Hải Phòng Các bài viết về luật giao thông của cụ Nguyen Viet Thanh

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Em lập thớt này tập hợp lại các bài viết của cụ Nguyen Viet Thanh đã viết.
Các bài viết này của cụ ấy thường viết trên facebook, để lưu giữ lại nguồn tư liệu quý thì em sẽ up cả lên trên forum.
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
KHÔNG CHO GHI Ý KIẾN VÀO PHẦN LỜI KHAI NGƯỜI VI PHẠM CỦA BIÊN BẢN HOẶC BẮT BUỘC PHẢI GHI ĐỒNG Ý LỖI, CSGT ĐÃ PHẠM NHỮNG LUẬT GÌ?

1. Vi phạm Hiến Pháp

Khoản 2, điều 8: "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, LẮNG NGHE Ý KIẾN và chịu sự giám sát của Nhân dân; KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ VÀ MỌI BIỂU HIỆN QUAN LIÊU, HÁCH DỊCH, CỬA QUYỀN."

xxx không cho ghi ý kiến là không lắng nghe ý kiến của nhân dân và có biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

2. Vi phạm Luật Công An Nhân Dân

Khoản 3, điều 5: "Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; BẢO VỆ lợi ích của Nhà nước, QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP của tổ chức, cá nhân."

xxx không cho ghi ý kiến, bắt nhận lỗi là không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

3. Vi phạm Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

a. Điểm đ, khoản 1, điều 3: "Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có QUYỀN tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;"

xxx không cho ghi ý kiến hoặc ghi ý kiến bắt nhận lỗi là tước đoạt quyền chứng minh không vi phạm hành chính của người vi phạm.

b. Khoản 2, điều 12: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, HẠN CHẾ QUYỀN CỦA NGƯỜI VI PHẠM HÀNH CHÍNH khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính."

Rõ ràng xxx ko cho ghi ý kiến hoặc bắt ghi nhận lỗi là đang lợi dụng chức vụ quyền hạn để hạn chế quyền của người vi phạm.

c. Khoản 2, điều 16: "Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, KHÔNG ĐÚNG THẨM QUYỀN HOẶC VI PHẠM QUY ĐỊNH KHÁC TẠI ĐIỀU 12 CỦA LUẬT NÀY và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự."

xxx không cho ghi ý kiến hoặc bắt ghi theo ý mình là làm việc không đúng thẩm quyền và vi phạm điều 12 như đã nói ở trên.

d. Khoản 2, điều 58: "Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; LỜI KHAI CỦA NGƯỜI VI PHẠM hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình."

xxx không cho ghi ý kiến là lập biên bản không đúng thủ tục quy định bởi pháp luật.

4. Vi Phạm Thông Tư 01/2016 Quy Định Về Nhiệm Vụ, Quyền Hạn của CSGT

Khoản 1, điều 15: "Khi phát hiện có hành vi vi phạm, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Trường họp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Tổ trường Tổ tuần tra, kiểm soát phải quyết định hoặc báo các người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính PHẢI ĐƯỢC THỰC HIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH."

Rõ ràng như đã nói ở trên thì các xxx không cho ghi ý kiến hoặc bắt ghi nhận lỗi là không thực hiện theo quy định của pháp luật về XLVPHC.

Như vậy bằng việc không cho ghi ý kiến hoặc bắt ghi nhận lỗi, xxx đã vi phạm rất nhiều điều khoản khác nhau từ những văn bản luật khác nhau bao gồm cả hiến pháp. Đây là hành vi coi thường pháp luật, coi thường nhân dân, coi trời bằng vung, coi thùng bằng chum, không hiểu sao những chú sâu này lại đỗ tốt nghiệp và được cho đi thực thi pháp luật. Cụ nào gặp tình huống này thì cứ copy nguyên cái đống này vào đơn khiếu nại.
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
KHÔNG ĐỘI MŨ BẢO HIỂM - ÔNG NÀO KHÔNG ĐỘI ÔNG ĐẤY NỘP PHẠT

Không biết các cụ 2b có bao giờ gặp trường hợp đang đi thì có bạn đòi đi nhờ nhưng lại không có mũ, xong nó cừ nài nỉ đi đi không sợ đâu các thứ, hoặc trường hợp đưa mũ cho nó nhưng nó đội lại không cài quai mà mình không biết, nhất là mấy gái hay sợ hỏng tóc. Đến lúc bị tóm thì nó đứng xa xa ra giả vờ nhắn tin, nghe điện, kệ mình xì tiền. Giờ cơ động đi cả ban ngày bắt mũ rồi nên gặp bạn kiểu này thì hơi tốn kém.

Thật ra không phải cứ có lỗi là lái xe bị phạt, mà cả người ngồi trên xe cũng bị phạt. Ai không biết thì cứ đè đầu lái xe ra xử hoặc bản thân lái xe cũng không biết mà tự nhận tội về mình. Nguyên văn điều 6 của NĐ 46/2016 là:

"Xử phạt người điều khiển, NGƯỜI NGỒI TRÊN XE mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ"

Và điểm i, khoản 3 phạt về hành vi ko đội mũ bảo hiểm của điều này có ghi: "Người điều khiển, NGƯỜI NGỒI TRÊN XE không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;"

Như vậy, nếu các cụ đi 2b mà có bạn cứ nhất quyết đòi đi nhờ nếu không thì dứt tình, hoặc đưa mũ cho gái mà nó sợ hỏng tóc, hoặc mới gội đầu xong không muốn đội, đội không cài quai thì khi bị tóm các cụ cứ để cho các gái tự làm việc với xxx, mình không có tội gì cả. Tốt nhất để khỏi mất lòng hoặc âm thầm ấm ức thì các cụ cứ thỏa thuận giá cả trước khi lên xe.

P/S: Ông ngồi sau không có tiền hay nộp phạt thế nào là việc của ông ngồi sau với xxx, em không trả lời đc và cũng không liên quan đến các cụ (theo luật). Nên việc đòi giấy tờ xe hay giữ xe gì đó của các cụ là không đúng luật.
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TƯỞNG LÀ BÌNH THƯỜNG NHƯNG THỰC CHẤT LÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁC CHIẾN SỸ CSGT, CHIẾN BINH CSCĐ, ANH HÙNG CSTT.

1. Đọc một lỗi rồi gạ gẫm ghi biên bản (hoặc quyết định) lỗi khác nhẹ hơn.

Khoản 2, Điều 16 Luật XLVPHC: "Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, KHÔNG ĐÚNG TÍNH CHẤT, MỨC ĐỘ VI PHẠM (1), KHÔNG ĐÚNG THẨM QUYỀN (2) hoặc vi phạm quy định khác tại Điều 12 của Luật này và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự."

Ví dụ các chiến sỹ CSGT thường hay đọc lỗi sai làn, vượt đèn đỏ ko có hình ảnh… Sau khi người bị hại yêu cầu lập biên bản thì các chiến sỹ CSGT lại bảo ghi cho lỗi không mũ nhẹ hơn chẳng hạn. Như vậy là vi phạm Luật XLVPHC chỗ (1). Ngoài ra chưa kể tội gạ gẫm người vi phạm cùng phạm pháp với mình. Cho nên gặp trường hợp này các bác cứ ghi âm, quay phim đầy đủ, yêu cầu lập biên bản đúng lỗi rồi khiếu nại hành vi phạm pháp này.

2. Chiến binh CSCĐ, anh hùng CSTT tự tiện đòi xử phạt lỗi không xi nhan.

Vẫn theo Khoản 2, Điều 16 Luật XLVPHC ở trên, các chiến binh CSCĐ tự ý xử phạt tại chỗ lỗi không xi nhan là vi phạm chỗ (2). Các bác gặp trường hợp này nếu mình sai đến đâu chịu đến đấy nhưng phải đúng luật, nộp tiền lấy quyết định và biên lai rồi khiếu nại hành vi phạm pháp này. Ai sai chỗ nào phải chịu chỗ đấy.

Thẩm quyền của chiến binh và anh hùng được quy định tại Khoản 3, Điều 70 NĐ 46. Các bác tham khảo để biết những trường hợp xứ lý không đúng thẩm quyền khác.

3. Xe chim mồi giả vờ đỗ bên đường chiếm làn buộc xe bên làn đó phải chuyển sang làn bên cạnh để đi, các chiến sỹ CSGT đứng ngay sau xe chim mồi vồ lỗi sai làn.

