[Funland] Bệnh nhân 11 năm nằm viện, bảo hiểm chi trả hơn 38 tỷ đồng

Biển số
OF-772897
Ngày cấp bằng
31/3/21
Số km
9
Động cơ
40,090 Mã lực
Tuổi
40
Những lúc như thế này mới thấy thẻ bảo hiểm y tế có giá trị như thế nào. 38 tỷ đồng cho hành trình 11 năm khám chữa bệnh của 1 bệnh nhân. An sinh xã hội của Việt Nam ngày càng chất lượng và không thua kém an sinh của các nước lân cận các cụ nhỉ
 

Nani2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752438
Ngày cấp bằng
9/12/20
Số km
873
Động cơ
60,643 Mã lực
Tuổi
39
Bệnh nhân 11 năm nằm viện, bảo hiểm chi trả hơn 38 tỷ đồng
TP HCMChiều 13/4, anh Phan Hữu Nghiêm, 37 tuổi, rời Bệnh viện Chợ Rẫy sau 11 năm điều trị nhiễm trùng do bệnh đông máu Hemophilia A.

Bệnh nhân này đã trải qua 26 lần phẫu thuật, trong suốt thời gian điều trị. Bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết đây là bệnh nhân có thời gian nằm viện dài nhất, nhiều lần phẫu thuật nhất, số tiền viện phí lớn nhất của bệnh viện với khoảng 40,8 tỷ. Bảo hiểm y tế chi trả phí điều trị cho anh Nghiêm 38,3 tỷ đồng.
Bác sĩ Đỗ Thu Hà, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM, cũng cho biết đây là một trong những trường hợp bảo hiểm y tế chi trả nhiều nhất từ trước đến nay.
Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng Phòng Công tác xã hội, cho biết ngoài số tiền do bảo hiểm chi trả, bệnh viện vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ bệnh nhân chi phí còn lại.
Gần 11 năm qua, bác sĩ các chuyên khoa nhiều lần hội chẩn, tìm tòi các phương pháp, liên hệ tìm thuốc hiếm, thuốc khó, vận động chi phí chữa trị, giúp hồi sinh bệnh nhân.
Anh Nghiêm mắc căn bệnh di truyền Hemophilia A thể nặng. Đây là bệnh máu khó đông, thiếu yếu tố đông máu VIII khiến anh rất khó cầm máu nếu có vết thương. Mỗi lần té ngã, vận động mạnh, cơ thể thường hay xuất hiện các vết bầm.

19 tuổi, trong một lần tắm sông, Nghiêm ngã đập bụng vào mạn xuồng. Các cơn đau âm ỉ không dứt nhiều năm nhưng kinh tế khó khăn nên Nghiêm cố nén chịu. Năm 2010, bụng phình to, các cơn đau quá sức chịu đựng, chàng trai 26 tuổi quyết định đến Bệnh viện Chợ Rẫy, bắt đầu hành trình "bệnh viện trở thành nhà".
Tiến sĩ Trần Thanh Tùng, Trưởng Khoa Huyết học, cho biết, khi ấy khối máu tụ còn nhỏ, cách điều trị còn hạn chế, chưa có yếu tố đông máu VIII, bảo hiểm chưa chi trả nhiều cho điều trị. Các bác sĩ hội chẩn lần đầu, không dám phẫu thuật vì không thể cầm máu.
Nghiêm được xạ trị để khối u nhỏ lại. Anh cứ về quê một thời gian lại đau đớn, phải lên nhập viện điều trị giảm đau, rồi lại về. Khối máu tụ trong hông trái phát triển ngày càng lớn. "Khi cơ thể không có yếu tố đông máu, chỉ cần vận động thì các cơ tự tách ra, máu tự động chảy thành khối máu tụ lớn", bác sĩ Tùng phân tích.
Tháng 5/2014, Nghiêm nhập viện vì sốt cao, bề mặt khối u như những tổ ong, vết thương nhiễm trùng hoại tử hông, đùi, bụng phải, máu rỉ liên tục. Khối u choáng chỗ vùng chậu, đè vào niệu quản, đè vào bụng, làm tràn dịch màng phổi.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, khi ấy là giám đốc bệnh viện, chủ trì hội chẩn, đặt ra vấn đề phẫu thuật cho bệnh nhân. Bệnh nhân không còn phương án điều trị nội khoa. Nếu không mổ thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong vì khối u hoại tử khổng lồ khoảng 3 kg. Nếu phẫu thuật, tiên lượng cũng rất xấu vì tổng trạng bệnh nhân kém, nhiễm trùng đang diễn tiến nặng. Khối máu tụ đã 10 năm, các thành phần máu phóng thích ra những chất làm hủy xương cột sống, xương chậu, xương đùi.
Các bác sĩ quyết định huy động yếu tố đông máu VIII cùng nhiều thuốc men, các sản phẩm từ ngân hàng máu, để chuẩn bị cho ca "đại phẫu" đầu tiên. Sau ba giờ mổ, ê kíp từ nhiều chuyên khoa không thể lấy hoàn toàn khối hoại tử mà chỉ lấy được những mô nhũn nát, dịch, khoảng 2,5 kg. Hốc to sau phẫu thuật đặt ra nhiều thách thức, không thể liền vết thương nên bệnh nhân phải nằm viện theo dõi.



