[Funland] Bàn về DI CHÚC

Bulma555

Xe buýt
Biển số
OF-841264
Ngày cấp bằng
6/10/23
Số km
735
Động cơ
16,142 Mã lực
Bên nhận thế chấp là hai cụ già vậy trường hợp một trong hai cụ chết trước thì hợp đồng có giao dịch đảm bảo xử lý thế nào? Cả hai cụ chết thì xử lý thế nào để giải chấp căn nhà đó?
Cụ hỏi em thì em chịu.
 

lx125_black

Xe lăn
Biển số
OF-3794
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
12,787
Động cơ
646,141 Mã lực
Nơi ở
Góc ngã tư chợ người
cụ chia cho trai và gái tỉ lệ có đều không ạ
Trừ khi bán tất đi quy ra tiền chia thì mới đều. Còn lại phải biết điều, nhìn nhau mà sống bác ạ, bố mẹ cho như nào thì biết như thế.
 

tamphayhai

Xe máy
Biển số
OF-812392
Ngày cấp bằng
12/5/22
Số km
97
Động cơ
658 Mã lực
em đọc xong thấy ai cũng đúng. có vẻ về di chúc nó sẽ đúng với từng nhà. mỗi nhà mỗi kiểu nhỉ
 

Song Do Anh

Xe tải
Biển số
OF-803053
Ngày cấp bằng
21/1/22
Số km
221
Động cơ
27,066 Mã lực
Đúng là ko ai học được chữ ngờ.
Nhà cháu biết 1 trường hợp, 2 ông bà già ở chung với gđ cậu con trai duy nhất của mình. Ngôi nhà là quyền sở hữu 2 ông bà từ xưa.
1 lần cô con dâu tỉ tê với bà cụ, giờ bố mẹ đã bước vào tuổi gần đất xa trời, đến lúc ông trời gọi là phải đi thôi. Có 1 vấn đề liên quan đến pháp lý, bây h còn khoẻ mạnh minh mẫn, bố mẹ nên thừa kế cho con trai, để có khúc mắc gì còn dễ xử lý, chứ để lâu chả may 1 trong 2 người 250 thì việc thừa kế căn nhà cho con cái sẽ khó khăn hơn. Nghe con dâu nói vậy, ông bà thấy có lý liền tiến hành thuê bên công chứng làm mọi thủ tục thừa kế cho tặng căn nhà cho con. Mọi việc sang tên diễn ra suôn sẻ, sở hữu căn nhà bây giờ mang tên 2vc con trai ông bà.
Câu chuyện ko có gì đáng kể nếu 2 vc ông con vẫn cơm lành canh ngọt, vui sống hạnh phúc bên nhau. Khoảng 2-3 năm sau tình cảm của họ bắt đầu rạn nứt, xung đột mâu thuẫn càng ngày càng leo thang đến mức độ cô vợ phải dắt con đi ở nơi khác. Sức khoẻ của ông bà ngày 1 kém, thậm chí ông còn phải đi nằm viện suốt. Và giọt nước cuối cùng đã gần tràn li, 2 vc dẫn nhau ra toà để đường ai nấy đi.
1 lần cô vợ tạt về nhà, cô ấy vẫn có chìa khoá riêng, nhưng đến khi tra chìa vào ổ cô ta mới biết cửa nhà đã thay ổ khoá mới. Ngay lập tức cô ta làm um lên và ra P báo cáo về sự việc này. Thậm chí cô ta còn đưa bản photo sổ đỏ căn nhà mà cô ấy là đồng sở hữu. Đương nhiên chính quyền sở tại xử lý đúng với pháp luật.
Đợt tết vừa rồi, cô vợ dắt con cùng đồ đạc cá nhân về, cô thông báo với chồng cũ, giờ tôi phá sản,căn nhà kia bán đi để trả nợ, ko có chỗ ở, 2 mẹ con tôi sẽ về đây ở, a thu xếp để 2 mẹ con tôi ở 1 tầng. Thế là a chồng phải làm theo. Giờ họ sống chung 1 mái nhà nhưng chả liên quan gì đến nhau, cô vợ chỉ thiếu mỗi nước là đưa bồ về nhà thôi. Nhưng cô ta đã bắn tin, khi nào 2 ông bà về chầu trời, căn nhà sẽ bán đi để mỗi người có khoảnh trời riêng.
