ. Hơn nữa cái này liên quan đến Luật An ninh mạng không đọc kỹ, chém ẩu 1 tẹo là hết đường về quê ngay.
Cũng khó vl ra ấy cụ:)), ofer trên này toàn Riêng, Nghiêng, thủ, ngoẹo, Biển xanh, biển vàng, nhạc sỹ, người tốt, 3X, 3D...
Bố ai biết là mật mã hóa học j=))
 

Reinhard

Xe buýt
Biển số
OF-412894
Ngày cấp bằng
26/3/16
Số km
906
Động cơ
232,170 Mã lực
Tuổi
36
E dư 3 cụ chên. Cụ nào túm váy dễ hiểu phát đi.
Túm lại là bên Mỹ có luật cho phép các công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ Internet và người dùng không phải chịu bất kì trách nhiệm gì trước pháp luật về những gì người khác sử dụng trên dịch vụ của mình (ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như xâm phạm bản quyền, hay vi phạm luật hình sự liên bang chẳng hạn). VD như nếu người ủng hộ anh 100 lên Facebook nói sai sự thực rằng anh Biden trym chỉ dài 1cm thì FB cũng không phải lo bị anh Biden kiện và cũng không bắt buộc phải gỡ bài viết ấy. Hay tưởng tượng như nếu luật ấy áp dụng ở VN thì các cụ có thể ngồi trên OF chém thuyết âm mưu mà các cụ nghe từ đài lề trái tứ tung mà admin OF không phải lo bị mời lên phường làm việc.

Luật này rất có ích cho sự phát triển của Internet tại Mỹ trong thời kì đầu (do các công ty, tổ chức không phải lo trách nhiệm và lo bị chính phủ can thiệp nên họ phát triển thoải mái hơn), vì vậy tác giả bài viết nghĩ rằng nhân dịp có luật an ninh mạng, VN cũng nên phác thảo một luật tương tự Section 230 của Mỹ, hi vọng điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh doanh công nghệ số của nhà mình.

Tóm tắt thì là vậy ạ, nhưng em cũng nghĩ như cụ Ohno nói ở trên. Bài này ai không biết xem tham khảo thì xem, chứ không thật sự có tính thực tiễn. Kể cả ở Mỹ thì Section 230 cũng bắt đầu lỗi thời, bộc lộ một số điểm không hay lắm - vì vậy chính tác giả cũng công nhận rằng Section 230 không phải hoàn hảo và có chỉ ra Mỹ đã có nhiều bản thảo sửa đổi cải tổ đạo luật liên quan đến mục này. Còn về sự phát triển nền tảng kỹ thuật số thì, em không biết ở VN thế nào nên em không dám nói chắc 100%, nhưng nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố hơn là chỉ sự tự do không bị kiểm duyệt.
 

Aliabu

Xe container
Biển số
OF-523455
Ngày cấp bằng
25/7/17
Số km
6,020
Động cơ
325,297 Mã lực
Nơi ở
Www.Schlagevietnam.com
Website
www.schlagevietnam.com
Em khá ngạc nhiên về bản thân khi em đọc hết (chắc tại ngồi ghế sau buồn quá) -> quan điểm của em là quyền lợi phải đi liền với trách nhiệm, khi tiếp cận và khai thác nguồn tài nguyên và thu về những lợi ích rất lớn từ các nội dung “do người khác” thì các công ty kinh doanh phải có trách nhiệm với những nội dung đó ở mức độ chấp nhận được cho sự phát triển chung. Còn các thể loại miễn trừ hoàn toàn trách nhiệm là không phù hợp, nếu có luật nào quy định việc đó thì nó đã bị loobby cẩn thận của bên hưởng lợi thôi
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
4,085
Động cơ
385,053 Mã lực
Văn hóa post bài lên of

1. Phải tóm tắt nội dung sự việc xem nó nói về cái gì, post nguyên cái bài dài thế kia bố ai thèm đọc.

2. Phải nêu ý kiến của mình ra xem nó như thế nào.

Nhiều ông lên copy past bài viết, hoặc thô thiển hơn là vất mỗi cái link lên. Chán!
 

Azeglio

Xe điện
Biển số
OF-204340
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,456
Động cơ
605,110 Mã lực
Cái ông quochieuvnnet nhà bán rượu vang hả các cụ???

Chả nói năng gì tặng mỗi cụ 1 ly miễn phí. Min, Mod xem có uống không?
 
Biển số
OF-520223
Ngày cấp bằng
7/7/17
Số km
986
Động cơ
186,328 Mã lực
Tuổi
46
Túm váy thế này, Mỹ nó có luật 230 là Các Cty truyền thông được phép đăng tải các nội dung do người dùng đưa lên và nó không bị cấm, chỉ là nó muốn cho người dùng đưa bao nhiêu lên và nó có thể thay đổi nội dung đưa lên, còn Việt Nam thì Chưa thể rõ ràng như Mỹ, em tóm thế, Nhường Cụ dưới tóm tiếp.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top