Hoặc đôi khi chính xe của các chiến sỹ CSGT đỗ chiếm làn đường buộc xe khác phải tránh. Chưa nói đến việc bắt lỗi sai làn là sai, chỉ riêng việc thấy có xe chiếm làn buộc xe khác phải tránh mà các chiến sỹ CSGT vẫn bắt lỗi sai làn là đã không làm theo Điều 11 Luật XLVPHC về những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính, trong đó có bao gồm Khoản 4: "Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện BẤT KHẢ KHÁNG;"

Không tuân thủ Điều 11 cũng là không tuân thủ Điều 16 về trách nhiệm của người có thẩm quyền xử lý vi phạm HC. Cụ thể là Khoản 1: "Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính PHẢI TUÂN THỦ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT NÀY và quy định khác của pháp luật có liên quan." Theo điều này có thể nói là các chiến sĩ đang làm việc vô trách nhiệm.

Các chiến sỹ CSGT biết luật mà cố tình ko làm theo thì các bác cứ xin biên bản, chụp hiện trường rồi khiếu nại. Ở đây có thể khiếu nại cả hành vi bắt sai làn và hành vi không tuân thủ Điều 11, Điều 16. Chú ý nếu các bác chuyển làn không xi nhan mà các chiến sỹ CSGT bắt lỗi này thì đúng.

P/S: Các bác có nhớ những clip có sự cố xe bật đèn báo nguy hiểm để đỗ nhưng vẫn bị các chiến sỹ CSGT hoặc anh hùng CSTT ra phạt lỗi về dừng đỗ không? Thế mà tại sao mấy xe chim mồi này đỗ ngay trước mũi thì ko thấy các chiến sỹ, anh hùng ra mà phạt, mà cẩu xe đi?

4. Ngoài ra vì các chiến sỹ, chiến binh và anh hùng này luôn làm việc theo nhóm nên có thể nói là có những hành vi vi phạm có tổ chức.
Những vi phạm này thường xuyên lặp đi lặp lại thì có thể nói là tái phạm nhiều lần.
Người làm công vụ mà vi phạm là thuộc diện lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm.
Sau khi vi phạm bị khiếu nại mà không nhận sai và giải quyết thỏa đáng mà quanh co là có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm (như 1 vài vụ liên quan đến chiến sĩ M gần đây (ko biết ai mà nghe bí ẩn như kiểu bà sếp của 007 ấy nhỉ)).
Nếu vi phạm không chỉ với một người thì có thể coi là có hành vi vi phạm với nhiều người.

Những điều kiện trên là những điều kiện có thể cấu thành tình tiết tăng nặng khi xử lý các chiến sỹ, chiến binh, anh hùng vi phạm.

Trên đây chỉ là một số trường hợp thường gặp, thực tế còn nhiều trường hợp khác ít gặp hơn. Các bác lưu ý Điều 16 của Luật XLVPHC là điều mà các chiến sỹ CSGT, chiến binh CSCĐ, anh hùng CSTT rất hay vi phạm.
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
LỢI THẾ THỬ SAI - ĐỪNG VÔ TÌNH TĂNG QUYỀN CHO XXX

Theo khoản 3 Điều 5 Luật CAND, khoản 2 Điều 8 của Hiến Pháp thì người dân có quyền giám sát xxx làm việc. Thế nhưng nếu người dân chỉ vì có tâm lý sợ xxx, ngại dính lứu đến xxx mà từ bỏ quyền lợi của mình thì vô tình đã tặng cho xxx một lợi thế gây thiệt hại đến thời gian và tiền bạc của những người lái xe. Lợi thế của xxx ở đây là lợi thế thử sai. Cụ thể khi người dân ko sử dụng đúng quyền giám sát của mình thì xxx tự nhiên có cái quyền ra đường vẫy bừa một xe, báo lỗi sai hoặc lỗi không tồn tại rồi đòi kiểm tra giấy tờ, gặp người biết luật thì thả đi để rồi lại vẫy xe khác, gặp người không biết thì các chú nghiễm nhiên có mấy tờ nhìn giống tiền giắt cạp quần. Quá trình cứ thế lặp lại, trong việc này với người lái xe thì (1) là mất thời gian (mà đôi khi thời gin còn quý hơn tiền), hoặc (2) là mất thời gian + mất tiền, còn xxx thì (1) là chẳng mất gì, (2) là được tờ giống tiền. Mà bà con đều biết người hiểu luật để có thể phát hiện những chiêu trò của xxx thì ít, người sợ xxx thì nhiều. Lâu dần xxx và mọi người đều ko nói mà đồng ý rằng xxx thật sự có cái quyền thử sai đấy, làm cho nhiều xxx ảo tưởng sức mạnh nhiều khi nói thẳng vào mặt những người lái xe "không ngoan": "Tôi sai thì tôi chả làm sao, anh sai thì anh chết."

Nếu như mỗi người lái xe đều biết sử dụng đúng quyền giám sát của mình một cách triệt để, loại bỏ tâm lý sợ dính lứu đến xxx dù mình đúng hay sai, mỗi khi thấy mình bị dừng xe hay báo lỗi vô lý đều ghi âm hoặc quay clip. Xong chuyện dù mình có bị lập biên bản hay được thả thì cũng đều viết đơn khiếu nại hoặc thư phản ảnh kèm với đoạn ghi âm hoặc clip gửi lên cấp trên của xxx làm sai hoặc Phòng CSGT trình bày về việc xxx đã làm sai thế nào, việc xxx có chuyên môn nghiệp vụ yếu kém không đủ tư cách đứng đường ra sao…thì đảm bảo số xxx bắt láo, báo lỗi bậy sẽ ngày càng giảm. Tuy nhiên thường thì bà con chỉ khiếu nại khi mình bị lập biên bản, còn nếu mình được thả cho đi thì thường sẽ cảm động mà bỏ qua cho xxx. Đây là một sai lầm, việc làm này tuy khiến cho bà con rảnh nợ lúc đấy nhưng để lại hậu quả lâu dài về sau cho người khác và cho chính mình, đó là sự lộng quyền của xxx (vì làm sai không bao giờ lo phải chịu trách nhiệm). Bị lập biên bản mà đi khiếu nại thì còn bị mất thời gian, nhưng ko bị lập biên bản (vô tội) mà gửi đơn tố cáo hành vi sai trái của xxx kèm bằng chứng là sướng nhất, chả mất gì mà được thì được nhiều cho cộng đồng, cho xã hội.

Bà con, nếu có thể, hãy dần dần loại bỏ tâm lý sợ dính lứu đến pháp luật, loại bỏ tâm lý mình luôn sai còn xxx luôn đúng, thì mới có cơ hội bài trừ (bớt) tiêu cực khi tham gia giao thông, tự bảo vệ mình và mọi người. Đến một ngày các lái xe sẽ luôn luôn tự tin nói với xxx: "Tôi sai thì cùng lắm tôi mất ít tiền nộp phạt, đồng chí mà sai thì đồng chí không những lỗ vốn rất nhiều mà có khi còn rớt sao đấy."
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
VÀI LỖI NẶNG ĐÔ DỄ GÂY HIỂU LẦM THEO HƯỚNG BẤT LỢI CHO LÁI XE.

1. Quên gạt chân chống phạt 2-3 củ.
Điểm a, khoản 7, điều 6 NĐ 46 có ghi: "
a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác QUỆT xuống đường khi xe đang chạy;

Vậy nếu các cụ có lỡ quên gạt chân chống thì ko bị phạt. Phải quệt xuống đường (trong nghề gọi là đá lửa) mới bị phạt. Mà đã quệt xuống thì các cụ cũng biết mà gạt lên rồi. Nếu xxx cố tình ăn bẩn thì yêu cầu hình ảnh chứng minh các cụ đá lửa.

2. Không dừng xe khi có hiệu lệnh 18-20 củ: Lỗi nặng thế này mà các cụ nhầm thì chắc cứ mỗi cuối tuần xxx lại đi du lịch Châu Âu.
Khoản 10, điều 5 NĐ 46 viết:
"10. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 8 Điều này mà không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông."

Như vậy các cụ phải có vi phạm điểm d, khoản 8 mà có hiệu lệnh ko dừng mới bị phạt cao vậy. Chứ ko phải ra đường xxx cứ vẫy ko dừng là bị phạt thế luôn. Nếu thế ra đường cứ ngã tư nào có camera là xxx giả vờ vẫy vu vơ rồi về xem lại camera ông nào trong ảnh là phạt nguội thì việc xxx có phi cơ riêng cuối tuần nào cũng đi xả xì trét ở Châu Âu cũng ko có gì lạ.

