[Funland] Bị khủng bố vì không đồng ý đặt tên giáo sĩ cho con đường

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,901
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Đây cụ, bản kiến nghị phản đối của các giáo sư ở Huế đây:

Con chữ nó nhận ra em chứ em nỏ nhận ra nó :))

Thôi thì mời các cụ "Yêu nước" như cụ Bachsima đọc giùm vậy :))

Quan điểm của “phe” không đồng ý đặt tên đường cho 2 giáo sĩ (trong đó có cụ Nguyễn Đắc Xuân): Chỉ đặt tên đường cho những người vì dân, vì nước Việt, động cơ rõ ràng như các cụ Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Văn Tố,... Không đặt tên đường cho các nhân vật mờ ảo, động cơ khác với tâm tư, tình cảm người Việt như hai giáo sĩ kia.

Chính quyền, cụ thể là phó gđ sở vhtt đà nẵng cho rằng các cụ phản đối đã “bỏ bóng đá người”. Ví von thế các cụ mới nổi xung lên.

Nhà cháu thấy rằng, Việt Nam có 54 dân tộc, không thiếu gì nhân vật xứng đáng đặt tên đường, địa danh. Tính cố hữu đó đã liên kết, bảo vệ nước Việt tồn tại đến ngày nay. Còn việc hội nhập, giao thoa văn hoá lại là vấn để của thời đại ngày nay, cách nhìn nhận và đánh giá của người ngày nay.
Đậm đậm: cái này khá nhiều phần là cảm tính đó cụ! Nhất là trong bối cảnh phong kiến, liệu các vua chúa có thật sự vì dân, vì nước hay vì quyền lợi dòng họ và quyền lực bản thân?

Xét cho cùng, cái rõ ràng nhất là hành động và di sản của họ. 2 giáo sĩ kia có DI SẢN là chữ quốc ngữ, thứ chữ cứu dân tộc thoát khỏi sự mù chữ và tiếp cận văn minh, tạo nền tảng cho văn hóa, thứ chữ mà chính cụ và cụ Bachsima kia đang dùng để chỉ trích và phản đối đấy! Hai cụ chắc học chữ này từ nhỏ chứ nhỉ? Hay học học chữ Nôm, chữ Hán của Khựa?
 

Nikki Haley

Xe hơi
Biển số
OF-613443
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
144
Động cơ
-5,204 Mã lực
Thêm tư liệu cho các cụ chém cho xôm

Ảnh chụp từ sách "Phép giảng tám ngày" của Alexandre de Rhodes.



 

Nikki Haley

Xe hơi
Biển số
OF-613443
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
144
Động cơ
-5,204 Mã lực
Tên đường đặt theo Nghị định 91/2005/NĐ-CP, ở mục II, điều 10, khoản 5:

"Tên danh nhân bao gồm cả danh nhân nước ngoài. Danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức, có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc cũng như của địa phương hoặc có đóng góp đặc biệt cho đất nước, có công lớn trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc, được nhân dân suy tôn và thừa nhận.

Những nhân vật lịch sử còn có ý kiến đánh giá khác nhau hoặc chưa rõ ràng về mặt lịch sử thì chưa xem xét đặt tên cho đường, phố và công trình công cộng."

Do đó, chúng ta có đường mang tên bác sĩ Alexandre Yersin vì ông thực sự có công với Việt Nam dưới danh nghĩa một nhà khoa học
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
5,726
Động cơ
530,397 Mã lực
Con chữ nó nhận ra em chứ em nỏ nhận ra nó :))

Thôi thì mời các cụ "Yêu nước" như cụ Bachsima đọc giùm vậy :))



Đậm đậm: cái này khá nhiều phần là cảm tính đó cụ! Nhất là trong bối cảnh phong kiến, liệu các vua chúa có thật sự vì dân, vì nước hay vì quyền lợi dòng họ và quyền lực bản thân?

