[Funland] Bức thư có một không hai gửi lại người đang sống

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,887
Động cơ
554,936 Mã lực
1595948498590.png


Do được bảo quản kỹ một cách có ý thức, nên sau 18 năm trời (từ năm 1966 lúc các chiến sĩ ấy hy sinh, đến khi tìm thấy hài cốt họ trên những chiếc võng dù căng giữa một khu rừng nguyên sinh ở thượng nguồn sông Đồng Nai năm 1984), những bức thư đó vẫn còn nguyên.

Chỉ một vài đoạn trích thư ấy thôi mà đã làm lay động tâm can của tất cả người đọc, khiến cho mọi người đều xúc động và không cầm được nước mắt. Xót thương, cảm phục vô cùng. Nó là bằng chứng để giải thích câu hỏi của cả triệu triệu người trên thế giới, "Tại sao Việt Nam thắng Mỹ".

Viết thư để lại cho người sống, mà không biết đến bao giờ "những người sống" mới tìm thấy và đọc được thư, những chiến sĩ quân giải phóng ấy, dù thời gian sống chỉ còn đếm được từng phút, đã thật có tầm khi định ra những khoảng thời gian gần, vừa và xa để nhắn nhủ cho tương lai. Và điều để chúng ta phải nghiêng mình cảm phục, là họ luôn tin tưởng rằng họ hy sinh là xứng đáng, để cho có một xã hội Việt Nam mai sau hết sức tươi đẹp, dù là mười năm, hai mươi năm, hay thậm chí là cả năm chục năm, hay trăm năm sau khi họ chết. Những người được đọc những bức thư đó khi tìm thấy là 18 năm, hay bây giờ chúng ta đọc lại đã là đủ 50 năm, cảm xúc chắc không thay đổi, nhưng có nhiều điều phải suy nghĩ, phải xót xa.

Sau này, câu chuyện cảm động về lá thư gửi người đang sống đã được cố thượng tướng Trần Văn Trà viết thành cuốn sách dài mang tên "Gởi người đang sống" do NXB Trẻ ấn hành năm 1996, cùng với năm ông mất.

Có rất nhiều điều mà chúng ta còn muốn hỏi. Các liệt sĩ ấy, dù có đủ tên và quê quán chung chung, nhưng giờ này các anh nằm đâu? Người thân của các anh đã xác định được và đón các anh về quê hương chưa? Các anh xứng đáng là những người anh hùng trong lòng nhân dân Việt Nam, nhưng Nhà nuớc đã vinh danh gì cho các anh chưa? Và còn nữa, những bức thư của các anh giờ ở đâu, có được đưa vào lưu giữ trong bảo tàng nào không. Tại sao có một thời chúng ta rầm rộ làm những cuốn sách cho "Tủ sách mãi mãi tuổi hai mươi" và "Những lá thư thời chiến" để giáo dục lòng yêu nước cho tuổi trẻ, mà sao không thấy nói gì đến những lá thư này. Có thể nói không sai rằng, những lá thư này xứng đáng có vị trí trang trọng nhất trong "Tủ sách mãi mãi tuổi hai mươi" nói trên.

Một lần kể và nhắc về các đồng đội đã hy sinh, chính là một lần tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn sự hy sinh của các liệt sĩ ấy cho Tổ quốc.

Vì thế, với tâm trạng của một người là đồng đội đàn em của các anh, tôi xin trích lại một vài đoạn trong các bài viết về các anh để gửi đến những bạn đọc có tình người, như một nén nhang thắp cho hương hồn các anh và nhắn nhủ rằng: Chúng tôi hôm nay và thế hệ con cháu đất Việt mai sau không bao giờ quên ơn các anh.

1. Bài đăng trên báo Tiền Phong năm 2005:

Đoạn trích một bức thư được gói kỹ càng để lại giữa cánh rừng nguyên sinh tại thượng nguồn sông Đồng Nai bên cạnh 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1 (Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam).

"Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn... Xin cho chúng tôi gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa.

Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng".

Sự hy sinh rất đỗi bi hùng của những chiến sĩ Giải phóng quân và những dòng thư họ để lại như một lời ca bất tử của tuổi trẻ Việt Nam thời thắng Mỹ, là cảm nhận của người đọc khi bắt gặp bức thư này trong tập sách Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm của Cố Thượng tướng Trần Văn Trà, do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành nhân kỷ niệm 30 năm ngày toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ và lần thứ 60 Quốc khánh 2/9.

Lộ trình đến với bức thư “có một không hai” này được Cố Thượng tướng Trần Văn Trà kể lại: Vào mùa xuân năm 1984, trong một chuyến khảo sát để quy hoạch cơ sở sản xuất, đoàn cán bộ Nông trường “Giải phóng” – tỉnh Sông Bé (nay thuộc Bình Dương) do đồng chí Nhân – Thượng tá quân đội chuyển ngành, nguyên cán bộ Trung đoàn Bình Giã - dẫn đầu, ngược thượng nguồn sông Đồng Nai tới một vùng đồi rừng nguyên sinh đã xúc động, bàng hoàng trước một cảnh tượng rất đỗi thiêng liêng.

