BH bệnh hiểm nghèo và BH liên kết đầu tư - nhờ các cụ đánh giá

tvu732

Xe buýt
Biển số
OF-708234
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
983
Động cơ
100,353 Mã lực
Cơ bản nhu cầu của cụ cũng khá giống e nên chia sẻ quan điểm như thế này. Hiện tại các doanh nghiệp họ đưa ra nhiều sp đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng nhưng mình tìm bảo hiểm với tiêu chí phí rẻ bảo vệ cao và nó cũng sát với ý nghĩa đích thực, còn vấn đề tích lũy lời lãi thì được giới thiệu dòng truyền thống nhưng thiết nghĩ quỹ hưu trí, học vấn cho con có đáp ứng được với tình hình thực tế nhiều năm sau đó ko trong khi phí cao và mục đích bảo vệ thì rất thấp; sản phẩm liên kết đầu tư phí bh có thể rẻ nhất nhưng lại bị gia hạn hàng năm nên có thể ko hiệu quả, nhiều tvv nói sp khi đầu tư bị về 0đ - âm sẽ mất hiệu lực, thiết nghĩ mù ko biết đtư thì đem đi ủy thác thì tvv lại kêu mình phải biết về thị trường rồi quan sát tt trong khi ko ông bà nào kêu khách phải nghiên cứu cái quỹ đó làm ăn ntn(đào tạo kém hiệu quả từ bậc thày- trò dẫn đến khách chết 2 lần cả bh lẫn đtư) nên next cho nó nhanh, thà tìm và nghiên cứu quỹ riêng cho đỡ phải lo hđ mất hiệu lực, ul tuy nhiều tvv chê rồi so sánh với bên Mỹ mà e thấy buồn cười quá cụ ạ nhưng thời điểm này e thấy nó phù hợp nhất với tiêu chí bảo vệ rủi ro. Còn về thẻ bhsk, ung thư...e thấy nó giống bên nhân thọ chủ yếu trả khi sắp chết hoặc chia 25%,50% giai đoạn đầu tùy, nếu mua bên phi e muốn được trả 100% ngay khi phát hiện dù bất cứ giai đoạn nào, nói chung cũng khoai lắm khó nhai nên 😎
BH truyền thống có mấy loại:

1. Có thời hạn, không tích lũy, nghĩa là hết hạn mà không xảy ra sự kiện BH thì ko thu về được đồng lãi nào. Thường chỉ dùng cho mấy gói BH bệnh hiểm nghèo nhỏ nhỏ hoặc BH tử vong loại rất đơn giản. Ví dụ: An Bình Ưu Việt của AIA.
2a. Có tích lũy kiểu bảo tức, có thời hạn.
2b. Có tích lũy kiểu bảo tức, không thời hạn hoặc thời hạn dài đến nỗi chi phí rủi ro tăng gần như là thành không thời hạn.

Em nói rõ ra thế thôi chứ thực sự em không quan tâm đến loại (2) cho lắm. Đặc điểm loại này là phí đóng bao nhiêu, bảo tức bao nhiêu được ghi ra hết sức rõ ràng, không thay đổi, không phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường. Bù lại cho sự chắc chắn đó là phí BH chính cao, do đó ko phải là mục tiêu của em.

BH kiểu mới, được anh bạn Mỹ đẻ ra trong thời kỳ lãi suất cao những năm 199x thì gọi là BH liên kết đầu tư. Có 2 loại là LK chung (universal life) và liên kết đơn vị (variable universal life hoặc Unit-linked). Liên kết đơn vị rủi ro hơn liên kết chung nhưng cả hai đều có rủi ro cả. Chỉ cần lãi suất đầu tư tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí rủi ro thì giá trị tài khoản sẽ liên tục giảm cho đến khi về 0 (trừ khi khách hàng đóng thêm tiền vào). Ở Mỹ năm 2017-2018 đã có tình trạng ấy.

Em được biết về loại hình này thông qua bạn tư vấn của Pru ở ngân hàng. Các bạn BH rất khéo ở chỗ với loại hình liên kết đơn vị thì luật chỉ yêu cầu chạy demo 20 năm thôi, nên nhìn giá trị tài khoản lúc nào cũng tăng vèo vèo cả. Chính nhờ demo của BH liên kết chung em mới nhìn ra được giá trị tài khoản của mình có thể xuống thảm hại thế nào khi về già. :D Nhưng thôi như em đã nói, em biết và chấp nhận rủi ro này. Căn bản em không tính BH đến tận khi về già, ngay cả BH bệnh hiểm nghèo em cũng tính lại, chỉ cần đến tầm 65 tuổi là cùng. Bởi cái số tiền 500tr mà em định bảo hiểm, chả biết đến khi 65 tuổi thì nó còn được bao nhiêu giá trị. Thà em chấp nhận thời gian BH bệnh hiểm nghèo ngắn hơn, bù lại chi phí giảm xuống, phần tiền còn lại em mang đi đầu tư hoặc tiết kiệm chỗ khác còn hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

butchidentrang

Xe hơi
Biển số
OF-720752
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
188
Động cơ
79,437 Mã lực
Tuổi
41
BH truyền thống có mấy loại:

1. Có thời hạn, không tích lũy, nghĩa là hết hạn mà không xảy ra sự kiện BH thì ko thu về được đồng lãi nào. Thường chỉ dùng cho mấy gói BH bệnh hiểm nghèo nhỏ nhỏ hoặc BH tử vong loại rất đơn giản. Ví dụ: An Bình Ưu Việt của AIA.
2a. Có tích lũy kiểu bảo tức, có thời hạn.
2b. Có tích lũy kiểu bảo tức, không thời hạn hoặc thời hạn dài đến nỗi chi phí rủi ro tăng gần như là thành không thời hạn.

Em nói rõ ra thế thôi chứ thực sự em không quan tâm đến loại (2) cho lắm. Đặc điểm loại này là phí đóng bao nhiêu, bảo tức bao nhiêu được ghi ra hết sức rõ ràng, không thay đổi, không phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường. Bù lại cho sự chắc chắn đó là phí BH chính cao, do đó ko phải là mục tiêu của em.

BH kiểu mới, được anh bạn Mỹ đẻ ra trong thời kỳ lãi suất cao những năm 199x thì gọi là BH liên kết đầu tư. Có 2 loại là LK chung (universal life) và liên kết đơn vị (variable universal life hoặc Unit-linked). Liên kết đơn vị rủi ro hơn liên kết chung nhưng cả hai đều có rủi ro cả. Chỉ cần lãi suất đầu tư tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí rủi ro thì giá trị tài khoản sẽ liên tục giảm cho đến khi về 0 (trừ khi khách hàng đóng thêm tiền vào). Ở Mỹ năm 2017-2018 đã có tình trạng ấy.

Em được biết về loại hình này thông qua bạn tư vấn của Pru ở ngân hàng. Các bạn BH rất khéo ở chỗ với loại hình liên kết đơn vị thì luật chỉ yêu cầu chạy demo 20 năm thôi, nên nhìn giá trị tài khoản lúc nào cũng tăng vèo vèo cả. Chính nhờ demo của BH liên kết chung em mới nhìn ra được giá trị tài khoản của mình có thể xuống thảm hại thế nào khi về già. :D Nhưng thôi như em đã nói, em biết và chấp nhận rủi ro này. Căn bản em không tính BH đến tận khi về già, ngay cả BH bệnh hiểm nghèo em cũng tính lại, chỉ cần đến tầm 65 tuổi là cùng. Bởi cái số tiền 500tr mà em định bảo hiểm, chả biết đến khi 65 tuổi thì nó còn được bao nhiêu giá trị. Thà em chấp nhận thời gian BH bệnh hiểm nghèo ngắn hơn, bù lại chi phí giảm xuống, phần tiền còn lại em mang đi đầu tư hoặc tiết kiệm chỗ khác còn hơn.

