- Biển số
- OF-547143
- Ngày cấp bằng
- 23/12/17
- Số km
- 7
- Động cơ
- 159,470 Mã lực
- Tuổi
- 45
Cụ nói rõ hơn: loại nào, tên gì và mua ở đâu nhé. Có loại dùng bình oxy để còn cấp cứu luôn ko vậy.
Cụ nói rõ hơn: loại nào, tên gì và mua ở đâu nhé. Có loại dùng bình oxy để còn cấp cứu luôn ko vậy.
Mong cụ chia sẻ để cùng tránh.Em đã bị một lần rơi vào dòng chảy ngược,ở bãi biển Sầm sơn Thanh hoá,theo giải thích thì đây là dòng chảy ra ngoài ,được tạo ra bới 2 luồng sóng biển gần nhau,sau khi vỗ vào bờ trôi ra biển tạo thành dòng chảy ngược,người ta gọi là chảy ngược là để so xánh với con sóng xô bờ là dòng xuôi.dòng chảy trông rất lặng lẽ nhưng rất mạnh,em không thể vào được bờ,sau mấy anh cứu hộ vẫy và ra hiệu bơi xuôi theo bờ biển,xa dòng chảy ra ,lúc ấy mới vào được bờ.nguy hiểm thật.
Về màu sắc thì em có kinh nghiệm qua, nước nông màu nhạt, nước sâu màu đậm, những bãi đổi màu đột ngột là bãi có luồng nước ngầm nguy hiểm. Những tình hình khác cụ nêu em chưa rõ lắm, nhưng cứ phòng xa cho lành.Kinh nghiệm của em là quan sát.
- Chỗ có biển cảnh báo thì nên tôn trọng và tuân thủ.
- Chỗ nào không có biển cảnh báo thì chú ý màu nước, con sóng và địa hình.
Sóng bạc đầu, đều và liền mạch thì ít nguy hiểm.
Phía xa có sóng bạc đầu. Ở giữa sóng lặng. Gần bờ lại có sóng bạc đầu thì chỗ sóng lặng có ao xoáy hoặc vực nước. Em đã từng chết hụt ở 1 cái vực nước như thế ở Sầm Sơn.
Cả bờ biển có sóng nhưng có 1 vài chỗ không có sóng hoặc rất ít sóng thì chỗ đấy dễ có dòng cháy xa bờ.
Địa hình bờ biển chỗ mép nước ăn vào bờ cát sâu hơn thì chỗ đấy dễ có dòng chảy xa bờ.
Màu sắc chỗ nào đậm hơn thì nguy hiểm hơn.
Các cụ đang ở dưới nước thấy rác không dạt vào bờ theo sóng mà cứ trôi lững lờ thì nên tránh.
Cuối cùng là không rời mắt khỏi các cháu nhỏ.
Em ấy và ông bạn nước ngoài cảm ơn rối rít, em thì mừng vì vừa xong mà không bị gì nên không để ý lắm dù em ấy mặc đồ bơi.Bám đúng chỗ cần bám thì có hàng trăm mét cụ bơi cũng đc. À mà e đấy có đáp lễ ko cụ
![]()
Mời cụ vào chia sẻ.Về màu sắc thì em có kinh nghiệm qua, nước nông màu nhạt, nước sâu màu đậm, những bãi đổi màu đột ngột là bãi có luồng nước ngầm nguy hiểm. Những tình hình khác cụ nêu em chưa rõ lắm, nhưng cứ phòng xa cho lành.
thoi xong. nhốt vô trạiThằng này thấy lập thớt nào cũng làm cái lưu ý ra vẻ quan trọng.
Nẫu.
Cứu người chết đuối túm tóc mà kéo Cụ ạ, chứ ôm có khi mình toi trước ấy.Cuốn ra xa biết bơi thì bình thường nếu Cụ biết cách bơi vào, chỉ sợ mình đuối sức thôi.
Em giờ đi biển, nhất là biển lạ là không dám bơi xa, có bơi thì bơi ngang thôi.
Ở biển rất dễ làm mình lầm tưởng khoảng cách, nhìn bằng mắt thì thấy nó gần nhưng thực tế thì nó xa hơn rất nhiều.