Trên 3 chiếc võng dù cùng cột chung đầu vào một thân cây, là 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ Quân giải phóng. Cạnh mỗi bộ hài cốt là một khẩu AK han rỉ, một đôi dép cao su. Những bí ẩn về sự hy sinh của 3 chiến sĩ giải phóng quân nhanh chóng được “giải mã” bởi bức thư bọc gói kỹ càng trong ni lông và được cột chặt ở đầu võng. Tuy những dòng viết run rẩy, nguệch ngoạc (vì bị thương, đói, khát), nhưng với những ý tứ, câu từ rất sáng rõ.

Những người viết tự giới thiệu: “Chúng tôi: 1. Lê Hoàng Vũ, quê Thái Bình; 2. Nguyễn Chí, quê Quảng Ngãi; 3. Trần Viết Dũng, quê thành phố Sài Gòn, chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội “Ký Con”, Trung đoàn BG (Bình Giã), Quân giải phóng miền Nam .

Những dòng thư đưa người đọc trở lại với một sự kiện lịch sử xảy ra cách hôm nay (2005) gần 40 năm. Ngày đó, sau trận tập kích của Trung đoàn Bình Giã và một số đơn vị khác thuộc Bộ Tư lệnh Miền, diệt một lực lượng lớn quân Mỹ – Ngụy ở Bông Trang – Nhà Đỏ (Thủ Dầu Một), tháng 2/1966, trên đường rút về hậu cứ, một tiểu đội, trong đó có các anh Vũ, Chí, Dũng, được phân công nghi binh, đánh lạc hướng địch, để trung đoàn trở về an toàn.

Một tiểu đội 11 người với những chiếc bật lửa và vài chiếc máy thông tin, mỗi người một khẩu AK đã làm tròn nhiệm vụ tạo dấu vết một trung đoàn hành quân về hậu cứ sau trận tập kích thắng lợi. Sau mấy ngày băng rừng, vượt suối, hứng chịu hàng chục phi vụ rải thảm của B52, 8 người hy sinh; phương tiện thông tin hư hỏng.

Vượt qua những ngày “đói quay đói quắt…, khát như khô cháy cả ruột gan…” và mang trên mình đầy thương tích, 3 chiến sĩ còn lại đã tới được cánh rừng này. Sức kiệt, không thể đi tiếp, không còn phương tiện thông tin, các anh quyết định dừng lại và “chọn khu rừng đẹp đẽ này làm nơi an nghỉ cuối cùng…”.

Chúng ta hãy nghe các anh tâm sự: “Quyết định rồi chúng tôi tự thấy khoan khoái lạ thường. Sáng suốt hẳn lên… Dừng lại ở đây với một ít sức lực còn lại viết một tường trình cuộc chiến đấu gửi lại cho ai đó tìm được…

Mỗi người đứng trước cái chết của mình cố gắng dùng một chút sức còn lại, quả thật rất ít ỏi, để thay nhau chấp bút. Chúng tôi đã chọn cây gỗ tơ còn sống lâu này làm trụ, giúp nhau mắc võng cho từng người, thống nhất nhau tư thế nằm trên võng, sắp xếp vài đồ vật còn lại… Chúng tôi sẽ chết ung dung thư thái như đã từng sống mãnh liệt mà thư thái với công việc chúng tôi đã làm…”.

Sau khi chọn cho mình cái chết, 3 chiến sỹ – người yếu viết trước, người còn sức dành viết sau; các anh dồn chút sức lực còn lại viết về cuộc chiến đấu trong mấy ngày qua, về sự hy sinh của đồng đội; những tình cảm thân thương da diết đối với bố, mẹ, vợ con, người thân, quê hương… và bày tỏ niềm tin vào ngày cuộc kháng chiến chống Mỹ toàn thắng.

Lần lượt, Lê Hoàng Vũ, Nguyễn Chí vĩnh viễn ra đi. Người để lại những dòng lưu bút cuối cùng là Trần Viết Dũng. Xin được dẫn những dòng như dứt, rút từ gan ruột của anh: “…Nhưng rồi các bạn giục kết thúc lá thư đi thôi. Thời gian không chờ chúng tôi nữa. Chúng tôi đã cảm thấy sắp đến giờ phải từ giã cõi đời này rồi. Trước khi ra đi, thư phải được bảo quản cẩn thận để tránh thời gian mưa nắng phũ phàng. Thư. Thư phải về tới tay những người đang sống…

Nếu lá thư này được về với đồng đội chúng tôi trong Trung đoàn BG quân giải phóng miền Nam hay một đơn vị bạn nào đó qua đây, xin chuyển lên giùm cấp trên.

Tiểu đội Giải phóng quân chúng tôi trong Trung đội “Ký Con” đã hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn.