Điểm d, khoản 8, điều 5: Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường;

3. xxx xử phạt không cần lập biên bản là hổ mọc thêm cánh?
Cái này lều lá cải hết chuyện nên viết lại để cho đỡ mốc mồm thôi. Không lập biên bản nhưng phải có quyết định xử phạt và xé biên lai thu tiền chứ ko phải đưa tiền tươi nên các cụ ko lo tăng tiêu cực. Em có viết rõ cả cách nói nếu xxx hành dân ko xé biên lai tại đây các cụ đọc thêm:https://goo.gl/UU1Axu

4. Vượt đèn vàng phạt tới 2 củ: Cái này chủ đề hót nói quá nhiều rồi. Giờ có ông sư bảo với em "sắc tức thị không, không tức thị sắc" mà em không hiểu, thì có nói 10 năm nữa em cũng không hiểu. Vì suy cho cùng câu đấy vẫn chỉ là "sắc tức thị không, không tức thị sắc." Có giải thích thế nào thì nó cũng ko thể làm câu này thay đổi thành câu khác. Vấn đề là ở khả năng hiểu thôi. Em phải cạo đầu đi tu, đọc kinh ngồi thiền thì mới hiểu được.

Chỉ mong các cụ bị bắt lỗi vượt đèn vàng thì đừng ăn chia 50/50. Yêu cầu xxx lập biên bản đúng luật, ghi đúng lỗi đại khái là "đi khi đèn vàng đang sáng" chứ đừng để xxx ghi lỗi chung chung "không chấp hành tín hiệu đèn" là được.

Sẽ cập nhật nếu phát hiện có thông tin gì thêm từ lều lá cải và báo gói xôi. Còn mấy cái vớ vẩn như uống rượu gọi taxi bị phạt thì thôi em chả nói nữa. xxx nào ăn xôi xong đọc giấy gói mừng như vớ đc "vàng" mà làm theo rồi vẫy taxi vào phạt khách ngồi sau thì các cụ thông báo để nhà nước tặng huân chương.
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
MỘT SỐ HIỂU LẦM BẤT LỢI CHO LÁI XE (Phần 2)

1. Đèn xanh mới được đi, hết đèn xanh là ko được đi: Sai!
Chỉ có đèn đỏ cấm đi (khoản 3, điều 10 Luật GTĐB) và đèn đỏ cấm đi ko đồng nghĩa với việc đèn xanh mới đc đi. Em thường thấy các cụ ở ngã tư hết đèn xanh rồi, ko có đèn đỏ mà tự nhiên dừng lại, hoặc hết đèn đỏ rồi, đèn tắt, đèn xanh không sáng cũng ko dám đi. Lúc cần đi thì ko đi, lúc ko cho đi thì lại đi, nhiều cụ oái oăm quá (còn 3, 4 giây đèn đỏ là vượt). xxx mà phạt tội đi khi chưa có đèn xanh thì các cụ lại mất tiền oan.

2. Giao cắt có nhiều đèn thời gian sáng các tín hiệu khác nhau thì nhìn đèn nào?
Cột đèn có hiệu lực chính là cột đèn bên phải chiều đi, trước giao cắt. Các cột đèn khác mang tính chất nhắc lại cho dễ quan sát, nhưng nhiều khi nhắc lại kiểu đểu, có chỗ đặt cột đèn nhắc lại trước vạch dừng, có chỗ các tín hiệu không đồng bộ với cột đèn chính dễ gây bối rối và tạo điều kiện cho con sâu gặm tiền. Nếu bất lợi cho mình thì các cụ căn cứ theo cột đèn bên phải trước giao cắt để xét tội, nếu có lợi cho mình thì cứ cột nào lợi mà đi.

3. Cùng một cột mà tín hiệu loạn xạ, hoạt động không bình thường.
Hoạt động không bình thường thì có nhiều dạng, em không liệt kê hết ra được các cụ gặp thì tự đánh giá. Nếu thấy cột đèn hoạt động không bình thường, gây bối rối cho mình thì các cụ có thể coi như đây là cột đèn thuộc diện hư hỏng cần thay thế sửa chữa theo điều 83.1 trong QC 41/2012.

4. TT 01/2016 có quy định cho phép CSGT chứng minh lỗi bằng mắt? Sai!
Không có chứng minh nào là chứng minh bằng mắt cả, người mù cũng có mắt. Điều 12, khoản 2, điểm a của TT này chỉ quy định các chú được DỪNG PHƯƠNG TIỆN khi phát hiện lỗi bằng mắt, dùng mắt phát hiện lỗi thì được dừng phương tiện để xác minh. Còn dừng xong để phạt thì vẫn phải chứng minh vi phạm là có thật theo Điều 3, khoản 1, điểm đ Luật XLVPHC.

5. Chứng minh lỗi bằng cách gọi đàm cho chim lợn xác minh: Vô dụng!
Các cụ đừng nghe gọi đàm có vẻ chuyên nghiệp mà bị dọa rồi bị lừa, chẳng chứng minh được điều gì cả. Nếu gặp trường hợp bị dừng xe rồi xxx gọi đàm hỏi lỗi chim lợn thì các cụ yêu cầu thằng nào chim lợn báo đàm tao vi phạm thì ra đây gặp tao nói chuyện. Không nói chuyện với thằng nghe kể lại.

6. Có người làm chứng ký là đủ kết luận vi phạm: Sai!

Thứ nhất phải khuyên các cụ là dù mình sai hay đũng cũng nên quay clip, ghi âm và ký biên bản cho đỡ thiệt thòi, ghi ý kiến vào phần ý kiến là đc, chữ ký vào biên bản ko có gì to tát cả mà không ký.

Thứ hai là Luật XLVPHC có quy định có chữ ký của ít nhất 2 người làm chứng trong trường hợp tạm giữ gì đó của người vi phạm (Điều 125, khoản 9), người làm chứng ở đây chỉ mang tính chất làm chứng việc xxx giữ gì đó chứ ko phải ăn cắp. Còn về nội dung hành vi thì đã có xxx ký tên xác nhận sự việc. Do vậy người làm chứng ở đây ko phải là làm chứng chứng minh các cụ vi phạm giao thông. Tất nhiên vẫn có thể cho phép người làm chứng làm chứng hành vi của các cụ vi phạm giao thông nhưng lời khai của họ vẫn cần được người có thẩm quyền xác nhận lại chứ ko phải cứ khai là đúng, ông có người làm chứng thì tôi cũng có người làm chứng ngược lại. người làm chứng là chủ quan, tang chứng vật chứng mới khách quan. Do đó chữ ký của người làm chứng trong biên bản không có ý nghĩa chứng minh vi phạm của các cụ. Các cụ không cần phải lo việc đối phó với tập đoàn làm chứng thuê thuộc tổng Cty TNHH Xe Ôm & Bán Sữa làm gì. Nói thêm là nếu như không chứng minh được các cụ vi phạm mà cố tình làm chứng sai thì cả người làm chứng và xxx đều có dấu hiệu vi phạm hình sự tội vu khống theo điều 122 Bộ Luật Hình Sự (thật đấy, ko đùa đâu), tùy mức độ, tình tiết cụ thể mà kiện ra tòa là mệt đấy.
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
NHỮNG TRƯỜNG HỢP KO CÓ LỖI SẼ TRỞ THÀNH CÓ LỖI TỪ 01/11/2016

Tạm thời em thấy một số trường hợp hiện tại chưa phải là lỗi nhưng sẽ là lỗi theo #QC41 2016 từ sau 01/11/2016 (lỗi gì thì em với các cụ bàn sau) như dưới đây. Các cụ nên bắt đầu đi theo QC mới đi là vừa không đến ngày có hiệu lực lại quên vẫn đi theo QC cũ thì xxx cả nước lại mở đại tiệc liên hoan:

1. Không tuân theo biển gộp: QC mới đã cho biển gộp giờ đã cho vào nhóm biển hiệu lệnh và biển cấm rồi nên nó đã có đủ hiệu lực pháp lý. Tất nhiên còn tùy biển gộp cụ thể ko phải tất cả các loại gộp đều được chấp nhận.

2. Biển 412 là biển chỉ dẫn nên không có hiệu lực: Giờ thì nó đã trở thành biển hiệu lệnh và đổi tên thành R.412 nên tự nó đã có hiệu lực rồi.

3. Vạch mắt võng không có hiệu lực trong phố: QC mới đã không còn phân biệt vạch kẻ theo tốc độ đường nữa nên giờ vạch mắt võng có thể vẽ trong phố rồi. Vạch này cũng ghi là tùy theo sự cần thiết mà sử dụng vạch ở vị trí thích hợp chứ không ghi cụ thể vẽ giữa ngã tư hay của ra, của vào như trước nữa nên có thể nói vị trí vẽ của nó rất linh hoạt trên đường. Không thể nói vẽ nó ở sát lề phải là sai được nữa.
Tuy nhiên vạch vẫn phải màu vàng các cụ nhé. Màu trắng là vứt, nhiều chỗ HN vẫn để màu trắng.