Em cũng bị 1 lần kiểu anh hùng cứu mỹ nhân, mệt đứt hơi.
May mà em ấy cũng nghe lời em, bám nhẹ nhàng để em dìu vào. Ôm chặt chắc đi cả 2.![]()
Ai cũng biết thế,Cứu người chết đuối túm tóc mà kéo Cụ ạ, chứ ôm có khi mình toi trước ấy.![]()
Hoá ra lão ấy tính xa thế.Ai cũng biết thế,
Chẳng qua lão ấy tiết kiệm 200k![]()
Đi bơi có trẻ con thì không bao giờ em ra xa, luôn để mắt đến bọn chúng. Còn bơi một mình thì em bơi theo dòng chảy nhiều rồi, cũng là cái thú cụ ợ. Em cứ để người nổi lập lờ cho nước cuống ra xa, coi như nằm thư giãn trên nước. Lúc sau nó lại đẩy mình vào gần.Thì em chưa bị nước xoáy bao giờ nên không hình dung được. Bị cuốn ra xa thì có rồi, chỉ thấy là cứ bình tĩnh bơi vào và tránh sóng đánh sặc nước thì cũng ổn.
Những lúc đấy em nghĩ quan trọng là bình tĩnh đừng cố bơi, cố thở vì càng cố càng dễ xuống sức và hoảng loạn.
Em có người bạn vừa bị sóng cuốn, chưa tìm thấy đâu, buồn quá ạ.Du lịch biển là lựa chọn hàng đầu của đa số các cụ/mợ khi đi cùng gia đình mỗi dịp nghỉ lễ.
Để đảm bảo kì nghỉ trọn vẹn thì vấn đề an toàn khi tắm biển (nhất là với các cháu nhỏ) cần phải được chú ý.
Em mở thread này mong các cụ cùng đóng góp kiến thức về lý thuyết, những tình huống các cụ đã trải qua hoặc chứng kiến ... về tai nạn đuối nước để các cụ/mợ khác cùng phòng tránh.
Mong các cụ đóng góp cả hình ảnh thực tế về các điểm đen ở từng nơi để chúng ta dễ nhận biết.
LƯU Ý CÁC CỤ/MỢ TÍ Ạ: đây là thread kiến thức an toàn để bảo vệ mạng sống của chúng ta và trẻ nhỏ. Đề nghị các cụ/mợ không cợt nhả hay lạc đề.
Cám ơn sự chia sẻ của các cụ/mợ.
Phao tập bơi trẻ em là tên đúng của nó,Đi biển nhà em người lớn hay trẻ em đều đeo 1 phao kiểu trợ nổi như kiểu mấy bác hay bơi sông hồng đeo thêm cái can ý, mấy năm trước phải ship taobao năm nay thấy bán đầy VN rồi
- theo kinh nghiệm e dc 1 số người đi biển nói thì tắm biển không nên tắm chỗ không có sóng(biển lặng),và chỉ được tắm chỗ cứu hộ họ cho tắm.Du lịch biển là lựa chọn hàng đầu của đa số các cụ/mợ khi đi cùng gia đình mỗi dịp nghỉ lễ.
Để đảm bảo kì nghỉ trọn vẹn thì vấn đề an toàn khi tắm biển (nhất là với các cháu nhỏ) cần phải được chú ý.
Em mở thread này mong các cụ cùng đóng góp kiến thức về lý thuyết, những tình huống các cụ đã trải qua hoặc chứng kiến ... về tai nạn đuối nước để các cụ/mợ khác cùng phòng tránh.
Mong các cụ đóng góp cả hình ảnh thực tế về các điểm đen ở từng nơi để chúng ta dễ nhận biết.
LƯU Ý CÁC CỤ/MỢ TÍ Ạ: đây là thread kiến thức an toàn để bảo vệ mạng sống của chúng ta và trẻ nhỏ. Đề nghị các cụ/mợ không cợt nhả hay lạc đề.
Cám ơn sự chia sẻ của các cụ/mợ.
Phụ nữ em toàn vòng tay qua ngực mà dìu vào bờ, ai lại kéo tóc, cụ phũ thế đừng đi làm cứu hộCứu người chết đuối túm tóc mà kéo Cụ ạ, chứ ôm có khi mình toi trước ấy.![]()