Thế nên bhnt phải refresh sau khoảng 15- 20 năm cho nó thực tế chứ cả đời ôm cái hđ ý thì cũng toi, e thấy nhiều người cuồng quá mua lắm bnht và mua mệnh giá cao kinh khủng để mong về già an nhàn lương hưu cao rồi đi du lịch năm châu 4 biển 😂
 

CHUBB

Xe buýt
Biển số
OF-11313
Ngày cấp bằng
29/10/07
Số km
701
Động cơ
537,528 Mã lực
Nơi ở
Vincom - 54 Nguyễn Chí Thanh
Nên bây giờ em đang lăn tăn giữa mua:
1/ BH lẻ (sức khỏe + tai nạn + ung thư), hay
2/ BH nhân thọ loại hình liên kết đầu tư + tai nạn + bệnh hiểm nghèo.
+ Cụ và cụ butchidentrang cứ ngồi với e một lần để phân tích và hiểu rõ hơn các gói bảo hiểm.
+ Nếu là em, e khuyên cụ chỉ cần 1 thể BHYT phường và 1 BHNT là đủ đầy.
+ BHNT của Chubb hay ở chỗ là tất cả quyền lợi đều tích luỹ, ko bị rơi phí, ko bị gia hạn, ko tăng phí đóng kể cả có sự kiện bảo hiểm.
+ Chubb có rất nhiều quyền lợi để cụ lựa chọn nhưng chủ yếu là 5 quyền lợi:
- Tử vong, Tai nạn mở rộng, Nằm viện và phẫu thuật, Bệnh nan y, Hỗ trợ điều trị ung thư
+ Tai nạn chi trả từ 1% tức là chỉ cần gãy 1 đốt tay hay 1 rẻ xương sườn, hoặc chấn thương nội tạng từ 2%
+ Nằm viện theo 3 mức độ: vì bệnh, vì tai nạn, nằm phòng hôn mê hồi sức hay cấp cứu
+ Phẫu thuật nhận 10%
+ Bệnh nan y chi trả theo 3 giai đoạn từ biểu mô nhận 30-60-100%
+ Hỗ trợ điều trị ung thư là hay nhất, nhận đến 200%: hoá trị, xạ trị, phẫu thuật, hỗ trợ thấp nghiệp

* Cụ định mua lẻ tức là phi nhân thọ thì cụ xác định rõ là sẽ bị tăng phí đóng, tiền ko được tích luỹ, sẽ bị tái tục và chỉ đến 65 tuổi. BHSK nó cũng hay cụ ah. Cụ nghĩ đến BHNT được tích luỹ, ko tái tục, ko tăng phí, đóng phí ngắn bảo vệ trọn đời. Nếu cụ ko cần đến 99 tuổi. Thì đến năm 75 tuổi lúc đó hết quyền lợi bệnh nan y cụ tất toán hết. 75 tuổi cụ muốn mua thêm chỉ Chubb mới bán và bệnh nan y bảo vệ đến 90 tuổi.

* Gói đầu tư liên kết chung của Chubb quyền lợi vẫn đầy đủ nhưng cụ ko cần ngồi lo lắng dòng tiền. Mà chubb cam kết sau khi trả lãi như các gói thì năm thứ 10 và 20 cộng thêm 12% và 18% của trung các tài khoản 10 năm trước vào tài khoản. Nên tài khoản rất cao. Gói này hay nữa là phí ban đầu ko hề mất, các cty khác bị mất 60-90%.

* Cụ có nhắc đến demo Pru, e lại nhớ đến bà cô em được bạn bán cho 1 gói liên kết đơn vị. Trong khi quỹ đó đang âm vỡ mẹt. Tư vấn láo nói chỉ cần đóng 5 năm là ko phải đóng nữa, tài khoản đến 70 tuổi vẫn được cộng đều như lúc đóng. Hệ thông tự động rút ra rồi đóng vào. Chưa kể bị trừ phí rủi ro. Trong khi demo phải đóng đủ 20 năm mới được tk như thế. Chưa nói đến mệnh giá bồi thường quá thấp và các quyền lợi khác. Bực ko chịu được cụ ah, vì cô ký rồi mới nói :(
 
Chỉnh sửa cuối:

CHUBB

Xe buýt
Biển số
OF-11313
Ngày cấp bằng
29/10/07
Số km
701
Động cơ
537,528 Mã lực
Nơi ở
Vincom - 54 Nguyễn Chí Thanh
BH truyền thống có mấy loại:

1. Có thời hạn, không tích lũy, nghĩa là hết hạn mà không xảy ra sự kiện BH thì ko thu về được đồng lãi nào. Thường chỉ dùng cho mấy gói BH bệnh hiểm nghèo nhỏ nhỏ hoặc BH tử vong loại rất đơn giản. Ví dụ: An Bình Ưu Việt của AIA.
2a. Có tích lũy kiểu bảo tức, có thời hạn.
2b. Có tích lũy kiểu bảo tức, không thời hạn hoặc thời hạn dài đến nỗi chi phí rủi ro tăng gần như là thành không thời hạn.

Em nói rõ ra thế thôi chứ thực sự em không quan tâm đến loại (2) cho lắm. Đặc điểm loại này là phí đóng bao nhiêu, bảo tức bao nhiêu được ghi ra hết sức rõ ràng, không thay đổi, không phụ thuộc vào tình hình lãi suất trên thị trường. Bù lại cho sự chắc chắn đó là phí BH chính cao, do đó ko phải là mục tiêu của em.

BH kiểu mới, được anh bạn Mỹ đẻ ra trong thời kỳ lãi suất cao những năm 199x thì gọi là BH liên kết đầu tư. Có 2 loại là LK chung (universal life) và liên kết đơn vị (variable universal life hoặc Unit-linked). Liên kết đơn vị rủi ro hơn liên kết chung nhưng cả hai đều có rủi ro cả. Chỉ cần lãi suất đầu tư tăng chậm hơn tốc độ tăng của chi phí rủi ro thì giá trị tài khoản sẽ liên tục giảm cho đến khi về 0 (trừ khi khách hàng đóng thêm tiền vào). Ở Mỹ năm 2017-2018 đã có tình trạng ấy.

Em được biết về loại hình này thông qua bạn tư vấn của Pru ở ngân hàng. Các bạn BH rất khéo ở chỗ với loại hình liên kết đơn vị thì luật chỉ yêu cầu chạy demo 20 năm thôi, nên nhìn giá trị tài khoản lúc nào cũng tăng vèo vèo cả. Chính nhờ demo của BH liên kết chung em mới nhìn ra được giá trị tài khoản của mình có thể xuống thảm hại thế nào khi về già. :D Nhưng thôi như em đã nói, em biết và chấp nhận rủi ro này. Căn bản em không tính BH đến tận khi về già, ngay cả BH bệnh hiểm nghèo em cũng tính lại, chỉ cần đến tầm 65 tuổi là cùng. Bởi cái số tiền 500tr mà em định bảo hiểm, chả biết đến khi 65 tuổi thì nó còn được bao nhiêu giá trị. Thà em chấp nhận thời gian BH bệnh hiểm nghèo ngắn hơn, bù lại chi phí giảm xuống, phần tiền còn lại em mang đi đầu tư hoặc tiết kiệm chỗ khác còn hơn.
Cụ nên mua trực tiếp của Đại lý bảo hiểm, như vậy cụ sẽ hiểu sâu hơn về các quyền lợi. Đơn giản cụ cần check hợp đồng hay làm các thủ tục là được luôn. Chứ ko phải chờ đợi qua trung gian.
 