Tham gia điều trị bệnh nhân khi còn là bác sĩ Khoa Phỏng Phẫu thuật Tạo hình, giờ tiến sĩ Ngô Đức Hiệp đã là trưởng khoa. "Ngoài việc chuẩn bị cho 26 cuộc mổ, điều trị hơn 10 lần nhiễm khuẩn huyết đe đọa tính mạng, chúng tôi phải động viên tâm lý vì bệnh nhân nhiều lần muốn buông xuôi, bỏ cuộc", bác sĩ Hiệp nói.
Theo bác sĩ Hiệp, khối máu tụ ăn sâu vào trong, gây viêm toàn bộ vùng hông, bụng, bên trong rất nhiều máu, dịch tiết. Vết thương cực kỳ khó lành. Bệnh nhân được chuyển từ Khoa Huyết học về Khoa Phỏng Phẫu thuật Tạo hình từ tháng 8/2018 để điều trị vết thương.
"Một quyết định mang tính lịch sử của tôi là quyết định hút dịch bằng máy áp lực âm VAC, ngày 1/8/2018", bác sĩ Hiệp nhớ lại. Phương pháp này chống chỉ định trên bệnh nhân có chảy máu, đặc biệt là bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, như bệnh nhân Nghiêm. Bác sĩ điều chỉnh máy xuống áp lực thấp, không nằm trong mức chỉ định, vừa đảm bảo hút được dịch mà không gây chảy máu. Ngày đầu chạy máy, bác sĩ Hiệp phải đứng canh suốt 24 giờ để theo dõi, điều chỉnh phù hợp.
Bà Trần Thị Mai, mẹ Nghiêm cho biết hơn 7 năm nay Nghiêm chỉ được bác sĩ cho tranh thủ về ngày Tết rồi vào viện lại, để vết thương khỏi chảy máu. Lần xuất viện này, hai mẹ con mừng "ăn cơm không nổi". Do đã loại bỏ các phần xương viêm, hoại tử nên giờ Nghiêm không thể đi lại, chỉ nằm hoặc ngồi xe lăn, cần tiếp tục duy trì điều trị bệnh Hemophilia A.
"Chỉ sợ sau này tôi già, chết đi không ai lo cho con", bà Mai nói.
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,821
Động cơ
1,653,309 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Em cụng muốn mua à
 

Nani2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-752438
Ngày cấp bằng
9/12/20
Số km
873
Động cơ
60,643 Mã lực
Tuổi
39
Mua bhyt mục đích đâu phải mong muốn nhận chi trả bhyt lớn như vậy !
Mua để đề phòng và để những người cần dùng được chữa trị.
Nó cũng không đáng gì, 1 năm bằng tiền bữa nhậu thôi.
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,821
Động cơ
1,653,309 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang

