[Funland] Bên Mỹ các tài xế xe tải có dùng lại lốp xe cũ tái chế không ?

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,928
Động cơ
205,785 Mã lực
xài lốp DRC Việt Nam chi phí có rẻ hơn chi phí đắp lốp bên Mỹ không nhỉ?!
 

dinhngocthach

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302004
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
150
Động cơ
310,581 Mã lực
Cụ mới kiến thức ngược đấy ạ, hay nói cách khác là sai toét.
Lực ma sát tỷ lệ thuận với diện tích mặt cao su tiếp xúc với mặt đường, với cùng kích thước thì lốp trơn có diện tích tiếp xúc với mặt đường lớn hơn lốp có rãnh, do vậy ma sát lớn hơn chứ sao lại giảm đc?
Khi đường đua khô ráo, dùng lốp trơn để bánh xe có bề mặt tiếp xúc nhiều hơn với mặt đường, tăng ma sát và do đó tận dụng hiệu quả hơn sức đẩy của động cơ xe.
Khi đường đua ướt, giữa mặt lốp trơn và mặt đường sẽ hình thành đệm nước, và ko còn ma sát, dẫn đến mất điều khiển. Lúc náy phải dùng lốp có rãnh dể thoát nước, đảm bảo bề mặt cao su lốp vẫn tiếp xúc với mặt đường để xe có thể điều khiển đc, tuy nhiên tốc độ cũng sẽ giảm đi ít nhiều.
Lực ma sát nhiều ít phải phù hợp với sức mạnh của động cơ, chứ xe dân dụng mà lắp lốp F1 chắc lết ko nổi :))
Cụ nên học lại kiến thức Vật Lí cấp 2 đi ạ!






Lực ma sát ô tô là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến lực ma sát?
17.07.2021 Duy Linh
  • 3,706
Ma sát là lực chống lại chuyển động tương đối giữa hai vật thể hoặc vật liệu. Trong ngành công nghiệp xe hơi, lực ma sát ô tô là yếu tố quyết định đến hiệu quả vận hành của xe.


Vai trò của lực ma sát ô tô là duy trì độ bám đường giúp xe di chuyển tịnh tiến, ngăn chặn tình trạng trượt bánh gây nguy hiểm cho người điều khiển và người ngồi trên xe.
Lực ma sát ô tô có giúp xe vận hành hiệu quả hơn


Lực ma sát ô tô có giúp xe vận hành hiệu quả hơn (Nguồn: Sưu tầm)Lực ma sát ô tô là gì?
Ma sát là lực cản chống lại chuyển động tương đối của hai bề mặt, được hiểu đơn giản như sau: khi khởi hành, động cơ sẽ tạo ra một lực ma sát dẫn động lên bánh xe giúp ô tô di chuyển về phía trước. Lúc này, bề mặt lốp xe sẽ va chạm với mặt đường tạo ra một lực gọi là lực ma sát.
Nguyên nhân chính gây ra lực ma sát trên bánh xe là sự kết dính phân tử, độ nhám giữa 2 bề mặt tiếp xúc và sự biến dạng trên bề mặt hoặc vật thể chuyển động. Cụ thể như sau: Lực bám dính được sinh ra khi bề mặt bánh xe và đường tiếp xúc với nhau. Hai bề mặt này đều thô ráp nên khi tiếp xúc chúng sẽ tạo ra lực ma sát và có thể chuyển đổi thành nhiệt. Mức độ ma sát sẽ gia tăng nếu độ nhám của 2 bề mặt tiếp xúc tăng lên.
Lực ma sát ô tô bị tác động bởi một số yếu tố như độ nhẵn/ nhám của mặt đường, độ mịn/nhám của bề mặt tiếp xúc, hình dạng và thiết kế của bánh xe, lực bình thường tác dụng lên xe và hệ số ma sát.
Phân loại lực ma sát ô tô
Dựa vào ứng dụng thực tiễn, người ta phân loại lực ma sát ô tô thành 2 dạng cơ bản sau:
Lực ma sát động: Ma sát động thường xuất hiện khi một vật chuyển động so với vật còn lại và có sự cọ xát giữa chúng. Hay nói cách khác là lực ma sát giữa các bề mặt đang chuyển động tương đối với nhau.
Lực ma sát tĩnh: Tên gọi khác của ma sát tĩnh là lực ma sát nghỉ. Lực này tồn tại giữa các bề mặt không chuyển động với nhau, nó giúp ngăn cản việc dịch chuyển của xe so với bề mặt. Khi lái xe trên đường khô ráo, bất kể tốc độ của xe là bao nhiêu thì ma sát tĩnh đều sẽ giúp cho xe chạy ổn định hơn và an toàn hơn.
Lực ma sát ô tô thường là lực tĩnh