2 ông bà đang nằm thoi thóp trong buồng mà nghe thấy thế chắc trào máu mà đi mất.
Em biết 1 trường hợp gần như này. Ông chồng 6x đời cuối làm xây dựng còn vợ 7x đời đầu làm công chức sở. Những năm 9x ông chồng kiếm khá, mua được 2 nhà Hà Nội và 2 nhà tỉnh + đất. Khi bà vợ ung thư chạy chữa khắp nơi, sang cả Sing rồi nghe có bài thuốc + phương pháp ăn uống gì cũng theo, tốn vài tỷ mà sau 2 năm cũng chết. Nhà có 1 con trai đã tốt nghiệp ĐH đi làm. Khi phát bệnh bà vợ bắt chồng sang tên toàn bộ nhà đất cho con trai và bắt chồng thề sau khi bà chết không được lấy vợ khác, phòng ở và đồ dùng, quần áo các thứ của bà phải giữ nguyên trạng không được thay đổi. Sau khi bà vợ chết một thời gian, em hỏi lại thì ông chồng trước đó tìm cách trì hoãn nên giữ được 1 nhà 1 đất (anh em khuyên kịch liệt và bản thân ông cũng phải tính vì giờ không kiếm được nữa, sau này chỉ có lương hưu). Và ông ấy cũng có bạn gái (lâu em không cập nhật có kết hôn chưa). Nghe chuyện dù mình là phụ nữ cũng thấy bà vợ quá đáng, tài sản nhà này là chủ yếu do ông chồng làm ra.
Công việc của em thỉnh thoảng cũng va những vụ thế này. Có nhiều câu chuyện Bi- Hài lắm, chính bản thân em cũng không biết thế nào mà lần . Bên tình bên lý lựa chọn rất khó
- Hiện Thỏa thuận trước hôn nhân (Hợp đồng tiền hôn nhân ) luật pháp ta chưa công nhận. Chứ bên Âu - Mỹ nó áp dụng lâu rồi, xem trên youtube thấy nói TQ cũng đã áp dụng. Nôm na là TS của cả hai có được trước khi hôn nhân của ai người ấy hưởng (trừ trường hợp tự nguyện cho vợ hoặc chồng cùng đứng tên). Sau này có ly dị thì chỉ chia tài sảng chung (là tài sản hình thành sau khi kết hôn).
- Hiện nay con cái thấy bố mẹ cô đơn ,người nghĩ thoáng đều muốn bố,mẹ tìm người bầu bạn lúc tuổi già. Nhưng nói đến vấn đề kết hôn đa phần đều phản đối kịch liệt, vì em nhớ không nhầm Luật dân sự VN có quy định khi là vợ chồng hợp pháp, khi chồng (vợ) mất để lại di chúc mà không có tên người vợ hoặc chồng (phần tài sản có trước hôn nhân) thì vợ hoặc chồng vẫn được 1/2 xuất chia theo luật của người vợ hoặc chồng. Theo em hiểu thì điều này thường ảnh hưởng đến các cụ "rổ rá cạp lại". (Nhờ các cụ chuyên ngành luật bổ sung)
- Không nói đâu xa, Chính bản thân em cách đây mấy năm khi vợ bị K,em chạy đôn chạy đáo lo lắng các kiểu và "nóc nhà" em hiện đã ổn.Sau này một lần vợ chồng nói lại chuyện cũ "nóc nhà" em mới nói, lúc đi khám sức khỏe định kỳ phát hiện bị K, trên đường lái xe về thì sợ chết một phần ,còn lại là tính toán làm sao yêu cầu em sang tên TS cho 2 F1 (Lúc đó 1 cậu năm thứ 4 ĐH và một cậu đang học lớp 10). Nóc nhà em chỉ sợ nếu "tèo" em mà đi lấy vợ mới thì 2 F1 trắng tay hoặc phải chia tài sản với vợ mới của em, nghe "nóc nhà " kể thế em đứng hình luôn không biết nói thế nào :((
 