AKAN_N

Xe buýt
Biển số
OF-742471
Ngày cấp bằng
10/9/20
Số km
634
Động cơ
73,521 Mã lực
BHYT và sổ bảo hiểm xã hội cực kỳ quan trọng , trừ những cụ nhà có của ăn của để 10 đời ko hết thì còn lại đa số các cụ mợ ở đây đều cần hai "bảo bối " này. Tưởng tượng về già ko có hai thẻ này mà trong tay ko có tài khoản tiết kiệm thì sống như nào trên quãng đời còn lại ????
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,212
Động cơ
368,415 Mã lực
- Bảo hiểm là thứ hàng hóa đặc biệt nhất khi mà người mua không hề mong muốn sử dụng nó.
- BHYT tế chỉ phát huy tác dụng đối với những bệnh(hoặc thuốc chữa trị) nằm trong phạm vi được bảo hiểm và cần thời gian điều trị dài.
 

bimbim71

Xe điện
Biển số
OF-298980
Ngày cấp bằng
18/11/13
Số km
3,902
Động cơ
336,326 Mã lực
Bs bọn em,BHYT lãi to!
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,003
Động cơ
64,170 Mã lực
Thỉnh thoảng mình thấy một số vị ngồi tính đóng bảo hiểm (y tế và bảo hiểm xã hội) thiệt hơn khi không đóng mới thấy ngờ. Bình thường thì chả sao nhỡ gặp một vấn đề gì đó mới thấy nó quan trọng. Công ty cũ của em mua bảo hiểm 3 năm cho con ô tô thấy chả có tác dụng gì vì đi không va quệt. Dừng mua một cái năm đó bạn lái xe không may đâm chết người ở Sơn La mới nhọ!
 

hanoi1971

Xe tải
Biển số
OF-20752
Ngày cấp bằng
4/9/08
Số km
411
Động cơ
506,679 Mã lực
Bảo hiểm, nhất là bảo hiểm y tế là cần thết và đúng đắn mà. Chỉ lên án những người trục lợi bảo hiểm thôi các cụ nhé.
 

0981634906

Xe đạp
Biển số
OF-772171
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
32
Động cơ
40,740 Mã lực
Tuổi
28
mong a ấy mau chóng khoẻ và bình phục ,
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
3,557
Động cơ
280,559 Mã lực
- Bảo hiểm là thứ hàng hóa đặc biệt nhất khi mà người mua không hề mong muốn sử dụng nó.
- BHYT tế chỉ phát huy tác dụng đối với những bệnh(hoặc thuốc chữa trị) nằm trong phạm vi được bảo hiểm và cần thời gian điều trị dài.
Cụ vẫn thiếu, khi nằm viện và điều trị thì thẻ BHYT rất quan trọng. Ngoài BHYT của nhà nước mà nhiều người đang có thể sử dụng, thì bảo hiểm y tế tự nguyện của các công ty tư nhân cũng rất tốt và giúp cover phần còn lại.
Chỉ từ 2M cho thẻ xanh cơ bản nhất, cho đến 8M cho thẻ bảo lãnh là đã ổn rồi.
BHYT nhà nước thì rất hay và rất tốt cho đa số người dân là nó đã được bảo lãnh rồi.
 

tieudaovnt

Xe tăng
Biển số
OF-371193
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
1,847
Động cơ
271,703 Mã lực
Theo WHO thì dân VN đang chi trả thực tế chi phí y tế cao gấp hai khuyến cáo của TG.Tức là BHYT đang chưa đủ (Tính Trung Bình theo đầu dân trên 1 năm).
Mỗi năm bhyt thu chi cỡ 100 nghìn tỷ đồng, nhưng phải tự chi trả bao gồm đồng chi trả, mua ngoài tự nguyện, dịch vụ ngoài, thuốc ngoài... cỡ tương đương như vậy. Nói chung bảo hiểm y tế là cái thiết yếu, có điều kiện làm thêm cái bảo hiểm tư thì tốt hơn, còn quan trọng là cầu mong đừng bệnh tật để phải dùng đến bảo hiểm.
 