4. Đè vạch liền chia làn kẻ trước vạch dừng sát các ngã ba, ngã tư: Vạch này đã được thêm vào QC mới gọi là vạch 2.2: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều. Nó quy định rõ là không cho phép xe chuyển làn, lấn làn, ko được đè vạch. Cho nên các cụ muốn đi hướng nào phải ngắm từ xa mà vào đúng làn có mũi tên chỉ hướng đó, vào nhầm nếu ko muốn mất tiền thì phải vòng vèo mệt đấy.
Nói thêm là cái kiểu vạch mũi tên mà mỗi làn vẽ có duy nhất một cái sát vạch dừng (như đường Nguyễn Khánh Toàn - Đào Tấn chẳng hạn) thì bố thằng nào mới đi mà quan sát được từ xa để chuyển làn sớm, xe thì đông đầy đường, đến gần mới nhìn thấy thì lại không cho chuyển làn nữa. Kiểu này là kiểu hợp pháp hóa một cái bẫy.

Em mới ngắm được mấy trường hợp thường gặp sắp bị cho lên thớt, cụ nào phát hiện trường hợp nào nữa xin nhờ cụ bổ sung thêm.
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
VẠCH MẮT VÕNG - MYTHS AND FACTS (từ tháng 11/2016, #QC41 2016)

Vạch mắt võng ở HN là cái mỏ kim cương của xxx, phải nói là nếu như không có vạch mắt võng thì xxx mất một nửa lợi nhuận ròng nên cũng dễ hiểu khi mọi sự kẻ vẽ vô lý của nó được bỏ qua để cho vào luật chính thức trong nội thành. Tuy nhiêu, điều này hoàn toàn không có nghĩa là tất cả các vạch mắt võng hiện tại trong nội thành đều trở thành mỏ kim cương một cách danh chính ngôn thuận từ tháng 11/2016 (còn hiện tại nếu bị phạt liên quan đến bất cứ vạch mắt võng nào thì các cụ cứ xin biên bản). Sau đây là một số hiểu lầm, một số bài bịp dọa ma của xxx khi nói đến vạch mắt võng (tham khảo vạch 4.4 Phụ lục G QC 41/2016).

1. Vạch mắt không có tác dụng chia làn, phân làn: do đó không có chuyện sai làn do vạch mắt võng.
2. Vạch mắt võng bắt buộc phải rẽ phải? Sai, vạch mắt võng không bắt buộc đi theo hướng nào cố định.
3. Có vạch mắt võng là được rẽ phải khi đèn đỏ? Chưa chắc, vạch mắt võng hiệu lực thấp hơn đèn đỏ (Điều 3 QC 41/2012), nên dù nó có hiệu lệnh gì thì cũng không hơn được đèn đỏ. Do đó nếu không thấy có biển cho rẽ phải hay mũi tên rẽ phải xanh thì nên chú ý nếu định rẽ. Rất có thể dính chưởng nếu hôm đó các chú không được vui.
4. Không được cắt qua phần vạch liền bao quanh vạch mắt võng: Sai, phần này của vạch mắt võng không cấm đè qua, không cấm cắt ngang để vào phần mắt võng. Do đó không có lỗi khi cắt vạch này.

Tiêu chuẩn và ý nghĩa của vạch mắt võng: Ở đây em chỉ nói đến loại mắt võng chứ ko nói đến loại mắt võng đơn giản (vì không gặp nên ko cần quan tâm)

5. Ý nghĩa: Cấm dừng, xe không được dừng ở trong vạch này.
6. Tiêu chuẩn: Vạch mắt võng phải đủ ít nhất 3 tiêu chuẩn sau.
a. Màu vàng
Vạch phải gồm 2 phần:
b. Vạch vành ngoài: rộng 20cm
c. Vạch mắt võng bên trong: rộng 10cm, nghiêng 45 độ so với vành ngoài, khoảng cách giữa các đường chéo từ 1 đến 5m

Ngoài ra thì vạch kẻ cũng phải rõ ràng, chứ không như cái vạch ở chỗ Nguyễn Thái Học rẽ ra Lê Duẩn là vứt vì gần như mờ hết rồi. Cả cái vạch chỗ cầu Mai Động không những nát be bét mà còn sai toàn tập nhưng vẫn đc các chú dùng hằng ngày rất hiệu quả để kiếm tiền mua vàng để trong két.

7. Khi nào bị lỗi liên quan đến vạch mắt võng? Khi không có đèn đỏ hoặc đèn đỏ nhưng có tín hiệu cho rẽ phải mà các cụ dừng xe trong đấy. Lỗi liên quan đến vạch này là không chấp hành hiệu lệnh vạch kẻ đường, xe máy 70k, ô tô 150k.

Các cụ thử đoán xem tại sao những vạch mắt võng trong hình lại bị em gạch chéo?
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
NGHỊ ĐỊNH 46 KHÔNG PHẢI CĂN CỨ XÁC ĐỊNH LỖI.

Nó là căn cứ xác định hình thức xử phạt.

Em đã nói về điều này với NĐ 171 cũ trước đây, cũng ko muốn nói kỹ vì em thấy có nhiều hành vi không phạm luật GT nhưng cũng đáng phạt. Nhưng có vẻ từ khi NĐ 46 có hiệu lực thì nhiều cụ lại lỗn lận. Em viết lại cụ thể hơn:

1. Nghị định không phải là luật. NĐ là văn bản quy phạm pháp luật nhưng là văn bản dưới luật. Luật là văn bản QPPL, nhưng không phải cứ văn bản QPPL thì là luật, không thể lẫn lộn hai khái niệm này với nhau (tham khảo thêm Điều 4 Luật BHVBQPPL 80/2015).

2. Có khi nào NĐ có chức năng như luật không? Có, nếu NĐ thuộc trường hợp tại điểm 3, điều 19 Luật BHVBQPPL. NĐ 46/2016 có nằm trong trường hợp này không? Các cụ có thể tự tra tự đánh giá. Em ko trích ra cho đỡ dài.

3. Điều 1 NĐ 46 có nói "Nghị định này QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả…?" Như vậy có phải NĐ này cũng có chức năng quy định hành vi thế nào là phạm luật GT không? Không, QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH nói nôm na chỉ là đặt tên cho hành vi vi phạm, quy định cụ thể điều, khoản cho hành vi vi phạm chứ không phải là xác định một hành vi là có vi phạm luật GT hay không.

4. Đối tượng bị áp dụng NĐ 46 được quy định ở Điều 2 của NĐ này:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cá nhân, tổ chức CÓ hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền xử phạt.
3. Cá nhân, tổ chức khác có liên quan."

Như vậy nếu các cụ KHÔNG CÓ hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực GT thì các cụ không thuộc đối tượng áp dụng của NĐ này. Trước khi dùng nghị định này để xử phạt thì các cụ PHẢI bị xác định TRƯỚC rằng đã vi phạm hành chính về GT, cụ thể là vi phạm Luật GTĐB 2008, vì các cụ thuộc đối tượng áp dụng của luật này (*). Khi xxx nói các cụ phạm luật GT thì phải nói được là vi phạm điều khoản nào của Luật GTĐB 2008 chứ không phải là nói rằng NĐ 46 có quy định như vậy. Việc ban hành NĐ 46/2016 không làm thay đổi luật, ko có luật mới nào đưa ra theo NĐ 46.

Ví dụ: Khi các cụ đi 4b vào đường có biển báo đường cấm. Các cụ không vi phạm điểm b, khoản 4, điều 5 của NĐ 46 mà các cụ vi phạm khoản 1, điều 11 của Luật GTĐB 2008 (dựa vào cái biển đường cấm) (**). Vi phạm điều này thì các cụ mới nằm trong đối tượng áp dụng của NĐ 46. Giở NĐ 46 ra để xem quy định chi tiết, và quy định chi tiết chỉ ra rằng vi phạm của các cụ thuộc các trường hợp loại trừ của điểm a, khoản 1, điều 5 trong NĐ 46 (***). Cụ thể là lỗi "Đi vào đường cấm" tại điểm b, khoản 4, điều 5 (****) - đây chính là chức năng QUY ĐỊNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH của NĐ 46 (cho biết tên lỗi là vị trí điều, khoản), và lỗi được QUY ĐỊNH này có mức phạt là 0.8-1.2 củ, tước bằng 1-3 tháng.

--------------------------------------------------

(*): Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(**): Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

(***): "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l Khoản 2; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm k Khoản 3; Điểm a, ĐIỂM B, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm h, Điểm i KHOẢN 4; Điểm a Khoản 5; Điểm b, Điểm c, Điểm đ Khoản 6; Điểm a, Điểm c Khoản 7; Điểm a, Điểm đ Khoản 8 Điều này;

(****): "ĐI VÀO ĐƯỜNG CẤM, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này và các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;"
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
KHI NÀO XÀI ĐIỀU 3 TRONG QC 41?

Khi tham khảo ý kiến các cụ về lỗi của xe đi như hình (https://www.facebook.com/groups/otofun.ATGT/permalink/808080415959709/) thì em thấy 1 sô ý kiến cho rằng xe không phạm lỗi theo nguyên tắc người đè bể vạch tại Điều 3 QC41, hiệu lực của đèn (biển) cao hơn vạch.