Còn như chúng tôi được phát hiện muộn hơn sau 5 năm – 10 năm – tự do quý giá, thì xin cho chúng tôi – gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó, trong một thời đại vinh quang, lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa. Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng.

Hay trong trường hợp đến 50-100 năm sau, thư này mới tới những người, có thể gọi là thế hệ mai sau, thì cho phép chúng tôi gửi lời chào xã hội chủ nghĩa, cho phép chúng tôi bày tỏ vui mừng tuyệt diệu vì hạnh phúc và hòa bình đang tràn ngập hành tinh chúng ta mà chúng tôi trở thành những hạt bụi có ích – Và hơn thế nữa nếu được, cho chúng tôi gửi lời chào niềm nở nhất đến những con người ở những vì sao xa xôi, những người bạn mới giữa các hành tinh.

Mùa Xuân giữa rừng miền Đông Nam Bộ.

Vũ-Chí-Dũng”.

Xin được nghiêng mình trước những gương hy sinh nghĩa liệt, trước những dòng huyết thư như một lời ca bất tử của những người trai đất Việt thời thắng Mỹ.

2. Trích bài giới thiệu cuốn sách ""Gởi người đang sống" do NXB Trẻ ấn hành.

Chiến tranh nó định đoạt sinh mạng của con người một cách mù quáng nhất và cũng trong khói lửa đạn bom ấy, trong những giờ phút sinh tử, chúng ta nhận ra có những con người bất tử, trường tồn mãi cùng với non sông, đất nước này.

Dường như là định mệnh ba người con của ba miền, những người còn sót lại cuối cùng của tiểu đội 1, trung đội: "Ký con" của trung đoàn BG chủ lực Quân giải phóng miền nam Việt Nam. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và trước khi nhắm mắt xuôi tay, họ đã cùng nhau viết cái mà như họ nói "... Không biết nên viết một bản báo cáo, một lá thư hay một tường trình vì lẽ rất đơn giản là chúng tôi không biết ai sẽ đọc bản viết này...". Có lẽ tôi không cần viết một điều gì về cuốn sách này. Bởi đơn giản mọi từ ngữ chỉ là sáo rỗng và thật vô vị nếu các bạn đọc bản viết mà 3 người lính trước khi ra đi đã để lại. Tôi chỉ xin ghi lại một vài điều để bày tỏ lòng khâm phục, sự biết ơn của mình đối với các anh. Những người đã ngã xuống cho đất nước được độc lập tự do: "... Ôi thiên nhiên quanh chúng tôi tràn đầy không khí thanh bình, cây cối điểm những chồi non mơn mởn, vạn vật đang rạt rào nô nức sang xuân. Làn gió nhẹ lướt qua đang thì thầm trong muôn ngàn kẽ lá như mách bảo chúng tôi rằng có lẽ phải đến một ngày hòa bình nào đó những dòng chữ này mới được về trong lòng đồng chí, đồng bào. Còn bây giờ chúng tôi cố động viên nhau ráng sống thêm một số giờ nữa cho bản viết hoàn thành, có đầy đủ ý kiến của 3 người chúng tôi. phải, chúng tôi đã sống, chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ khiêm nhường nhất của chúng tôi, cũng nhờ cả tiểu đội chúng tôi hợp lực lại. Giờ đây 8 đồng chí chúng tôi đã chết... Rồi chưa biết đích xác lúc nào,... chúng tôi cũng sẽ ngừng mọi cử động trong lúc vạn vật, xem kìa đang rạo rực giữa cảnh xuân của đất trời. Chiến tranh mà, nó định đoạt mạng sống của con người ta một cách mù quáng, kinh khủng. Nhất định chúng tôi sẽ phải hoàn thành bản viết này - đó là ý chí cuối cùng - để vẹn tròn nhiệm vụ của mình, vẹn tròn cuộc đời của những chàng trai thời đại mà tổ quốc đang cần được giải phóng, dân tộc cần phải đứng lên...".

Vậy đấy, họ đã ra đi thanh thản, cả một tiểu đội và ba người viết bản viết gửi lại là ba người cuối cùng, bị thương nặng, đói và mệt: "... Không còn hy vọng tìm ra nước. Đã nhiều ngày không có gì ăn. Máu đã mất nhiều, những cơn sốt thường xuyên hành hạ từng người. Chúng tôi cũng không hiểu sao lại được sống đến giờ này...".

Bức thư này họ viết khi cuộc chiến chưa kết thúc, vài chục năm sau khi cuộc chiến kết thúc, những người đồng đội vẫn không biết họ nằm ở đâu trong rừng già. Cả một tiểu đội đã hy sinh. Người ta chỉ tình cờ phát hiện ra khi đi tìm đường để đưa người lên làm kinh tế mới. Chiến tranh đã cướp đi bao sinh mạng, mỗi sinh mạng ấy đều có gia đình, người thân, mỗi sinh mạng đều có ước mơ, hoài bão. Trước cái chết họ bình thản, họ sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng ngã xuống để giành lại được độc lập tự do: "Chúng tôi rất bằng lòng, lòng thanh thản kỳ lạ. Thì ra cái chết có gì là ghê gớm lo âu đâu. Chúng tôi sẽ chết ung dung thư thái như đã từng sống mãnh liệt mà thư thái với công việc của mình đã làm".