Ô tô chủ yếu sử dụng lực ma sát tĩnh (Nguồn: Sưu tầm)Những yếu tố ảnh hưởng đến lực ma sát ô tô
Lực ma sát của xe hơi bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố dưới đây:
Chất liệu bề mặt tiếp xúc: Chất liệu của bề mặt tiếp xúc chính là cao su (của bánh xe) và chất liệu mặt đường. Nếu 2 chất liệu này có kết cấu càng nhám thì lực ma sát được tạo ra sẽ lớn hơn nên độ bám đường càng tốt. Vật liệu có kết cấu khác nhau sẽ cung cấp lực ma sát khác nhau.
Độ nhám: Mặt đường càng thô ráp sẽ tạo ra nhiều ma sát hơn khiến chuyển động của ô tô bị hạn chế. Ngược lại, nếu mặt đường nhẵn thì xe sẽ di chuyển trơn tru hơn. Ví dụ: Khi xe di chuyển trên đường nhiều sỏi đá hoặc gồ ghề nứt nẻ sẽ tạo ra nhiều lực đối nghịch hơn so với mặt đường bằng phẳng.
Trọng lượng xe: Dòng xe có trọng lượng lớn hơn sẽ chịu lực ma sát nhiều hơn do diện tích tiếp xúc lớn và ngược lại. Nếu hình dạng bánh xe được sắp xếp phù hợp với địa hình hoặc điều kiện di chuyển nó sẽ tạo ra một lực ma sát chống lại chuyển động nhỏ hơn giúp xe di chuyển đều và an toàn hơn.
Vật liệu khác giữa các bề mặt tiếp xúc: Những vật liệu khác giữa bề mặt tiếp xúc có thể là nước, sỏi, đá, băng, tuyết,...Trong điều kiện bình thường, người điều khiển có thể điều chỉnh cách lái xe phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy nhiên nếu di chuyển trong trời mưa lớn, đường ướt thì cần phải lưu ý hơn. Nước mưa hoạt động như một chất bôi trơn giữa cao su và nhựa đường, nó sẽ khiến lực ma sát tĩnh bị giảm xuống, khiến xe mất độ bám làm cho người lái mất kiểm soát. Khi ma sát tĩnh bị vượt quá thì ma sát động học sẽ được thay thế, lực này có thể khiến cho xe trượt mất kiểm soát cho đến khi động năng ma sát cuối cùng dừng lại.


Hệ số ma sát: là thước đo mức độ ma sát của vật liệu hoặc kết cấu. Với người điều khiển, hệ số này giúp xác định lực ma sát mong muốn để quá trình vận hành an toàn và vững vàng hơn. Theo ý kiến của các nhà khoa học, hệ số ma sát góp phần vào quá trình phát triển vật liệu mới cho lốp xe và mặt đường nhằm tạo ra lực ma sát phù hợp, an toàn.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
16,101
Động cơ
607,689 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cụ mới kiến thức ngược đấy ạ, hay nói cách khác là sai toét.
Lực ma sát tỷ lệ thuận với diện tích mặt cao su tiếp xúc với mặt đường, với cùng kích thước thì lốp trơn có diện tích tiếp xúc với mặt đường lớn hơn lốp có rãnh, do vậy ma sát lớn hơn chứ sao lại giảm đc?
Khi đường đua khô ráo, dùng lốp trơn để bánh xe có bề mặt tiếp xúc nhiều hơn với mặt đường, tăng ma sát và do đó tận dụng hiệu quả hơn sức đẩy của động cơ xe.
Khi đường đua ướt, giữa mặt lốp trơn và mặt đường sẽ hình thành đệm nước, và ko còn ma sát, dẫn đến mất điều khiển. Lúc náy phải dùng lốp có rãnh dể thoát nước, đảm bảo bề mặt cao su lốp vẫn tiếp xúc với mặt đường để xe có thể điều khiển đc, tuy nhiên tốc độ cũng sẽ giảm đi ít nhiều.
Lực ma sát nhiều ít phải phù hợp với sức mạnh của động cơ, chứ xe dân dụng mà lắp lốp F1 chắc lết ko nổi :))
Lốp trơn ma sát kém hơn.
Đấy là thực tế lái xe chứ không cần phải đọc.
Khi lốp cũ rồi muốn phanh thì phải phanh sớm hơp lốp mới.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,928
Động cơ
205,785 Mã lực
Lốp trơn ma sát kém hơn.
Đấy là thực tế lái xe chứ không cần phải đọc.
Khi lốp cũ rồi muốn phanh thì phải phanh sớm hơp lốp mới.
có thể do cụ tính những trường hợp đặc biệt như có tí nước khi thắng gấp thôi, còn trên đường đua nhựa tốt nó khác.
 