Chú ý: Ở đây em giả sử báo hiệu cho phép rẽ phải (đèn phụ, biển, gì cũng được…) là hoàn toàn đủ cơ sở pháp lý.

Điều 3 trong QC 41 về nguyên tắc người đè bể vạch có nói rõ là nguyên tắc này chỉ áp dụng nếu tại khu vực đó bố trí ĐỒNG THỜI các hình thức báo hiệu CÓ Ý NGHĨA KHÁC NHAU. Ở đây bố trí đồng thời là cùng một phạm vi mà các báo hiệu có hiệu lực, nhưng phần Ý NGHĨA KHÁC NHAU thì nên hiểu như thế nào?

Ý NGHĨA KHÁC NHAU cần phải được hiểu là các báo hiệu này có những điểm mâu thuẫn trực tiếp với nhau khiến cho lái xe không thể đồng thời thực hiện hiệu lệnh của chúng cùng một lúc được mà bắt buộc phải chọn một trong các báo hiệu để tuân thủ và bỏ qua báo hiệu khác. Quy tắc chọn chính là từ Điều 3.1.1 đến 3.2. Ví dụ như trước ngã ba có biển hiệu lệnh 301a bắt đi thẳng nhưng mũi tên 1.18 dưới đường lại là mũi tên phải rẽ trái. Lúc này biển và mũi tên đều bắt buộc phải theo nhưng có ý nghĩa khác nhau (mâu thuẫn), các cụ không thể cùng lúc vừa đi thẳng vừa rẽ trái nên áp dụng Điều 3 và chọn tuân theo hiệu lệnh của biển.

Vạch 1.18 và báo hiệu cho rẽ phải không mâu thuẫn nhau vì nó không thỏa mãn yếu tố bắt buộc lái xe phải lựa chọn thi hành một trong hai báo biệu. Báo hiệu cho phép rẽ phải chỉ CHO PHÉP lái xe chứ không BẮT BUỘC lái xe rẽ phải. Khi đèn đỏ sáng đồng thời với báo hiệu cho phép rẽ phải, lái xe đã lỡ ở làn chỉ có mũi tên đi thẳng hoàn toàn có thể lựa chọn dừng xe trước vạch dừng, chờ đèn xanh, đi thẳng rồi vòng lại sau, không hề vi phạm báo hiệu nào. Nhưng nếu lái xe cố tình rẽ phải thì tuy không vi phạm đèn tín hiệu nhưng sẽ vi phạm hiệu lệnh của vạch kẻ đi thẳng.

Các báo hiệu trong tình huống này bổ sung, cụ thể hóa lẫn nhau chứ không có mâu thuẫn. Đèn đỏ báo cho các xe phải dừng lại. Báo hiệu cho rẽ phải cụ thể hóa việc dừng của các xe theo hướng: hướng đi thẳng, rẽ trái phải dừng nhưng hướng rẽ phải thì không. Vạch 1.18 dưới đường cụ thể hóa việc đi, dừng theo hướng của báo hiệu rẽ phải và đèn đỏ theo từng làn: làn nào có mũi tên rẽ phải thì được đi, làn nào chỉ có rẽ trái, đi thẳng thì phải dừng.

Vạch mắt võng kẻ trước giao cắt đèn đỏ (giả sử nó đủ hiệu thực thi hành) mới là vạch gây ra mâu thuẫn. Hiệu lệnh của vạch này là không được dừng, trong khi hiệu lênh của đèn đỏ là bắt phải dừng. Đây mới là mâu thuẫn trực tiếp giữa vạch và đèn, chính là cái "ý nghĩa khác nhau" nói đến trong Điều 3. Lái xe BẮT BUỘC phải vi phạm một trong hai báo hiệu khi đi vào vạch này lúc đèn đỏ.

Kết luận về trường hợp ví dụ: Xe rẽ phải khi đèn đỏ từ làn chỉ có mũi tên đi thẳng mắc lỗi không chấp hành hiệu lệnh của vạch kẻ.
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng

ĐỪNG HIỂU LẦM VỀ CÁC ANH CHIM SẺ CHẠY ĐÊM (sau đây goi tắt là CSCĐ)

Các chú này ko đc áp giải người vi phạm GT về phường.


Thỉnh thoảng thấy có cụ đăng bị gặp CSCĐ cãi rằng lỗi này lỗi nọ các chú không có quyền xử phạt thì bị các chú dọa nạt, cầm giấy tờ đi mất, hoặc chở về phường để phạt. Các chú chim đêm làm như thế là hoàn toàn vượt quyền (nếu không có lệnh từ cấp trên), theo Luật XLVPHC (vì mình vi phạm hành chính chứ ko phải tội phạm hình sự) thì chỉ những người vi phạm bị vào trường hợp phải tạm giữ thì mới bị áp giải như vậy:

"Điều 124. Áp giải người vi phạm
1. Người vi phạm không tự nguyện chấp hành yêu cầu của người có thẩm quyền thì bị áp giải trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
b) Đưa trở lại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 132 của Luật này."

Mà người chỉ bị tạm giữ nếu có hành vi như sau quy định tại Luật XLVPHC:

"Điều 122. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác."

Nếu các cụ không đua xe đánh võng, đá lửa, bốc đầu… thì không có lý do gì để bị tạm giữ cả, nên cũng ko bị áp giải về phường.

Ngoài ra nếu tạm giữ xe hoặc giấy tờ xe thì để phải có biên bản giao lại cho người vi phạm một bản theo khoản 9, Điều 125 của Luật XLVPHC:

"9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản."

Trường hợp lấy đồ của người khác đi mà không có biên nhận thì em chỉ thấy có hai đối tượng làm vậy: Một là bạn bè thân thiết, gấu, người thân trong gia đình; Hai là ăn cướp.

Thẩm quyền của chim đêm về vi phạm GT được quy định tại khoản 4, Điều 68 NĐ 171.

Đấy là nói về luật nói chung. Còn quyền hạn cụ thể hơn của CSCĐ có thể cao hơn nhưng sẽ được ghi rõ trong kế hoạch, chuyên đề của cấp trên hôm đó, không có thì các chú không có quyền gì hơn.

Nói thêm là các cụ không phải quá sợ chim đêm chỗ tối tăm vắng người, cùng lắm cũng như bị cướp thôi chứ có gì đâu, cướp chân chính thì nó chạy mất mình chịu, còn chim đêm mà muốn cướp thì dù ko quay đc clip, ko ghi âm cũng vẫn có mặt mũi đấy, tuyến đường, thời gian hoạt động đấy, biển số xe đấy, làm ăn mà bố láo thì cũng không thoát đi đâu được đâu. Nhiều khi ko cần bằng chứng cụ thể mà chỉ cần dư luận thôi cũng đủ mất thi đua rồi.
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,148
Động cơ
330,255 Mã lực
KHÔNG CHO GHI Ý KIẾN VÀO PHẦN LỜI KHAI NGƯỜI VI PHẠM CỦA BIÊN BẢN HOẶC BẮT BUỘC PHẢI GHI ĐỒNG Ý LỖI, CSGT ĐÃ PHẠM NHỮNG LUẬT GÌ?

1. Vi phạm Hiến Pháp

Khoản 2, điều 8: "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, LẮNG NGHE Ý KIẾN và chịu sự giám sát của Nhân dân; KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ VÀ MỌI BIỂU HIỆN QUAN LIÊU, HÁCH DỊCH, CỬA QUYỀN."

xxx không cho ghi ý kiến là không lắng nghe ý kiến của nhân dân và có biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền.

2. Vi phạm Luật Công An Nhân Dân

Khoản 3, điều 5: "Hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; BẢO VỆ lợi ích của Nhà nước, QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP của tổ chức, cá nhân."

xxx không cho ghi ý kiến, bắt nhận lỗi là không bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

3. Vi phạm Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính

a. Điểm đ, khoản 1, điều 3: "Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có QUYỀN tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;"

xxx không cho ghi ý kiến hoặc ghi ý kiến bắt nhận lỗi là tước đoạt quyền chứng minh không vi phạm hành chính của người vi phạm.

b. Khoản 2, điều 12: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, HẠN CHẾ QUYỀN CỦA NGƯỜI VI PHẠM HÀNH CHÍNH khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính."