Xét cho cùng, cái rõ ràng nhất là hành động và di sản của họ. 2 giáo sĩ kia có DI SẢN là chữ quốc ngữ, thứ chữ cứu dân tộc thoát khỏi sự mù chữ và tiếp cận văn minh, tạo nền tảng cho văn hóa, thứ chữ mà chính cụ và cụ Bachsima kia đang dùng để chỉ trích và phản đối đấy! Hai cụ chắc học chữ này từ nhỏ chứ nhỉ? Hay học học chữ Nôm, chữ Hán của Khựa?
Nếu đã yêu nước như thế, đề nghị tranh luận, phản biện bằng chữ Nôm, bắt đầu nào:
 

Nikki Haley

Xe hơi
Biển số
OF-613443
Ngày cấp bằng
2/2/19
Số km
144
Động cơ
-5,204 Mã lực
Luận điểm chính và kết luận của nhóm phản đối:

- Chính A. de Rhodes cũng đã viết: “Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh (tức Đàng Trong và Đàng Ngoài), thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ Đào Nha, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt - Bồ), ông sau bằng tiếng Bồ - Đào (tức là từ điển Bồ - Việt), nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn,...” (Từ điển Annam - Lusitan - Latinh, tức Từ điển Việt - Bồ - La, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991, phần phiên dịch, tr. 3).

- Vậy rõ ràng A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ. Chẳng những thế, ông ta cũng không phải là người châu Âu đầu tiên soạn từ điển về tiếng Việt vì trước ông ta đã có hai giáo sĩ Bồ Đào Nha là G. de Amaral và A. Barbosa. Ông ta chỉ thừa hưởng công trình của hai cố đạo kia rồi thêm tiếng La Tinh vào theo lệnh của Tòa thánh La Mã mà thôi,… Lời lẽ của chính đương sự rõ như ban ngày: A. de Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi.
_________________
Đặc biệt, Alexandre de Rhodes là người có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông. Trong cuốn Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo), xuất bản tại Paris năm 1653, ở đoạn cuối chương 19, phần thứ 3, Alexandre de Rhodes viết: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ”. Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc ngữ?” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 31-1-1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch câu đó như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”.

Chính vì thấy những ý định không tốt của A. de Rhodes (chống đối truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc, chia rẽ tinh thần đoàn kết giữa đồng bào lương và giáo, âm mưu dẫn quân viễn chinh Pháp tới xâm lược nước ta…) nên cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong lẫn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều đã trục xuất A. de Rhodes, không cho ông ta cư trú và hoạt động ở Việt Nam. Vì những lẽ trên, ở miền Bắc sau 1954 và ở miền Nam sau 1975, các đường phố, trường học,… mang tên A. de Rhodes (do thực dân Pháp hay chính quyền Việt Nam Công hoà đặt) đều bị xóa. Gần đây, một số người lặp lại luận điệu sai trái của thực dân trước đây để đòi phục hồi tên của A. de Rhodes, nhằm những ý đồ chính trị hay tôn giáo của họ.

Chúng tôi khẳng định: “A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ,..”. Trái lại đối với dân tộc Việt Nam, Rhodes là kẻ có tội thì làm sao vinh danh, đặt tên đường được. Quan điểm của các sử gia Việt Nam là quá rõ: “Sau hàng thế kỷ trường kỳ mai phục bằng hội Truyền Giáo đối ngoại, tới đây tư bản Pháp đã nắm được thời cơ can thiệp thẳng vào Việt Nam. Đó là cái mà các sử gia triều đình phong kiến thực dân gọi là “công nghiệp” của Pi-nhô đờ Bê-hen (Pigneau de Béhaine), người được Lu-i XVI phong tước công và cử làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền bên cạnh Nguyễn Ánh và được Nguyễn Ánh tôn lên làm “cha cả” với chức thái phó tước quận công. Nhưng vai trò Bá Đa Lộc vốn chỉ là kẻ trực tiếp khiến cho tư bản Pháp nắm được Nguyễn Ánh, còn yếu tố quyết định đầu tiên là cả một quá trình hoạt động không biết mệt mỏi của hội Truyền Giáo đối ngoại nằm trong tay thế lực tư bản Pháp, vốn do Rốt sáng lập” (Hoàng Văn Lân, Đặng Huy Vận, Mưu đồ chính trị của A-lếch-xăng-đờ-rốt và vấn đề chữ quốc ngữ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 63, tháng 6, 1964, tr. 14-28).

