Em trích luật GT Việt Nam:
“Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”.
Em xin đặt ra 2 tình huống cụ thể mà trong đó có một tình huống bất cứ ai cũng bị phạm luật!
Giả sử đường khá thông thoáng, các xe chạy với tốc độ khoảng 30km/h khi qua ngã tư có đèn tín hiệu giao thông Xanh, Vàng và Đỏ và không có đồng hồ đếm ngược.
Em đặt mốc thời gian là 0 giây khi xe cách ngã tư 10m.
Trường hợp 1. Giả sử đèn chuyển từ Xanh sang Vàng ở giây thứ 2. Với tốc độ 30km/h, tương đương với 8.3m/s, sau 2 giây, xe đã đi được 16,6m, vượt quá vạch dừng 6,6m. Lái xe hoàn toàn không vi phạm.
Trường hợp 2. Giả sử đèn chuyển từ Xanh sang Vàng ở giây thứ 1. Khi đó đèn chuyển Vàng thì xe đi được 8.3m, còn cách vạch dừng 1.7m. Như vậy, với tốc độ 30km/h (hay 8.3m/s) thì người lái xe không thể dừng trước vạch. Anh ta đã vi phạm luật GTĐB. Vấn đề là với giả thiết 2 thì bất cứ ai cũng có thể vi phạm, đây là một điều bất khả kháng.
Có mấy điều cần nói thêm.
- Câu “trừ trường hợp đi quá vạch dừng thì được đi tiếp” trong luật thực ra đã có từ rất lâu rồi, kể cả đèn đỏ mà anh đã đi vào trong ngã tư là cứ tiếp tục đi.
- Nếu quá chú trọng nhìn đèn, các lái xe có thể bỏ qua các tình huống trên mặt đường và xác suất gây tai nạn sẽ tăng lên. Ví dụ, như trước đây, sau khi liếc đèn, lái xe thấy đi được là tiếp tục đi và không để ý tới đèn nữa. Nhưng giờ đây, vì phải ngó mắt vào cái đèn mà bỏ qua nhiều tình huống khác (2b tạt đầu, xe trước phanh gấp...).
- Với tốc độ 30km/h, quãng đường phanh của ô tô trung bình là khoảng 12m, trong đó một nửa là thời gian xử lý của lái xe, còn lại là bản thân cái xe cũng phải trôi đi 1 chút. Như vậy với 1 người phản ứng cực nhanh, quãng đường phanh cũng phải cỡ 6m. Kiểu gì lái xe cũng trôi qua vạch nếu khoảng cách chỉ còn vài ba mét.
- Với khái niệm quá vạch dừng và chưa quá vạch dừng đôi khi rất khó xác định: một vài cm tới cỡ 1 gang tay thì liệu các cụ có xác định được không, liệu có quyết định đi tiếp hay phanh dừng ???
“Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”.
Em xin đặt ra 2 tình huống cụ thể mà trong đó có một tình huống bất cứ ai cũng bị phạm luật!
Giả sử đường khá thông thoáng, các xe chạy với tốc độ khoảng 30km/h khi qua ngã tư có đèn tín hiệu giao thông Xanh, Vàng và Đỏ và không có đồng hồ đếm ngược.
Em đặt mốc thời gian là 0 giây khi xe cách ngã tư 10m.
Trường hợp 1. Giả sử đèn chuyển từ Xanh sang Vàng ở giây thứ 2. Với tốc độ 30km/h, tương đương với 8.3m/s, sau 2 giây, xe đã đi được 16,6m, vượt quá vạch dừng 6,6m. Lái xe hoàn toàn không vi phạm.
Trường hợp 2. Giả sử đèn chuyển từ Xanh sang Vàng ở giây thứ 1. Khi đó đèn chuyển Vàng thì xe đi được 8.3m, còn cách vạch dừng 1.7m. Như vậy, với tốc độ 30km/h (hay 8.3m/s) thì người lái xe không thể dừng trước vạch. Anh ta đã vi phạm luật GTĐB. Vấn đề là với giả thiết 2 thì bất cứ ai cũng có thể vi phạm, đây là một điều bất khả kháng.
Có mấy điều cần nói thêm.
- Câu “trừ trường hợp đi quá vạch dừng thì được đi tiếp” trong luật thực ra đã có từ rất lâu rồi, kể cả đèn đỏ mà anh đã đi vào trong ngã tư là cứ tiếp tục đi.
- Nếu quá chú trọng nhìn đèn, các lái xe có thể bỏ qua các tình huống trên mặt đường và xác suất gây tai nạn sẽ tăng lên. Ví dụ, như trước đây, sau khi liếc đèn, lái xe thấy đi được là tiếp tục đi và không để ý tới đèn nữa. Nhưng giờ đây, vì phải ngó mắt vào cái đèn mà bỏ qua nhiều tình huống khác (2b tạt đầu, xe trước phanh gấp...).
- Với tốc độ 30km/h, quãng đường phanh của ô tô trung bình là khoảng 12m, trong đó một nửa là thời gian xử lý của lái xe, còn lại là bản thân cái xe cũng phải trôi đi 1 chút. Như vậy với 1 người phản ứng cực nhanh, quãng đường phanh cũng phải cỡ 6m. Kiểu gì lái xe cũng trôi qua vạch nếu khoảng cách chỉ còn vài ba mét.
- Với khái niệm quá vạch dừng và chưa quá vạch dừng đôi khi rất khó xác định: một vài cm tới cỡ 1 gang tay thì liệu các cụ có xác định được không, liệu có quyết định đi tiếp hay phanh dừng ???
Chỉnh sửa cuối: