Cụ giảng thêm lý thuyết về bình tích áp được không ạ. Nếu bơm cảm biến dòng chảy rồi, nhà 5 tầng bơm lắp bể ở trần tầng 5, mỗi tầng 1 phòng tắm thì cần bình tích áp khoảng bao nhiêu, sơ đồ lắp bình trong hệ thống bơm thế nào ạ cụ. Em đang lựa chọn giữa mua bơm biến tần hoặc dùng cái bơm không biến tần cũ công suất khoảng 250-300w ạ
Bình thường, để tạo áp trong hệ thống cấp nước gia đình, chúng ta hay dùng bồn nước mái. Khi đó, áp lực nước sẽ bằng chiều cao bồn đến vị trí sử dụng nước (vòi).
Đối với những phòng ở gần bồn nước, thì cột áp thấp, nên cần tăng áp.
Nguyên lý tăng áp đều dùng 1 bơm điện để đẩy áp sau bơm theo yêu cầu.
Vấn đề nó nằm ở chổ khi nào thì kích hoạt bơm để bơm, vì bơm sẽ không thể chạy liên tục.
Có 2 cách cơ bản
1. Dùng cảm biến dòng chảy: Loại này chỉ dùng được khi hệ thống tự chảy được (từ bồn mái xuống, không tăng áp ngược từ bồn dưới đất lên được). Khi mở vòi, nước sẽ tự chảy qua
công tắc dòng chảy. Khi lưu lượng đạt mức nào đó theo công tắc, thì nó sẽ đóng dòng điện để bơm tăng áp hoạt động.
2. Loại bình tích áp: Loại này tăng áp được cho cả trường hợp bồn nước đặt dưới. Mục đích cái bồn tích áp nó là cái bộ đệm, vì hệ thống hoạt động đóng mở bơm trên
công tắc áp suất. Ban đầu, bơm sẽ bơm áp vào vào đường ống đến áp suất cài đặt. Khi mở vòi, nước chảy ra làm giảm áp suất hệ thóng dưới ngưỡng, và nó kích hoạt
công tắc áp suất để bơm hoạt động. Do nước không chịu nén, nên chỉ cẩn rỉ ra 1 ít (hoặc rò rỉ) là áp suất sẽ tụt rất nhanh, bơm sẽ bị kích hoạt liên tục. Để giảm hiện tượng đó, bình tích áp ra đời. Nó là cái bình khí. Do khí dãn nỡ tốt nên sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động không đóng mở liên tục.
Bình tích áp sẽ được lắp trên đường ống đến vòi tiêu thụ. Thể tích bồn tích áp phụ thuộc vào lưu lượng nước của vòi, và độ trễ mong muốn trong việc đóng mở, cũng như công suất bơm. Bình nhỏ quá thì hệ thống sẽ đóng mở liên tục. Cái này tính được, nhưng với nhu cầu gia đình thì có bản tra, tra cho nhanh.
Bình tích áp tương đối lạc hậu, nên đổi sang công tắc dòng chảy, tốt hơn nữa thì biến tần.