hoaptt1

Xe hơi
Biển số
OF-298363
Ngày cấp bằng
12/11/13
Số km
152
Động cơ
311,110 Mã lực
+ Cụ và cụ butchidentrang cứ ngồi với e một lần để phân tích và hiểu rõ hơn các gói bảo hiểm.
+ Nếu là em, e khuyên cụ chỉ cần 1 thể BHYT phường và 1 BHNT là đủ đầy.
+ BHNT của Chubb hay ở chỗ là tất cả quyền lợi đều tích luỹ, ko bị rơi phí, ko bị gia hạn, ko tăng phí đóng để cả có sự kiện bảo hiểm.
+ Chubb có rất nhiều quyền lợi để cụ lựa chọn nhưng chủ yếu là 5 quyền lợi:
- Tử vong, Tai nạn mở rộng, Nằm viện và phẫu thuật, Bệnh nan y, Hỗ trợ điều trị ung thư
+ Tai nạn chi trả từ 1% tức là chỉ cần gãy 1 đốt tay hay 1 rẻ xương sườn, hoặc chấn thương nội tạng từ 2%
+ Nằm viện theo 3 mức độ: vì bệnh, vì tai nạn, vì hôn mê hồi sức cấp cứu
+ Phẫu thuật nhận 10%
+ Bệnh nan y chi trả theo 3 giai đoạn từ biểu mô nhận 30-60-100%
+ Hỗ trợ điều trị ung thư là hay nhất, nhận đến 200%: hoá trị, xạ trị, phẫu thuật, hỗ trợ thấp nghiệp

* Cụ định mua lẻ tức là phi nhân thọ thì cụ xác định rõ là sẽ bị tăng phí đóng, tiền ko được tích luỹ, sẽ bị tái tục và chỉ đến 65 tuổi. BHSK nó cũng hay cụ ah. Cụ nghĩ đến BHNT được tích luỹ, ko tái tục, ko tăng phí, đóng phí ngắn bảo vệ trọn đời. Nếu cụ ko cần đến 99 tuổi. Thì đến năm 75 tuổi lúc đó hết quyền lợi bệnh nan y cụ tất toán hết. 75 tuổi cụ muốn mua thêm chỉ Chubb mới bán và bệnh nan y bảo vệ đến 90 tuổi.

* Gói đầu tư liên kết chung của Chubb quyền lợi vẫn đầy đủ nhưng cụ ko cần ngồi lo lắng dòng tiền. Mà chubb cam kết sau khi trả lãi như các gói thì năm thứ 10 và 20 cộng thêm 12% và 18% của trung các tài khoản 10 năm trước vào tài khoản. Nên tài khoản rất cao. Gói này hay nữa là phí ban đầu ko hề mất, các cty khác bị mất 60-90%.

* Cụ có nhắc đến demo Pru, e lại nhớ đến bà cô em được bạn bán cho 1 gói liên kết đơn vị. Trong khi quỹ đó đang âm vỡ mẹt. Tư vấn láo nói chỉ cần đóng 5 năm là ko phải đóng nữa, tài khoản đến 70 tuổi vẫn được cộng đều như lúc đóng. Hệ thông tự động rút ra rồi đóng vào. Chưa kể bị trừ phí rủi ro. Trong khi demo phải đóng đủ 20 năm mới được tk như thế. Chưa nói đến mệnh giá bồi thường quá thấp và các quyền lợi khác. Bực ko chịu được cụ ah, vì cô ký rồi mới nói :(
Em xin phép cụ 1 chút, tất cả bổ trợ của Chubb đều được tích lũy ạ? Tích lũy hay hoàn lại 1 phẩn?
 

CHUBB

Xe buýt
Biển số
OF-11313
Ngày cấp bằng
29/10/07
Số km
701
Động cơ
537,528 Mã lực
Nơi ở
Vincom - 54 Nguyễn Chí Thanh
Em xin phép cụ 1 chút, tất cả bổ trợ của Chubb đều được tích lũy ạ? Tích lũy hay hoàn lại 1 phẩn?
Tất cả quyền lợi chính hay phụ đều tích luỹ mợ nhé. Ko gia hạn, ko tăng phí ah.
 

Trang Truong

Xe hơi
Biển số
OF-464624
Ngày cấp bằng
24/10/16
Số km
183
Động cơ
203,766 Mã lực
Tuổi
36
Cảm ơn tất cả các cụ mợ Thuy.Dai_Ichi_Life maihong_AIA namquang atk234 butchidentrang CHUBB newroad91 đã cho lời khuyên.

Sau khi tìm hiểu thêm về BH, em thấy cần phải điều chỉnh một số thông tin em viết lúc đầu.

Trước tiên về BH liên kết đầu tư. Loại mà lúc đầu em coi là "đầu tư" chính thức gọi là BH liên kết đơn vị - tức là đầu tư vào các quỹ mở theo kiểu lời ăn lỗ chịu. Loại này chỉ có rất ít cty BH làm - Pru, AIA, Manulife, Daiichi, và Generali - vì thực ra nó không theo đúng tinh thần an toàn của BH lắm. Loại hình liên kết đầu tư thứ hai là BH liên kết chung - một phần tiền của khách được đem đầu tư vào quỹ liên kết chung. Quỹ này an toàn hơn và có một mức lãi cam kết, dù rất thấp.

Cả hai loại BH đều có một đặc điểm chung là dùng một phần tiền lãi đầu tư để chi trả cho chi phí rủi ro những năm sau này. (Những năm đầu thì phí bảo hiểm gánh phần lớn). Vì thế nếu đầu tư tốt - tuyệt, khách hàng chỉ cần đóng một ít tiền, ít hơn nhiều so với loại BH truyền thống có chia bảo tức. Nhưng nếu kết quả đầu tư không khả quan lắm, mà khách hàng lại không đóng thêm tiền những năm sau, hợp đồng có thể mất hiệu lực. Ví dụ như bản demo của Pru, giả định mức lãi trung bình, thì giá trị tài khoản của em lên mức cao nhất vào năm em 56 tuổi, sau đó giảm dần và mất hiệu lực vào năm 74 tuổi do không còn đủ tiền trang trải chi phí rủi ro ngày càng lên cao (già đi, dễ chết hơn). Dĩ nhiên trong những bản demo mà năm nào khách cũng đóng thêm tiền vào thì kịch bản bảo hiểm đến 99 tuổi hoàn toàn có thể xảy ra.

Đối với em thì thực ra đó là điều tốt chứ không phải tệ. Em không thích bảo hiểm bảo tức truyền thống vì phí cao, trong khi em hoàn toàn không cần BH đến năm 99 tuổi. Số tiền BH đến lúc đó hầu như không còn giá trị gì nữa do trượt giá, an ủi là được thu về một ít lãi/bảo tức thôi.

Tóm lại là em đã bỏ đi được loại hình BH truyền thống có bảo tức, BH bệnh hiểm nghèo / tai nạn có số năm dài 10-20 năm (đa phần em thấy được thiết kế khá tồi, thua mua lẻ hoặc mua ghép với nhân thọ). Duy nhất có Bảo An Khang của Sun là hợp lý, tiếc là số Bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu ít quá.

Nên bây giờ em đang lăn tăn giữa mua:
1/ BH lẻ (sức khỏe + tai nạn + ung thư), hay
2/ BH nhân thọ loại hình liên kết đầu tư + tai nạn + bệnh hiểm nghèo.

Nếu mua nhân thọ thì như em nói ngay từ đầu, em quan trọng phần BH tai nạn + bệnh hiểm nghèo. STBH càng thấp càng tốt tuy nhiên ko thấp quá được vì hình như số tiền BH bổ sung không được lớn hơn STBH chính (tử vong) thì phải.