MuathuHN252

Xe ba gác
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
20,207
Động cơ
642,627 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Công việc của em thỉnh thoảng cũng va những vụ thế này. Có nhiều câu chuyện Bi- Hài lắm, chính bản thân em cũng không biết thế nào mà lần . Bên tình bên lý lựa chọn rất khó
- Hiện Thỏa thuận trước hôn nhân (Hợp đồng tiền hôn nhân ) luật pháp ta chưa công nhận. Chứ bên Âu - Mỹ nó áp dụng lâu rồi, xem trên youtube thấy nói TQ cũng đã áp dụng. Nôm na là TS của cả hai có được trước khi hôn nhân của ai người ấy hưởng (trừ trường hợp tự nguyện cho vợ hoặc chồng cùng đứng tên). Sau này có ly dị thì chỉ chia tài sảng chung (là tài sản hình thành sau khi kết hôn).
- Hiện nay con cái thấy bố mẹ cô đơn ,người nghĩ thoáng đều muốn bố,mẹ tìm người bầu bạn lúc tuổi già. Nhưng nói đến vấn đề kết hôn đa phần đều phản đối kịch liệt, vì em nhớ không nhầm Luật dân sự VN có quy định khi là vợ chồng hợp pháp, khi chồng (vợ) mất để lại di chúc mà không có tên người vợ hoặc chồng (phần tài sản có trước hôn nhân) thì vợ hoặc chồng vẫn được 1/2 xuất chia theo luật của người vợ hoặc chồng. Theo em hiểu thì điều này thường ảnh hưởng đến các cụ "rổ rá cạp lại". (Nhờ các cụ chuyên ngành luật bổ sung)
- Không nói đâu xa, Chính bản thân em cách đây mấy năm khi vợ bị K,em chạy đôn chạy đáo lo lắng các kiểu và "nóc nhà" em hiện đã ổn.Sau này một lần vợ chồng nói lại chuyện cũ "nóc nhà" em mới nói, lúc đi khám sức khỏe định kỳ phát hiện bị K, trên đường lái xe về thì sợ chết một phần ,còn lại là tính toán làm sao yêu cầu em sang tên TS cho 2 F1 (Lúc đó 1 cậu năm thứ 4 ĐH và một cậu đang học lớp 10). Nóc nhà em chỉ sợ nếu "tèo" em mà đi lấy vợ mới thì 2 F1 trắng tay hoặc phải chia tài sản với vợ mới của em, nghe "nóc nhà " kể thế em đứng hình luôn không biết nói thế nào :((
Nóc nhà suy nghĩ quá chuẩn còn gì, đàn ông hay PN ko phải ai cũng như ai, có ng bình thường cũng yêu thương con cái, vì gia đình lắm nhưng sau tự dưng có bạn tình, có ng mới thì mất hết lí trí, quên luôn cả con, ng mới nói gì khéo cũng nghe, bảo sang tên cho họ có khi cũng sang. Nhưng họ cũng nghĩ thoáng qua trong đầu, chứ ko nói gì thì thôi, ai sống cũng nên giữ 1 phần cho mình. Nhiều lúc em cũng thấy em dại quá, vậy chỉ thiệt thòi thôi. Tin ng, thương ng, vì ng quá xã hội này ng ta còn bảo là ngu ấy
 