(Trích nguyên văn từ bản kiến nghị)
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,901
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Nếu đã yêu nước như thế, đề nghị tranh luận, phản biện bằng chữ Nôm, bắt đầu nào:
Vấn đề là chữ Nôm thoát thai từ chữ Hán, cũng là thứ chữ mà dân Tàu nó có mục đích đồng hóa người Việt chứ cụ ;))

Khổ! Chả hiểu các nhà yêu nước phải dùng chữ gì để phản biện.
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
5,726
Động cơ
530,397 Mã lực
Luận điểm chính và kết luận của nhóm phản đối:

- Chính A. de Rhodes cũng đã viết: “Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh (tức Đàng Trong và Đàng Ngoài), thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ Đào Nha, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt - Bồ), ông sau bằng tiếng Bồ - Đào (tức là từ điển Bồ - Việt), nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn,...” (Từ điển Annam - Lusitan - Latinh, tức Từ điển Việt - Bồ - La, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991, phần phiên dịch, tr. 3).

- Vậy rõ ràng A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ. Chẳng những thế, ông ta cũng không phải là người châu Âu đầu tiên soạn từ điển về tiếng Việt vì trước ông ta đã có hai giáo sĩ Bồ Đào Nha là G. de Amaral và A. Barbosa. Ông ta chỉ thừa hưởng công trình của hai cố đạo kia rồi thêm tiếng La Tinh vào theo lệnh của Tòa thánh La Mã mà thôi,… Lời lẽ của chính đương sự rõ như ban ngày: A. de Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi.
_________________
Đặc biệt, Alexandre de Rhodes là người có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông. Trong cuốn Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo), xuất bản tại Paris năm 1653, ở đoạn cuối chương 19, phần thứ 3, Alexandre de Rhodes viết: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ”. Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc ngữ?” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 31-1-1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch câu đó như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”.

Chính vì thấy những ý định không tốt của A. de Rhodes (chống đối truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc, chia rẽ tinh thần đoàn kết giữa đồng bào lương và giáo, âm mưu dẫn quân viễn chinh Pháp tới xâm lược nước ta…) nên cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong lẫn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều đã trục xuất A. de Rhodes, không cho ông ta cư trú và hoạt động ở Việt Nam. Vì những lẽ trên, ở miền Bắc sau 1954 và ở miền Nam sau 1975, các đường phố, trường học,… mang tên A. de Rhodes (do thực dân Pháp hay chính quyền Việt Nam Công hoà đặt) đều bị xóa. Gần đây, một số người lặp lại luận điệu sai trái của thực dân trước đây để đòi phục hồi tên của A. de Rhodes, nhằm những ý đồ chính trị hay tôn giáo của họ.

Chúng tôi khẳng định: “A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ,..”. Trái lại đối với dân tộc Việt Nam, Rhodes là kẻ có tội thì làm sao vinh danh, đặt tên đường được. Quan điểm của các sử gia Việt Nam là quá rõ: “Sau hàng thế kỷ trường kỳ mai phục bằng hội Truyền Giáo đối ngoại, tới đây tư bản Pháp đã nắm được thời cơ can thiệp thẳng vào Việt Nam. Đó là cái mà các sử gia triều đình phong kiến thực dân gọi là “công nghiệp” của Pi-nhô đờ Bê-hen (Pigneau de Béhaine), người được Lu-i XVI phong tước công và cử làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền bên cạnh Nguyễn Ánh và được Nguyễn Ánh tôn lên làm “cha cả” với chức thái phó tước quận công. Nhưng vai trò Bá Đa Lộc vốn chỉ là kẻ trực tiếp khiến cho tư bản Pháp nắm được Nguyễn Ánh, còn yếu tố quyết định đầu tiên là cả một quá trình hoạt động không biết mệt mỏi của hội Truyền Giáo đối ngoại nằm trong tay thế lực tư bản Pháp, vốn do Rốt sáng lập” (Hoàng Văn Lân, Đặng Huy Vận, Mưu đồ chính trị của A-lếch-xăng-đờ-rốt và vấn đề chữ quốc ngữ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 63, tháng 6, 1964, tr. 14-28).

(Trích nguyên văn từ bản kiến nghị)
"Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi." - cái thằng thực dân đầu tiên ở VN phải 170 năm sau nó mới sinh ra (1560-1858), mấy ông giáo sư này tính toán kiểu gì không biết...
"A. de Rhodes (chống đối truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc, chia rẽ tinh thần đoàn kết giữa đồng bào lương và giáo, âm mưu dẫn quân viễn chinh Pháp tới xâm lược nước ta…) nên cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong lẫn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều đã trục xuất A. de Rhodes, không cho ông ta cư trú và hoạt động ở Việt Nam." - ông ấy truyền bá đạo Thiên Chúa vào thời bấy giờ tất nhiên là không phù hợp (trong con mắt của vua chúa phong kiến) với đặc thù tôn giáo lúc đó, bị xua đuổi là đúng rồi, đâu chả thế, ngay như CNXH vào VN giai đoạn đầu cũng chả bị truy bắt, tiêu diệt ầm ầm đấy thôi...
 