Rõ ràng xxx ko cho ghi ý kiến hoặc bắt ghi nhận lỗi là đang lợi dụng chức vụ quyền hạn để hạn chế quyền của người vi phạm.

c. Khoản 2, điều 16: "Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính mà sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản khác của người vi phạm, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng tính chất, mức độ vi phạm, KHÔNG ĐÚNG THẨM QUYỀN HOẶC VI PHẠM QUY ĐỊNH KHÁC TẠI ĐIỀU 12 CỦA LUẬT NÀY và quy định khác của pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự."

xxx không cho ghi ý kiến hoặc bắt ghi theo ý mình là làm việc không đúng thẩm quyền và vi phạm điều 12 như đã nói ở trên.

d. Khoản 2, điều 58: "Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; LỜI KHAI CỦA NGƯỜI VI PHẠM hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình."

xxx không cho ghi ý kiến là lập biên bản không đúng thủ tục quy định bởi pháp luật.

4. Vi Phạm Thông Tư 01/2016 Quy Định Về Nhiệm Vụ, Quyền Hạn của CSGT

Khoản 1, điều 15: "Khi phát hiện có hành vi vi phạm, cán bộ tuần tra, kiểm soát được phân công nhiệm vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản. Trường họp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm cho việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì Tổ trường Tổ tuần tra, kiểm soát phải quyết định hoặc báo các người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính. Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính PHẢI ĐƯỢC THỰC HIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH."

Rõ ràng như đã nói ở trên thì các xxx không cho ghi ý kiến hoặc bắt ghi nhận lỗi là không thực hiện theo quy định của pháp luật về XLVPHC.

Như vậy bằng việc không cho ghi ý kiến hoặc bắt ghi nhận lỗi, xxx đã vi phạm rất nhiều điều khoản khác nhau từ những văn bản luật khác nhau bao gồm cả hiến pháp. Đây là hành vi coi thường pháp luật, coi thường nhân dân, coi trời bằng vung, coi thùng bằng chum, không hiểu sao những chú sâu này lại đỗ tốt nghiệp và được cho đi thực thi pháp luật. Cụ nào gặp tình huống này thì cứ copy nguyên cái đống này vào đơn khiếu nại.
Đúng, chả có gì bàn. Hơn nữa, nó sai ngay từ cách diễn đạt trong Biên bản: "Ý kiến của người vi phạm", ô hô, đây là biên bản ghi lại tình huống đó chứ có chắc chắn là vi phạm đâu, tôi ghi ý kiến vào đó thì chả lẽ đương nhiên tôi thừa nhận là tôi vi phạm à.
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
PHÂN BIỆT LỖI KO CHẤP HÀNH HIỆU LỆNH BIỂN, VẠCH VỚI LỖI KHÁC CŨNG GÂY RA DO BIỂN, VẠCH

Đọc còm thấy nhiều cụ hỏi phân biệt lỗi không chấp hành hiệu lệnh và lỗi sai làn như thế nào mà ko ai thèm trả lời. Chắc các cụ thắc mắc lỗi nào mà chả do không tuân thủ biển, vạch gây ra? Đại khái để phân biệt lỗi không chấp hành hiệu lệnh biển, vạch kẻ với các lỗi khác nói chung thì các cụ cứ xem NĐ 171 điểm a, khoản 1 Điều 5 (ô tô)/Điều 6 (xe máy). Những lỗi nào không nằm trong phần liệt kê sau cụm em gạch chân đỏ thì sẽ là lỗi không chấp hành hiệu lệnh biển, vạch. Cụ nào đọc được nửa quyển thấy biển hạn chế tốc độ 120 lại bảo đi mẹ nó lên 217 cho nó máu, cùng lắm mất 150k thì đời các cụ xuống dốc.
:P Đọc nốt nửa quyền còn lại so sánh xem có thuộc phần loại trừ không đã
:P

 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN GTĐB

Đáng lẽ xã hội tốt đẹp, quan với dân như cá với nước thì các cụ chỉ cần ghi nhớ Luật GTĐB và QC 41/2012 thôi là đủ rồi. Nhưng vì tình trạng nước nuôi cá rồi cá nó lại đái ỉa vào nước vô tội vạ nên số lượng văn bản pháp luật vớ vẩn liên quan tí ti mà người lái xe cần biết càng ngày càng tăng nhiều và vẫn không có dấu hiệu dừng lại. Tiện đây em up lên đám mây một số văn bản pháp luật chính và phụ, phụ mà cần thiết để các cụ tham khảo thêm nếu có nhu cầu nghiên cứu PL để tự bảo vệ bản thân mỗi khi gặp cướp. Căn bản cũng khá đầy đủ, biết sơ sơ đống này thì xxx gặp các cụ cũng té đái ra quần rồi.

Hướng dẫn thêm cho cụ nào chưa biết:

Mỗi khi muốn tìm vấn đề trong trong luật thì ko ai hơi đâu đọc từ đầu đến cuối để tìm. Các cụ mở văn bản, ấn Ctrl+F, tùy chương trình mở mà sẽ hiện ra một ô tìm kiếm ở vị trí nào đó. Các cụ viết nội dung cần tìm vào rồi enter nó sẽ tìm cho các cụ nhanh (ví dụ như hình là em đang dùng phần mềm Adobe Acrobat Reader). Nhưng các cụ phải viết đúng từ ngữ. Ví dụ muốn tìm mục nói về đèn đỏ trong Luật GTĐB thì các cụ phải viết là "tín hiệu đỏ" vì đấy là cách gọi của luật, còn đèn đỏ là cách nói thông thường.

Cụ nào cần văn bản gì thêm cứ nói em sẽ up nếu có.Hy vọng toàn dân điều biết và hiểu luật thì tiêu cực mới không còn. Người biết ít chỉ cho người biết nhiều, người biết chỗ này người biết chỗ khác hướng dẫn chia sẻ bổ sung cho nhau. Pikachu rồi sẽ bị các cụ bắt hết và tuyệt cmn chủng.

Link down: https://drive.google.com/…/fol…/0B9Azsf0SbqquWkY3UUlaeko0dXc
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Tổng Hợp Các Bài Viết Của Em Gom Lại Và Chuyển Thành File PDF

Em gom các bài viết lại, cho lên mây và chuyển thành File PDF để khỏi phụ thuộc vào FB, phòng khi bị xóa bài, Block Nick là mất hết. Link đám mây vĩnh cửu thì dù vật đổi sao dời, xăng cạn lốp mòn cũng ko sợ mất (trừ khi không đóng tiền). Cụ nào muốn đọc cứ Down về hoặc Copy Link này là được. Bài nào dài em tạo mục lục, các cụ chỉ cần Click chuột vào mục lục và đến chỗ cần đọc, ko cần phải kéo tìm nữa.
Em sẽ cập nhật thường xuyên khi có thay đổi (trừ khi die hoặc bị gái bỏ bùa).

Sắp 2/9, người thì về quê, kẻ đi du lịch. Chúc các cụ lái xe an toàn và không mất tiền oan.

Link: https://drive.google.com/drive/folders/0B9Azsf0SbqquTTlMMHZPcG9DUnM
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
CÁCH VIẾT ĐƠN KHIẾU NẠI

Khiếu nại là quyền lợi của mỗi lái xe nếu bị bắt láo. Các cụ không khiếu nại là mất quyền lợi, là cho xxx một quyền lợi khác (quyền bắt láo mà không sao). Mỗi khi bị làm phiền một cách vô lý thì các cụ đều nên khiếu nại (nếu không bị lập biên bản oan mà được thả thì chuyển đơn khiếu nại thành đơn phản ảnh). Các cụ nên nhớ khiếu nại không thành thì tội mình cũng không nặng thêm. Còn khiếu nại thành công (tùy mức độ) mà được lợi rất nhiều cho mình, cho mọi người và cho toàn xã hội, một lời ở đây khó mà nói hết được những cái lợi này. Cái đơn khiếu nại nó cũng không có gì quá to tát cả, vớ vẩn thôi, ngày xưa đi học các cụ viết cái bản kiểm điểm thế nào thì đơn nó cũng gần như vậy thôi, quan trọng là đủ ý thôi chứ các cụ đừng quá câu nệ những thứ tiểu tiết rồi nghĩ rằng mình ko biết viết, thế là ngại rồi thôi. Nó chỉ là cái đơn do người dân viết chứ ko phải văn bản do chính phủ ban hành mà phải chỉn chu từng ly từng tý.