TPS

Xe điện
Biển số
OF-138152
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,340
Động cơ
391,380 Mã lực
Mỗi năm bhyt thu chi cỡ 100 nghìn tỷ đồng, nhưng phải tự chi trả bao gồm đồng chi trả, mua ngoài tự nguyện, dịch vụ ngoài, thuốc ngoài... cỡ tương đương như vậy. Nói chung bảo hiểm y tế là cái thiết yếu, có điều kiện làm cái bảo hiểm tư thì tốt hơn, còn quan trọng là cầu mong đừng bệnh tật để phải dùng đến bảo hiểm.
Cụ nên đọc link em đã trích, nói chung bảo hiểm của mình có nhiều thứ không cover, phải tự trả, đấy là còn chưa kể chi phí lót tay, thuê người chăm sóc không được tính đến.
 

provtc

Xe container
Biển số
OF-39612
Ngày cấp bằng
30/6/09
Số km
5,125
Động cơ
522,858 Mã lực
Nơi ở
Hoa luân cung
BHYT rất quan trọng, thậm chí quan trọng hơn cả mấy cái bảo hiểm tư nhân kia nhiều. Như cái đợt mẹ em nằm viện dài ngày đến lúc cụ khỏe mạnh hết hơn 100 triệu, nhưng có BHYT chi trả chỉ còn thanh toán có 14 triệu. Khuyến khích các cụ làm tự do về phường đăng ký mua, có 6-700 ngàn 1 năm nhưng đến lúc cần thì rất ok
 

--Lamborghini--

Xe lăn
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
14,832
Động cơ
572,273 Mã lực
BHYT có tác dụng với bệnh hiểm ngèo, hoặc liên quan đến phẫu thuật lớn.
Còn làng nhàng thăm khám thuốc men thì cứ đi ngoài cho nhanh được việc.
 

DidiLe

Xe container
Người OF
Biển số
OF-4953
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
6,251
Động cơ
645,785 Mã lực
Bệnh nhân 11 năm nằm viện, bảo hiểm chi trả hơn 38 tỷ đồng
TP HCMChiều 13/4, anh Phan Hữu Nghiêm, 37 tuổi, rời Bệnh viện Chợ Rẫy sau 11 năm điều trị nhiễm trùng do bệnh đông máu Hemophilia A.

Bệnh nhân này đã trải qua 26 lần phẫu thuật, trong suốt thời gian điều trị. Bác sĩ Phạm Thanh Việt, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết đây là bệnh nhân có thời gian nằm viện dài nhất, nhiều lần phẫu thuật nhất, số tiền viện phí lớn nhất của bệnh viện với khoảng 40,8 tỷ. Bảo hiểm y tế chi trả phí điều trị cho anh Nghiêm 38,3 tỷ đồng.
Bác sĩ Đỗ Thu Hà, Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội TP HCM, cũng cho biết đây là một trong những trường hợp bảo hiểm y tế chi trả nhiều nhất từ trước đến nay.
Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng Phòng Công tác xã hội, cho biết ngoài số tiền do bảo hiểm chi trả, bệnh viện vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ bệnh nhân chi phí còn lại.
Gần 11 năm qua, bác sĩ các chuyên khoa nhiều lần hội chẩn, tìm tòi các phương pháp, liên hệ tìm thuốc hiếm, thuốc khó, vận động chi phí chữa trị, giúp hồi sinh bệnh nhân.
Anh Nghiêm mắc căn bệnh di truyền Hemophilia A thể nặng. Đây là bệnh máu khó đông, thiếu yếu tố đông máu VIII khiến anh rất khó cầm máu nếu có vết thương. Mỗi lần té ngã, vận động mạnh, cơ thể thường hay xuất hiện các vết bầm.