Song Do Anh

Xe tải
Biển số
OF-803053
Ngày cấp bằng
21/1/22
Số km
221
Động cơ
27,066 Mã lực
Nóc nhà suy nghĩ quá chuẩn còn gì, đàn ông hay PN ko phải ai cũng như ai, có ng bình thường cũng yêu thương con cái, vì gia đình lắm nhưng sau tự dưng có bạn tình, có ng mới thì mất hết lí trí, quên luôn cả con, ng mới nói gì khéo cũng nghe, bảo sang tên cho họ có khi cũng sang. Nhưng họ cũng nghĩ thoáng qua trong đầu, chứ ko nói gì thì thôi, ai sống cũng nên giữ 1 phần cho mình. Nhiều lúc em cũng thấy em dại quá, vậy chỉ thiệt thòi thôi. Tin ng, thương ng, vì ng quá xã hội này ng ta còn bảo là ngu ấy
Vâng mợ. Em đã thề là nếu một trong hai vợ chồng đứa nào tèo trước, thì đứa còn lại cứ "yêu" cho khỏe người chứ đứng có ra chính quyền "kết hôn" làm gì cho mệt, nhưng vợ em nó đếch tin em :D .
Vả lại chia nhà cho bọn F1 rồi sau này cứ phải nhìn mặt vợ chồng chúng nó để thở mệt lắm .
 

MuathuHN252

Xe ba gác
Biển số
OF-821891
Ngày cấp bằng
2/11/22
Số km
20,207
Động cơ
642,627 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Hoàng Mai, HN
Vâng mợ. Em đã thề là nếu một trong hai vợ chồng đứa nào tèo trước, thì đứa còn lại cứ "yêu" cho khỏe người chứ đứng có ra chính quyền "kết hôn" làm gì cho mệt, nhưng vợ em nó đếch tin em :D .
Vả lại chia nhà cho bọn F1 rồi sau này cứ phải nhìn mặt vợ chồng chúng nó để thở mệt lắm .
Nếu mà chia rõ ràng kiểu vậy thì đúng ra phải có cả phần của mình nữa. Nhưng rõ ràng quá thì cũng ko hay, mất tình cảm, lại lôi nhau ra bảo là ko tin tưởng nhau, tự dưng vợ chồng lại cãi nhau. Nếu là em thì em sẽ bảo ck em, chia ts ra 3 phần, 2 phần sẽ cho 2 con đứng tên luôn. Và chồng em có 1 phần tài sản+ em ủng hộ ổng đi lấy vợ mới
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
11,135
Động cơ
1,052,603 Mã lực
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Em chưa hiểu dòng này: Nếu không có di chúc thì ts được chia theo PL. Nhưng có di chúc thì phải được chia theo di chúc chứ nhỉ?
 

Song Do Anh

Xe tải
Biển số
OF-803053
Ngày cấp bằng
21/1/22
Số km
221
Động cơ
27,066 Mã lực
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Em chưa hiểu dòng này: Nếu không có di chúc thì ts được chia theo PL. Nhưng có di chúc thì phải được chia theo di chúc chứ nhỉ?
Vâng cụ, nên mới nêu bật tính nhân đạo của Pháp luật nước ta. Bố mẹ và con chưa thành niên thì không nói nhưng với vợ "chồng " khi có tờ A4 rồi thì dù có ghét cũng ko làm gì được đội bạn. nên em mới nói (chủ yếu ảnh hưởng đến các cụ rổ rá cạp lại) và các cụ cứ "yêu" thì không sao chứ kết hôn là con cái nhẩy dựng lên.
 

Song Do Anh

Xe tải
Biển số
OF-803053
Ngày cấp bằng
21/1/22
Số km
221
Động cơ
27,066 Mã lực
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Em chưa hiểu dòng này: Nếu không có di chúc thì ts được chia theo PL. Nhưng có di chúc thì phải được chia theo di chúc chứ nhỉ?
Quyền định đoạt về tài sản quy định Luật nước ta khác với Luật Âu - Mỹ .
 

zaiwaz123

Xe container
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
5,226
Động cơ
900,296 Mã lực
Vâng mợ. Em đã thề là nếu một trong hai vợ chồng đứa nào tèo trước, thì đứa còn lại cứ "yêu" cho khỏe người chứ đứng có ra chính quyền "kết hôn" làm gì cho mệt, nhưng vợ em nó đếch tin em :D .
Đầy ông nghĩ như vậy nhưng xin lỗi cuộc tình , gặp tập 2 nó có kỹ năng làm tình mê mệt nhiều ông nghiện như thuốc phiện luôn.
Lúc đó nó rủ rỉ vào tai gật hết như trâu bị xỏ thừng.
 