Cơ bản nội dung đơn khiếu nại các cụ cần nêu đủ những ý như sau:

------------------------------------------------------------------------------------------
Kính gửi: (Nơi nhận khiếu nại: Đội CSGT số..., Phòng CSGT TP, báo lá cải...)
Người khiếu nại: (Tên, địa chỉ)
Khiếu nại: (Nêu đối tượng bị khiếu nại là ai, về vấn đề gì)

I - Nội dung sự việc
(Trình bày ngắn gọn nhưng đủ chi tiết, chính xác nội dung sự việc)

II - Lý do khiếu nại
1. Dẫn chứng luật liên quan đến vấn đề khiếu nại. Có thể chép luôn trong sách ra hoặc chỉ cần ghi điều khoản nào ở văn bản nào cho ngắn (ko biết có thể post lên để được tư vấn).
2. Đối chiếu với hành vi, đối tượng liên quan đến khiếu nại đã trình bày ở trên và kết luận là sai luật.
3. Hậu quả của hành vi sai luật đối với người khiếu nại: vật chất (tốn tiền, tốn thời gian…) + tinh thần (cảm thấy buồn, mất niềm tin…)

III - Yêu cầu giải quyết, khắc phục hậu quả
1. Hủy biên bản số … và trả lại giấy tờ xe.
2. Bồi thường thiệt hại vật chất (tiền) và tinh thần (xin lỗi, an ủi…)
3. Có hình thức xử lý với đối tượng bị khiếu nại (kiểm điểm, đình chỉ, bổ túc văn hóa…) hoặc khắc phục báo hiệu sai, báo hiệu không rõ ràng (vẽ lại, cắm lại, sửa chữa…)
4. Trả lời khiếu nại bằng văn bản

Nếu không xử lý thỏa đáng sẽ tiếp tục khiếu nại lên cấp cao hơn.

Các tài liệu, tang chứng vật chứng liên quan kèm theo đơn.
------------------------------------------------------------------------------------------

Còn lại là những thứ hình thức khác các cụ tự thêm bớt vào như viết bản kiểm điểm thôi, cốt là đủ ý. Tùy thái độ mà dùng lời lẽ xin xỏ hay yêu cầu. Tùy trình độ văn chương mà viết truyện ngắn hay tiểu thuyết. Viết phản ảnh thì đổi KHIẾU NẠI thành PHẢN ẢNH. Các cụ tự viết thì lúc lên gặp nói chuyện với xxx sẽ dẻo mồm hơn và cũng hiểu luật hơn. Nhờ viết thì dễ đến lúc đối thoại lại cứng họng lắm. Viết xong post lên các cụ khác tư vấn thêm cho thì ko những hiểu luật mà còn học hỏi được nhiều về cách viết lách cho logic. Chúc các cụ bị vẫy 10 lần thì khiếu nại 11 lần. Hình thành một phản xạ khiếu nại mỗi khi vị vẫy. Đúng cũng khiếu nại, sai cũng khiếu nại. Người người khiếu nại, nhà nhà khiếu nại (phản ảnh). Được vậy thì tiêu cực ngành giao thông tụt dốc không phanh. Vì mục tiêu giúp đỡ các xxx trở thành những chiến sỹ cảnh sát giao thông tốt, được yêu mến trong lòng nhân dân. Đứng đường dân vui, về nhà dân mong.

Một số đơn khiếu nại viết thật gửi thật (chứ ko phải đơn mẫu) của những cụ quá cố em Google để các cụ tham khảo (trên FB nhiều hơn nhiều nhưng các cụ thường đăng xong vài hôm là xóa, cụ nào có nữa thì post cho các cụ khác tham khảo):

https://www.otofun.net/threads/loi-sai-lan-tai-tran-nhat-duat-em-da-thang-roi-a.793746/#post-21378792
https://www.otofun.net/threads/don-khieu-nai-canh-sat-giao-thong-nong-hoi-day-nho-cac-cu-tu-van-ho.551781/
https://www.otofun.net/threads/don-khieu-nai-canh-sat-giao-thong-nong-hoi-day-nho-cac-cu-tu-van-ho.551781/page-5#post-14529112
https://www.otofun.net/threads/khieu-nai-di-sai-lan-hang-bai-trang-tien-tien-do-va-cach-xu-ly.403767
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
CHÉM GIÓ - DÙ CÓ CHỨC TO ĐĂNG BÁO VẪN VÔ GIÁ TRỊ

Gần đây xã hội liên tục xuất hiện các hành vi lợi dụng chức vu quyền hạn để chém gió, đã thế lại còn đăng báo lá cải (loại báo được biết đến trên diện rộng vì có nhiều mông vú), gây hoang mang trong dư luận, bất bình trong nhân dân. Rất nhiều người do bị bưng bít pháp luật từ nhỏ nên đã không hiểu rõ và tin lời những đối tượng này. Ở đây em xin nói ngắn gọn trước một câu cho những cụ không muốn đọc dài:

DÙ LỀU BÁO CÓ ĐĂNG TIN THỦ TƯỚNG ĐƠN PHƯƠNG KHẲNG ĐỊNH VƯỢT ĐÈN VÀNG LÀ SAI LUẬT THÌ CŨNG KHÔNG ĐÚNG VÀ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ.

Đi thêm vào chi tiết một tý, cụ nào ngại đọc có thể bỏ qua vì câu trên là nắm được vấn đề chính rồi.

1. Báo lá cải không phải là công báo chính phủ. Bài đăng của báo lá cải không có giá trị pháp lý cũng như bảo đảm tính đúng đắn (đồng áp dụng cho đài phát thanh và Vua Tin Vịt.)

2. Nghị định không phải là luật, nghị định là văn bản dưới luật. Cụ thể về vấn đề GT thì luật là Luật GTĐB 2008, Nghị định 46/2016 là chế tài xử phạt. Các cụ chỉ có vi phạm Luật GTĐB chứ không vi phạm NĐ 46 (xem thêm:https://www.facebook.com/groups/otofun.ATGT/permalink/828584520575965/). Nên ko nghe những đối tượng chém gió vi phạm luật vì NĐ 46 có quy định nọ, quy định kia…

3. Luật có phải lúc nào cũng rõ ràng không? Không, luật nhiều chỗ rất mơ hồ. Có những chỗ trong luật rất rõ ràng, chỉ có thể hiểu theo một ý, những cũng có những chỗ dễ gây hiểu lầm nhiều ý khác nhau.

4. Khi luật không rõ ràng có thể gây nhầm lẫn theo nhiều ý thì cần phải giải thích luật. Đây là điểm dối lừa (Dan Brown) thường hay được sử dụng để dắt mũi dư luận. AI GIẢI THÍCH LUẬT THÌ LÀ ĐÚNG VÀ PHẢI THỰC HIỆN?

Chỉ có duy nhất ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI là cơ quan có đủ thẩm quyền để giải thích luật (Khoản 2, điều 74 Hiến Pháp 2013; Điều 85 Luật BHVBQPPL 17/2008).

Các trường hợp giải thích luật còn lại chỉ là để tham khảo, không có giá trị pháp lý. Về những vấn đề trong luật mà mỗi người hiểu một ý, nếu UBTVQH chưa ra nghị quyết giải thích thì không cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào khác có đủ thẩm quyền để phán quyết vấn đề đó bắt buộc phải hiểu như thế nào, đúng hay sai. Do đó, về tính pháp lý, lời nói của "hàng tá" đối tượng lợi dụng chức vụ quyền hạn để chém gió không có giá trị gì hơn cuộc bàn luận chính trị của các bác xe ôm, trình độ đọc hiểu chưa chắc đã bằng bà bán trà đá kiêm lô đề chứ đừng nói chuyện so sánh với những lái xe chân chính.

Các cụ cần tỉnh táo để không bị sao, vạch hào nhoáng làm mờ mắt, bị cái uy tín chưa bao giờ có làm ù tai, mà đem bánh mỳ hối lộ kẻ xàm xi, mà mua nước lọc đút lót người xuyên tạc. Khi nghe một giải thích về luật, để đảm bảo tính chính xác, khách quan, các cụ cần chú ý đến tính logic của việc giải thích, không nên chú ý đến chức vụ, quyền hạn, bằng cấp, tầm ảnh hưởng…của người giải thích, nhất là trong tình trạng hiện nay bia bán theo lon, mua lon rất dễ. Các đối tượng có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để chém gió, lại còn đăng báo, suy cho cùng, cái họ mất chỉ là uy tín, danh dự và sự tôn trọng của người khác, còn cái họ được lại là rất nhiều tiền và khẩu nghiệp nên tội gì họ không làm.

Hy vọng các cụ tự rút ra được tính đúng sai, tính giá trị, mức độ lá cải của những bài báo khét tiếng gần đây. Cũng chẳng hơn gì tin phò khoe mông vú, cứ coi như tiếng dắm ngang tai thôi.

Chú ý: Độ chính xác khi nói về luật từ siêu thấp đến cao: xxx-->trẻ em tiểu học-->trà đá vỉa hè-->xe ôm-->chuyên văn, sử, địa.--> v.v...

----------------------------------------------------

Hiến Pháp 2013, Điều 74. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
"1. Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì kỳ họp Quốc hội;
2. Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;"

Luật BHVBQPPL, Điều 85. Thẩm quyền giải thích luật, pháp lệnh
"Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích luật, pháp lệnh."
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
CẨN THẬN RẼ TRÁI XÃ ĐÀN SANG PHẠM NGỌC THẠCH DÍNH LỖI VƯỢT ĐÈN ĐỎ.