Chỉnh sửa cuối:

eatliv

Xe buýt
Biển số
OF-642181
Ngày cấp bằng
26/4/19
Số km
849
Động cơ
117,863 Mã lực
Tuổi
42
Luận điểm chính và kết luận của nhóm phản đối:

- Chính A. de Rhodes cũng đã viết: “Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh (tức Đàng Trong và Đàng Ngoài), thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ Đào Nha, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt - Bồ), ông sau bằng tiếng Bồ - Đào (tức là từ điển Bồ - Việt), nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn,...” (Từ điển Annam - Lusitan - Latinh, tức Từ điển Việt - Bồ - La, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991, phần phiên dịch, tr. 3).

- Vậy rõ ràng A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ. Chẳng những thế, ông ta cũng không phải là người châu Âu đầu tiên soạn từ điển về tiếng Việt vì trước ông ta đã có hai giáo sĩ Bồ Đào Nha là G. de Amaral và A. Barbosa. Ông ta chỉ thừa hưởng công trình của hai cố đạo kia rồi thêm tiếng La Tinh vào theo lệnh của Tòa thánh La Mã mà thôi,… Lời lẽ của chính đương sự rõ như ban ngày: A. de Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi.
_________________
Đặc biệt, Alexandre de Rhodes là người có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông. Trong cuốn Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo), xuất bản tại Paris năm 1653, ở đoạn cuối chương 19, phần thứ 3, Alexandre de Rhodes viết: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ”. Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc ngữ?” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 31-1-1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch câu đó như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”.

Chính vì thấy những ý định không tốt của A. de Rhodes (chống đối truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc, chia rẽ tinh thần đoàn kết giữa đồng bào lương và giáo, âm mưu dẫn quân viễn chinh Pháp tới xâm lược nước ta…) nên cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong lẫn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều đã trục xuất A. de Rhodes, không cho ông ta cư trú và hoạt động ở Việt Nam. Vì những lẽ trên, ở miền Bắc sau 1954 và ở miền Nam sau 1975, các đường phố, trường học,… mang tên A. de Rhodes (do thực dân Pháp hay chính quyền Việt Nam Công hoà đặt) đều bị xóa. Gần đây, một số người lặp lại luận điệu sai trái của thực dân trước đây để đòi phục hồi tên của A. de Rhodes, nhằm những ý đồ chính trị hay tôn giáo của họ.

Chúng tôi khẳng định: “A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ,..”. Trái lại đối với dân tộc Việt Nam, Rhodes là kẻ có tội thì làm sao vinh danh, đặt tên đường được. Quan điểm của các sử gia Việt Nam là quá rõ: “Sau hàng thế kỷ trường kỳ mai phục bằng hội Truyền Giáo đối ngoại, tới đây tư bản Pháp đã nắm được thời cơ can thiệp thẳng vào Việt Nam. Đó là cái mà các sử gia triều đình phong kiến thực dân gọi là “công nghiệp” của Pi-nhô đờ Bê-hen (Pigneau de Béhaine), người được Lu-i XVI phong tước công và cử làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền bên cạnh Nguyễn Ánh và được Nguyễn Ánh tôn lên làm “cha cả” với chức thái phó tước quận công. Nhưng vai trò Bá Đa Lộc vốn chỉ là kẻ trực tiếp khiến cho tư bản Pháp nắm được Nguyễn Ánh, còn yếu tố quyết định đầu tiên là cả một quá trình hoạt động không biết mệt mỏi của hội Truyền Giáo đối ngoại nằm trong tay thế lực tư bản Pháp, vốn do Rốt sáng lập” (Hoàng Văn Lân, Đặng Huy Vận, Mưu đồ chính trị của A-lếch-xăng-đờ-rốt và vấn đề chữ quốc ngữ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 63, tháng 6, 1964, tr. 14-28).