19 tuổi, trong một lần tắm sông, Nghiêm ngã đập bụng vào mạn xuồng. Các cơn đau âm ỉ không dứt nhiều năm nhưng kinh tế khó khăn nên Nghiêm cố nén chịu. Năm 2010, bụng phình to, các cơn đau quá sức chịu đựng, chàng trai 26 tuổi quyết định đến Bệnh viện Chợ Rẫy, bắt đầu hành trình "bệnh viện trở thành nhà".
Tiến sĩ Trần Thanh Tùng, Trưởng Khoa Huyết học, cho biết, khi ấy khối máu tụ còn nhỏ, cách điều trị còn hạn chế, chưa có yếu tố đông máu VIII, bảo hiểm chưa chi trả nhiều cho điều trị. Các bác sĩ hội chẩn lần đầu, không dám phẫu thuật vì không thể cầm máu.
Nghiêm được xạ trị để khối u nhỏ lại. Anh cứ về quê một thời gian lại đau đớn, phải lên nhập viện điều trị giảm đau, rồi lại về. Khối máu tụ trong hông trái phát triển ngày càng lớn. "Khi cơ thể không có yếu tố đông máu, chỉ cần vận động thì các cơ tự tách ra, máu tự động chảy thành khối máu tụ lớn", bác sĩ Tùng phân tích.
Tháng 5/2014, Nghiêm nhập viện vì sốt cao, bề mặt khối u như những tổ ong, vết thương nhiễm trùng hoại tử hông, đùi, bụng phải, máu rỉ liên tục. Khối u choáng chỗ vùng chậu, đè vào niệu quản, đè vào bụng, làm tràn dịch màng phổi.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, khi ấy là giám đốc bệnh viện, chủ trì hội chẩn, đặt ra vấn đề phẫu thuật cho bệnh nhân. Bệnh nhân không còn phương án điều trị nội khoa. Nếu không mổ thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong vì khối u hoại tử khổng lồ khoảng 3 kg. Nếu phẫu thuật, tiên lượng cũng rất xấu vì tổng trạng bệnh nhân kém, nhiễm trùng đang diễn tiến nặng. Khối máu tụ đã 10 năm, các thành phần máu phóng thích ra những chất làm hủy xương cột sống, xương chậu, xương đùi.
Các bác sĩ quyết định huy động yếu tố đông máu VIII cùng nhiều thuốc men, các sản phẩm từ ngân hàng máu, để chuẩn bị cho ca "đại phẫu" đầu tiên. Sau ba giờ mổ, ê kíp từ nhiều chuyên khoa không thể lấy hoàn toàn khối hoại tử mà chỉ lấy được những mô nhũn nát, dịch, khoảng 2,5 kg. Hốc to sau phẫu thuật đặt ra nhiều thách thức, không thể liền vết thương nên bệnh nhân phải nằm viện theo dõi.



Tham gia điều trị bệnh nhân khi còn là bác sĩ Khoa Phỏng Phẫu thuật Tạo hình, giờ tiến sĩ Ngô Đức Hiệp đã là trưởng khoa. "Ngoài việc chuẩn bị cho 26 cuộc mổ, điều trị hơn 10 lần nhiễm khuẩn huyết đe đọa tính mạng, chúng tôi phải động viên tâm lý vì bệnh nhân nhiều lần muốn buông xuôi, bỏ cuộc", bác sĩ Hiệp nói.
Theo bác sĩ Hiệp, khối máu tụ ăn sâu vào trong, gây viêm toàn bộ vùng hông, bụng, bên trong rất nhiều máu, dịch tiết. Vết thương cực kỳ khó lành. Bệnh nhân được chuyển từ Khoa Huyết học về Khoa Phỏng Phẫu thuật Tạo hình từ tháng 8/2018 để điều trị vết thương.
"Một quyết định mang tính lịch sử của tôi là quyết định hút dịch bằng máy áp lực âm VAC, ngày 1/8/2018", bác sĩ Hiệp nhớ lại. Phương pháp này chống chỉ định trên bệnh nhân có chảy máu, đặc biệt là bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, như bệnh nhân Nghiêm. Bác sĩ điều chỉnh máy xuống áp lực thấp, không nằm trong mức chỉ định, vừa đảm bảo hút được dịch mà không gây chảy máu. Ngày đầu chạy máy, bác sĩ Hiệp phải đứng canh suốt 24 giờ để theo dõi, điều chỉnh phù hợp.
Bà Trần Thị Mai, mẹ Nghiêm cho biết hơn 7 năm nay Nghiêm chỉ được bác sĩ cho tranh thủ về ngày Tết rồi vào viện lại, để vết thương khỏi chảy máu. Lần xuất viện này, hai mẹ con mừng "ăn cơm không nổi". Do đã loại bỏ các phần xương viêm, hoại tử nên giờ Nghiêm không thể đi lại, chỉ nằm hoặc ngồi xe lăn, cần tiếp tục duy trì điều trị bệnh Hemophilia A.
"Chỉ sợ sau này tôi già, chết đi không ai lo cho con", bà Mai nói.
Mua BHYT để chia sẻ!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top