Hôm qua thấy 2 cụ đăng 2 bài liên tiếp nhau về việc đèn xanh còn 5s xe đi mà bị xxx bắt, 1 cụ quay còn bị giật máy xóa nhưng đã trót đưa giấy tờ nên vẫn phải mất 150k (do nghe lời vợ, vợ bảo ko sai cứ đưa giấy tờ đi, Tào Tháo đã nói phàm việc gì vợ nói làm ngược lại là thành công mà cụ này ko nghe
:v ). Hôm nay em nhờ được bạn Nam giấu tên chụp hộ cái ảnh chỗ này và thấy như này:

1. Cột đèn số 1 bên trái đặt trước vạch dừng 1 đoạn nên dễ gây nhầm lẫn hoặc hỗ trợ cho hành vi ăn bẩn. Do khi đi qua cột đèn còn xanh nhưng chưa đến vạch dừng nên rất có thể đèn sẽ hết xanh trước khi các cụ qua vạch dừng và rẽ (vì đã qua cột nên không biết) nên bị tóm.

Cột thứ 2 có tín hiệu tương tự nhưng dễ bị bỏ qua do còn quan sát xe để rẽ, lệch hướng nhìn, do đó các cụ cố gắng vừa quan sát xe vừa quan sát cột thứ 2 nữa cho chắc ăn. Đáng nhẽ vẽ vạch dừng ngay trước cột số 1 thì xxx hết cái ăn.

Các cụ cũng chú ý nếu có hình ảnh vượt đèn đỏ (xxx hay đứng trên cầu chụp) thì phải là vượt đèn đỏ cột 2 và xe đã quá vạch dừng mới tính nhớ, và phải có 2 ảnh thì mới chứng minh đc các cụ vượt đèn đỏ: (a) ảnh đèn đã đỏ và xe các cụ vẫn ở trước vạch dừng, (b) ảnh đèn đỏ và xe các cụ đã qua vạch dừng. Nếu chỉ có 1 ảnh (b) chưa chứng minh đc các cụ vượt đèn đỏ vì có thể xe các cụ đã quá vạch khi đèn còn xanh. Quá đèn đỏ cột 1 cũng ko tính vì chưa đến vạch dừng và cột 1 cắm sai quy định.

2. Vạch dừng rất mờ và nếu nói đúng ra thì nhìn bằng mắt thường cũng biết là vẽ sai quy chuẩn (không đủ độ rộng) khi so sánh với các vạch khác.

3. Chỗ này theo em nhìn trên hình thấy có camera cho nên nếu các cụ đi đúng thì ko bao giờ sợ luôn, đòi hình ảnh hết cho em. Còn lỡ ko biết mình đúng hay sai thì cũng đòi hình ảnh, những chỗ CÓ CAMERA này là những chỗ đáng lẽ các cụ KO BAO GIỜ SỢ ĂN BẨN. Nhưng nhiều khi nó lại là cái cớ để xxx ăn bẩn dễ hơn (vì có camera nên dễ dọa những cụ yếu bóng vía là có hình ảnh và luôn sẵn sàng 50/50).

4. Biển cấm quay đầu cắm sai quy định. Phải cắm bên phải, mà bên phải không có biển nào.

Nói thêm là cái đảo mềm cạnh cột kia vẽ sai, mà đa số đảo mềm (vạch 1.16) ở HN là em thấy vẽ bừa bãi ko theo một cái chuẩn gì, nếu có cái đúng chắc là đúng do xác xuất mà thôi (vẽ bừa thì phải có cái sai cái đúng). Nếu cái đảo mềm kia đúng các cụ đè vào là cũng mất tiền đấy, qua cột 1 rẽ luôn mà ko đi qua vạch dừng các chú đói là cũng tóm hết, rẽ như mấy cụ xe máy kia là chết.

Một điều nữa là ko hiểu sao trước đây em đi qua thấy vạch kẻ trên đường Xã Đàn này rất mờ, ko phải vì bị hỏng mà vì bẩn quá. Nhiều vạch độ dày của sơn thì vẫn nguyên ko bong tróc nhưng màu như mầu mặt đường rồi, nhiều xe tý là rất khó nhìn. Các bác vẽ vạch phải nghiên cứu loại sơn thế nào chứ bẩn quá. Các đường khác vạch cũng bẩn nhưng ko đến nỗi bẩn kinh tởm khó nhìn như ở đường này.

UPDATE: SAU KHI EM ĐĂNG BÀI THẤY NHIỀU CỤ VÀO TỰ THÚ KO VƯỢT ĐÈN ĐỎ MÀ TOÀN BỊ XXX BẮT LÁO BẢO VƯỢT ĐÈN, ĐÒI XEM HÌNH ẢNH THÌ KO CHO XEM.
CÁC CỤ CHÚ Ý GẶP TRƯỜNG HỢP KO CHO XEM HÌNH ẢNH KO ĐƯA GIẤY TỜ NHỚ, NHỚ LẤY MÁY QUAY RA QUAY VÀ CẦM CHẮC KO LẠI BỊ GIẬT. KIÊN QUYẾT KO CHO ĂN BẨN, BẮT LÁO.
 

Thuong NT

Xe điện
Biển số
OF-367579
Ngày cấp bằng
21/5/15
Số km
4,965
Động cơ
305,053 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
"ĐI MÀ HỎI BÊN GTCC"

Hay "cắm biển là việc của bên GT, ko phải việc của chúng tôi," "thắc mắc thì đi mà kiến nghị lên sở GT"…v.v. là những câu trả lời hay đượcxxx sử dụng khi bị lái xe thắc mắc tại sao lại bắt phạt khi biển sai, vạch sai? Trả lời như vậy có đúng hay không? Lái xe phải đối đáp thế nào khi xxx đổ trách nhiệm cho cơ quan khác (một hành động thường hay xảy ra khi có "lỗi" xuất hiện từ cơ quan NN)?

1. xxx trả lời như vậy là thể hiện sự yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ. Ông đã được học luật trong trường, thi đỗ ra trường mới được đứng đường. Giờ nhìn biển, vạch mà không biết nó có trong QC hay không, thấy biển có chữ "ô tô" thì cho rằng đó là biển phân làn ô tô, thấy vạch liền thì cho là cấm đè, thì là suy diễn hoàn toàn chủ quan không theo luật. Là người thực thi luật pháp mà tự đoán nghĩa biển, vạch chứ không thuộc QC, rồi dựa vào việc đó mà phạt người, thì người ta có quyền nghi ngờ tại sao ông này lại thi đỗ, lại tốt nghiệp, lại ra được trường và đứng đường, cần phải điều tra lại học bạ của ông này, nghi vấn mua bằng.

2. Nếu biết biển, vạch sai mà xxx trả lời như vậy là làm trái với nhiệm vụ của mình đã được pháp luật quy định. Khoản 3, điều 4 TT 01/2016 có quy định rõ về nhiệm vụ của xxx:

"Báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan liên quan có biện pháp khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ."

Như vậy, ông thấy biển, vạch sai nhưng ông kệ, ông ko báo cáo, ko kiến nghị mà ông lại bảo dân tự đi mà hỏi, tự đi mà kiến nghị là ông trốn tránh trách nhiệm của mình, ông không làm đúng nhiệm vụ pháp luật đã giao cho ông.

Một nhiệm vụ khác của xxx được nói tại khoản 4, điều 4 của TT này: "Hướng dẫn, tuyên truyền người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường bộ."

Người ta hỏi ông ko trả lời là ông không làm đúng nhiệm vụ hướng dẫn. Ông lại còn dựa vào biển, vạch sai mà bắt phạt lái xe. Vậy là ông ko những ko hề hướng dẫn, tuyên truyền người tham gia GT chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về GTĐB mà lại còn tuyên truyền cho người ta rằng những điều trái pháp luật là đúng (bảo biển, vạch sai là đúng luật nên phạt). Vậy là một lần nữa ông lại làm trái luật.

Tóm lại, một xxx trả lời lái xe như vậy là một xxx học dốt, vô trách nhiệm, làm trái luật và tuyên truyền sai luật cho người khác. Hy vọng là các cụ đã biết đối phó với cái kiểu trả lời này, cứ bảo chú mua bằng à, anh ghi âm cả rồi, cho anh cái biên bản ghi rõ họ tên, người như chú được đứng đường mà anh không khiếu nại thì hơi phí.

TT 01 nói về nhiệm vụ của xxx trc rồi mới nói đến quyền hạn. Câu hỏi đặt ra là nếu xxx ko làm đúng nhiệm vụ đc PL giao phó thì liệu xxx có được hưởng cái quyền hạn mà PL quy định (dừng xe, kiểm tra giấy tờ, xử phạt...)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top