(Trích nguyên văn từ bản kiến nghị)
Ơ! thế là kiến nghị bằng chữ quốc ngữ à? em tưởng kiến nghị bằng chữ nôm nó mới chuẩn.
 

Lão Phật Gia.

Xe tải
Biển số
OF-681422
Ngày cấp bằng
2/7/19
Số km
333
Động cơ
106,711 Mã lực
Tuổi
42
"Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi." - cái thằng thực dân đầu tiên ở VN phải 170 năm sau nó mới sinh ra (1560-1858), mấy ông giáo sư này tính toán kiểu gì không biết...
Thế mới bảo mấy vị giáo sư này mang danh nghiên cứu khoa học mà không dùng phương pháp luận khoa học, toàn dùng phương pháp suy diễn, chụp mũ, đấu tố... nên dư luận mới phản ứng mạnh.
 

vumessi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-592615
Ngày cấp bằng
30/9/18
Số km
312
Động cơ
134,520 Mã lực
Tuổi
33
Luận điểm chính và kết luận của nhóm phản đối:

- Chính A. de Rhodes cũng đã viết: “Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh (tức Đàng Trong và Đàng Ngoài), thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ Đào Nha, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam (tức là từ điển Việt - Bồ), ông sau bằng tiếng Bồ - Đào (tức là từ điển Bồ - Việt), nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn,...” (Từ điển Annam - Lusitan - Latinh, tức Từ điển Việt - Bồ - La, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1991, phần phiên dịch, tr. 3).

- Vậy rõ ràng A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ. Chẳng những thế, ông ta cũng không phải là người châu Âu đầu tiên soạn từ điển về tiếng Việt vì trước ông ta đã có hai giáo sĩ Bồ Đào Nha là G. de Amaral và A. Barbosa. Ông ta chỉ thừa hưởng công trình của hai cố đạo kia rồi thêm tiếng La Tinh vào theo lệnh của Tòa thánh La Mã mà thôi,… Lời lẽ của chính đương sự rõ như ban ngày: A. de Rhodes làm sách bằng chữ quốc ngữ là để phụng sự cho việc truyền bá đức tin Ki-tô giáo, chứ tuyệt đối không vì bất cứ một lợi ích nhỏ nhoi nào của người Đại Việt cả. Người Việt Nam đã tận dụng chữ quốc ngữ, mà một số cố đạo đã đặt ra, với sự góp sức của một số con chiên người Đại Việt, để làm lợi khí cho việc giảng đạo, thành lợi khí của chính mình để phát triển văn hóa dân tộc, để chuyển tải một cách đầy hiệu lực những tư tưởng yêu nước và những phương thức đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Đây chẳng qua là chuyện ‘gậy ông đập lưng ông’ mà thôi.
_________________
Đặc biệt, Alexandre de Rhodes là người có ý định xin vua Louis XIV của Pháp cung cấp binh lính để chinh phục phương Đông. Trong cuốn Divers voyages et missions (Các cuộc hành trình và truyền giáo), xuất bản tại Paris năm 1653, ở đoạn cuối chương 19, phần thứ 3, Alexandre de Rhodes viết: “J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume du monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ”. Trong bài viết “Ai làm ra chữ quốc ngữ?” đăng trên báo Tuổi Trẻ ngày 31-1-1993, Giáo sư Hoàng Tuệ đã dịch câu đó như sau: “Tôi nghĩ nước Pháp, vương quốc mộ đạo nhất, có thể cấp cho tôi binh lính để chinh phục toàn phương Đông, đặt nó dưới quyền Jésus Christ”.

Chính vì thấy những ý định không tốt của A. de Rhodes (chống đối truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc, chia rẽ tinh thần đoàn kết giữa đồng bào lương và giáo, âm mưu dẫn quân viễn chinh Pháp tới xâm lược nước ta…) nên cả chúa Nguyễn ở Đàng Trong lẫn chúa Trịnh ở Đàng Ngoài đều đã trục xuất A. de Rhodes, không cho ông ta cư trú và hoạt động ở Việt Nam. Vì những lẽ trên, ở miền Bắc sau 1954 và ở miền Nam sau 1975, các đường phố, trường học,… mang tên A. de Rhodes (do thực dân Pháp hay chính quyền Việt Nam Công hoà đặt) đều bị xóa. Gần đây, một số người lặp lại luận điệu sai trái của thực dân trước đây để đòi phục hồi tên của A. de Rhodes, nhằm những ý đồ chính trị hay tôn giáo của họ.