Kia_fote

Xe điện
Biển số
OF-99004
Ngày cấp bằng
7/6/11
Số km
2,440
Động cơ
411,463 Mã lực
dinhngocthach: Vâng cụ, em xin rút lại ý kiến của em, chắc phải về học lại thật. Cứ nghĩ là lốp bề ngang to thì tiếp xúc nhiều ma sát lớn thì bám đường hơn. Ai dè đúng là xem lại thì to nhỏ ma sát như nhau cả. Haizz!
 

Cụ Kéo

Xe ba gác
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
21,685
Động cơ
688,173 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Lốp gì cho đường nào không sai, nhưng sai ở cái điều định khoe lý thuyết "tăng ma sát"!
Còn bác cũng chưa đúng ở điều đơn giản nhất là mặt ráp thì ma sát cao, chẳng cứ mỗi lốp ô tô hay mặt đường. Cái điều này cực phổ thông em cứ tưởng ai ai cũng biết, hóa ra nhầm, vào đây ít nhất đã thấy 2 bác.
Bác cứ đến mấy cửa hàng kim khí mua giấy ráp đề đánh đồ gỉ. Nếu quan tâm sẽ biết số của từng loại, nhưng không cần biết sâu như vậy, mà cứ dùng giấp ráp có hạt thô miết đánh gỉ sẽ thấy nặng tay hơn rất nhiều, giấy ráp mịn không chỉ nhẹ mà còn trượt khi bề mặt đang được đánh đã quá bóng.
Còn em viết ở trên kia (xứ lạnh) ai chạy đường băng tuyết sẽ thấy vào mùa đông mà chạy lốp mịn bị tai nạn là bảo hiểm của họ từ chối luôn, ít nhất phải chạy lốp allseason, gai to hơn 1 chút, còn an toàn hơn phải chạy lốp mùa đông, gai sâu hơn rất nhiều. Mặt đường đóng băng, chưa rải đá răm chống trơn còn phải lắp áo xích vào lốp xe mới bám được xuống đường.
Còn lý thuyết diện tích lốp của bác sẽ đúng 1 phần khi xe chạy ở tốc độ rất chậm. Xem lại bác sẽ thấy lực ma sát không chỉ phụ thuộc vào mỗi diện tích tiếp xúc của 2 bề mặt, mà nó còn phụ thuộc vào lực ép giữa chúng với nhau. Sự cân bằng giữa diện tích tiếp xúc của lốp/lực ép của lốp xuống mặt đường khi diện tích quá lớn sẽ làm cho lực ma sát giảm do trọng lực của xe bị chia cho quá nhiều diện tích (chuyện em kể ở mấy dòng trên về lắp áo xích cho lốp xe, chắc chẳng cần kể về mấy cái xe bánh xích để chạy ở đường lầy lội)!

Công thức tính lực ma sát trượt là: Fmst = µt N

Fmst:
là độ lớn của lực ma sát trượt (N)

µt: là hệ số ma sát trượt

N: là độ lớn áp lực (phản lực) (N)
Lốp trơn cho đường khô ở đây muốn nói là lốp không có rãnh chứ ko phải lốp trơn láng mà cụ so với giấy ráp :)) .
Nói về săm lốp thì em thừa hiểu .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top