Anh Vũ quê Thái Bình, "... quay nhìn về phương Bắc, nói: "Bố ơi! Suốt đời bố lao động cực nhọc! Ngày con rời trường đại học Bách khoa Hà Nội, sau mới 3 năm kỳ cục ở đấy, tình nguyện vào nam chiến đấu, Bố vừa thương, vừa đồng tình nhưng dặn: "Chiến đấu xong về học tiếp nghe con! Đời bố, đời ông có đâu dám mơ đại học". Giờ thì con xin lỗi, không thực hiện được lời bố dặn. Dành cho các em con, các cháu nhỏ của xóm làng vậy". Còn anh Chí quê Quảng Ngãi, thì lớn tuổi hơn anh Vũ trước khi chết anh nghĩ về mẹ: "... đã già rồi nhưng vẫn đứng vững khi nghe tin anh mình hy sinh ở trận Vạn Tường. Bây giờ đến mình, chắc chắn mẹ vẫn dũng cảm, mẹ nhỉ. Còn Hương của mình, khi chia tay nhau Hương thách thi đấu giết giặc với mình. Anh chịu thua em rồi, Hương của anh...".

Còn anh Dũng quê Sài Gòn: "... Tôi thì cha mẹ mất sớm. Tôi thương vợ, thương con. Ôi bàn chân con mũn mĩn thật là xinh, nay hẳn đã cứng cáp... Trâm ơi! Em gánh vác thêm nhiệm vụ của anh từ đây em nhé, con lớn sẽ thay anh nếu giặc vẫn còn". Họ, những người lính ấy, trước khi ra đi còn muốn viết rất nhiều: "Nhưng rồi các bạn giục kết thúc lá thư đi thôi. Thời gian không còn chờ chúng tôi nữa. Chúng tôi đã cảm thấy sắp đến giờ phải từ giã cõi đời này rồi. Trước khi ra đi thư phải được bảo quản cẩn thận để tránh thời gian mưa nắng phủ phàng...". Khi anh Dũng ghi những dòng cuối cùng của bức thư thì anh Vũ và anh Chí đều đã ra đi rồi và anh đang gắng gượng làm cái công việc cuối cùng của mình là bảo quản bản viết. Rồi sau đó anh cũng: "... Sẽ nằm ngay ngắn trên võng y như các bạn, noi gương các bạn, lòng thanh thản và tự hào ra đi vào cõi mông lung vô tận".

Nguồn: FB Vũ Công Chiến - cũng là tác giả quyển sách Hồi ức lính và cựu sinh viên của ĐH BKHN.
 

DurexXL

Xe container
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
9,708
Động cơ
558,676 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Kính cẩn cúi đầu trước Anh linh của Những Người Anh Hùng
 
Biển số
OF-724564
Ngày cấp bằng
9/4/20
Số km
158
Động cơ
77,359 Mã lực
Tuổi
40
Cảm ơn chia sẻ của Cụ chủ! Gợi cho chúng ta sự tri ân, kèm theo cảm xúc khó tả, đưa chúng ta chậm lại giữa dòng đời bon chen!
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,243
Động cơ
324,728 Mã lực
Tuổi
57
Choáng.
Rip các anh!
 

longle1836

Xe tải
Biển số
OF-293535
Ngày cấp bằng
23/9/13
Số km
252
Động cơ
317,150 Mã lực
Quá xúc động và cảm phục các anh!
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
11,220
Động cơ
1,331,434 Mã lực
Cám ơn cụ chia sẻ, hy vọng câu chuyện khiến cho một số người đang sống trên đất nước này, đang nói và viết tiếng Việt cảm thấy xấu hổ và làm những điều có ích hơn, viết những thứ tốt đẹp hơn.
 

zingka2020

Xe máy
Biển số
OF-716005
Ngày cấp bằng
13/2/20
Số km
63
Động cơ
81,840 Mã lực
Tuổi
24
Các anh đã chọn cho mình một cuộc đời thật đẹp
 

tausuot

Xe buýt
Biển số
OF-21331
Ngày cấp bằng
19/9/08
Số km
702
Động cơ
486,161 Mã lực
Kính phục những con người anh hùng và cách các anh đối mặt cái chết
 

Kyson1

Xe điện
Biển số
OF-169849
Ngày cấp bằng
4/12/12
Số km
4,390
Động cơ
434,283 Mã lực
Họ sẽ hok bao h chết. Bởi di sản của họ là một phần của độc lập dân tộc. Nó sẽ còn mãi...
kính cẩn nghiêng mình trc anh linh các anh hùng liệt sỹ đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất mẹ.
 