Em đang nghiêng về phương án (1) - mua lẻ vì:
- BH ung thư mua lẻ rất rẻ, 5 năm một lần, cũng không tệ lắm. Em đang nghiêng về Chubb (rẻ nhất), Liberty (nếu bị ung thư được trả ngay 100% STBH không phân chia giai đoạn sớm hay cuối gì cả), hoặc FWD. Em ko biết VBI Hope thế nào vì ko thấy bảng giá online nhưng chắc cũng rẻ thôi.
- Đành rằng BH ung thư sẽ phải mua lại 5 năm 1 lần và phí ngày càng tăng theo tuổi nhưng chắc chắn, STBH về sau cũng sẽ được điều chỉnh tăng theo thời giá. Còn mua BH bệnh hiểm nghèo kèm gói nhân thọ là em mắc kẹt với STBH cố định đó luôn.
- BH Sức khỏe mua kèm nhân thọ, trừ loại hỗ trợ điều trị nội trú vài trăm k vớ vẩn ra, thì loại xịn cũng bị tăng tiền theo tuổi và thẩm định lại nếu cần. Nên không khác gì mua lẻ bên ngoài cả, nếu thích có thể thong thả lựa chọn sau.

Cái dở của phương án (1) so với (2) - nhân thọ:
- Không có BH bệnh hiểm nghèo (ngoài ung thư). Đúng hơn là có nhưng khá tệ. BH bệnh hiểm nghèo của Bảo Việt thực chất là Bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối mà STBH lại thấp.

Một vấn đề nữa, nhờ các cụ mợ tư vấn, là em hoàn toàn mù tịt về BH tai nạn. Em thấy trong gói nhân thọ thì BH tai nạn khá rẻ, được lâu mà không bị tăng giá hàng năm. Không rõ mua lẻ bên ngoài thế nào? Phạm vi BH có nhiều hơn không (được BH đốt ngón tay gì đó như cụ CHUBB có nói)? Có bị thẩm định & tăng giá hàng năm theo tuổi ko hay là chỉ thẩm định 1 lần theo nghề nghiệp?

Chào cụ.

Không biết cụ đã chọn được gói bảo hiểm cho mình chưa nhưng e cứ xin phép giới thiệu 1 chút gói bảo hiểm bên e - Manulife.

- Về bảo hiểm chuyên ung thư bên e có gói Bh quyền lợi khá cao so các bên khác, đóng và bảo vệ trong 10 năm, phí không đổi, tuy nhiên phí bảo hiểm cũng khá cao so các bên khác và phí mất đi hàng năm: Mắc ung thư giai đoạn sớm nhận 60% số tiền BH, giai đoạn cuối nhận tiếp 100%, nếu ung thư chi phí lớn nhận thêm 50%. Hỗ trợ thu nhập 1,5%/tháng ... Ngoài ra nếu không may tử vong nhận thêm 100% số tiền bảo hiểm.

- Còn nếu bảo hiểm nhân thọ kèm thẻ sức khoẻ bên e cũng đang khá được yêu thích, cụ quan tâm e xin phép inbox tư vấn.
 
Biển số
OF-716624
Ngày cấp bằng
18/2/20
Số km
85
Động cơ
81,644 Mã lực
Tuổi
31
Chào các cụ các mợ. Em là 8x, sức khỏe bình thường, có nhu cầu mua BH bệnh hiểm nghèo và có thể phụ thêm các quyền lợi sống khác. Sau khi tìm hiểu, em đang phân vân giữa các lựa chọn sau:

1. Chỉ mua BH bệnh hiểm nghèo, loại đóng phí một số năm nhất định rồi được BH lâu dài, nếu dính sự kiện BH thì vẫn được BH tiếp cho lần thứ 2, thứ 3... chứ không phải là loại mua hàng năm và thẩm định lại hàng năm.
Yêu cầu:
- Được BH đến năm 75 tuổi hoặc tệ lắm là 70 tuổi.
- Không cần tích lũy, hoàn lại.
- Không cần quyền lợi tử vong. Nếu cty BH cứ ghép thêm quyền lợi này vào thì đành chịu, tuy nhiên nếu nó làm tăng chi phí lên nhiều, em sẽ không mua.

2. Mua gói nhân thọ + bệnh hiểm nghèo + liên kết đầu tư

Thực ra em thích lựa chọn 1 hơn, tuy nhiên nếu khó kiếm được gói ưng ý, hoặc các cty cứ ghép cả phần tử vong, tích lũy vào thì em thà chọn hẳn một gói có liên kết đầu tư, lời ăn lỗ chịu chứ không theo hình thức tiết kiệm. Yêu cầu với gói này là:

- Quyền lợi tử vong giảm xuống mức thấp nhất có thể, phần liên kết đầu tư cao nhất có thể.
- Dễ dàng thêm, rút tiền đầu tư, phân bổ tiền vào các quỹ khác nhau.
- Phần bệnh hiểm nghèo phải được BH ít nhất đến năm 70 tuổi (tốt nhất là 75). Đây vẫn là quyền lợi cốt lõi mà em cân nhắc khi chọn gói.

*** Với cả lựa chọn (1) và (2) em đều có thể mua thêm các gói phụ như BH tai nạn theo tỷ lệ thương tật, BH chăm sóc sức khỏe, nếu thấy chi phí hợp lý.

3. Mua BH bệnh hiểm nghèo từng năm một, ví dụ như của Bảo Việt.

Em nhờ các cụ có kinh nghiệm thực tế vào nhận xét giúp em với ạ. Cá nhân em thấy:
(1) có vẻ ít và phí cũng không rẻ.
(2) thì các cty BH hay thiết kế quyền lợi tử vong/TTVV làm chính - ngược với nhu cầu của em.
(3) mấy bạn tư vấn hay nói là nếu mua từng năm thì sẽ bị thẩm định lại thường xuyên, nếu rủi ro tăng cao hoặc bị một lần là dừng bán, ngoài ra chỉ mua được đến năm 65 tuổi. Ưu điểm là phí rẻ, quyền lợi BH cao.

Em cũng mời các cụ mợ làm tư vấn thấy gói nào phù hợp giới thiệu cho em ạ. Mức phí cơ bản em dự định đóng trong cả hợp đồng là 150 đến 300tr. Nghề nghiệp thuộc nhóm ngành 1.

Ngoài ra, nếu gói nào có thể bảo hiểm bệnh hiểm nghèo cho cả bố mẹ (đang <75) em sẽ cân nhắc thêm.
Bên Manulife em có gói y như mong muốn cụ luôn ạ. Linh hoạt lãi suất, linh hoạt tiền gửi và rút ạ. Cụ check inbox em tư vấn ạ
 

vhntzm81

Đi bộ
Biển số
OF-684799
Ngày cấp bằng
9/7/19
Số km
6
Động cơ
103,150 Mã lực
Chủ thớt cuối cùng ra quyết định chọn phương án nào chưa ? Nếu có thông báo giúp mình nha, đang nghiên cứu vụ ung thu và bệnh hiểm nghèo mà rối não quá
 

vhntzm81

Đi bộ
Biển số
OF-684799
Ngày cấp bằng
9/7/19
Số km
6
Động cơ
103,150 Mã lực
Chào các cụ các mợ. Em là 8x, sức khỏe bình thường, có nhu cầu mua BH bệnh hiểm nghèo và có thể phụ thêm các quyền lợi sống khác. Sau khi tìm hiểu, em đang phân vân giữa các lựa chọn sau:

1. Chỉ mua BH bệnh hiểm nghèo, loại đóng phí một số năm nhất định rồi được BH lâu dài, nếu dính sự kiện BH thì vẫn được BH tiếp cho lần thứ 2, thứ 3... chứ không phải là loại mua hàng năm và thẩm định lại hàng năm.
Yêu cầu:
- Được BH đến năm 75 tuổi hoặc tệ lắm là 70 tuổi.
- Không cần tích lũy, hoàn lại.
- Không cần quyền lợi tử vong. Nếu cty BH cứ ghép thêm quyền lợi này vào thì đành chịu, tuy nhiên nếu nó làm tăng chi phí lên nhiều, em sẽ không mua.