Policier

Xe tải
Biển số
OF-791841
Ngày cấp bằng
30/9/21
Số km
254
Động cơ
29,461 Mã lực
Tuổi
44
Em cũng vừa trêu bố em là bố nên rút kn chia cho ai thì chia sẵn, gọi công chứng vào làm di chúc rồi cất két. Sau nay bọn con mở két ra làm theo thôi chứ đỡ mất công lằng nhằng :))
Giờ bố em và các cô chú đang phải đi làm thừa kế căn nhà ông bà để lại,ko di chúc.
Ông bà mất khi 90 và 95 tuổi nhưng để khai thừa kế vẫn phải về quê chụp ảnh mộ của cụ ( đẻ ra ông bà em ) và xin xã xác nhận là các cụ đang chôn ở đó, để sau này công chứng còn niêm yết ở phường 30 ngày.
Ông bà mất khi 90 và 95 tuổi thì đương nhiên bố mẹ của ông bà phải chết trc đó rồi, nhưng thủ tục vẫn phải xin xác nhận vì vẫn là hàng thừa kế thứ nhất :))
Đi xin xác nhận thì 1 bên ko mất tiền vì ở quê, 1 bên thì cò nó đòi 5 củ, bố ts, kiếm tiền dễ thật.
 

zaiwaz123

Xe container
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
5,226
Động cơ
900,296 Mã lực
Ông bà mất khi 90 và 95 tuổi thì đương nhiên bố mẹ của ông bà phải chết trc đó rồi, nhưng thủ tục vẫn phải xin xác nhận vì vẫn là hàng thừa kế thứ nhất :))
Đi xin xác nhận thì 1 bên ko mất tiền vì ở quê, 1 bên thì cò nó đòi 5 củ, bố ts, kiếm tiền dễ thật
Chấp nhận đi, người ta lại đòi giấy tờ chứng minh các cụ nằm dưới mộ là bố mẹ của bố cụ thì còn mệt hơn, lấy đâu ra giấy kết hôn, giấy khai sinh của các cụ bây giờ.
 

Opel Astra

Xe container
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
5,067
Động cơ
67,415 Mã lực
Tuổi
24
Em cũng vừa trêu bố em là bố nên rút kn chia cho ai thì chia sẵn, gọi công chứng vào làm di chúc rồi cất két. Sau nay bọn con mở két ra làm theo thôi chứ đỡ mất công lằng nhằng :))
Giờ bố em và các cô chú đang phải đi làm thừa kế căn nhà ông bà để lại,ko di chúc.
Ông bà mất khi 90 và 95 tuổi nhưng để khai thừa kế vẫn phải về quê chụp ảnh mộ của cụ ( đẻ ra ông bà em ) và xin xã xác nhận là các cụ đang chôn ở đó, để sau này công chứng còn niêm yết ở phường 30 ngày.
Ông bà mất khi 90 và 95 tuổi thì đương nhiên bố mẹ của ông bà phải chết trc đó rồi, nhưng thủ tục vẫn phải xin xác nhận vì vẫn là hàng thừa kế thứ nhất :))
Đi xin xác nhận thì 1 bên ko mất tiền vì ở quê, 1 bên thì cò nó đòi 5 củ, bố ts, kiếm tiền dễ thật.
Chấp nhận đi, người ta lại đòi giấy tờ chứng minh các cụ nằm dưới mộ là bố mẹ của bố cụ thì còn mệt hơn, lấy đâu ra giấy kết hôn, giấy khai sinh của các cụ bây giờ.
Mấy cụ 90-95, nói nó dễ bác ạ. Vì nó khá thực tế, kiểu, bố mẹ nếu còn sống là 100 tuổi.

Cậu công chứng kể cho tôi nghe vụ hắn làm:
Khổ chủ khoảng 50, nhưng bố mẹ mất lâu rồi.
Giờ đi xác nhận cái sự bố mẹ đẻ mất rồi, khó kinh khủng.
Giấy tờ chứng tử không có, Khai sinh (để chứng minh quan hệ huyết thống) cũng không.