Chúng tôi khẳng định: “A. de Rhodes không phải là người sáng chế ra chữ quốc ngữ,..”. Trái lại đối với dân tộc Việt Nam, Rhodes là kẻ có tội thì làm sao vinh danh, đặt tên đường được. Quan điểm của các sử gia Việt Nam là quá rõ: “Sau hàng thế kỷ trường kỳ mai phục bằng hội Truyền Giáo đối ngoại, tới đây tư bản Pháp đã nắm được thời cơ can thiệp thẳng vào Việt Nam. Đó là cái mà các sử gia triều đình phong kiến thực dân gọi là “công nghiệp” của Pi-nhô đờ Bê-hen (Pigneau de Béhaine), người được Lu-i XVI phong tước công và cử làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền bên cạnh Nguyễn Ánh và được Nguyễn Ánh tôn lên làm “cha cả” với chức thái phó tước quận công. Nhưng vai trò Bá Đa Lộc vốn chỉ là kẻ trực tiếp khiến cho tư bản Pháp nắm được Nguyễn Ánh, còn yếu tố quyết định đầu tiên là cả một quá trình hoạt động không biết mệt mỏi của hội Truyền Giáo đối ngoại nằm trong tay thế lực tư bản Pháp, vốn do Rốt sáng lập” (Hoàng Văn Lân, Đặng Huy Vận, Mưu đồ chính trị của A-lếch-xăng-đờ-rốt và vấn đề chữ quốc ngữ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Viện Sử học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 63, tháng 6, 1964, tr. 14-28).

(Trích nguyên văn từ bản kiến nghị)
Chữ viết nó là văn hoá, tức phải có quá trình diễn tiến theo thời gian, không thể và không cần phải chính xác ai mới là người đầu tiên "sáng tác" ra chữ Quốc ngữ
Ông Rhodes là người đầu tiên chính thức tổng hợp và phát triển, thì cũng có thể coi ông ấy là "cha đẻ" của chữ Quốc ngữ, nếu trước đó chưa có ai làm
 

sudichat2002

Xe container
Biển số
OF-48729
Ngày cấp bằng
14/10/09
Số km
5,726
Động cơ
530,397 Mã lực
Thế mới bảo mấy vị giáo sư này mang danh nghiên cứu khoa học mà không dùng phương pháp luận khoa học, toàn dùng phương pháp suy diễn, chụp mũ, đấu tố... nên dư luận mới phản ứng mạnh.
À mà 11 ông Huế này, nếu mà là đại diện cho Huế kiến nghị phản đổi, thì cũng chả khác gì vả vào mặt mấy ông văn hóa ở SG với Quảng Nam (có tên đường ông Rốt) là kém cỏi, không tìm hiểu lịch sử mà nhanh nhảu vinh danh ông Rốt...
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
21,835
Động cơ
744,410 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Thớt này làm nhiều cụ đỏ mít phết nhể :D. Giang cư mận VN có tính bầy đàn tương đối cao, thằng fan page LĐBĐ Thái Dúi cũng đang khóa truy cập từ VN còn gì :)). Cứ trái ý mình là chửi đã, chửi xong tính tiếp :))
Mấy cụ đỏ mít thì phần lớn là mất ngựa khi các cược bóng đá. KKK
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
21,835
Động cơ
744,410 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Không liên quan, tiện thấy Chã em hỏi, hôm trước em cá cược bóng đá lấy xỉu, thế là em thắng hay thua, và mít có được thêm gì k ạ
Ơ, cụ cược với ông nào thì đi hỏi ông đấy chứ. Em có tham gia hay tổ chức đâu mà biết thể lệ.:D
 

mn2t

Xe điện
Biển số
OF-144742
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
2,769
Động cơ
389,435 Mã lực
Chữ viết nó là văn hoá, tức phải có quá trình diễn tiến theo thời gian, không thể và không cần phải chính xác ai mới là người đầu tiên "sáng tác" ra chữ Quốc ngữ
Ông Rhodes là người đầu tiên chính thức tổng hợp và phát triển, thì cũng có thể coi ông ấy là "cha đẻ" của chữ Quốc ngữ, nếu trước đó chưa có ai làm
Chuẩn rồi, giống trung của khẳng định họ tìm ra Châu Mỹ trước, nhưng chính Christopher Columbus đặt dấu ấn khai phá Châu Mỹ.
Còn mục đích cụ thể mỗi thời một khác, nhưng không thể phủ nhận chữ chúng ta viết do giáo sĩ Alexandre de Rhodes đặt dấu ấn quan trọng để phổ cập khiến nó phổ biến như bây giờ
 