2. Mua gói nhân thọ + bệnh hiểm nghèo + liên kết đầu tư

Thực ra em thích lựa chọn 1 hơn, tuy nhiên nếu khó kiếm được gói ưng ý, hoặc các cty cứ ghép cả phần tử vong, tích lũy vào thì em thà chọn hẳn một gói có liên kết đầu tư, lời ăn lỗ chịu chứ không theo hình thức tiết kiệm. Yêu cầu với gói này là:

- Quyền lợi tử vong giảm xuống mức thấp nhất có thể, phần liên kết đầu tư cao nhất có thể.
- Dễ dàng thêm, rút tiền đầu tư, phân bổ tiền vào các quỹ khác nhau.
- Phần bệnh hiểm nghèo phải được BH ít nhất đến năm 70 tuổi (tốt nhất là 75). Đây vẫn là quyền lợi cốt lõi mà em cân nhắc khi chọn gói.

*** Với cả lựa chọn (1) và (2) em đều có thể mua thêm các gói phụ như BH tai nạn theo tỷ lệ thương tật, BH chăm sóc sức khỏe, nếu thấy chi phí hợp lý.

3. Mua BH bệnh hiểm nghèo từng năm một, ví dụ như của Bảo Việt.

Em nhờ các cụ có kinh nghiệm thực tế vào nhận xét giúp em với ạ. Cá nhân em thấy:
(1) có vẻ ít và phí cũng không rẻ.
(2) thì các cty BH hay thiết kế quyền lợi tử vong/TTVV làm chính - ngược với nhu cầu của em.
(3) mấy bạn tư vấn hay nói là nếu mua từng năm thì sẽ bị thẩm định lại thường xuyên, nếu rủi ro tăng cao hoặc bị một lần là dừng bán, ngoài ra chỉ mua được đến năm 65 tuổi. Ưu điểm là phí rẻ, quyền lợi BH cao.

Em cũng mời các cụ mợ làm tư vấn thấy gói nào phù hợp giới thiệu cho em ạ. Mức phí cơ bản em dự định đóng trong cả hợp đồng là 150 đến 300tr. Nghề nghiệp thuộc nhóm ngành 1.

Ngoài ra, nếu gói nào có thể bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
Cụ ơi, để em giải đáp các ý kiến trên của cụ nhé
Bên em cung cấp Bảo hiểm đơn vị Sun Life, có SP bảo hiểm chính là Bảo An Khang đây là bảo hiểm bệnh hiểm nghèo nhưng phải đóng phí tối thiểu 10 năm (quyền lợi bảo hiểm tối đa tới năm 75 tuổi), bảo vệ quyền lợi tử vong và đi kèm bệnh hiểm nghèo. Vì cụ thích thiên về bệnh hiểm nghèo và đầu tư, đảm bảo bệnh hiểm nghèo lên đến 75 tuổi thì Bảo An Khang của bên em là thích hợp nhất. Tuy nhiên các loại SP như này không thể đóng phí 1 năm hay vài năm như cụ nói. Em khuyên cụ nên lựa chọn gói này, hợp lý, an tâm. Cụ có thể bổ sung thêm quyền lợi cho bố mẹ nữa.
Các thông tin khác cụ cứ inbox em giải đáp nhé.
Tư vấn giúp mình SP này nhé. Mình cũng quan tâm đến ung thư và bệnh hiểm nghèo
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,124
Động cơ
543,870 Mã lực
+ Cụ và cụ butchidentrang cứ ngồi với e một lần để phân tích và hiểu rõ hơn các gói bảo hiểm.
+ Nếu là em, e khuyên cụ chỉ cần 1 thể BHYT phường và 1 BHNT là đủ đầy.
+ BHNT của Chubb hay ở chỗ là tất cả quyền lợi đều tích luỹ, ko bị rơi phí, ko bị gia hạn, ko tăng phí đóng kể cả có sự kiện bảo hiểm.
+ Chubb có rất nhiều quyền lợi để cụ lựa chọn nhưng chủ yếu là 5 quyền lợi:
- Tử vong, Tai nạn mở rộng, Nằm viện và phẫu thuật, Bệnh nan y, Hỗ trợ điều trị ung thư
+ Tai nạn chi trả từ 1% tức là chỉ cần gãy 1 đốt tay hay 1 rẻ xương sườn, hoặc chấn thương nội tạng từ 2%
+ Nằm viện theo 3 mức độ: vì bệnh, vì tai nạn, nằm phòng hôn mê hồi sức hay cấp cứu
+ Phẫu thuật nhận 10%
+ Bệnh nan y chi trả theo 3 giai đoạn từ biểu mô nhận 30-60-100%
+ Hỗ trợ điều trị ung thư là hay nhất, nhận đến 200%: hoá trị, xạ trị, phẫu thuật, hỗ trợ thấp nghiệp

* Cụ định mua lẻ tức là phi nhân thọ thì cụ xác định rõ là sẽ bị tăng phí đóng, tiền ko được tích luỹ, sẽ bị tái tục và chỉ đến 65 tuổi. BHSK nó cũng hay cụ ah. Cụ nghĩ đến BHNT được tích luỹ, ko tái tục, ko tăng phí, đóng phí ngắn bảo vệ trọn đời. Nếu cụ ko cần đến 99 tuổi. Thì đến năm 75 tuổi lúc đó hết quyền lợi bệnh nan y cụ tất toán hết. 75 tuổi cụ muốn mua thêm chỉ Chubb mới bán và bệnh nan y bảo vệ đến 90 tuổi.

* Gói đầu tư liên kết chung của Chubb quyền lợi vẫn đầy đủ nhưng cụ ko cần ngồi lo lắng dòng tiền. Mà chubb cam kết sau khi trả lãi như các gói thì năm thứ 10 và 20 cộng thêm 12% và 18% của trung các tài khoản 10 năm trước vào tài khoản. Nên tài khoản rất cao. Gói này hay nữa là phí ban đầu ko hề mất, các cty khác bị mất 60-90%.

* Cụ có nhắc đến demo Pru, e lại nhớ đến bà cô em được bạn bán cho 1 gói liên kết đơn vị. Trong khi quỹ đó đang âm vỡ mẹt. Tư vấn láo nói chỉ cần đóng 5 năm là ko phải đóng nữa, tài khoản đến 70 tuổi vẫn được cộng đều như lúc đóng. Hệ thông tự động rút ra rồi đóng vào. Chưa kể bị trừ phí rủi ro. Trong khi demo phải đóng đủ 20 năm mới được tk như thế. Chưa nói đến mệnh giá bồi thường quá thấp và các quyền lợi khác. Bực ko chịu được cụ ah, vì cô ký rồi mới nói :(
Nghe có vẻ hay.
 