Mà, vụ này khó hơn vụ trên ở chỗ, ông ấy 50 tuổi, thì chuyện bố mẹ đẻ khoảng 75-80 tuổi và vẫn có thể còn sống sờ sờ là chuyện hiển nhiên.

Nên tôi vẫn xui các cụ là, có tài sản thì bán sạch đi, tiền mặt dễ chia.
Và lại có thể trốn lậu thuế được - nếu có cái sắc thuế ấy.
 

zaiwaz123

Xe container
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
5,226
Động cơ
900,296 Mã lực

taiadau

Xe điện
Biển số
OF-297494
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
3,719
Động cơ
314,022 Mã lực
Phải làm 2 bước riêng. Cho tặng xong xuôi ra sổ tên con.

Sau đó ký riêng hợp đồng cam kết cho bố mẹ mượn nhà ở hoặc cho thuê với giá tượng trưng. Dùng tài sản là căn nhà đứng tên con để bảo đảm cho hợp đồng này, cụ thể là bảo đảm cho nghĩa vụ giao quyền sử dụng nhà cho bố mẹ. Đây là giao dịch dân sự hoàn toàn hợp pháp theo bộ luật dân sự để thực hiện bảo đảm. Không trái với điều luật nào cả.
Nếu xét đến cùng thì vẫn ko ổn cụ ạ. Làm xong b1 thì tài sản là của ông con rồi, nó ko làm bước 2 thì coi như xong, vậy cụ zaiwaz123 nói cũng đúng, ko có luật nào đảm bảo cho trao tặng/thừa kế mà ràng buộc được
 

Opel Astra

Xe container
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
5,067
Động cơ
67,415 Mã lực
Tuổi
24
À tôi hiểu rồi có nghĩa là bố mẹ và con cái không tin nhau phải giở võ ra. Ồ mà đã không tin nhau thì đời nào bố mẹ cho tặng lúc còn khỏe cứ viết di chúc đích danh cho nó là xong, lúc nào cả hai ông bà chết hết thì tài sản thuộc về con chứ việc gì phải giữ miếng với nhau.
Giữ miếng với nhau như vậy thì khác gì người ngoài, vì vậy tôi tin rằng nếu bố mẹ con cái không tin nhau thì không bao giờ có chuyện cho tặng cả.
Đây không phải là không tin nhau bác ạ.
Mà đơn giản là, bố mẹ muốn để lại tài sản một cách đỡ phức tạp cho con cái (và do đó chuyển quyền sở hữu cho con luôn bây giờ).
Nhưng không muốn phiền con hoặc vẫn muốn giữ quyền sở hữu tài sản thực tế, khi cần bán chẳng hạn - mà không cần phải hỏi hoặc xin ý kiến chỉ đạo của chính chủ.

Như bản chất của vụ việc là đúng như thế.
 

Gemini09

Xe máy
Biển số
OF-861128
Ngày cấp bằng
10/6/24
Số km
52
Động cơ
966 Mã lực
Đọc xong 7 trang thì em chỉ muốn đừng CHẾT SAU!
Sống tiếp quả thực khó!!!
TS của bố mẹ thì em quan điểm chia theo ý muốn của bố mẹ, không kể trai gái.
 

zaiwaz123

Xe container
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
5,226
Động cơ
900,296 Mã lực
Nhưng không muốn phiền con hoặc vẫn muốn giữ quyền sở hữu tài sản thực tế, khi cần bán chẳng hạn - mà không cần phải hỏi hoặc xin ý kiến chỉ đạo của chính chủ.
Đã là hợp đồng cho tặng thì người nhận xác lập quyền sở hữu khi được các cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận và trong vòng 30 ngày sau khi ký hợp đồng cho tặng phải thay đổi lại giấy chứng nhận cụ ạ. Khi người nhận xác lậo quyền sở hữu thì người cho không có bất cứ quyền gì đối với tài sản đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top