Biển số
OF-732463
Ngày cấp bằng
12/6/20
Số km
109
Động cơ
13,176 Mã lực
"Còn như chúng tôi được phát hiện muộn hơn sau 5 năm – 10 năm – tự do quý giá, thì xin cho chúng tôi – gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó, trong một thời đại vinh quang, lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa. Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng."
Đọc đoạn này thấy khóe mắt cay cay. Các đầy tớ của dân đọc đoạn này thì nghĩ gì các cụ nhỉ?
 

taplai2012

Xe ngựa
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,926
Động cơ
541,790 Mã lực
View attachment 5336026

Do được bảo quản kỹ một cách có ý thức, nên sau 18 năm trời (từ năm 1966 lúc các chiến sĩ ấy hy sinh, đến khi tìm thấy hài cốt họ trên những chiếc võng dù căng giữa một khu rừng nguyên sinh ở thượng nguồn sông Đồng Nai năm 1984), những bức thư đó vẫn còn nguyên.

Chỉ một vài đoạn trích thư ấy thôi mà đã làm lay động tâm can của tất cả người đọc, khiến cho mọi người đều xúc động và không cầm được nước mắt. Xót thương, cảm phục vô cùng. Nó là bằng chứng để giải thích câu hỏi của cả triệu triệu người trên thế giới, "Tại sao Việt Nam thắng Mỹ".

Viết thư để lại cho người sống, mà không biết đến bao giờ "những người sống" mới tìm thấy và đọc được thư, những chiến sĩ quân giải phóng ấy, dù thời gian sống chỉ còn đếm được từng phút, đã thật có tầm khi định ra những khoảng thời gian gần, vừa và xa để nhắn nhủ cho tương lai. Và điều để chúng ta phải nghiêng mình cảm phục, là họ luôn tin tưởng rằng họ hy sinh là xứng đáng, để cho có một xã hội Việt Nam mai sau hết sức tươi đẹp, dù là mười năm, hai mươi năm, hay thậm chí là cả năm chục năm, hay trăm năm sau khi họ chết. Những người được đọc những bức thư đó khi tìm thấy là 18 năm, hay bây giờ chúng ta đọc lại đã là đủ 50 năm, cảm xúc chắc không thay đổi, nhưng có nhiều điều phải suy nghĩ, phải xót xa.

Sau này, câu chuyện cảm động về lá thư gửi người đang sống đã được cố thượng tướng Trần Văn Trà viết thành cuốn sách dài mang tên "Gởi người đang sống" do NXB Trẻ ấn hành năm 1996, cùng với năm ông mất.

Có rất nhiều điều mà chúng ta còn muốn hỏi. Các liệt sĩ ấy, dù có đủ tên và quê quán chung chung, nhưng giờ này các anh nằm đâu? Người thân của các anh đã xác định được và đón các anh về quê hương chưa? Các anh xứng đáng là những người anh hùng trong lòng nhân dân Việt Nam, nhưng Nhà nuớc đã vinh danh gì cho các anh chưa? Và còn nữa, những bức thư của các anh giờ ở đâu, có được đưa vào lưu giữ trong bảo tàng nào không. Tại sao có một thời chúng ta rầm rộ làm những cuốn sách cho "Tủ sách mãi mãi tuổi hai mươi" và "Những lá thư thời chiến" để giáo dục lòng yêu nước cho tuổi trẻ, mà sao không thấy nói gì đến những lá thư này. Có thể nói không sai rằng, những lá thư này xứng đáng có vị trí trang trọng nhất trong "Tủ sách mãi mãi tuổi hai mươi" nói trên.

Một lần kể và nhắc về các đồng đội đã hy sinh, chính là một lần tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn sự hy sinh của các liệt sĩ ấy cho Tổ quốc.

Vì thế, với tâm trạng của một người là đồng đội đàn em của các anh, tôi xin trích lại một vài đoạn trong các bài viết về các anh để gửi đến những bạn đọc có tình người, như một nén nhang thắp cho hương hồn các anh và nhắn nhủ rằng: Chúng tôi hôm nay và thế hệ con cháu đất Việt mai sau không bao giờ quên ơn các anh.

1. Bài đăng trên báo Tiền Phong năm 2005:

Đoạn trích một bức thư được gói kỹ càng để lại giữa cánh rừng nguyên sinh tại thượng nguồn sông Đồng Nai bên cạnh 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1 (Trung đội Ký Con, Trung đoàn Bình Giã, Quân giải phóng miền Nam).

"Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn... Xin cho chúng tôi gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa.

Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng".

Sự hy sinh rất đỗi bi hùng của những chiến sĩ Giải phóng quân và những dòng thư họ để lại như một lời ca bất tử của tuổi trẻ Việt Nam thời thắng Mỹ, là cảm nhận của người đọc khi bắt gặp bức thư này trong tập sách Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm của Cố Thượng tướng Trần Văn Trà, do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành nhân kỷ niệm 30 năm ngày toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ và lần thứ 60 Quốc khánh 2/9.