Jessicapham

Xe máy
Biển số
OF-554147
Ngày cấp bằng
11/2/18
Số km
93
Động cơ
155,253 Mã lực
Tuổi
36
Mình cũng đag quan tâm nhu cầu như chủ top, anh chị em nào tư vấn giúp nhé
 

tvu732

Xe buýt
Biển số
OF-708234
Ngày cấp bằng
21/11/19
Số km
983
Động cơ
100,353 Mã lực
Chủ thớt cuối cùng ra quyết định chọn phương án nào chưa ? Nếu có thông báo giúp mình nha, đang nghiên cứu vụ ung thu và bệnh hiểm nghèo mà rối não quá
Mình cũng đag quan tâm nhu cầu như chủ top, anh chị em nào tư vấn giúp nhé
Chào các cụ mợ. Em lâu rồi không vào thớt này vì không còn ý định mua những gói BH gắn liền với nhân thọ nữa. Tuy nhiên vì có một số cụ hỏi nên em viết bài cuối, giải thích quyết định của em dưới góc độ tiết kiệm/đầu tư. Ngoài ra cũng để phân tích 3 loại hình BH nhân thọ chính: BH tích lũy truyền thống, BH liên kết chung, BH liên kết đơn vị khác nhau như thế nào dưới góc độ đầu tư. Lưu ý là em không đi vào so sánh các quyền lợi bảo hiểm.

Trước khi vào bài, em xin trích một phần giải thích rất đơn giản, dễ hiểu của chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh về cái gốc ban đầu của BH nhân thọ:

BHNT được tạo ra để con người có thể bù đắp hỗ trợ lẫn nhau khi rủi ro xảy ra. Tôi lấy 1 ví dụ dễ hiểu: Có 1,000 người, và theo thống kê, thì trong năm sẽ có 3 người chết. Thay vì ngồi chờ sự rủi ro xảy ra, thay vì cầu trời mình không phải là 1 trong 3 người đó, một ngàn người này chủ động bảo vệ trước rủi ro bằng cách mỗi người đóng vào quỹ chung 1 đồng, sẽ được tất cả là 1,000 đồng. Khi rủi ro tử vong xảy ra với 3 người nào đó, thì 1,000 đồng này sẽ được chia đều cho gia đình của 3 người này. Mỗi gia đình của họ sẽ được nhận 333 đồng.

Như vậy 1 đồng đã được bỏ ra để mua sự an tâm. Nếu rủi ro xảy ra thì gia đình được 333 đồng, để qua cơn khó khăn vì mất người lao động chính.

Thay vì 1,000 người tự nguyện hợp tác với nhau để chia sẻ rủi ro như vậy, thì công ty BHNT sẽ thực hiện việc thu mỗi người 1 đồng hàng năm và thực hiện việc đền bù này. Đương nhiên công ty BHNT phải trích từ quỹ chung này 1 phần tiền cho chi phí và lợi nhuận của họ.


Cái hay ho nằm ở chi tiết này: Có 997 người đã bỏ tiền ra nhưng không thu về được gì ngoài sự an tâm. Về mặt tâm lý, khách hàng không thích điều này. Họ thích đã bỏ tiền ra mua thì phải nhận về được cái gì đó "thực chất" cơ. Công ty BH cũng không thích điều này vì như thế không hút khách, không "moi" thêm được tiền từ khách. Do đó ngày nay, các sản phẩm BHNT đều được lồng ghép với tiết kiệm/đầu tư để khách hàng có thể thu về được một phần tiền kể cả khi rủi ro không xảy ra.

Như vậy, thực chất khi mua sản phẩm chính của một hợp đồng BHNT (ko tính các SP phụ như BH tai nạn, nằm viện) là các cụ đã trả tiền cho 2 phần:

A/ Phần chi phí thực sự để bảo vệ trước rủi ro tử vong.
B/ Phần tiền các cụ giao cho công ty bảo hiểm đi tiết kiệm/đầu tư hộ.


Bây giờ em nói về sự khác nhau giữa BHNT tích lũy kiểu truyền thống, BH liên kết chung và liên kết đơn vị:

1. BHNT kiêm tích lũy kiểu cũ: Các cụ mợ có thể nhận diện loại này bằng mấy đặc điểm sau:

- Có hai chữ BẢO TỨC nổi bần bật lên trong hợp đồng. Nghĩa là công ty BH hứa với các cụ mỗi khoảng thời gian nào đó sẽ trả cho các cụ một khoản tiền lãi đầu tư cố định, phần còn lại thì du di tùy kết quả kinh doanh.

Tuy nhiên để có thể trả một khoản lãi cố định như thế, cộng với việc đảm bảo hợp đồng BH vẫn có hiệu lực đến tận khi các cụ về già, công ty BH cần phải làm thêm hai việc sau:

- Tăng phí BH lên khá cao (so với các loại hình BH mới về sau này)
- Thời gian đóng dài, ít nhất là 15 năm.

Dễ thấy, loại BH này không phải là quá hấp dẫn với khách hàng do mức phí cao mà thời gian đóng dài. Vì thế, công ty BH lại phát minh ra một hình thức mới gọi là BH liên kết, hay như em gọi là "lấy mỡ nó rán nó". :D

2. BHNT liên kết:

Đặc điểm của BH liên kết là:
- Phí BH rẻ (so với loại hình bảo tức truyền thống)
- Hoặc là phí BH cao hơn chút, nhưng chỉ đóng trong thời gian ngắn. Như bên Prudential chào em gói chỉ phải đóng trong 8 năm.

Và đây là đặc điểm quan trọng nhất:
- Công ty BH sẽ dùng một phần tiền mà các cụ giao cho họ để đem đầu tư, kiếm lời, sau đó dùng chính phần vốn và lãi đó để trả cho phí bảo hiểm rủi ro tử vong hàng năm của các cụ. (Chắc các cụ vẫn còn nhớ ví dụ 1 đồng ở trên?) Nếu đầu tư tốt, lãi suất ngon lành, thì tự tiền các cụ đóng trong mấy năm đã đủ để trả cho chi phí rủi ro rồi. Các cụ không cần đóng tiếp nữa. Mỡ nó rán nó, xe đang xuống dốc thì chẳng cần xăng cũng chạy, tự khoản tiền nộp ban đầu của các cụ sinh lời đủ để trả cho mọi chi phí.

Nhưng đời không như mơ. Các cụ mợ cứ già đi, chi phí trả cho rủi ro chết của các cụ mợ tăng lên (cái này có bảng giá hẳn hoi và được bộ Tài chính phê duyệt). Thị trường thì lên xuống thất thường, lợi nhuận xuống thấp. Dần dà, phần tiền đầu tư không đủ để trả cho phí BH rủi ro tử vong nữa. Lúc này các cty BH sẽ làm gì? Họ sẽ yêu cầu các cụ mợ đóng thêm tiền, nếu không hợp đồng sẽ trở nên vô hiệu lực.

Các cụ mợ có thể thấy rất rõ điều này trong bảng minh họa của hợp đồng BH liên kết chung. Trường hợp lãi suất cao không nói, nhưng với LS trung bình/thấp, số dư tài khoản của các cụ chỉ tăng cao được trong 15-20 năm đầu (do vẫn còn ảnh hưởng của những lần nộp tiền đầu tư trước đây), sau đó càng ngày càng giảm dần rồi về 0.

Một số khách hàng lớn tuổi ở Mỹ đã từng được trải nghiệm điều này khi lãi suất ở Mỹ rơi vào thời kỳ thấp nhất trong lịch sử. Cty BH yêu cầu họ đóng thêm tiền, không thì cái hợp đồng đã mua 30 năm của họ đột nhiên sẽ trở nên vô hiệu. Không còn bảo hiểm gì nữa.