Trâu troll

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-708492
Ngày cấp bằng
24/11/19
Số km
256
Động cơ
91,860 Mã lực
Tuổi
43
Indo, Malai, Cam, Lào thuộc ảnh hưởng của Ấn Độ với hệ chữ giun. Việt Nam ảnh hưởng của TQ với hệ chữ que.:D
Bán đảo Đông Dương- Indochina là nơi biên giới giữa
hai nền văn hoá India và China.
Tự dưng ông lão Rodes và các đồng đội nhảy xổ vào và tạo ra hiện tượng 1 nước hệ chữ Latin nằm nằm gọn lỏn ở giữa.
Thời cơ để tạo ra đất nước đa tôn giáo, đa văn hoá như Malaysia đã qua mất rồi
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,086
Động cơ
324,476 Mã lực
Tuổi
57
Thế giờ mình đang dạy cho học sinh dân tộc thiểu số tiếng gì? chữ gì ạ?
Mục đích cho các cháu tiếp cận với sự văn minh, có được những mảnh bằng kiến thức giúp mình giúp bản làng mình vươn lên. Em nghĩ là tốt chứ ạ?
Ờ mờ cũng chưa chắc, sẽ có người nói dạy như thế là áp bức tiêu diệt văn hóa văn minh của bà con dân tộc thiểu số..vv...mây mây.
 

mn2t

Xe điện
Biển số
OF-144742
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
2,769
Động cơ
389,435 Mã lực
Ko có chữ quốc ngữ thì e rằng giờ chắc 70% dân số mù chữ và 99% ko học xong lớp 12 thì ko đọc đc báo. Nếu xài chữ Nôm thì nguy cơ đó càng cao hơn.

Vậy theo ý cụ thì mình phải xài chữ Hán mới chuẩn là "ko lạy giặc làm cha"??? Hay là mình ko thèm có chữ viết luôn nhỉ? Bất kể mục đích của ông ta là gì thì công lao ông ta đóng góp tạo ra chữ quốc ngữ để hàng bao thế hệ người Việt tiếp cận kiến thức, văn minh cũng đủ át hết tội lỗi rồi cụ ạ. Vinh danh là vinh danh điều đó! Chứ ko ai nhận ông ta là "cha" cả!

Cụ nên nhớ người Việt khác người Hàn và Nhật là ko tạo ra đc chữ viết của riêng minh 1 cách hợp lí mà là "cải lùi" chữ Hán => khiến văn minh có nguy cơ tụt hậu hơn.
ĐỒng ý cụ. Mình dùng chữ vuông hay giun dế cũng chả sao.
Vấn đề lịch sử không thể đổi, là mình hiện dùng chữ quốc ngữ như thế này, xét dưới góc độ công lao, không thể chối bỏ đóng góp của ông Alexandre de Rhodes
 

Xichlo0banh

Xe tăng
Biển số
OF-534086
Ngày cấp bằng
26/9/17
Số km
1,025
Động cơ
-61,242 Mã lực
Tuổi
51
Mà sao cứ phải đòi đặt tên đường nhỉ?
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,086
Động cơ
324,476 Mã lực
Tuổi
57
Mà sao cứ phải đòi đặt tên đường nhỉ?
Hehe, cụ cứ hay vặn vẹo.
Để em kể, không tổ lái oánh võng nhé.
F1 nhà em đi học bằng xe đưa đón của xe Tư nhân tự lập. Em có hỏi tay lái xe số đt và địa chỉ nhà hắn khi cần.

Khi thấy tên đường, em không biết và hỏi hắn ông nói đúng không đấy, hắn trợn mắt cáu: đ.m nhà tui ở đấy chứ ở đâu, mờ tui cũng éo biết là thằng cha nào , Phạm C L đọc tức cả ngực đ.m.

Xl các cụ, em không ghi rõ tên được. Ý em là đặt tên đường chẳng dễ, cũng khó đấy ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top