Lộ trình đến với bức thư “có một không hai” này được Cố Thượng tướng Trần Văn Trà kể lại: Vào mùa xuân năm 1984, trong một chuyến khảo sát để quy hoạch cơ sở sản xuất, đoàn cán bộ Nông trường “Giải phóng” – tỉnh Sông Bé (nay thuộc Bình Dương) do đồng chí Nhân – Thượng tá quân đội chuyển ngành, nguyên cán bộ Trung đoàn Bình Giã - dẫn đầu, ngược thượng nguồn sông Đồng Nai tới một vùng đồi rừng nguyên sinh đã xúc động, bàng hoàng trước một cảnh tượng rất đỗi thiêng liêng.

Trên 3 chiếc võng dù cùng cột chung đầu vào một thân cây, là 3 bộ hài cốt của 3 chiến sĩ Quân giải phóng. Cạnh mỗi bộ hài cốt là một khẩu AK han rỉ, một đôi dép cao su. Những bí ẩn về sự hy sinh của 3 chiến sĩ giải phóng quân nhanh chóng được “giải mã” bởi bức thư bọc gói kỹ càng trong ni lông và được cột chặt ở đầu võng. Tuy những dòng viết run rẩy, nguệch ngoạc (vì bị thương, đói, khát), nhưng với những ý tứ, câu từ rất sáng rõ.

Những người viết tự giới thiệu: “Chúng tôi: 1. Lê Hoàng Vũ, quê Thái Bình; 2. Nguyễn Chí, quê Quảng Ngãi; 3. Trần Viết Dũng, quê thành phố Sài Gòn, chiến sĩ thuộc Tiểu đội 1, Trung đội “Ký Con”, Trung đoàn BG (Bình Giã), Quân giải phóng miền Nam .

Những dòng thư đưa người đọc trở lại với một sự kiện lịch sử xảy ra cách hôm nay (2005) gần 40 năm. Ngày đó, sau trận tập kích của Trung đoàn Bình Giã và một số đơn vị khác thuộc Bộ Tư lệnh Miền, diệt một lực lượng lớn quân Mỹ – Ngụy ở Bông Trang – Nhà Đỏ (Thủ Dầu Một), tháng 2/1966, trên đường rút về hậu cứ, một tiểu đội, trong đó có các anh Vũ, Chí, Dũng, được phân công nghi binh, đánh lạc hướng địch, để trung đoàn trở về an toàn.

Một tiểu đội 11 người với những chiếc bật lửa và vài chiếc máy thông tin, mỗi người một khẩu AK đã làm tròn nhiệm vụ tạo dấu vết một trung đoàn hành quân về hậu cứ sau trận tập kích thắng lợi. Sau mấy ngày băng rừng, vượt suối, hứng chịu hàng chục phi vụ rải thảm của B52, 8 người hy sinh; phương tiện thông tin hư hỏng.

Vượt qua những ngày “đói quay đói quắt…, khát như khô cháy cả ruột gan…” và mang trên mình đầy thương tích, 3 chiến sĩ còn lại đã tới được cánh rừng này. Sức kiệt, không thể đi tiếp, không còn phương tiện thông tin, các anh quyết định dừng lại và “chọn khu rừng đẹp đẽ này làm nơi an nghỉ cuối cùng…”.

Chúng ta hãy nghe các anh tâm sự: “Quyết định rồi chúng tôi tự thấy khoan khoái lạ thường. Sáng suốt hẳn lên… Dừng lại ở đây với một ít sức lực còn lại viết một tường trình cuộc chiến đấu gửi lại cho ai đó tìm được…

Mỗi người đứng trước cái chết của mình cố gắng dùng một chút sức còn lại, quả thật rất ít ỏi, để thay nhau chấp bút. Chúng tôi đã chọn cây gỗ tơ còn sống lâu này làm trụ, giúp nhau mắc võng cho từng người, thống nhất nhau tư thế nằm trên võng, sắp xếp vài đồ vật còn lại… Chúng tôi sẽ chết ung dung thư thái như đã từng sống mãnh liệt mà thư thái với công việc chúng tôi đã làm…”.

Sau khi chọn cho mình cái chết, 3 chiến sỹ – người yếu viết trước, người còn sức dành viết sau; các anh dồn chút sức lực còn lại viết về cuộc chiến đấu trong mấy ngày qua, về sự hy sinh của đồng đội; những tình cảm thân thương da diết đối với bố, mẹ, vợ con, người thân, quê hương… và bày tỏ niềm tin vào ngày cuộc kháng chiến chống Mỹ toàn thắng.