Nghe qua có vẻ ác, nhưng việc "khi cần thì mới đóng thêm tiền" thực ra lại làm cho phí bảo hiểm của loại hình này rẻ hơn, dễ chịu hơn so với loại có bảo tức kiểu cũ. Mặt khác, chúng ta thường chỉ cần bảo hiểm trong khoảng từ 30-60 tuổi để tránh việc con cái chưa trưởng thành mà trong nhà mất người lao động chính. Còn về sau, con cái tự có thu nhập rồi thì bảo hiểm tử vong thật sự đã không còn nhiều ý nghĩa nữa. Còn muốn tiếp tục được bảo hiểm, "an hưởng tuổi già" hoặc thậm chí có thêm tiền tang ma sau khi mất thì sao nhỉ? Rất đơn giản, đóng tiền nhiều lên. Hoặc là kiếm kênh đầu tư khác có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn.

2a/ BH liên kết chung (Universal linked)

Tiền đầu tư của CCCM sẽ được đưa vào một quỹ gọi là quỹ liên kết chung. Quỹ này đầu tư khá thận trọng, chủ yếu gồm tiền gửi ngân hàng và trái phiếu chính phủ. Họ sẽ cam kết tỷ suất lợi nhuận tối thiểu X% trong khoảng mấy năm đầu, Y% (thường là 3%) trong mấy năm tiếp theo. Lợi nhuận có thể lên xuống tùy tình hình thị trường và hiệu quả đầu tư nhưng sẽ không thấp hơn con số X, Y này.

2b/ BH liên kết đơn vị (Unit-linked)

Với loại hình này, khách hàng được chủ động lựa chọn Quỹ đầu tư. Ví dụ, Prudential có mấy quỹ: Quỹ tăng trưởng (gồm cổ phiếu là chính), Quỹ thận trọng, Quỹ bảo toàn... (gồm Trái phiếu và tiền gửi là chính). Khách hàng có thể đổ tiền qua lại giữa mấy quỹ này vài lần trong một năm mà không mất phí. Thích rủi ro cao nhưng lời nhiều thì chọn Quỹ tăng trưởng và ngược lại.

Tuy nhiên, chính vì tự do như thế nên công ty BH không cam kết mức lợi nhuận tối thiểu cho khách hàng. Hoàn toàn lời ăn lỗ chịu. Nếu chọn sai, quỹ đang vào thời kỳ âm không có lãi thì khách hàng tiếp tục móc tiền ra mà đóng phí để giữ cho hợp đồng có hiệu lực.

Có thể thấy, BH liên kết đơn vị cho ta sự tự do đầu tư hơn nhưng cũng rủi ro hơn là BH liên kết chung. Vì rủi ro như thế nên trong hợp đồng, các cụ mợ sẽ thấy công ty BH chỉ minh họa quá trình đầu tư trong 20 năm, ngắn hơn hẳn so với BH liên kết chung. Điều này đã được bộ Tài chính cho phép.


Với cá nhân em mà nói, mục đích em khi mở thớt này là muốn tìm hiểu xem có gói bảo hiểm nào có phần tích lũy/đầu tư tốt, cộng với sản phẩm bảo hiểm phụ rẻ. Em cũng ngồi tính tỷ suất lợi nhuận với giá trị dòng tiền chán ra rồi. Nhưng sau em thấy, dù tốt rẻ đến mấy vẫn không bù lại được chi phí phải bỏ thêm để bảo hiểm quyền lợi tử vong, thứ mà hiện tại em không cần, không quan tâm. Cho nên em đã quyết định tách phần đầu tư/tiết kiệm riêng và mua riêng sản phẩm BH quyền lợi sống.

CCCM có cần tìm hiểu gói BHNT cụ thể nào thì cứ trực tiếp liên hệ với các cụ mợ tư vấn BH trong thớt nhé, chứ em không đi theo hướng đó nữa đâu ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

butchidentrang

Xe hơi
Biển số
OF-720752
Ngày cấp bằng
18/3/20
Số km
188
Động cơ
79,437 Mã lực
Tuổi
41
Chào các cụ mợ. Em lâu rồi không vào thớt này vì không còn ý định mua những gói BH gắn liền với nhân thọ nữa. Tuy nhiên vì có một số cụ hỏi nên em viết bài cuối, giải thích quyết định của em dưới góc độ tiết kiệm/đầu tư. Ngoài ra cũng để phân tích 3 loại hình BH nhân thọ chính: BH tích lũy truyền thống, BH liên kết chung, BH liên kết đơn vị khác nhau như thế nào dưới góc độ đầu tư. Lưu ý là em không đi vào so sánh các quyền lợi bảo hiểm.

Trước khi vào bài, em xin trích một phần giải thích rất đơn giản, dễ hiểu của chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh về cái gốc ban đầu của BH nhân thọ:

BHNT được tạo ra để con người có thể bù đắp hỗ trợ lẫn nhau khi rủi ro xảy ra. Tôi lấy 1 ví dụ dễ hiểu: Có 1,000 người, và theo thống kê, thì trong năm sẽ có 3 người chết. Thay vì ngồi chờ sự rủi ro xảy ra, thay vì cầu trời mình không phải là 1 trong 3 người đó, một ngàn người này chủ động bảo vệ trước rủi ro bằng cách mỗi người đóng vào quỹ chung 1 đồng, sẽ được tất cả là 1,000 đồng. Khi rủi ro tử vong xảy ra với 3 người nào đó, thì 1,000 đồng này sẽ được chia đều cho gia đình của 3 người này. Mỗi gia đình của họ sẽ được nhận 333 đồng.

Như vậy 1 đồng đã được bỏ ra để mua sự an tâm. Nếu rủi ro xảy ra thì gia đình được 333 đồng, để qua cơn khó khăn vì mất người lao động chính.

Thay vì 1,000 người tự nguyện hợp tác với nhau để chia sẻ rủi ro như vậy, thì công ty BHNT sẽ thực hiện việc thu mỗi người 1 đồng hàng năm và thực hiện việc đền bù này. Đương nhiên công ty BHNT phải trích từ quỹ chung này 1 phần tiền cho chi phí và lợi nhuận của họ.


Cái hay ho nằm ở chi tiết này: Có 997 người đã bỏ tiền ra nhưng không thu về được gì ngoài sự an tâm. Về mặt tâm lý, khách hàng không thích điều này. Họ thích đã bỏ tiền ra mua thì phải nhận về được cái gì đó "thực chất" cơ. Công ty BH cũng không thích điều này vì như thế không hút khách, không "moi" thêm được tiền từ khách. Do đó ngày nay, các sản phẩm BHNT đều được lồng ghép với tiết kiệm/đầu tư để khách hàng có thể thu về được một phần tiền kể cả khi rủi ro không xảy ra.

Như vậy, thực chất khi mua sản phẩm chính của một hợp đồng BHNT (ko tính các SP phụ như BH tai nạn, nằm viện) là các cụ đã trả tiền cho 2 phần:

A/ Phần chi phí thực sự để bảo vệ trước rủi ro tử vong.
B/ Phần tiền các cụ giao cho công ty bảo hiểm đi tiết kiệm/đầu tư hộ.


Bây giờ em nói về sự khác nhau giữa BHNT tích lũy kiểu truyền thống, BH liên kết chung và liên kết đơn vị:

1. BHNT kiêm tích lũy kiểu cũ: Các cụ mợ có thể nhận diện loại này bằng mấy đặc điểm sau:

- Có hai chữ BẢO TỨC nổi bần bật lên trong hợp đồng. Nghĩa là công ty BH hứa với các cụ mỗi khoảng thời gian nào đó sẽ trả cho các cụ một khoản tiền lãi đầu tư cố định, phần còn lại thì du di tùy kết quả kinh doanh.

Tuy nhiên để có thể trả một khoản lãi cố định như thế, cộng với việc đảm bảo hợp đồng BH vẫn có hiệu lực đến tận khi các cụ về già, công ty BH cần phải làm thêm hai việc sau:

- Tăng phí BH lên khá cao (so với các loại hình BH mới về sau này)
- Thời gian đóng dài, ít nhất là 15 năm.

Dễ thấy, loại BH này không phải là quá hấp dẫn với khách hàng do mức phí cao mà thời gian đóng dài. Vì thế, công ty BH lại phát minh ra một hình thức mới gọi là BH liên kết, hay như em gọi là "lấy mỡ nó rán nó". :D

2. BHNT liên kết:

Đặc điểm của BH liên kết là:
- Phí BH rẻ (so với loại hình bảo tức truyền thống)
- Hoặc là phí BH cao hơn chút, nhưng chỉ đóng trong thời gian ngắn. Như bên Prudential chào em gói chỉ phải đóng trong 8 năm.

Và đây là đặc điểm quan trọng nhất:
- Công ty BH sẽ dùng một phần tiền mà các cụ giao cho họ để đem đầu tư, kiếm lời, sau đó dùng chính phần vốn và lãi đó để trả cho phí bảo hiểm rủi ro tử vong hàng năm của các cụ. (Chắc các cụ vẫn còn nhớ ví dụ 1 đồng ở trên?) Nếu đầu tư tốt, lãi suất ngon lành, thì tự tiền các cụ đóng trong mấy năm đã đủ để trả cho chi phí rủi ro rồi. Các cụ không cần đóng tiếp nữa. Mỡ nó rán nó, xe đang xuống dốc thì chẳng cần xăng cũng chạy, tự khoản tiền nộp ban đầu của các cụ sinh lời đủ để trả cho mọi chi phí.

Nhưng đời không như mơ. Các cụ mợ cứ già đi, chi phí trả cho rủi ro chết của các cụ mợ tăng lên (cái này có bảng giá hẳn hoi và được bộ Tài chính phê duyệt). Thị trường thì lên xuống thất thường, lợi nhuận xuống thấp. Dần dà, phần tiền đầu tư không đủ để trả cho phí BH rủi ro tử vong nữa. Lúc này các cty BH sẽ làm gì? Họ sẽ yêu cầu các cụ mợ đóng thêm tiền, nếu không hợp đồng sẽ trở nên vô hiệu lực.

Các cụ mợ có thể thấy rất rõ điều này trong bảng minh họa của hợp đồng BH liên kết chung. Trường hợp lãi suất cao không nói, nhưng với LS trung bình/thấp, số dư tài khoản của các cụ chỉ tăng cao được trong 15-20 năm đầu (do vẫn còn ảnh hưởng của những lần nộp tiền đầu tư trước đây), sau đó càng ngày càng giảm dần rồi về 0.

Một số khách hàng lớn tuổi ở Mỹ đã từng được trải nghiệm điều này khi lãi suất ở Mỹ rơi vào thời kỳ thấp nhất trong lịch sử. Cty BH yêu cầu họ đóng thêm tiền, không thì cái hợp đồng đã mua 30 năm của họ đột nhiên sẽ trở nên vô hiệu. Không còn bảo hiểm gì nữa.

Nghe qua có vẻ ác, nhưng việc "khi cần thì mới đóng thêm tiền" thực ra lại làm cho phí bảo hiểm của loại hình này rẻ hơn, dễ chịu hơn so với loại có bảo tức kiểu cũ. Mặt khác, chúng ta thường chỉ cần bảo hiểm trong khoảng từ 30-60 tuổi để tránh việc con cái chưa trưởng thành mà trong nhà mất người lao động chính. Còn về sau, con cái tự có thu nhập rồi thì bảo hiểm tử vong thật sự đã không còn nhiều ý nghĩa nữa. Còn muốn tiếp tục được bảo hiểm, "an hưởng tuổi già" hoặc thậm chí có thêm tiền tang ma sau khi mất thì sao nhỉ? Rất đơn giản, đóng tiền nhiều lên. Hoặc là kiếm kênh đầu tư khác có tỷ suất lợi nhuận tốt hơn.

2a/ BH liên kết chung (Universal linked)

Tiền đầu tư của CCCM sẽ được đưa vào một quỹ gọi là quỹ liên kết chung. Quỹ này đầu tư khá thận trọng, chủ yếu gồm tiền gửi ngân hàng và trái phiếu chính phủ. Họ sẽ cam kết tỷ suất lợi nhuận tối thiểu X% trong khoảng mấy năm đầu, Y% (thường là 3%) trong mấy năm tiếp theo. Lợi nhuận có thể lên xuống tùy tình hình thị trường và hiệu quả đầu tư nhưng sẽ không thấp hơn con số X, Y này.

2b/ BH liên kết đơn vị (Unit-linked)

Với loại hình này, khách hàng được chủ động lựa chọn Quỹ đầu tư. Ví dụ, Prudential có mấy quỹ: Quỹ tăng trưởng (gồm cổ phiếu là chính), Quỹ thận trọng, Quỹ bảo toàn... (gồm Trái phiếu và tiền gửi là chính). Khách hàng có thể đổ tiền qua lại giữa mấy quỹ này vài lần trong một năm mà không mất phí. Thích rủi ro cao nhưng lời nhiều thì chọn Quỹ tăng trưởng và ngược lại.

Tuy nhiên, chính vì tự do như thế nên công ty BH không cam kết mức lợi nhuận tối thiểu cho khách hàng. Hoàn toàn lời ăn lỗ chịu. Nếu chọn sai, quỹ đang vào thời kỳ âm không có lãi thì khách hàng tiếp tục móc tiền ra mà đóng phí để giữ cho hợp đồng có hiệu lực.

Có thể thấy, BH liên kết đơn vị cho ta sự tự do đầu tư hơn nhưng cũng rủi ro hơn là BH liên kết chung. Vì rủi ro như thế nên trong hợp đồng, các cụ mợ sẽ thấy công ty BH chỉ minh họa quá trình đầu tư trong 20 năm, ngắn hơn hẳn so với BH liên kết chung. Điều này đã được bộ Tài chính cho phép.


Với cá nhân em mà nói, mục đích em khi mở thớt này là muốn tìm hiểu xem có gói bảo hiểm nào có phần tích lũy/đầu tư tốt, cộng với sản phẩm bảo hiểm phụ rẻ. Em cũng ngồi tính tỷ suất lợi nhuận với giá trị dòng tiền chán ra rồi. Nhưng sau em thấy, dù tốt rẻ đến mấy vẫn không bù lại được chi phí phải bỏ thêm để bảo hiểm quyền lợi tử vong, thứ mà hiện tại em không cần, không quan tâm. Cho nên em đã quyết định tách phần đầu tư/tiết kiệm riêng và mua riêng sản phẩm BH quyền lợi sống.

CCCM có cần tìm hiểu gói BHNT cụ thể nào thì cứ trực tiếp liên hệ với các cụ mợ tư vấn BH trong thớt nhé, chứ em không đi theo hướng đó nữa đâu ạ.
Thế cụ mua bh bên phi và từ giã bhnt à, e thấy trong 3 mục trên có thể mua liên kết chung gắn bệnh hiểm nghèo cũng được
 

ngoc_anh_saigon

Xe tải
Biển số
OF-470209
Ngày cấp bằng
14/11/16
Số km
210
Động cơ
201,900 Mã lực
Em cũng mời các cụ mợ làm tư vấn thấy gói nào phù hợp giới thiệu cho em ạ. Mức phí cơ bản em dự định đóng trong cả hợp đồng là 150 đến 300tr. Nghề nghiệp thuộc nhóm ngành 1.
Cụ biết nghề nghiệp nào nhóm ngành 1 thì cụ cần gì phải hỏi ai tư vấn cho cụ nữa :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top