Lần lượt, Lê Hoàng Vũ, Nguyễn Chí vĩnh viễn ra đi. Người để lại những dòng lưu bút cuối cùng là Trần Viết Dũng. Xin được dẫn những dòng như dứt, rút từ gan ruột của anh: “…Nhưng rồi các bạn giục kết thúc lá thư đi thôi. Thời gian không chờ chúng tôi nữa. Chúng tôi đã cảm thấy sắp đến giờ phải từ giã cõi đời này rồi. Trước khi ra đi, thư phải được bảo quản cẩn thận để tránh thời gian mưa nắng phũ phàng. Thư. Thư phải về tới tay những người đang sống…

Nếu lá thư này được về với đồng đội chúng tôi trong Trung đoàn BG quân giải phóng miền Nam hay một đơn vị bạn nào đó qua đây, xin chuyển lên giùm cấp trên.

Tiểu đội Giải phóng quân chúng tôi trong Trung đội “Ký Con” đã hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa Xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn.

Còn như chúng tôi được phát hiện muộn hơn sau 5 năm – 10 năm – tự do quý giá, thì xin cho chúng tôi – gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó, trong một thời đại vinh quang, lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa. Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ công bằng.

Hay trong trường hợp đến 50-100 năm sau, thư này mới tới những người, có thể gọi là thế hệ mai sau, thì cho phép chúng tôi gửi lời chào xã hội chủ nghĩa, cho phép chúng tôi bày tỏ vui mừng tuyệt diệu vì hạnh phúc và hòa bình đang tràn ngập hành tinh chúng ta mà chúng tôi trở thành những hạt bụi có ích – Và hơn thế nữa nếu được, cho chúng tôi gửi lời chào niềm nở nhất đến những con người ở những vì sao xa xôi, những người bạn mới giữa các hành tinh.

Mùa Xuân giữa rừng miền Đông Nam Bộ.

Vũ-Chí-Dũng”.

Xin được nghiêng mình trước những gương hy sinh nghĩa liệt, trước những dòng huyết thư như một lời ca bất tử của những người trai đất Việt thời thắng Mỹ.

2. Trích bài giới thiệu cuốn sách ""Gởi người đang sống" do NXB Trẻ ấn hành.

Chiến tranh nó định đoạt sinh mạng của con người một cách mù quáng nhất và cũng trong khói lửa đạn bom ấy, trong những giờ phút sinh tử, chúng ta nhận ra có những con người bất tử, trường tồn mãi cùng với non sông, đất nước này.

Dường như là định mệnh ba người con của ba miền, những người còn sót lại cuối cùng của tiểu đội 1, trung đội: "Ký con" của trung đoàn BG chủ lực Quân giải phóng miền nam Việt Nam. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và trước khi nhắm mắt xuôi tay, họ đã cùng nhau viết cái mà như họ nói "... Không biết nên viết một bản báo cáo, một lá thư hay một tường trình vì lẽ rất đơn giản là chúng tôi không biết ai sẽ đọc bản viết này...". Có lẽ tôi không cần viết một điều gì về cuốn sách này. Bởi đơn giản mọi từ ngữ chỉ là sáo rỗng và thật vô vị nếu các bạn đọc bản viết mà 3 người lính trước khi ra đi đã để lại. Tôi chỉ xin ghi lại một vài điều để bày tỏ lòng khâm phục, sự biết ơn của mình đối với các anh. Những người đã ngã xuống cho đất nước được độc lập tự do: "... Ôi thiên nhiên quanh chúng tôi tràn đầy không khí thanh bình, cây cối điểm những chồi non mơn mởn, vạn vật đang rạt rào nô nức sang xuân. Làn gió nhẹ lướt qua đang thì thầm trong muôn ngàn kẽ lá như mách bảo chúng tôi rằng có lẽ phải đến một ngày hòa bình nào đó những dòng chữ này mới được về trong lòng đồng chí, đồng bào. Còn bây giờ chúng tôi cố động viên nhau ráng sống thêm một số giờ nữa cho bản viết hoàn thành, có đầy đủ ý kiến của 3 người chúng tôi. phải, chúng tôi đã sống, chiến đấu và hoàn thành nhiệm vụ khiêm nhường nhất của chúng tôi, cũng nhờ cả tiểu đội chúng tôi hợp lực lại. Giờ đây 8 đồng chí chúng tôi đã chết... Rồi chưa biết đích xác lúc nào,... chúng tôi cũng sẽ ngừng mọi cử động trong lúc vạn vật, xem kìa đang rạo rực giữa cảnh xuân của đất trời. Chiến tranh mà, nó định đoạt mạng sống của con người ta một cách mù quáng, kinh khủng. Nhất định chúng tôi sẽ phải hoàn thành bản viết này - đó là ý chí cuối cùng - để vẹn tròn nhiệm vụ của mình, vẹn tròn cuộc đời của những chàng trai thời đại mà tổ quốc đang cần được giải phóng, dân tộc cần phải đứng lên...".

Vậy đấy, họ đã ra đi thanh thản, cả một tiểu đội và ba người viết bản viết gửi lại là ba người cuối cùng, bị thương nặng, đói và mệt: "... Không còn hy vọng tìm ra nước. Đã nhiều ngày không có gì ăn. Máu đã mất nhiều, những cơn sốt thường xuyên hành hạ từng người. Chúng tôi cũng không hiểu sao lại được sống đến giờ này...".

Bức thư này họ viết khi cuộc chiến chưa kết thúc, vài chục năm sau khi cuộc chiến kết thúc, những người đồng đội vẫn không biết họ nằm ở đâu trong rừng già. Cả một tiểu đội đã hy sinh. Người ta chỉ tình cờ phát hiện ra khi đi tìm đường để đưa người lên làm kinh tế mới. Chiến tranh đã cướp đi bao sinh mạng, mỗi sinh mạng ấy đều có gia đình, người thân, mỗi sinh mạng đều có ước mơ, hoài bão. Trước cái chết họ bình thản, họ sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng ngã xuống để giành lại được độc lập tự do: "Chúng tôi rất bằng lòng, lòng thanh thản kỳ lạ. Thì ra cái chết có gì là ghê gớm lo âu đâu. Chúng tôi sẽ chết ung dung thư thái như đã từng sống mãnh liệt mà thư thái với công việc của mình đã làm".

Anh Vũ quê Thái Bình, "... quay nhìn về phương Bắc, nói: "Bố ơi! Suốt đời bố lao động cực nhọc! Ngày con rời trường đại học Bách khoa Hà Nội, sau mới 3 năm kỳ cục ở đấy, tình nguyện vào nam chiến đấu, Bố vừa thương, vừa đồng tình nhưng dặn: "Chiến đấu xong về học tiếp nghe con! Đời bố, đời ông có đâu dám mơ đại học". Giờ thì con xin lỗi, không thực hiện được lời bố dặn. Dành cho các em con, các cháu nhỏ của xóm làng vậy". Còn anh Chí quê Quảng Ngãi, thì lớn tuổi hơn anh Vũ trước khi chết anh nghĩ về mẹ: "... đã già rồi nhưng vẫn đứng vững khi nghe tin anh mình hy sinh ở trận Vạn Tường. Bây giờ đến mình, chắc chắn mẹ vẫn dũng cảm, mẹ nhỉ. Còn Hương của mình, khi chia tay nhau Hương thách thi đấu giết giặc với mình. Anh chịu thua em rồi, Hương của anh...".

Còn anh Dũng quê Sài Gòn: "... Tôi thì cha mẹ mất sớm. Tôi thương vợ, thương con. Ôi bàn chân con mũn mĩn thật là xinh, nay hẳn đã cứng cáp... Trâm ơi! Em gánh vác thêm nhiệm vụ của anh từ đây em nhé, con lớn sẽ thay anh nếu giặc vẫn còn". Họ, những người lính ấy, trước khi ra đi còn muốn viết rất nhiều: "Nhưng rồi các bạn giục kết thúc lá thư đi thôi. Thời gian không còn chờ chúng tôi nữa. Chúng tôi đã cảm thấy sắp đến giờ phải từ giã cõi đời này rồi. Trước khi ra đi thư phải được bảo quản cẩn thận để tránh thời gian mưa nắng phủ phàng...". Khi anh Dũng ghi những dòng cuối cùng của bức thư thì anh Vũ và anh Chí đều đã ra đi rồi và anh đang gắng gượng làm cái công việc cuối cùng của mình là bảo quản bản viết. Rồi sau đó anh cũng: "... Sẽ nằm ngay ngắn trên võng y như các bạn, noi gương các bạn, lòng thanh thản và tự hào ra đi vào cõi mông lung vô tận".

Nguồn: FB Vũ Công Chiến - cũng là tác giả quyển sách Hồi ức lính và cựu sinh viên của ĐH BKHN.
Xúc động quá. Thật bi tráng!
Em chợt nhận ra 27/7 này chưa thắp nhang cho bác của em và chú của em. Em thấy tội lỗi quá. Cảm ơn cụ post bài viết này!
 
Chỉnh sửa cuối:

harman_kardon

Xe điện
Biển số
OF-39292
Ngày cấp bằng
27/6/09
Số km
2,187
Động cơ
492,352 Mã lực
Vâng, thực sự xúc động đến tận xương tủy. Các chứ vì nước quên thân. Một lòng muốn cho dân tộc , cho đất nước được hòa bình, công bằng và dân chủ. Mong ước của các chú chỉ có vậy thôi. Rất đơn giản trc lúc lìa xa trần thế.
 

taplai2012

Xe ngựa
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,926
Động cơ
541,790 Mã lực
Vâng, thực sự xúc động đến tận xương tủy. Các chứ vì nước quên thân. Một lòng muốn cho dân tộc , cho đất nước được hòa bình, công bằng và dân chủ. Mong ước của các chú chỉ có vậy thôi. Rất đơn giản trc lúc lìa xa trần thế.
Cũng may các chiến sĩ ấy thuộc về phe chiến thắng. Sự hy sinh ko vô nghĩa.
 

Trang Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-106833
Ngày cấp bằng
26/7/11
Số km
4,517
Động cơ
405,490 Mã lực
Cảm phục các bác quá.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top